Công Tác Tuyên Truyền, Hướng Dẫn, Kiểm Tra Đối Với Chủ Nguồn Thải Ctnh Tại Quảng Ninh

- Các chủ nguồn thải và các công ty quản lý CTNH thường thiếu nhận thức và kiến thức về: Quy chế quản lý CTNH; Tác động tiềm năng của CTNH; Các định nghĩa cơ bản và phân loại CTNH; Nhu cầu tách riêng, lưu giữ và dán nhãn phù hợp; Kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp.

- Các chủ nguồn thải CTNH cũng thiếu kiến thức về biện pháp phòng ngừa phát sinh, tái sử dụng và thu hồi CTNH, bao gồm công nghệ sạch. Các công ty quản lý CTNH cũng cần tăng kiến thức về: Xử lý CTNH; Thu gom và vận chuyển; Các kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là trường hợp đổ tràn và tai nạn giao thông.

- Cán bộ của Sở TN&MT, Ban quản lý KCN, Phòng TN&MT các huyện cần có năng lực để:

+ Đào tạo và nâng cao nhận thức của chủ nguồn thải CTNH, các Công ty quản lý CTNH và cộng đồng.

+ Đào tạo nhân viên của mình và những người có thẩm quyền khác trong địa phương.

+ Ngoài ra cũng cần đào tạo về kiểm soát, cưỡng chế và những nhiệm vụ khác được giao cho Sở TN&MT, Ban quản lý các KCN.

a. Tổ chức đào tạo, giáo dục, tuyên truyền:

Cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về CTR công nghiệp và CTNH cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh:

+ Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các thành viên của cơ sở sản xuất nhằm phổ biến kiến thức về hệ thống quản lý CTR công nghiệp và CTNH.

+ Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong đơn vị: Về giảm thiểu CT tại nguồn; Về phân loại, thu gom và lưu trữ tại nguồn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

+ Kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý CTR công nghiệp và CTNH trong phạm vi mỗi cơ sở sản xuất.

+ Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý CTNH:

Kiến thức về quản lý nhà nước; Các quy định của nhà nước về BVMT, quản lý CTR, CTNH; Tác động và các khả năng giảm thiểu CT tại nguồn; Phân loại và các biện pháp xử lý, tiêu hủy CTNH...

b. Phát huy vai trò cộng đồng tham gia quản lý CTNH là một công việc thực tiễn giúp cho: Cộng đồng có vai trò và tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với công tác quản lý môi trường nói chung và CTNH nói riêng. Các mô hình quản lý CTNH thành công trên thế giới đều có sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố quyết định mọi thành công trong công tác BVMT. Các biện pháp cụ thể: Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân, từ đó nâng cao ý thức chấp hành, thực thi luật pháp, chính sách và triển khai các biện pháp BVMT... là nền tảng cơ bản cho thành công của công tác này. Đa dạng hóa các hình thức nâng cao nhận thức, có sự tham gia và phối kết hợp của các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, đoàn thể, hội…

+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi.

+ Tuyên truyền tại cơ sở như trong nhà máy, khu dân cư.

+ Tuyên truyền trong các ngày lễ, phát động phong trào.

+ Tổ chức các khóa đào tạo, lớp tập huấn.

+ Tham gia vào các buổi mit tinh, lễ phát động phong trào.

Thông báo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cho cộng đồng dân cư địa phương biết để kiểm tra, giám sát việc thực hiện và có phản hồi.

* Khuyến khích cộng đồng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước BVMT; phát triển phong trào quần chúng; xây dựng mô hình BVMT lồng ghép các mô hình kinh tế - xã hội; huy động cộng đồng đóng góp nguồn lực... Đồng thời cần phải xác định mô hình xã hội hóa BVMT nào là phù hợp với đặc điểm của từng địa phương để áp dụng thành mô hình điển hình.

* Khuyến khích khu vực đô thị người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn theo mô hình 3R:

- Tham gia vào công tác vệ sinh đường phố; Xây dựng đoạn đường phụ nữ/thanh

niên/cựu chiến binh... tự quản; Thành lập đội vệ sinh tự quản cho từng khu phố...

- Khu vực nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng làng sinh thái (Đông Triều, Quảng Yên...); Áp dụng và nhân rộng một số loại mô hình VAC, RVAC, phát triển nông nghiệp sạch...

- Đối với khu vực dân cư nuôi trồng thủy, hải sản trên biển: Thành lập tổ thu gom CTR; xây dựng cam kết BVMT; thành lập tổ thanh tra, giám sát, phát hiện và tố cáo các hành vi phá hoại môi trường và khu vực nuôi trồng thủy sản,…

- Huy động các tổ chức đoàn thể tham gia BVMT với các phong trào như: Thiếu nhi vì màu xanh quê hương; Xây dựng trang trại trẻ; Phong trào tình nguyện của thanh niên BVMT; Thành lập các tổ phụ nữ tự quản thu gom rác.

* Phổ biến tuyên truyền để người dân:

- Hiểu biết về văn bản pháp quy như Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 về việc ban hành quy chế quản lý CTNH hay Thông tư 12/2006/TT- BTNMT và Quyết định 23/2006/TT-BTNMT vấn đề đầu tiên trong quản lý CTNH. Tất cả các doanh nghiệp tiến hành khảo sát, điều tra đều đã qua tập huấn về Thông tư 12 và Quyết định 23, bước đầu đã có ý thức về việc xem xét đăng ký chủ nguồn thải. Đối với các bệnh viện được khảo sát về công tác BVMT ngoài việc tuân thủ các quy định chung, họ còn có quy định ngành riêng biệt, do đó quy chế quản lý CT y tế đã được ban hành và triển khai tại bệnh viện nên có thể nói bệnh viện đã được đầu tư hệ thống xử lý CT nói chung cũng như hệ thống thu gom phân loại. Đối với các cơ sở bệnh viện lớn, họ đã ý thức tốt và hiểu biết về các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý CT. Một số cơ sở doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh ngoài việc cập nhập những văn bản pháp luật còn xây dựng những quy định riêng cho quản lý CT như Tập đoàn than (Vinacomin)…

- Nâng cao năng lực của các cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý CTNH ở các cấp độ khác nhau (ở các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp).

Vấn đề thường xuyên gặp phải trong khai báo CTNH là không phân biệt được CTNH cần xử lý và CTR có thể tái chế. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong

quá trình xác định ngưỡng CTNH để tham gia đăng ký chủ nguồn thải, khó khăn trong việc tìm kiếm doanh nghiệp phân tích để đánh giá CTNH. Một số khác lại nhầm lẫn khi đánh mã CTNH dẫn đến đánh sai hoặc bỏ sót CTNH.

Một thực tế cho thấy, nhiều cơ sở mặc dù có cán bộ chuyên trách về môi trường, nhưng cán bộ này phần lớn lại không có chuyên môn về môi trường hoặc phải kiêm nhiệm nhiều việc. Nhiều cơ sở lại thay đổi liên tục về sản xuất và nhân sự dẫn tới các cán bộ phụ trách không nắm vững kiến thức về CTNH, dẫn tới khó khăn trong việc phân loại, quản lý và nâng cao ý thức công nhân đối với CTNH. Các cơ sở chưa có ý thức phân loại CTNH ngay tại nguồn nên thường bị để lẫn với CTR sinh hoạt.

Nhìn chung các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty nhà nước lớn có ý thức hơn trong việc tìm hiểu và tuân thủ các văn bản pháp quy so với các cơ sở tư nhân và khối dịch vụ. Lý do, các doanh nghiệp lớn đã có một hệ thống quản lý và thông tin được thường xuyên cập nhập.

Có ba nhóm đối tượng cần nâng cao nhận thức về CTNH là cán bộ quản lý, các chủ vận chuyển, xử lý và chủ nguồn thải CTNH.


Hình 3 4 Công tác tuyên truyền hướng dẫn kiểm tra đối với chủ nguồn thải 1

Hình 3.4. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra đối với chủ nguồn thải CTNH tại Quảng Ninh

3.5.2.5. Đề xuất biện pháp kinh tế hỗ trợ

- UBND tỉnh cần có chính sách ưu tiên về chính sách, tài chính cho các dự án xử lý môi trường đặc biệt CTNH theo Nghị quyết số 41/NĐ/TW của Bộ Chính trị về “BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

- Tăng cường áp dụng công cụ kinh tế trong hoạt động BVMT, từ đó có nguồn lực tài chính và đầu tư cho các hoạt động.

Hiện nay, giải pháp hỗ trợ kinh phí cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn là nguồn kinh phí từ 1% ngân sách dành cho sự nghiệp BVMT. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này không đủ cho các hoạt động môi trường trong điều kiện hiện nay. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý môi trường đối với CTNH, chúng tôi đề xuất thêm một phương án tham khảo về việc thu phí đối với CTNH.

Hiện nay, hệ thống phí CTNH theo cơ chế thị trường bao gồm 4 thành phần chính:

- Phí phát sinh CTNH.

- Phí thu gom, vận chuyển CTNH.

- Phí lưu trữ, xử lý, tiêu huỷ CTNH

- Lệ phí hành chính quản lý CTNH.

Xuất phát từ các mục đích thu phí và sử dụng phí khác nhau đối với thành phần phí CTNH nên cơ chế thu phí hợp lý nhất là dựa trên nguyên tắc: Các thành phần phí CTNH nào nhằm mục đích sử dụng cho công tác quản lý nhà nước về CTNH sẽ do cơ quan nhà nước trực tiếp thu phí, còn những thành phần phí nào nhằm mục đích sử dụng cho việc vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý CTNH sẽ do các đơn vị vận hành trực tiếp thu.




Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống thu, nộp và sử dụng phí CTNH

Như vậy, sẽ tồn tại 3 nhóm thu phí với chức năng khác nhau, bao gồm:

a. Cơ quan quản lý phí của nhà nước sẽ trực tiếp thu 2 loại phí:

- Phí phát sinh CTNH.

- Lệ phí hành chính quản lý CTNH.

b. Đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển CTNH sẽ trực tiếp thu 2 loại phí:

- Phí thu gom, vận chuyển CTNH.

- Phí xử lý, tiêu huỷ CTNH.

c. Đơn vị có chức năng xử lý, tiêu huỷ CTNH sẽ trực tiếp thu lại phần phí xử lý, tiêu huỷ CTNH từ các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH.


Các đơn vị tư vấn dịch vụ chuyên ngành

CÁC ĐƠN VỊ CHUYÊN TRÁCH (CHI CỤC BVMT)

PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN

Các chủ nguồn thải

CTNH

Các đơn vị thu gom,

vân chuyển CTNH

Các đơn vị xử lý, tiêu

hủy CTNH

HĐND, UBND TỈNH QN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Sở tài chính (kho bạc Nhà Nước)

Các quỹ hoạt động:


- Quỹ hỗ trợ giảm thiểu CTNH


- Quỹ khắc phục sự cố, hậu quả CTNH


- Quỹ kiểm tra giám sát

Hình 3.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan

Ta có thể xây dựng, thành lập "thị trường trao đổi CT" giúp giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế các CT phát sinh từ công nghiệp nhằm:

+ Giảm chi phí quản lý CT cho công nghiệp.

+ Giảm chi phí mua nguyên liệu thô cho người sử dụng cuối cùng.

+ Cải thiện lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị tái chế.

+ Gia tăng sự biến đổi các CT độc hại và nguy hiểm trước khi đến công đoạn xử lý cuối cùng dẫn đến giảm rủi ro phát thải của chúng vào môi trường,

+ Sử dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả,

+ Ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu CT tác động đến môi trường,

3.5.2.6. Ứng dụng tin học để quản lý cơ sở dữ liệu CTNH

Hiện nay, công tác quản lý các thông tin liên quan đến CTNH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều khó khăn:

- Việc đăng ký chủ nguồn thải do Sở TN&MT cấp. Do đó các thông tin về CTNH chỉ có chủ nguồn thải và Sở TN&MT nắm giữ, các cơ quan quản lý nhà nước khác muốn tìm thông tin về CTNH để phục vụ cho công tác quản lý rất khó khăn.

- Các thông tin liên quan về CTNH được lưu trữ trên giấy tờ, do đó rất khó quản lý và kiểm tra thông tin khi cần.

Để công tác quản lý được thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dữ liệu là rất cần thiết, nhằm giúp cho thông tin dữ liệu được cập nhật và truy xuất một cách dễ dàng, nhanh chóng, chính xác,…

Cập nhật thông tin quản lý CTNH: Cập nhật, lưu trữ và truy cập cơ sở dữ liệu môi trường là một yêu cầu cấp bách để khắc phục tình trạng hệ thống quản lý rời rạc, lạc hậu, không có tính hệ thống và liên tục, không thể kết nối được với hệ thống dữ liệu của Trung ương và các đơn vị trong tỉnh.

Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS vào quản lý TN&MT là xu hướng hiện nay. Cần xây dựng hệ thống dữ liệu môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng toàn tỉnh Quảng Ninh. Với thiết kế cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu về CTNH hợp lý để phục vụ tốt công tác quản lý CTNH.

Bên cạnh đó, việc xử lý các dữ liệu từ các trạm quan trắc môi trường di động và tự động cần triển khai ở nhiều điểm, liên tục và kết nối với trạm trung tâm. Đối với việc vận hành các trạm này đòi hỏi đầu tư nguồn nhân lực có kỹ thuật cao và chi phí lớn (năm 2010 đã thực hiện quan trắc liên tục tại 4 điểm thuộc khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều).

Cơ sở dữ liệu quản lý CTNH và nhằm mục tiêu tin học hoá công tác lưu trữ, giúp cho cơ quan quản lý và tra cứu số liệu về các thông tin liên quan đến CT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022