Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 - 12

Chương trình Điều tra CT đã được tiến hành trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích thu được thông tin thực tế về CT trên địa bàn. Những thông tin này phải kết hợp cùng với những thông tin về môi trường sẽ có ý nghĩa lớn phục vụ công tác quản lý môi trường. Những thông tin đầu ra của cơ sở dữ liệu quản lý CT sẽ cung cấp cho các nhà quản lý hay các doanh nghiệp một bức tranh tổng thể về hiện trạng sử dụng, quản lý và thải bỏ an toàn CT một cách thực tế nhất.

3.5.3. Các biện pháp công nghệ xử lý CTNH

3.5.3.1. Giảm thiểu CTNH tại nguồn

Giảm thiểu CTNH tại nguồn là các biện pháp quản lý và vận hành sản xuất, thay đổi quy trình công nghệ sản xuất nhằm giảm lượng CTNH hay độc tính của CTNH (Sản xuất sạch hơn).

Giảm thiểu tại nguồn là giảm về số lượng hoặc độc tính của bất kì CTNH nào đi vào dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc đưa ra môi trường. Thông thường, có hai biện pháp chính để giảm thiểu CT tại nguồn. Để giảm thiểu CTNH ta cần:

a. Cải tiến trong quản lý và kiểm soát sản xuất:

Trong việc kiểm soát chính xác toàn bộ quy trình từ nguyên vật liệu, sản phầm trung gian, thành phẩm các dòng thải liên quan ngày nay là một kỹ thuật giảm thiểu quan trọng. Trong nhiều trường hợp có thể chất thải quá hạn sử dụng, không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bị nhiễm bẩn hoặc nguyên vật liệu không cần thiết, sự tràn đổ của các chất thải hay thành phẩm bị hỏng.

Công tác này nhằm giảm thiểu tối đa việc hình thành các sản phẩm lỗi và có thể giảm đáng kể các nguyên phụ liệu dư thừa không cần thiết. Các công tác chủ yếu trong cải tiến quản lý và vận hành sản xuất bao gồm:

+ Quản lý và lưu trữ nguyên vật liệu và sản phẩm;

+ Cải tiến về điều độ sản xuất;

+ Ngăn ngừa thất thoát và chảy tràn;

+ Tách riêng các dòng CT;

+ Huấn luyện nhân sự.

b. Thay đổi quá trình sản xuất:

Cải tiến hiệu quả quá trình sản xuất có thể giảm đáng kể việc tạo ra chất thải, việc áp dụng kỹ thuật này làm cho việc giảm thải chất thải tại nguồn giảm và từ đó giảm chi phí cũng như trách nhiệm đối với chất thải.

Nhằm mục đích giảm thải các chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất đây là hình thức giảm thiểu CT được xem là ít tốn kém nhất. Các hình thức thay đổi quá trình sản xuất bao gồm:

+ Thay đổi nguyên liệu đầu vào;

+ Thay đổi về kỹ thuật/công nghệ:

+ Cải tiến quy trình sản xuất ;

+ Điều chỉnh các thông số vận hành;

+ Cải tiến về máy móc thiết bị;

+ Tự động hoá máy móc thiết bị.

3.5.3.2. Công nghệ xử lý hóa - lý

Công nghệ xử lý hóa - lý là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học để làm thay đổi tính chất của CT nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của CT đối với môi trường. Công nghệ này rất phổ biến để thu hồi, tái chế CT, đặc biệt là một số loại CTNH như dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi.

Biện pháp tái chế, thu hồi CT bằng công nghệ hóa - lý chỉ thực sự mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lý CT quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại để có thể thu hồi sản phẩm từ CT. Một số biện pháp hóa - lý thông dụng trong xử lý CT như sau:

* Trích ly: Là quá trình tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ một dung môi có khả năng hòa tan chọn lọc một số chất trong hỗn hợp đó. Trong xử lý CT, quá trình trích ly thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất hữu cơ có lẫn trong CT dầu mỡ, dung môi, hóa chất BVTV… Sau khi trích ly, người ta thường thu hồi lại dung môi bằng cách chưng cất hỗn hợp. Sản phẩm trích ly còn lại có thể

được tái sử dụng hoặc xử lý bằng cách khác.

* Chưng cất: Là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng bay hơi thành những cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau, ở những nhiệt độ sôi khác nhau của mỗi cấu tử chứa trong hỗn hợp đó, bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần bay hơi và ngưng tụ. Quá trình chưng cất dựa trên cơ sở là các cấu tử của hỗn hợp lỏng có áp suất hơi khác nhau, khi đun nóng, những chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay hơi trước và được tách riêng ra khỏi hỗn hợp.

Trong thực tế xử lý CT, quá trình chưng cất thường gắn với trích ly để tăng cường khả năng tách sản phẩm.

* Kết tủa, trung hòa: Dựa trên phản ứng tạo sản phẩm kết tủa lắng giữa chất bẩn và hóa chất để tách kết tủa ra khỏi dung dịch. Quá trình này thường được ứng dụng để tách các kim loại nặng trong CT lỏng ở dạng hydroxyt kết tủa hoặc muối không tan. Ví dụ: như việc tách Cr, Ni trong nước thải mạ điện nhờ phản ứng giữa Ca(OH)2 với các Cr3+ (khử từ Cr6+) và Ni2+ tạo ra kết tủa Cr(OH)2, Ni(OH)2 lắng xuống, lọc tách ra đem xử lý tiếp để trở thành Cr2O2 và NiSO4 được sử dụng làm bột màu, mạ Niken.

* Ôxy hóa - khử: Là quá trình sử dụng các tác nhân ôxy hóa - khử để tiến hành phản ứng ôxy hóa - khử, chuyển CT độc hại thành không độc hại hoặc ít độc hại hơn. Các chất oxy hóa - khử thường được sử dụng như Na2SO4, NaHSO3, H2, KmnO4, K2Cr2O2, H2O2, O3, Cl2.

Trong thực tế xử lý CT, quá trình oxy hóa với các tác nhân khử như

Na2SO4, NaHSO3, H2 thường được ứng dụng để xử lý các kim loại đa hóa trị như Cr, Mn, biến chúng từ mức oxy hóa cao, dễ hòa tan như Cr6+, Mn7+ trở về dạng oxyt bền vững, không hòa tan Cr7+, Mn4+. Ngược lại quá trình khử, với các tác

nhân oxy hóa như KmnO4, K2Cr2O2, H2O2, O2, Cl2 cho phép phân hủy các chất hữu cơ nguy hại như phenol, mercaptan, thuốc BVTV và cả cyanua thành những sản phẩm ít độc hại hơn.

Đối với các CT thuộc các ngành công nghiệp trong tỉnh sử dụng công nghệ

hóa lý: Các loại CT lỏng (nước thải các loại, dung dịch thải…).

3.5.3.3. Các quá trình sinh học

Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học là sử dụng vi sinh vật để phân hủy và biến đổi chất hữu cơ trong chất thải nhằm giảm các nguy cơ của nó đối với môi trường. Trong quản lý CTNH, việc xử lý chất thải hữu cơ nguy hại có thể thực hiện được nếu sử dụng đúng loài vi sinh vật và kiểm soát quá trình hợp lý.

Trong xử lý sinh học, việc kiểm soát và duy trì lượng vi sinh vật là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý. Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình cần kiểm soát bao gồm: chất nhận điện tử, độ ẩm, nhiệt độ, pH, tổng chất rắn hòa tan, chất dinh dưỡng, loại bể, nguồn cacbon.

Các loại hệ thống xử lý CTNH bằng phương pháp sinh học có thể chia thành các loại như sau:

- Các hệ thống thông thường: bùn lơ lửng, hiếu khí, kị khí.

- Xử lý tại nguồn: dùng xử lý nước ngầm, nước ô nhiễm.

- Xử lý bùn lỏng: dùng xử lý bùn với hàm lượng cặn từ 5 -50%

- Xử lý dạng rắn: xử lý bùn và chất rắn có độ ẩm thấp.

3.5.3.4. Các quá trình xử lý nhiệt

Đây là kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật xử lý khác được sử dụng để xử lý CTNH không thể chôn lấp. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các dạng chất thải nguy hại ở dạng rắn, lỏng, khí, rất phù hợp để xử lý CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc BVTV và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng 2 cấp hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.

Thông thường được sử dụng để xử lý chất thải hữu cơ nguy hại. Để xử lý bằng đốt có thể dùng những lò đốt rác thải nguy hại chuyên dụng hoặc có thể lợi dụng quá trình phân hủy trong những quá trình công nghiệp nhiệt độ cao nếu thỏa mãn một số yêu cầu công nghệ và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ví dụ về quá trình này là việc sử dụng lò quay xi măng, chất thải được xử lý bằng

quá trình đốt thông qua sự nhiệt phân đã từng được sử dụng đối với một số dạng chất thải cụ thể. Về bản chất đốt là một quá trình ô xy hóa chất thải ở nhiệt độ rất cao.

Để đốt cháy hiệu quả chất thải trong lò đốt phải có 4 yêu cầu cơ bản, đầu tiên là cung cấp oxy cho quá trình cháy (bằng cách đưa vào một lượng dư khí cháy vào buồng đốt), sau đó là 3 yếu tố: thời gian lưu, nhiệt độ cháy và cường độ xáo trộn hay sự đồng nhất.

Khí sinh ra từ quá trình cháy phải được duy trì đủ lâu trong lò đốt sao cho đảm bảo quá trình cháy đã được thực hiện một cách hoàn toàn (thông thường ít nhất là 4 giây), đồng thời nhiệt độ trong vùng cháy cũng phải đủ cao (thông thường cao hơn 1000 oC hay 1100oC đối với PCB). Cuối cùng cần phải có một quá trình trộn lẫn tốt các khí và khí cháy trong môi trường cháy – xoáy.

Những cơ sở xử lý nhiệt bằng lò đốt chuyên dụng thông thường phải là một phần của hệ thống đồng bộ xử lý chất thải nguy hại tại khu xử lý chất thải tập trung quy mô.

Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng có một số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.

Đối với CT y tế, thường sử dụng phương pháp đốt trong các lò đốt của bệnh viện, tiêu hủy những chất độc hại, những chất lây nhiễm.

Đối với CTNH là thuốc bảo vệ thực vật được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt trên hệ thống lò hai cấp. Công nghệ này là sự phối hợp của 3 phương pháp, đầu tiên là xử lý hóa học làm giảm tối đa độc tính của thuốc bảo vệ thực vật, tiếp đó xử lý nhiệt để tiêu hủy hoàn toàn các yếu tố độc hại và thu nhỏ thể tích các chất gây ô nhiễm và cuối cùng là bê tông hóa, gốm hóa các chất còn lại.

Đối với với CT không thể tái chế phải thải bỏ, biện pháp thải bỏ là biện pháp cuối cùng, các loại CT nên đốt: Giẻ lau, vật liệu dính CTNH; Cặn sơn, cao su, bùn

thải, đất, vật liệu chứa CTNH, thuốc BVTV quá hạn…



Thuốc BVTV, các chất POP cần tiêu hủy


Phân loại


Dạng bột Dạng dung Dạng Vỏ bao bì dịch nước dung môi


Phôi liệu xúc Xử lý hóa Xử lý hóa Xử lý hóa tác và phụ học học học

Khí thải Lò đốt cấp 2 Lò đốt chất Lò đốt vỏ

dạng dung môi bao bì


Nước thải


Ổn định Xử lý nước Hấp thụ, hấp phụ thải


Chôn lấp

Thải bỏ Thải ra không khí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 - 12

Hình 3.7. Mô hình tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật

3.5.3.5. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu hủy CT được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Trước đây, nhiều quốc gia tiên tiến như Anh, Nhật cũng dùng biện pháp chôn lấp, kể cả một số loại CT hạt nhân, lây nhiễm hoặc độc hại, nhưng trước khi

chôn lấp phải được cách ly an toàn bằng các vật liệu phù hợp như chì, bêtông nhiều lớp để chống phóng xạ. Theo công nghệ này, CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất 2 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm.

Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp CTNH phải cách xa khu dân cư hơn 5 km; giao thông thuận lợi, nền đất phải ổn định, chống thấm tốt, mực nước ngầm thấp… Việc xây dựng hố chôn lấp CTNH phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí gas…

Để tăng cường hiệu quả sử dụng hố chôn, việc chôn lấp CTNH thường kết hợp với cố định và hóa rắn CT trước khi chôn thông qua việc đưa thêm những chất liệu khác vào CT để làm thay đổi tính chất vật lý, tăng sức bền, giảm độ hòa tan, giảm độ lan truyền CT độc hại ra môi trường. Biện pháp này cũng thường được áp dụng trong trường hợp không thể sử dụng các biện pháp cải tạo sinh học hay đốt CT. Vật liệu để đóng rắn phổ biến là ximăng, hoặc có thể trộn thêm vào đó một vài chất vô cơ khác để tăng độ ổn định và kết cấu. Tỷ lệ ximăng phối trộn nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại CTNH cụ thể. Thông thường sau khi đóng rắn hoàn toàn, người ta sẽ tiến hành kiểm tra khả năng hòa tan của các thành phần độc hại trong mẫu bằng cách phân tích nước dịch lọc để xác định một số chỉ tiêu đặc trưng rồi so sánh với tiêu chuẩn, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được phép chôn ở bãi rác công nghiệp, nếu không đạt thì phải tăng thêm tỷ lệ ximăng trong đó cho đến khi đạt tiêu chuẩn.

Trên đây là các giải pháp công nghệ có tính chọn lọc nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động xử lý CT ngay tại nguồn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, hoặc cũng có thể áp dụng ở những quy mô lớn hơn trong vùng khi điều kiện cho phép.

Đối với phương pháp chôn lấp việc lựa chọn địa điểm cũng như địa chất rất quan trọng, trong quá trình lưu giữ (sau đóng cửa bãi chôn lấp cần giám sát đặc biệt). Đặc biệt quan trắc mực nước ngầm, không khí…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận


Công tác quản lý CTNH đã và đang là ưu tiên trong vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường. Quảng Ninh đang có tốc độ phát triển nhanh và sẽ phải đối mặt với vấn đề về CTNH trong tương lai. Mặt trái của phát triển nhanh nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh là các vấn đề về môi trường mà nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là CTNH đang trở thành mối đe dọa lớn cho tính mạng con người cũng như các tác động đối với môi trường. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp phù hợp với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết.

Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2013 đến tháng 05/2013. Các kết quả nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:

* Đã tìm hiểu hiện trạng CTR nguy hại phát sinh hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Qua đó cho thấy khối lượng CTNH của các nhóm ngành chính chủ yếu của tỉnh như: Khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất và phân phối điện; sản xuất gốm, xứ, vật liệu xây dựng; đóng và sửa chữa tàu biển; ngành dịch vụ môi trường; ngành y tế; sửa chữa ô tô, xe máy; kinh doanh bến tàu, xe; công nghiệp hóa chất; khách sạn, nhà hàng; kinh doanh xây dựng; ngành xăng dầu; ngành nông nghiệp, thủy sản; ngành kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV; ngành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ các cửa khẩu thì ngành khai thác và chế biến khoáng sản, ngành dịch vụ môi trường và ngành y tế là những ngành tạo ra lượng CTNH nhiều hơn cả.

* Đã xác định khối lượng CTNH phát sinh năm 2012 trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh là 3.334 kg và dự báo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của tỉnh đến năm 2015 là 7.260 kg.

* Đã chỉ ra mối quan hệ giữa các bên liên quan đến công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong đó:

+ Liên quan đến phát sinh CTNH có: Các Công ty, Xí nghiệp sản xuất các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022