phủ bạt hoặc vải nhựa không thấm nước trong quá trình vận chuyển.
* Vận chuyển CTNH lỏng, dễ cháy:
Mọi phương tiện vận tải và các thiết bị trợ giúp kèm theo dùng vận chuyển CTNH lỏng dễ cháy phải được thiết kế, cấu tạo và bảo vệ sao cho ở điều kiện hoạt động bình thường không gây ra nguồn phát sinh tia lửa hay nguồn nhiệt và hạn chế được đến mức thấp nhất việc phát sinh sự cố.
c. Biện pháp an toàn trong tái sinh, tái chế, tái sử dụng CTNH
- Để có thể tận dụng tối đa các nguồn nguyên vật liệu cũng như hạn chế các loại CT phát sinh, người ta thường chọn biện pháp tái sinh CTNH. Đây là một kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao trong quản lý CTNH, hầu hết các kỹ thuật áp dụng đều quen thuộc với nhà sản xuất.Tuy nhiên vấn đề tái sinh nếu không được kiểm soát kỹ sẽ gây ra các tác động xấu đến môi trường và con người không thể lường trước được.
- Tùy theo điều kiện của mỗi nhà máy mà việc thu hôi, tái sinh, tái sử dụng có thể thực hiện trong nhà máy hay bán cho các cơ sở sản xuất khác để tiến hành sử dụng các thành phần có giá trị khác trong chất thải đó.
- Từ việc xem xét khả năng gây rủi ro do các hoạt động tái chế, tái sinh CT mà các hình thức tái sinh CTNH được sắp xếp ưu tiên như sau: Tái sinh hay tái sử dụng bên trong nhà máy; Tái sinh bên ngoài nhà máy; Bán cho mục đích tái sử dụng; Tái sinh năng lượng.
- Hiện có rất nhiều phương pháp tái sinh, tái chế CTNH dựa trên việc áp dụng các quá trình hoá lý, hoá học hay quá trình nhiệt để thu hồi hay gia tăng nồng độ chất ô nhiễm phục vụ cho quá trình tái sinh, tái chế tiếp theo. Các phương pháp bao gồm:
+ Hấp thu bằng than hoạt tính;
+ Trao đổi ion;
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiện Trạng Xử Lý Vi Phạm Và Quản Lý Ctnh Tại Tỉnh Quảng Ninh
- Một Số Hình Ảnh Về Cơ Sở Tái Chế Ctnh Trái Phép Bị Phát Hiện, Kiểm Tra Ở Quảng Ninh
- Ước Tính Lượng Ctnh Phát Sinh Trên Địa Bàn Tỉnh Năm 2012
- Công Tác Tuyên Truyền, Hướng Dẫn, Kiểm Tra Đối Với Chủ Nguồn Thải Ctnh Tại Quảng Ninh
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 - 12
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
+ Chưng cất;
+ Điện phân;
+ Thuỷ phân;
+ Trích ly băng chất lỏng hay xúc tác;
+ Tách bằng màng;
+ Hấp thụ khí, hơi;
+ Bay qua lớp phim ngưng tụ hay hấp phụ mỏng.
Sử dụng lại một sản phẩm nhiều lần có thể nhằm giảm lượng chất thải và giảm các nguồn lực phải sử dụng để tạo sản phẩm mới. Tái sử dụng bao gồm cả bán cho việc sử dụng hay sửa chữa để dùng tiếp, hoặc sử dụng sản phẩm vào nhiều mục đích.
* Lợi ích từ việc tái sinh, tái chế, tái sử dụng CTNH:
+ Tiết kiệm tài nguyên, bảo toàn nguồn lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất.
+ Giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cho người dân.
+ Ngăn ngừa sự phát tán chất độc vào trong môi trường.
+ Cung cấp nguyên vật liệu có giá trị trong công nghiệp.
+ Kích thích phát triển những quy trình sản xuất sạch hơn.
+ Tránh phải thực hiện những quy trình mang tính chất bắt buộc như chôn lấp hoặc xử lý chất thải.
+ Giảm chi phí xử lý chất thải nguy hại.
+ Giảm rủi ro đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Cuối năm 2012, Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin vừa khởi công xây dựng Nhà máy xử lý và tái chế rác thải công nghiệp nguy hại, tại thôn Tân Tiến, xã Dương Huy, TP Cẩm Phả. Đây là nhà máy xử lý chất thải nguy hại đầu tiên được xây dựng tại Quảng Ninh với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 173 tỷ đồng. Nhà máy được xây dựng sẽ thực hiện thêm một chức năng thu gom, xử lý, tái chế khoảng 2.000 tấn các loại dầu thải, ắc qui chì thải, các chất thải nguy hại có chứa tác nhân lây nhiễm tại các đơn vị sản xuất trên địa bàn trước đây vẫn phải thuê xử lý.
d. Xử lý, chôn lấp
Đây là phương pháp an toàn cho xử lý chất thải nguy hại, tuy nhiên thì khu vực chôn lấp cần có khoảng cách thích hợp với khu dân cư để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống người dân.
Cơ sở xử lý, tiêu hủy CTNH
- Phải có giấy phép xử lý, tiêu hủy CTNH do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Phải ký hợp đồng trực tiếp với chủ nguồn thải/đơn vị thu gom vận chuyển.
- Hợp đồng giữa đơn vị xử lý với đơn vị tiêu hủy để giải quyết phần bùn tro không thể xử lý/tái chế.
- Đầu tư các công nghệ xử lý, tiêu hủy CTNH phù hợp, theo đúng quy định.
- Đào tạo công nhân vận hành theo quy mô công suất, loại CT tiếp nhận xử lý, tiêu hủy.
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị đáp ứng nhu cầu xử lý CTR công nghiệp và CTNH. Phải có một bộ tài liệu ghi chi tiết CT gì được lưu giữ, lưu giữ ở đâu. Bộ tài liệu này phải được bảo quản và cập nhật số liệu, luôn sẵn sàng để những người có trách nhiệm có thể xem được ngay, hoặc sẵn sàng khi có yêu cầu phục vụ cho giải quyết sự cố khẩn cấp.
- Vị trí bố trí xử lý, tiêu hủy CT phải nằm trong quy hoạch của tỉnh (nếu thuộc phạm vi địa bàn tỉnh).
- Phải quy hoạch và xây dựng kế hoạch chôn lấp CT.
+ Kho lưu trữ tạm thời chờ chôn lấp.
+ Xử lý đóng rắn CT trước khi chôn lấp.
+ Đầu tư xây dựng các ô chôn lấp CT.
- Thực hiện chôn lấp CT theo đúng quy định (Quyết định số 27/2004/QĐ- BXD ngày 9/11/2004 về việc ban hành TCXDVN 320:2004 “Bãi chôn lấp CTNH - Tiêu chuẩn thiết kế”).
- Xây dựng kế hoạch quản lý bãi chôn lấp và thu gom xử lý nước rỉ rác.
3.5.2.2. Đề xuất quy trình quản lý CTNH
Toàn bộ hệ thống thu gom và vận chuyển CTNH từ các KCN đến các khu xử lý trải qua nhiều giai đoạn: CT từ các nhà máy → thu gom → xe vận chuyển → các khu xử lý. Mỗi một giai đoạn như vậy cần có sự quản lý phù hợp của các cấp có thẩm quyền và các cơ quan có chức năng đảm trách.
Chủ nguồn thải (các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất) phải tiến hành lưu trữ và phân loại CTNH tại nguồn, đồng thời có trách nhiệm giao CTNH cho xe thu gom kèm theo đầy đủ các chứng từ cần thiết.
Hình 3.3. Đề xuất Quy trình quản lý kỹ thuật CTNH trên địa bàn Quảng Ninh
- Đơn vị thu gom/vận chuyển có thể do Công ty dịch vụ công ích hoặc các công ty tư nhân đấu thầu để đảm trách thực hiện công tác này và chịu sự quản lý của Sở TN&MT. Sau khi tiến hành thu gom CTNH từ các nhà máy, phải thực hiện lưu kho, phân loại (đối với đơn vị không có chức năng vận chuyển phải hợp đồng với đơn vị vận chuyển), vận chuyển CTNH đi xử lý.
+ Đối với CTR công nghiệp có thể tái sinh tái chế, các doanh nghiệp có thể tự hợp
đồng với các đơn vị tư nhân đảm nhiệm việc thu gom vận chuyển.
+ CTNH được vận chuyển theo lộ trình và lịch trình đã đề ra và thường xuyên liên lạc thông tin dữ liệu với cấp quản lý, CTNH phải được thu gom và vận chuyển
riêng biệt.
- Đối với các làng nghề sản xuất có phát sinh CTNH, cần hợp đồng với đơn vị thu gom để được thu gom và xử lý theo đúng quy định như đối với CTNH.
- Khi đến khu xử lý CTNH sẽ được giao lại cho khu xử lý với đầy đủ chứng từ có liên quan.
* Ưu điểm:
- Phương án này thể hiện sự phân công trách nhiệm và chủ trương xã hội hóa để
mọi thành phần kinh tế cùng tham gia.
- Phù hợp với các KCN đã hình thành.
- Các cơ sở có nhiều đầu mối để chuyển giao CTNH nên có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ tốt nhất.
- Góp phần làm gia tăng chất lượng dịch vụ do có sự cạnh tranh.
* Nhược điểm:
- Đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải tập trung nhiều nguồn lực để quản lý, kiểm tra, giám sát.
- Khó kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN.
- Sự thiếu thống nhất và đồng bộ trong quản lý kỹ thuật CTNH dễ làm cho hệ thống bị xé vụn, vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước.
- Có thể xuất hiện hình thức cạnh tranh tiêu cực giữa các đơn vị dịch vụ thu gom.
* Phân công trách nhiệm:
a. Chủ nguồn thải:
- Chịu trách nhiệm thu gom, lưu trữ CTNH tại nguồn (phải có kho lưu trữ đảm bảo các điều kiện tại cơ sở).
- Tiến hành phân loại thành phần CT theo quy định, đồng thời phải có cán bộ phụ trách về vấn đề môi trường và quản lý quá trình phân loại CT.
- Có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển CTNH.
b. Đơn vị thu gom, vận chuyển:
- Phải có giấy phép đăng ký thu gom/xử lý CTNH do cơ quan có thẩm quyền cấp
phép.
- Đối với những đơn vị chỉ thu gom nhưng không có chức năng xử lý CTNH, phải có nhà kho lưu giữ CT tạm thời hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý.
- Có nhiệm vụ vạch tuyến thu gom và sắp xếp thời gian vận chuyển CTNH.
- Xe thu gom phải được trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ phục vụ cho công tác thu gom CTNH, đồng thời phải có các biện pháp ứng phó sự cố trên đường vận chuyển (PCCC, chất hấp phụ …).
- Mỗi xe thu gom phải đảm bảo có ít nhất 2 người: 1 tài xế và 1 nhân viên, nhân viên tham gia công tác thu gom vận chuyển CTNH phải được đào tạo các quy định về vận chuyển và ứng phó các sự cố liên quan đến CTNH.
- Phải có đầy đủ thiết bị thu gom, phù hợp với từng loại CT riêng biệt, CTNH phải
được thu gom riêng.
3.5.2.3. Hoàn thiện, bổ sung, nâng cao thể chế về quản lý CTNH
a. Ban hành các văn bản pháp lý về quản lý CTNH
- Ngoài các văn bản pháp quy của Chính phủ về quản lý CTNH, tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng một quy chế riêng về quản lý CTNH nhằm cân bằng hai lợi ích vừa thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm thiểu các tác hại đến môi trường của CTNH.
- Cần có chính sách ưu tiên đối với các nhà đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.
- Tạo điều kiện cho việc hình thành các công ty vận chuyển và xử lý CTNH bằng các cơ chế chính sách miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ vốn đầu tư…
+ Cần khẩn trương hoàn tất quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý CTNH, trong đó làm rò quy hoạch về thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH để làm căn cứ và định hướng cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
+ Quy định cụ thể các điều kiện tham gia quản lý CTNH, bao gồm năng lực về con người, trang thiết bị, cơ sở vật chất, khả năng kiểm soát các chất ô nhiễm thứ cấp, khả năng ứng phó tại chỗ trong những tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo không gây ra các sự cố, ô nhiễm môi trường.
+ Ban hành khung đơn giá thống nhất cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ các dạng CTNH khác nhau để làm tăng tính cạnh tranh trong các đơn vị cung ứng dịch vụ.
+ Ban hành các chính sách ưu đãi đất đai, thuế, tín dụng cho các cá nhân, tổ chức
đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH. b. Xây dựng quy chế quản lý CTNH
Quy chế quản lý CTNH nhất thiết phải có sự tham gia của các ngành: 1-.Sở Tài nguyên và Môi trường – Chi cục BVMT:
- Chịu trách nhiệm quản lý chung về chuyên môn.
- Thực hiện công tác cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, các loại Giấy phép thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH.
- Thẩm định các dự án xử lý, chôn lấp CTNH.
- Kiểm tra, giám sát quá trình phát sinh và xử lý CTNH. 2-.Ban Quản lý các KCN:
- Quy chế cần thiết phải nâng cao vai trò của Ban Quản lý các KCN (đơn vị quản lý trực tiếp các KCN) trong công tác quản lý CTNH, cụ thể:
- Sở TN&MT ủy quyền cho Ban quản lý các KCN (đơn vị quản lý trực tiếp các KCN) thực hiện các công tác quản lý về CTNH trong KCN.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý CTNH trong KCN.
- Ban quản lý các KCN có trách nhiệm báo cáo định kỳ (3 tháng/lần) về Sở TN&MT tình hình thực hiện công tác quản lý CTNH trong các KCN.
3-. Công an tỉnh (Cảnh sát PCTP về Môi trường):
- Đây là lực lượng có chức năng giám sát, kiểm tra, bắt giữ xử lý các vi phạm liên quan đến CTNH, trong đó có năng lực đấu tranh với các hoạt động vận chuyển CTNH từ nơi phát sinh đến nơi lưu giữ hoặc xử lý cuối cùng.
c. Xây dựng các quy định về xử lý CTNH
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh CTNH hoặc bên tiếp nhận, quản lý, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh phải lập hồ sơ đăng ký với Sở TN&MT tỉnh.
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh CTNH phải chịu trách nhiệm phân loại, thu gom, bảo quản, xử lý hoặc hợp đồng chuyển giao CTNH cho bên tiếp nhận.
- CTNH phải được lưu trữ tạm thời tại các cơ sở phát sinh CT bằng thiết bị chuyên dụng và được cấp giấy phép vận chuyển CTNH thì mới được vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển, không được để rò rỉ, rơi vãi, phát tán CTNH ra ngoài môi trường xung quanh. Tổ chức, cá nhân vận chuyển CTNH phải chịu trách nhiệm thu gom, xử lý, bồi thường và trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển.
- CTNH phải được xử lý bằng công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa, lý, sinh học của từng loại CT để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Cơ sở xử lý CTNH phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có khoảng cách an toàn về môi trường và sức khỏe, không nằm trong ranh giới TP, TX, huyện, thị trấn và các khu đô thị thương mại, khu dân cư đã được quy hoạch.
+ Đã đăng ký danh mục CTNH được xử lý với Sở TN&MT và được phê duyệt.
+ Đã đăng ký và được Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT thẩm định công nghệ xử lý CTNH.
+ Có phương án và trang thiết bị phù hợp để phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người làm việc trong cơ sở xử lý CT và dân cư ở ven cơ sở.
+ Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ đảm bảo xử lý CTNH đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT.
3.5.2.4. Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý CTNH
- Hiện nay, mức độ nhận thức và kiến thức về CTNH của các bên tham gia, trừ một số ngoại lệ, nói chung còn rất thấp, thập chí không tồn tại. Vì vậy, cần có những cải thiện trong nhận thức và kiến thức về lĩnh vực này.