ngành cụ thể của tỉnh. Khối lượng CTNH phát sinh theo sự tăng trưởng của từng nhóm ngành khoảng 15-30% tổng khối lượng CTNH hiện có. Dự báo CTNH phát sinh đến năm 2015 cho 10 nhóm ngành điều tra thể hiện trong Bảng 3.7 dưới đây.
Bảng 3.6. Ước tính lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh năm 2012
Ngành | Lượng CTNH (tấn/năm 2012) làm tròn | Số cơ sở điều tra/tổng số cơ sở hiện có | Ước tính năm 2015 | |
1 | Khai thác, chế biến khoáng sản | 1.772 | 8/203 | 4.000 |
2 | Nhà máy nhiệt điện và các hoạt động phân phối điện (chưa bao gồm tro bay chứa dầu) | 480 | 3/15 | 1.200 |
3 | Vệ sinh môi trường (cơ sở tái chế, xử lý tiêu hủy chất thải sinh hoạt và công nghiệp | 222 | 4/16 | 500 |
4 | Sản xuất vật liệu xây dựng; | 20 | 4/16 | 60 |
5 | Đóng và sửa chữa tàu biển | 96 | 3/8 | 200 |
6 | Y tế | 336 | 6/25 | 650 |
7 | Xăng dầu | 250 | 1/80 | 450 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Ctnh Đến Môi Trường Và Sức Khỏe Cộng Đồng
- Đánh Giá Hiện Trạng Xử Lý Vi Phạm Và Quản Lý Ctnh Tại Tỉnh Quảng Ninh
- Một Số Hình Ảnh Về Cơ Sở Tái Chế Ctnh Trái Phép Bị Phát Hiện, Kiểm Tra Ở Quảng Ninh
- Đề Xuất Quy Trình Quản Lý Kỹ Thuật Ctnh Trên Địa Bàn Quảng Ninh
- Công Tác Tuyên Truyền, Hướng Dẫn, Kiểm Tra Đối Với Chủ Nguồn Thải Ctnh Tại Quảng Ninh
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 - 12
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Ngành | Lượng CTNH (tấn/năm 2012) làm tròn | Số cơ sở điều tra/tổng số cơ sở hiện có | Ước tính năm 2015 | |
8 | Hoạt động xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu | 60 | 3/25 | 100 |
9 | Ngành nông nghiệp, thủy sản | 40 | 4/28 | 100 |
10 | Ngành khác (dịch vụ, sửa chữa;...) | 60 | 7/597 | 100 |
Tổng cộng (số lượng hiện tại) | 3.334 | 43/876 | 7.260 |
(Nguồn: Tính toán của học viên, 2013)
Qua số liệu thống kê, tính toán có thể nhận thấy rằng:
- Ngành có khối lượng CTNH lớn nhất là ngành: Khai thác, chế biến khoáng sản CT chủ yếu là dầu thải các loại, má phanh ô tô chứa amiang, giẻ lau dính dầu mỡ… với lượng CT khoảng 130 tấn/tháng.
- Ngành sản xuất điện và các hoạt động phân phối điện: CT chủ yếu dầu thải các loại (bao gồm cả dầu thải chứa PCBs), má phanh ô tô chứa amiang, giẻ lau dính dầu mỡ… với lượng CT khoảng gần 40 tấn/tháng.
- Ngành y tế là ngành có lượng CTNH theo số liệu thống kê 25 cơ sở bệnh viện đa khoa và khu vực lượng phát thải khoảng 23 tấn CTNH/tháng, chủ yếu CT lây nhiễm của ngành. Trong đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh là nguồn thải CTNH lớn nhất với khối lượng là gần 4 tấn/tháng, tiếp theo là Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển 3,5 tấn/tháng. (Các phòng khám tư nhân nhỏ lẻ lượng CTNH chưa được tính trong số liệu này).
- Ngành xăng dầu tổng lượng CT phát sinh của 03 công ty lớn xuất nhập xăng dầu trên địa bàn tỉnh là 18,5 tấn /tháng. (Các điểm bán lẻ tư nhân nhỏ lẻ lượng CTNH
chưa được tính trong số liệu này).
- Ngành khác: (dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ sửa chữa, kinh doanh thuốc BVTV...): tổng khối lượng CTNH là lớn khoảng 40 tấn/tháng nhưng đặc thù nhiều ngành mang tính manh mún, thời vụ các cơ quan quản lý rất khó quản lý.
Như vậy, nếu xem xét trên khía cạnh CTNH thì dưới đây là những loại CT
đáng quan tâm nhất:
- Dầu thải các loại (biến thế có chứa PCBs, DO...) phát sinh trong ngành sản xuất điện, phân phối điện, gara sửa chữa ô tô, xe máy…
- CT y tế: có khối lượng phát sinh lớn, chứa nhiều thành phần nguy hại và các chất lây nhiễm, chủ yếu phát sinh từ các bệnh viện.
- Giẻ lau, CT dính dầu máy, chất nguy hại cũng có khối lượng phát sinh khoảng vài tấn/tháng. Lượng CTNH này phát sinh từ rất nhiều loại hình sản xuất, dịch vụ khác nhau.
- Pin hỏng, ắc quy thải có lượng phát thải khoảng trên 10tấn/tháng, phát sinh từ tất cả các ngành khai khoáng, sản xuất và dịch vụ.
- Bao bì bị nhiễm các thành phần nguy hại cũng rất đáng quan tâm với 4-5 tấn/tháng. CTNH này bao gồm các bao bì, thùng phi, can chứa dung môi, cặn sơn, dầu nhờn, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)… phát sinh từ tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ nhưng chủ yếu trong ngành sản xuất và lắp ráp điện tử, sử dụng thuốc BVTV, sửa chữa ô tô, xe máy.
- Ngoài ra, còn một lượng thuốc BVTV tồn đọng chờ tiêu huỷ là khoảng 300-350 kg.
3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.5.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
- Dựa vào hiện trạng phát sinh CTNH hiện nay của tỉnh Quảng Ninh.
- Hiện trạng thu gom, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Các biện pháp quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh hiện nay.
3.5.2. Các giải pháp quản lý CTNH
3.5.2.1. Quản lý CTNH an toàn
Quản lý CTNH là một quy trình kiểm soát bắt đầu từ quá trình phát sinh CTNH đến quá trình xử lý và cuối cùng là thải bỏ (chôn lấp). Xu hướng hiện nay là thực hiện mọi cách giảm thiểu lượng CTNH phát sinh và giảm thiểu tính độc của CT.
Tuy nhiên vẫn luôn luôn tồn tại một lượng CT chủ yếu là từ quá trình sản xuất của con người. Do đó việc xử lý và thải bỏ cuối cùng CTNH vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tránh các tác động nguy hại của CT đến con người và môi trường.
Theo thứ tự ưu tiên, một hệ thống Quản lý CTNH được thực hiện như sau:
1. Giảm thiểu CTNH tại nguồn;
2. Thu gom lưu giữ và vận chuyển CTNH;
3. Tái sinh, tái sử dụng;
4. Xử lý; chôn lấp.
a. Biện pháp giảm thiểu chất thải nguy hại tại nguồn
Giảm thiểu CTNH tại nguồn là các biện pháp quản lý và vận hành sản xuất, thay đổi quy trình công nghệ sản xuất nhằm giảm lượng CTNH hay độc tính của CTNH (Sản xuất sạch hơn).
Giảm thiểu tại nguồn là giảm về số lượng hoặc độc tính của bất kì CTNH nào
đi vào dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc đưa ra môi trường.
b. Biện pháp an toàn thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTNH
* Thu gom CTNH:
Thu gom, đóng gói và dán nhãn CTNH: Quy trình này rất quan trọng đối với quá trình công nghệ xử lý sau này, cũng như trong an toàn vận chuyển và lưu giữ. Việc thu gom đóng gói sẽ làm giảm các nguy cơ cháy nổ, gây độc cho các quá trình tiếp theo như lưu giữ và vận chuyển và nhận diện CTNH.
- Thu gom: Đơn vị có phát thải CTNH có trách nhiệm thu gom tất cả các loại CTNH phát sinh để lưu giữ tạm, chờ đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH tiếp
nhận. Sau khi thu gom, cần thiết phải phân loại, sắp xếp và đặt riêng biệt các loại CTNH trong kho, mỗi loại CTNH được lưu giữ đều phải có bao bì lưu chứa và dán nhãn theo quy định.
- Đóng gói: Chủ nguồn thải sẽ thực hiện việc đóng gói, lưu chứa CTNH có phát sinh trong các bao bì đạt chất lượng theo yêu cầu. Việc lựa chọn bao bì lưu giữ CTNH cần chú ý hai vấn đề then chốt: sự tương thích hóa học và giá cả của vật liệu. Sự lựa chọn vật liệu phải được thực hiện một cách cẩn thận tùy theo từng ứng dụng cụ thể, trong đó lưu ý đến sự biến động về hóa học, nhiệt độ lưu giữ và áp suất. Các yếu tố khác cần được cân nhắc như điều kiện áp suất thường, điều kiện khí hậu (đặc biệt chú ý đến khả năng bão lụt, động đất...). Trên thực tế, bao bì chứa CTNH có thể là các dạng sau:
+ Tận dụng ngay bao bì chứa nguyên liệu ban đầu (sau khi đã sử dụng xong)
để lưu giữ CTNH phát sinh từ quá trình sản xuất.
Ví dụ: Như trường hợp dầu nhớt bôi trơn thải có thể lưu chứa trong các thùng phuy dầu đã qua sử dụng, hay các dung môi, sơn, hóa chất cũng nên sử dụng lại bao bì ban đầu để lưu chứa, rồi chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý.
+ Đối với một số trường hợp bao bì thường sử dụng bằng các dạng nhựa, cao su tổng hợp.
- Việc dán nhãn CTNH được quy định rất kỹ theo TCVN: 6706, 6707-2000 bao gồm các loại nhãn báo nguy hiểm và các loại nhãn chỉ dẫn bảo quản.
* Lưu giữ CTNH
Khi có CTNH phát sinh nhưng chưa được chuyển giao đến đơn vị có chức năng xử lý thì chủ nguồn thải phải lưu giữ tạm tại kho bãi của nơi phát sinh CTNH (công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất...). Việc lưu giữ, tồn trữ nhiều loại CTNH là một việc làm cần thiết và việc phân khu lưu giữ góp phần làm tăng tính an toàn của kho lưu giữ, tránh các sự cố có thể xảy ra gây bất lợi đối với môi trường và con người, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái chế. Trong quá trình lưu giữ CTNH cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ Đóng gói CTNH theo chủng loại trong bao bì thích hợp, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật sau:
- Bảo đảm nguyên vẹn, bao bì không có biểu hiện rạn nứt.
- Không phản ứng hoặc hư hại do chất chứa đựng bên trong.
- Đủ cứng và dày để chịu được va đập và chấn động trong khi vận chuyển.
- Phải được kiểm tra thường xuyên để có biện pháp sửa chữa, thay thế kịp thời.
+ Dán nhãn CTR nguy hại: CTR nguy hại sau khi đóng gói phải được dán nhãn theo các quy định sau:
- Nhãn được ghi bao gồm các thông tin sau: Tên và địa chỉ của chủ nguồn thải; Tên CT; Đặc tính nguy hại chính như: Dễ nổ, dễ cháy, ăn mòn, phản ứng, phóng xạ; Địa điểm cần chuyển đến.
- Dấu hiệu cảnh báo nguy hại, phòng ngừa phải theo đúng TCVN: 6707 - 2000, dán bên ngoài bao bì tất cả các loại CTNH. Nếu một loại CT có nhiều tính nguy hại đồng thời phải dán đầy đủ các dấu hiệu cảnh báo nguy hại tương ứng.
- Nhãn và dấu hiệu cảnh báo nguy hại phải có hình dạng, màu sắc, ký hiệu và chữ viết trên đó theo đúng quy định, kích cỡ tối thiểu là 10cm x 10cm.
- Khi dán nhãn hoặc dấu hiệu cảnh báo nguy hại không được để gấp nếp hoặc bị che phủ bởi nhãn khác. Nếu bề mặt bao bì không đủ chỗ, có thể dùng móc gắn kèm nhãn lên kiện hàng. Không được để nhãn rách hay rơi mất.
+ Đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho chứa lưu giữ CTNH nghiêm ngặt nhằm tránh các sự cố hay giảm tổn hại nếu có sự cố xảy ra cần:
- Phải tách biệt hóa chất độc hại với khu vực có người ra vào thường xuyên.
- Có khoảng trống giữa tường với các kiện lưu trữ gần tường và chừa lối đi lại bên trong các khối lưu trữ để kiểm tra, chữa cháy và được thông thoáng.
- Sắp xếp khối lưu trữ sao cho không cản trở xe nâng và các thiết bị lưu trữ hay thiết bị cứu ứng khác.
- Chiều cao khối lưu trữ không vượt quá 3m trừ khi sử dụng hệ thống giá đỡ.
- Nhập và xuất hàng trong kho theo đúng hướng dẫn an toàn sử dụng đối với
từng loại hóa chất. Kiện hàng nào lưu trước phải sử dụng trước.
- Kho hàng phải thường xuyên kiểm tra rò rỉ.
- Giữ sàn nhà kho sạch sẽ.
- Bảo trì máy móc thiết bị, thường xuyên đảm bảo ở tình trạng hoạt động tốt.
- Lập hồ sơ kho, nhận dạng, số lượng từng loại hóa chất…
- Cấm: Việc sạc pin, ép plastic hay hàn chì không được tiến hành trong kho lưu trữ; không để lẫn rác, đặc biệt là các vật liệu dể cháy như giấy, vải, bao bì trống trong kho bãi. Chúng phải được để xa khu lưu trữ.
Ngoài ra còn đáp ứng các nguyên tắc an toàn cho kho lưu trữ:
- Kho lưu trữ CTNH phải được thiết kế sao cho nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và phải đảm bảo tách riêng các chất không tương thích.
- Phòng chống cháy nổ, chảy tràn.
- Theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN thì các nguyên tắc thiết kế nhà kho được ghi trong TCVN: 4317-86 và những quy định ở một số tiêu chuẩn khác. Ngoài những quy định chung về kết cấu, thiết kế các kho lưu trữ CTNH cần đặc biệt quan tâm đến tổ chức phòng chống cháy nổ.
+ Tính chịu lửa, nhiệt.
+ Tính ngăn cách cháy.
+ Các hệ thống thoát hiểm.
+ Vật liệu trang trí, hoàn thiện cách nhiệt.
+ Hệ thống chữa cháy.
+ Hệ thống còi, biển báo động.
+ Phòng trực chống cháy, nổ, đổ tràn hóa chất…
* Vận chuyển CTNH
- CTNH được vận chuyển từ nơi lưu giữ đến nơi xử lý là việc không thể tránh khỏi. Do đó việc quan tâm hàng đầu trong quá trình vận chuyển là đảm bảo tính an toàn trong suốt lộ trình vận chuyển. Khi vận chuyển CTNH, phương tiện vận tải cần phải được gắn dấu hiệu cảnh báo có nội dung và hình thức phù hợp với tính chất,
đặc tính của từng loại CTNH để thông báo rằng đang chuyên chở CTNH, các dấu hiệu cảnh báo được quy định cụ thể tại Quy chế quản lý CTNH.
- Quy trình vận chuyển có thể thực hiện bằng các hình thức sau: Vận chuyển bằng đường bộ; Vận chuyển bằng đường hàng không; Vận chuyển bằng đường thủy.
- Lộ trình vận chuyển phải thực hiện sao cho ngắn nhất tránh tối đa các sự cố giao thông và tránh các sự cố ô nhiễm môi trường trên đường đi và rút ngắn tối đa lượng thời gian nếu có thể.
* Vận chuyển CTNH đã được đóng gói:
- Các loại phương tiện để vận tải: Xe tải và xe tải nhỏ có thùng (Box van), xe tải có thành (Flatbed truck), xe tải container tiêu chuẩn (Container truck).
- Nếu sử dụng xe tải có thành để vận chuyển CTNH đã được đóng gói sẵn thì xe phải được che phủ bằng vải nhựa hay vải bạt không thấm nước khi trên xe đã chất hàng, khi đổ, hay khi vận chuyển.
- Các thiết bị dụng cụ trợ giúp cho việc xếp dỡ, lên xuống phương tiện, di chuyển các thùng CTNH phải được trang bị cùng phương tiện vận tải, các thiết bị này phải phù hợp, không gây hư hỏng cho thùng chứa CTNH khi thao tác.
* Vận chuyển CTNH rắn, để rời:
- Các loại phương tiện để vận chuyển: Xe tải container tiêu chuẩn (Container truck), xe thu gom CT chuyên dụng (Skip truck), xe ben (Tipping truck).
- Xe container tiêu chuẩn được sử dụng để vận chuyển loại CTNH này phải được thiết kế sao cho CTNH chứa trong được an toàn, không bị rơi vãi khi nâng hạ, khi chuyên chở và khi dỡ container khỏi xe. Nếu container là loại hở nắp thì phải được che phủ bằng vải bạt hay vải nhựa.
- Xe thu gom CT chuyên dụng: Xe phải được thiết kế và duy tu bảo dưỡng sao cho CT được chứa an toàn, không rơi vãi khi vận chuyển. Nếu xe là loại hở nắp thì phải được che phủ bằng vải bạt hay vải nhựa.
- Xe ben: Thùng xe phải được thiết kế và duy tu bảo dưỡng sao cho CTNH chứa được an toàn và không bị rơi vãi trong khi vận chuyển. CT trên xe phải được