Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

---------------------


TRẦN DUY KHÁNH


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI MỘT SỐ TỈNH BẮC BỘ


Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN QUỐC TRỌNG

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 1


ii

Hà Nội - Năm 2012

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC BẢNG 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 8

1.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 8

1.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 10

1.3. CÁC ÁP LỰC TỚI MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ 11 2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 14

2.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 14

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

PHẦN A: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI MỘT SỐ TỈNH BẮC BỘ 15

3.1. THÀNH PHỐ HÀ NỘI 15

3.1.1. Tổng quan làng nghề Hà Nội 15

3.1.2. Kết quả khảo sát chất lượng môi trường năm 2011 20

3.1.3. Đánh giá chung 39

3.2. TỈNH BẮC NINH 41

3.2.1. Tổng quan làng nghề Bắc Ninh 41

3.2.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 44

3.2.3. Đánh giá chung 51

3.3. TỈNH HƯNG YÊN 53

3.3.1. Tổng quan về làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề 53

3.3.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh 53

3.3.3. Đánh giá chung 60

3.4. TỈNH HẢI DƯƠNG 61

3.4.1. Tổng quan về làng nghề Hải Dương 61

3.4.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh 62

3.4.3. Đánh giá chung 67

3.5. TỈNH NAM ĐỊNH 68

3.5.1. Tổng quan về các làng nghề Nam Định 68

3.5.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh 69

3.5.3. Đánh giá chung 78

PHẦN B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ 80

3.6. Hiện trạng văn bản quy phạm pháp luật 80

3.6.1. Cấp Trung ương 80

3.6.2. Cấp địa phương 82

3.6.3. Việc ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan đến làng nghề 83

3.7. Phân công trách nhiệm về quản lý môi trường làng nghề 84

3.8. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT 88

3.9. Đánh giá chung 89

3.10. Đề xuất, kiến nghị giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề 94

3.10.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách. 94

3.10.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện 95

3.10.3. Nhóm giải pháp về nguồn lực 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 11

Bảng 2.1. Kết quả phân tích mâu nước thải làng nghề Phùng Xá 20

Bảng 2.2. Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề Đa Sỹ 22

Bảng 2.3. Kết quả phân tích mâu khí tại làng nghề Sơn mài Hạ Thái 23

Bảng 2.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cơ sở sản xuất 24

da trâu sơ chế 24

Bảng 2.5. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại làng nghề Yên Viên 25

Bảng 2.6. Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Hồng, Đông Anh 27 Bảng 2.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại làng nghề Kim khí Thanh Thùy 28

Bảng 2.8. Kết quả phân tích nước thải tại làng nghề dệt Vạn Phúc 30

Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại làng nghề CBLTTP Cát Quế 32

Bảng 2.10. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại làng nghề Minh Khai 33

Bảng 2.11. Kết quả phân tích nước thải tại làng nghề Dương Liễu 35

Bảng 2.12. Kết quả phân tích mẫu khí làng nghề Vân Hà 36

Bảng 2.13. Kết quả phân tích mẫu nước thải làng nghề nhựa Trung Văn 38

Bảng 2.14. Kết quả phân tích khí thải tại làng nghề Khắc Niệm, Bắc Ninh 45

Bảng 2.15. Kết quả phân tích khí thải tại làng nghề Đại Bái, Bắc Ninh 47

Bảng 2.16. Kết quả phân tích các mẫu khí tại làng nghề Văn Môn, Bắc Ninh 49

Bảng 2.17. Kết quả phân tích khí thải tại làng nghề Đồng Kỵ, Bắc Ninh 51

Bảng 2.18. Kết quả phân tích mẫu nước làng nghề tái chế nhựa Minh Khai 54

Bảng 2.19. Kết quả phân tích mẫu khí làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi 56

Bảng 2.20. Kết quả phân tích mẫu nước thải làng nghề chạm Bạc Huệ Lai 58

Bảng 2.21. Kết quả phân tích mẫu nước thải làng nghề CBLT Xuân Lôi 59

Bảng 2.22. Kết quả phân tích nước thải cơ sở sản xuất bún, thôn Đông Cận 63

Bảng 2.23. Kết quả phân tích nước thải cụm công nghiệp xã Tráng Liệt 64

Bảng 2.24. Kết quả phân tích nước nhà anh Vũ, Phú Lộc, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng 66

Bảng 2.25. Kết quả phân tích nước thải từ làm bún làng Phong Lộc, 70

Bảng 2.26. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại làng nghề làm miến Nam Dương 71

Bảng 2.27. Kết quả phân tích nước ngầm tại làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn 72

Bảng 2.28. Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề cơ khí Bình Yên 74

Bảng 2.29. Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề trạm khắc gỗ La Xuyên 76

Bảng 2.30. Kết quả phân tích mẫu khí trước cửa công ty Toàn Thắng 77

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường

CCN Cụm công nghiệp

CLB Câu lạc bộ

CTR Chất thải rắn

CBLT Chế biến lương thực

HĐND Hội đồng nhân dân

HHLN Hiệp hội làng nghề

HTX Hợp tác xã

JICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản KCN Khu công nghiệp

KCX Khu chế xuất

KKT Khu kinh tế

KT-XH Kinh tế - Xã hội

LTTP Lương thực thực phẩm

MTQG Mục tiêu quốc gia

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia PGS.TS Phó giáo sư Tiến sĩ

SXCN Sản xuất công nghiệp

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

Th.S Thạc sĩ

TN&MT Tài nguyên và Môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TS Tiến sĩ

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

MỞ ĐẦU


Trong những năm gần đây, chính sách phát triển KT - XH và định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục trở lại và nhiều làng nghề mới ra đời, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết lao động dư thừa tại các địa phương thu hút một số lượng lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tỷ trọng đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày một tăng lên theo đà phát triển. Do tính chất linh hoạt trong sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm đa dạng và luôn thay đổi theo nhu cầu thị trường, các làng nghề đang là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế và luôn được chú trọng trong các định hướng phát triển KT - XH nước ta.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, các làng nghề của Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, các mâu thuẫn về xã hội... nhưng quan trọng nhất là các tác động đến chất lượng môi trường sống và và sức khỏe cộng đồng do hoạt động sản xuất của làng nghề gây ra. Đa phần các làng nghề Việt Nam được hình thành và phát triển một cách tự phát, với công nghệ lạc hậu và thiết bị đơn giản, thủ công, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống BVMT như xử lý, giảm thiểu chất thải (lỏng, rắn và khí) từ các quá trình sản xuất rất ít được quan tâm; ý thức BVMT sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của người lao động còn rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường các làng nghề ở nông thôn đã và đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm và giải quyết.

Trước những thực trạng bức xúc đó, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm chỉ đạo các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương và cộng đồng quan tâm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Cụ thể là:

- Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 41-NQ/TƯ về “BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trong đó đã xác định một trong các nhiệm vụ cụ thể là: “khắc phục cơ bản nạn ô nhiễm môi trường làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đi đôi với hình thành các CCN

bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường; chủ động có kế hoạch thu gom và xử lý khối lượng rác thải ngày càng tăng lên”.

- Ngày 22/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 34/2005/QĐ- TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW. Trong đó, xác định nhiệm vụ “Quy hoạch và quản lý môi trường trong phát triển làng nghề, CCN, trang trại chăn nuôi tập trung; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề”.

- Ngày 02 tháng 12 năm 2003, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, (ban hành theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg). Trong đó, đã xác định nội dung về BVMT tại các khu vực trọng điểm (nội dung 3.4) là “chú trọng BVMT tại các làng nghề” bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc quy hoạch các khu làng nghề với hệ thống kết cấu hạ tầng đạt tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, trong danh mục các chương trình ưu tiên thực hiện Chiến lược không có nội dung cụ thể nào về BVMT đối với làng nghề.

- Ngày 12 tháng 12 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Trong đó, đặt ra mục tiêu: “Tăng cường mạnh mẽ năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải, đặc biệt chất thải ở những vùng kinh tế trọng điểm, khu đô thị, KCN, làng nghề và lưu vực sông”. Nội dung thứ 15 trong 19 nội dung, chương trình, đề án, dự án ưu tiên để triển khai thực hiện Kế hoạch là: “Dự án kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề” do Bộ TN&MT đã và đang chủ trì thực hiện nhằm tạo dựng hành lang pháp lý và các công cụ kỹ thuật cần thiết cho công tác BVMT tại các làng nghề trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư và hỗ trợ phát triển các làng nghề. Đồng thời, nhiều công trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát về thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề được tiến hành. Các công trình này đã thu được những kết quả nhất định nhưng những kết quả đó vẫn manh mún, rời rạc, chưa đủ sức mạnh để tạo một bước đột phá trong công tác quản lý môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, chưa tạo động lực để thúc đẩy các làng nghề vừa phát triển, vừa đảm bảo được sự tuân thủ các quy định về BVMT. Bên cạnh đó, đến nay vẫn chưa có một

cơ chế ràng buộc đủ mạnh để các cấp chính quyền, người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác cải thiện và BVMT làng nghề; chưa khuyến khích được công tác xã hội hóa trong BVMT làng nghề.

Với thực trạng báo động của môi trường làng nghề, tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về BVMT làng nghề tại một số tỉnh Bắc bộ”.

Kết quả của đề tài sẽ hỗ trợ cho việc đưa ra các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, với lộ trình hợp lý nhằm từng bước phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022