Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ Giếng Vuông, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn - 4


Hình 4 3 Biểu đồ thể hiện nồng độ Coliform trước và sau xử lý so với QCVN 1

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ Coliform trước và sau xử lý so với

QCVN


Hình 4 3 Biểu đồ thể hiện nồng độ Nitrat trước và sau xử lý so với QCVN 2

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ Nitrat trước và sau xử lý so với

QCVN


4.3.4. Hệ thống xử lý nước thải của chợ Giếng Vuông

4.3.4.1. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt tại 03 nhà vệ sinh: trong khu vực chợ sẽ được xử lý sơ bộ qua bể 3 ngăn và thu gom bằng đường cống D300 tới hệ thống xử lý nước thải tập chung tại phía Nam chợ và thải ra môi trường.


Mô tả bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại là công trình làm đồng thời hai chức năng lắng và phân hủy cặn lắng. Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí bị phân hủy, một phần tạo các khí và tạo ra các chất vô cơ hòa tan. Nước thải sau khi qua bể lắng 1 tiếp tục qua bể lắng 2 và 3 trước khi thải ra ngoài. Qua 3 ngăn của bể tự hoại, do có quá trình lắng, lọc và phân hủy yếm khí nên hàm lượng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các vi sinh vật gây hại giảm đáng kể. Bể được thiết kế sao cho nước thải từ bể trước chảy sang bể sau sẽ đồng thời khuấy trộn lớp bùn hoạt tính chứa vi sinh vật yếm khí để quá trình xử lý nước thải đạt hiệu suất cao nhất.

Ở mỗi ngăn có những chức năng riêng biệt. Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể xử lý sinh học rồi qua bể lắng 3.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của bể tự hoại 3 ngăn, Công ty sẽ tiến hành một số biện pháp như sau:

- Đồng thời bổ sung chế phẩm vi sinh EM vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả xử lý, làm sạch bể tự hoại.

- Thuê đơn vị có chức năng thông hút bể tự hoại theo định kỳ với tần suất 01 năm/lần.


Mô hình bể tự hoại 3 ngăn như sau:


Ống thông hơi

Tấm đan bê tông

Nước thải sau xử lý

Nước

Ngăn thuvà lên

men

Ngăn

lắng

Ngăn lọc

Vách ngăn

Cặn lắng

Lớp vật liệu lọc

Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn


Bể tự hoại có vai trò đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy yếm khí cặn lắng. Ở mỗi ngăn có những chức năng riêng biệt. Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể xử lý sinh học rồi qua bể lắng 3.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của bể tự hoại 3 ngăn, Công ty sẽ tiến hành một số biện pháp như sau:

- Đồng thời bổ sung chế phẩm vi sinh EM vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả xử lý, làm sạch bể tự hoại.

- Thuê đơn vị có chức năng thông hút bể tự hoại theo định kỳ với tần suất 01 năm/lần.

4.3.4.2. Nước thải sản xuất


Nước thải sinh hoạt do các hoạt động kinh doanh của các hộ dân: được thu gom theo đường cống D300 tới hệ thống xử lý nước thải tập trung.

*Nước thải sản xuất : Nước thải sản xuất của chợ hay còn gọi là nước thải gia cầm từ quá trình kinh doanh, giết mổ các mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ được thu gom bằng đường ống D300 tới bể xử lý nước thải gia cầm để xử lý sơ bộ cặn lắng, vi khuẩn rồi dẫn tới hệ thống xử lý nước thải tập chung để xử lý lại và thải ra môi trường.


Ngăn lắng

Ngăn lọc cát

Ngăn lọc than hoạt


Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống xử lý sơ bộ nước thải gia cầm

*Nước mưa chảy tràn: 1 phần được ngấm tự do xuống đất và 1 phần được thu gom bằng hệ thống rãnh thu gom D600 và D1250 nằm âm dưới mặt đất có song chắn rác rồi thải thẳng ra môi trường.

Với lưu lượng nước thải 49,6 m3/ngày UBND thành phố đã đầu tư xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập chung với công suất 70m3/ngày.

4.3.5. Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại chợ Giếng Vuông

Trong các nguồn phát sinh thì nước thải từ hoạt động giết mổ gia cầm là nguồn gây ô nhiễm nước mặt cao nhất. Nước thải của quá trình giết mổ gồm tiết, phân, lông, mỡ, các biểu bì từ lông gia cầm,…, mùi tanh, hôi thối… nên công nghệ xử lý nước thải AAO với vật liệu đệm sinh học được lựa chọn với các ưu điểm phù hợp với nguồn nước cần xử lý của chợ Giếng Vuông, phù hợp với các phương án cần thiết để ứng phó với ngập lụt, chảy tràn… Do đó lựa chọn sử dụng công nghệ AAO với vật liệu đệm sinh học với chi phí vận hành thấp, xây dựng ngầm để tận dụng mặt bằng cho thuê của chợ và hiệu quả của môi trường thường xuyên bị ngập lụt.

Để xử lý nước thải của chợ UBND thành phố Lạng Sơn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập chung với công nghệ AAO- kết hợp đệm vi sinh có công suất 70m3/ngày.


Lượng nước thải sinh hoạt và nước thải từ các quầy hàng kinh doanh mặt hàng thực phẩm tươi sống sau khi được xử lý sơ bộ tại các bể riêng sẽ được thu gom tại bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập chung của chợ để xử lý trước khi thải ra môi trường.

- Hệ thống xử lý nước thải tập trung của chợ Giếng Vuông (được hoàn thành năm 2017, và đi vào hoạt động thử nghiệm năm 2018)

Công trình “Hệ thống xử lý nước thải chợ Giếng Vuông thành phố Lạng Sơn” bao gồm các hố ga nước thải, bể điều hòa và cụm thiết bị xử lý công nghệ AAO được đặt ngầm dưới đất, nhà điều hành chứa máy móc và thiết bị điều kiển đặt nổi trên mặt đất.

Diện tích bố trí hạng mục công trình của dự án là 273m2. Trong đó diện tích để bố trí bể chứa, nhà điều hành và thiết bị của dự án là 95m2. Nhà điều hành mái bằng, 2 tầng kích thước 4220x2720x7300 (dài x rộng x cao). Nhà điều hành được thiết kế mặt sàn tầng 2 là 4,4m cao hơn đỉnh lũ năm 2008 ở mức 0,5m. Mặt sàn tầng 2 của nhà điều hành có thiết kế bệ bê tông cao 0,1m so với cốt sàn tầng 2 để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, khả năng chống lũ của hệ thống thiết bị, đo lường, điều khiển.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải của hệ thống như sau:




Nước tuần hoàn

Ngăn lắng

Ngăn lọc khí

Ngăn lọc tiếp xúc hiếu khí

Hố tự hoại

Nước thải



Ngăn khử trùng

Ngăn lưu nước

Chảy tràn

Hình 4.6. Công nghệ xử lý nước thải AAO – sử dụng đệm vi sinh


Nguyên tắc xử lý của hệ thống là sự kết hợp của các quá trình xử lý kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Đặc điểm nổi bật của hệ thống là sự bổ sung vật liệu vào các khoang xử lý để tạo giá thể cho vi sinh vật bám dính, điều này mang lại quá trình lợi ích là quá trình xử lý.

Công suất của hệ thống xử lý nước thải dùng công nghệ AAO- sử dụng đệm vi sinh: 70m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải của chợ Giếng Vuông bao gồm: bể thu gom nước thải tập trung, ngăn, ngăn tách và lắng, ngăn lọc khí, ngăn lọc tiếp xúc hiếu khí, ngăn lưu nước và ngăn khử trùng. Tất cả các ngăn được xây dựng bằng bê tông cốt thép và có nắp đậy kín.

Bể vi sinh vật hiếu khí có tác dụng xử lý chất hữu cơ cacbon nitơ hóa, bể vi sinh vật yếm khí và bể vi sinh vật thiếu khí có tác dụng khử nitơ và photphat

. Quá trình xử lý như sau:

- Quá trình hiếu khí:

+ 𝑂𝑥𝑖 ℎó𝑎 − −

𝑁𝐻4 → 𝑁𝑂2 + 𝑁𝑂3

- Quá trình kỵ khí:

− − 𝑔𝑖ả𝑚

𝑁𝑂2 , 𝑁𝑂3 → 𝑁2 Thoát ra không khí

𝑉𝑖 sinh 𝑣ậ𝑡

𝑃𝑂−3 (

−3)

Bùn

4

𝑃𝑂4

𝑚𝑢ố𝑖

Hố tự hoại: Dùng để thu gom nước thải trước khi xử lý

Ngăn lắng:

Sơ bộ tách rác ở hố ga có song chắn rác sau đó sẽ được đưa về ngăn và lắng cặn cơ học để tổng cặn lơ lửng (SS) vào qua song chắn rác.Nước thải sẽ được phân ra thành 3 lớp :

- Lớp mỡ có trọng lượng nhẹ sẽ nổi lên trên cùng

- Lớp nước thải ở giữa là phần sẽ được xử lý tiếp

- Lớp cặn lắng dưới đáy (là các loại đất, cát...)

Ngăn lọc khí (ngăn kỵ khí):


Trong bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy hoặc chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí (từ 70-80% là metan, 20-30% là cacbonic). Bọt khí sinh ra bám vào các bùn cặn.

Các hạt bùn cặn nay nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra vòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng. Hiệu quả khử BOD và COD có thể đạt 70-90%. Còn Nitơ hầu như ít giảm mà chuyển hóa thành amoni (NH4)

Ngăn lọc và tiếp xúc hiếu khí:

Trong nước thải có chứa hợp chất nitơ và photpho, các hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Trong điều kiện thiếu khí, hệ vi sinh vật thiếu khí sẽ phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

Quá trình Nitrat hóa được xảy ra như sau: Hai chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẽ khử Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO3-) theo chuỗi chuyển hóa: NO3- NO2- N2O N2. Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý.

Qua quá trình Photphoril hóa: Chủng loại tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí. Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa được diễn ra thuận lợi, tại bể thiếu khí bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khấy có chức năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển.

Để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho các vi sinh vật thiếu khí, tại bể có hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt


động 230÷250 m2/m3. Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.

Ngăn lưu nước:

Oxy hóa bằng cách vi sinh các hợp chất hydrocacbon, sunfua và photpho (làm giảm BOD, COD, chuyển hóa H2S) và thực hiện quá trình Nitrat hóa Amoni (NH4). Bể này sẽ lưu nước thải trong 4 giờ nhờ sử dụng biện pháp tăng cường giá thể MBBR.

Sản phẩm của quá trình này sẽ là:

- Hydrocacbon chuyển thành CO2 + H2O làm giảm đáng kể BOD, COD.

- NH4 NO3

- H2S SO4-2

- P T PO4-

Khử Nitơ thông qua quá trình thiếu khí, ở đây NO3 được chuyển hóa thành N2 khi không có mặt oxy. Module AO thực hiện quá trình Oxy hóa để giảm BOD, chuyển hóa NH4 NO3 và tạo thành cơ chế hồi lưu NO3 lỏng (hòa tan trong nước thải) và một phần bùn hoạt tính về ngăn thiếu khí để khử Nitơ.

Sau quá trình Oxy hóa (bằng sục khí) tại hiếu khí với đệm vi sinh động, bùn hoạt tính (tức lượng vi sinh phát triển và hoạt động tham gia quá trình xử lý) được bám giữ trên ngăn. Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên đến 8000-14000 g/m3. Với mật độ này các quá trình oxy hóa để khử BOD, COD và NH4 diễn ra nhanh hơn rất nhiều.

Bùn hoạt tính lơ lửng (tức là bùn không không bám dính trên đệm vi sinh) sẽ được chuyển sang ngăn lọc. Ở đây một phần bùn được giữ lại để đứa ngăn chứa và xử lý bùn thừa, một phần nhỏ bùn được bơm hồi lưu đưa về bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitơ.

Ngăn khử trùng:

Bằng lọc vi lọc hoặc bằng hóa chất (Clo) – chủ yếu dung Hpocloride Canxi (Ca(OCl)2) để khử vi trùng gây bệnh.


4.3.6. Đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận của nguồn thải

Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt của suối Lao Ly



STT


Thông số


Đơn vị


Phương pháp phân tích


Kết quả NM1

QCVN 08-

MT:2015/ BTNMT

Cột B1

1

pH

-

TCVN 6492:2011

7,14

5,5 ÷ 9

2

BOD5

mg/L

SMEWW 5210B:2012

12

15

3

COD

mg/L

SMEWW 5220C:2012

28

30

4

DO

mg/L

TCVN 7325:2005

4,6

≥ 4

5

TSS

mg/L

TCVN 6625:2000

42

50

6

Amoni (NH4+) (Tính

theo N)

mg/L

TCVN 5988:1995

0,26

0,9

7

Clorua (Cl-)

mg/L

TCVN 6194:1996

8,5

350

8

Nitrat (NO3-)

mg/L

SMEWW 4500- NO3-

.E:2012

0,6

10

9

3-

Photphat PO4

mg/L

TCVN 6202:2008

0,12

0,3

10

Mangan (Mn)

mg/L

SMEWW 3500-

Mn.B:2012

0,14

0,5

11

Chất hoạt động bề mặt

mg/L

TCVN 6622-1:2009

0,18

0,4

12

Tổng dầu, mỡ

mg/L

TCVN 5070:1995

0,6

1

13

Cadimi (Cd)(*)

mg/L

US EPA Method 200.8

<0,001

0,01

14

Coliform(*)

MPN/100 mL

TCVN 6187-2:2009

4.600

7.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 40 trang tài liệu này.

(Nguồn: Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ môi trường)

Ghi chú:

+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2;

+ NM.01: Tại suối Lao Ly tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông


Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy các thông số trong nguồn nước mặt của nước thải ra suối Lao Ly tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông đều nằm trong giới hạn cho phép như BOD5 nhỏ hơn 1,25 lần; TSS nhỏ hơn 1,19 lần;; chất hoạt động trên bề mặt nhỏ hơn 2,22 lần, Coliform nhỏ hơn 1,6 lần ..v..v..

4.4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải và khả năng tiếp nhận của nguồn nước

4.4.1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn tiếp nhận

- Suối Lao Ly bắt nguồn từ thị trấn Cao Lộc, qua khu Kỳ Lừa, thành phố Lạng Sơn là nơi tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông cùng các khu dân cư, hộ dân cư trong khu vực nó chảy qua. Suối có chiều rộng trung bình khoảng 2 – 3m.

- Lưu lượng xả thải của chợ trung bình 49,6 m3/ngày và lớn nhất là 68,23m3/ngày. Như vậy, việc xả thải của nhà xưởng thông qua mương thải đến suối Lao Ly không ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng của suối. Như vậy, việc xả thải của chợ Giếng Vuông đến suối Lao Ly không ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng của suối.

-Tác động của việc xả nước thải đến nguồn nước tiếp nhận

Quá trình xả thải vào nguồn tiếp nhận sẽ không tránh khỏi những tác động đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận. Các chất ô nhiễm gây làm suy giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của hệ thủy sinh.

+ Nguồn thải sinh hoạt có thể làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong nước ao, tạo điều kiện phát triển mạnh cho các loại vi sinh vật như nấm, tảo trong nước kể cả các vi sinh vật gây bệnh.

+ Nước thải giàu Nitơ và Photpho có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng làm nước có màu xanh sẫm đáy nhiều bùn do xác tảo, qua thời gian dài gây bồi


lắng nặng nề ao, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các loại loại động vật trong ao chết hàng loạt do bị nhiễm độc tảo và thiếu oxy.

+ Làm giảm ôxi hoà tan trong nước do các vi sinh vật có trong nước sử dụng hết ôxi để phân giải các hợp chất hữu cơ.

+ Nước thải sinh hoạt khi phân huỷ (nhất là trong điều kiện yếm khí) gây mùi khó chịu (do tạo ra NH3 và H2S) gây ảnh hưởng tới mĩ quan khu vực xung quanh.

+ Chất rắn lơ lửng với hàm lượng cao làm tăng độ đục của nước, giảm khả năng hòa tan oxy từ không khí vào nước, từ đó ảnh hưởng xấu đến đời sống thủy sinh.

+ Dư lượng axit, bazơ trong nước thải làm độ pH của nguồn tiếp nhận giảm hoặc tăng, ngưỡng pH từ 6,5 – 9 là mức thủy sinh vật phát triển tốt, kho độ pH thấp hơn hoặc cao hơn sẽ làm cho sự sinh trưởng của thủy sinh vật chậm lại, không sinh sản, khi độ pH<4 và pH>11 hầu hết các loại thủy sinh vật sẽ chết.

+ Các ion trong nước thải bị các loài sinh vật hấp thu làm tồn dư kim loại trong động vật, thực vật. Những kim loại này có thể theo chu trình của các mạng lưới thức ăn đi vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên, qua kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của chợ cho thấy hàm lượng các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT, cột A- quy định giới hạn các thông số trong nước thải sinh hoạt khi xả vào nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Do vậy, việc xả nước thải của chợ Giếng Vuông gây ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường xung quanh và khả năng tự làm sạch cũng như chất lượng nguồn nước tiếp nhận.

-Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh

Nước thải sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ cao, khi xâm nhập vào nguồn tiếp nhận có thể gây ra các hậu quả xấu như sau:


- Tăng hàm lượng dinh dưỡng trong nước, tạo điều kiện phát triển mạnh cho các loại vi sinh vật như nấm, tảo trong nước, kể cả các vi sinh vật gây bệnh. Với nguồn nước được sử dụng tưới tiêu, vi sinh vật sẽ được phát tán một cách gián tiếp vào cộng đồng qua các sản phẩm rau quả gây các bệnh về đường tiêu hóa.

- Một số trường hợp nước thải giàu Nito và Photpho có thể gây nên hiện tượng tảo nở hoa (phú dưỡng) làm nước có màu xanh xẫm, đáy nhiều bùn do xác tảo, qua thời gian dài gây bồi lắng nặng nề đáy nước.

- Làm giảm oxi hòa tan trong nước do các vi sinh vật có trong nước sử dụng hết oxi để phân giải các hợp chất hữu cơ.

Tuy nhiên, toàn bộ nước thải sinh hoạt tại chợ sẽ được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Thêm nữa, hệ sinh thái thủy sinh tại lưu vực tiếp nhận nước thải của chợ rất nghèo nàn, chủ yếu là các rong, tảo, và một số loại cá nhỏ như cờ cờ, rô đồng,... ngoài ra còn có cua, ốc, và một số sinh vật nhỏ bé trong nước điển hình khác. Như vậy, khi chất lượng nước thải sau xử lý tại chợ Giếng Vuông đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép thì khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường sống của hệ sinh thái thủy sinh.

-Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác.

Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu chợ, tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép trong QCVN 14:2008/BTNMT, cột A: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải khi thải vào nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, nguồn tiếp nhận nước thải của chợ là hệ thống kênh cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp. Vì vậy, nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý của chợ và xả ra nguồn tiếp nhận không gây ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận và ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng nguồn nước của nhân dân trong vùng. Do


vậy, việc xả nước thải của chợ gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác được đánh giá là không đáng kể.

4.4.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của mương dẫn ra suối Lao Ly theo thông tư 76/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ.

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông bằng phương pháp đánh giá gián tiếp được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT. Theo đó ta có:

Ltn = (L- Lnm - Lt) x FS (1)

Trong đó:

- Ltn: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm (kg/ngày);

- L: Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn suối (kg/ngày);

- Lnm: Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn suối (kg/ngày);

- Lt: Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải (kg/ngày);

- FS: Hệ số an toàn, FS = 0,6

* Xác định tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt (L)

Ta có công thức:

L= Cqc x Qs x 86,4

Trong đó:

- Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn suối, đơn vị tính là mg/l;

- QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn suối đánh giá, đơn vị tính là m3/s; Qs = 0,05m3/s;


- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày).

Do nguồn tiếp nhận của nước thải tại chợ được sử dụng cho mục đích cấp nước tưới tiêu nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước Cqc được xác định theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1.

Ta có tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt của nguồn tiếp nhận nước thải như sau:

Bảng 4.5. Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt


Thông số


BOD5


TSS


NH4+


NO3-


PO43-


Dầu mỡ


Coliform

Cqc

15

50

0,9

10

0,3

1

7.500

L

64,8

216

3,888

43,2

1,296

4,32

32.400


* Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước (Lnm)

Công thức:

Lnm = Cm x Qs x 86,4

Trong đó:

- Cm: kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt, đơn vị tính là mg/l;

- QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn suối đánh giá, đơn vị tính là m3/s; Qs = 0,05m3/s;

- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên.

Dựa vào kết quả phân tích các thông số chất lượng nước của kênh tiếp nhận, ta có tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong kênh nước tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông được thể hiện trong bảng sau:


Bảng 4.6. Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước


Thông số


BOD5


TSS


NH4+


NO3-


PO43-


Dầu mỡ


Coliform

Cm

12

42

0,26

0,6

0,12

0,6

4.600

Lnm

51,84

181,44

1,1232

2,592

0,518

2,592

19.872


* Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải

Công thức:

Lt = Ct x Qt x 86,4

Trong đó:

- Ct: kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào đoạn suối, đơn vị tính là mg/l;

- Qt: lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải xả vào đoạn suối, đơn vị tính là m3/s; Qt = 0,000355 m3/s;

- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên.

Dựa vào kết quả phân tích mẫu nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của chợ Giếng Vuông trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, ta có tải lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.7. Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải


Thông số

BOD5

TSS

NH4+

NO3-

PO43-

Dầu mỡ

Coliform

Ct

26

45

4,7

5,4

1,06

3,6

2.300

Lt

0,797

1,38

0,144

0,166

0,033

0,1104

70,5456

Từ công thức (1) và bảng 4.5, 4.6, 4.7 ta có khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm được thể hiện trong bảng sau:

Xem tất cả 40 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí