Ứng Dụng Hệ Thống Thông T(Ignis) Trong Truy Cập, Quản Lý, Thông Tin Dữ Liệu

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Để đưa ra được các phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu và có tính thực tế cao, đề tài đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý môi trường tại các cơ quan trên địa bàn thành phố Hạ Long.

2.3.5. Ứng dụng hệ thống thông t(iGnIS) trong truy cập, quản lý, thông tin dữ liệu

Với các tính năng đặc biệt, GIS cho phép người sử dụng có thể quản lý các dữ liệu thuộc tính lẫn không gian phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống thu gom - vận chuyển chất thải rắn của thành phố .

Dựa vào những dữ liệu đầu vào thu thập được liên quan đến quá trình thu

Đầu vào

Cập nhật (phần mềm)


Đầu ra

gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt của thành phố (khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, thành phần tính chất , phương tiện thu gom , bản đồ giao thông , bản đồ hành chính....) chúng tôi tiến hành thiết kế mô hình ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải sinh hoạt và thành lập bản đồ quản lý các tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt về trạm xử lý tập trung theo sơ đồ sau:


2.3.6. Phân tích SWOT và đánh giá tổng hợp DPSIR

a. Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR

Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR là mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiên tự nhiên – kinh tế

- xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5 hợp phần (Hình 2.2).


DRIVER

Động lực chi phối

REPSONSE

Ứng phó

PRESSURE

Áp lực

32

IMPACT

Tác động

STATE

Hiện trạng




Chiều thuận

Chiều phản hồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Hình 2.2: Sơ đồ mô hình DPSIR [19]

- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lương môi trường vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thủy văn, khí hậu,... cũng như các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội chính diễn ra trong vùng như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thủy, phát điện, du lịch....

- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các thông số thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về chất thải rắn của các hộ gia đình, khu đô thị, các nhà máy, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lịch hàng năm, .. Rõ ràng là cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo hướng tiêu cực.

- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators): Các thông số hiện trạng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hóa học và sinh thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh thái thủy sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.

- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khỏe và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).

- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trường và xã hội (RESPONSE indicators).

Như thể hiện ở hình 2.2 hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận thức theo chuỗi như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan hệ phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã

hội. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm bảo phát triển bền vững . Với các ưu điểm như vậy , DPSIR đã được sử dụng trong đề tài nhằm tìm ra các

nguyên nhân chính đôṇ g lưc

chi phối để xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý

chất thải rắn tại thành phố Hạ Long nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

b. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu, giúp chúng ta hiểu vấn đề của sự việc, là từ viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ, Thách thức) [23].

Những nhà nghiên cứu sử dụng công cụ SOFT để phân tích: Điều tốt trong hiện tại thể hiện sự thỏa mãn (Điểm mạnh – Strengths), Điều tốt trong tương lai thể hiện (Cơ hội – Opportunities), Điều xấu ở hiện tại (Điểm yếu –Weak), Điều xấu trong tương lai (Nguy cơ – Threats). Công cụ SWOT được phân tích dưới dạng ma trận 2*2 (hai hàng, hai cột)

Bên trong Hiện tại

Bên ngoài

Tương lai


Strengths


Weaknesses

Opportunities

S - O

W - O

Threats

S - T

W - T

Điểm mạnh – Điểm yếu của một vấn đề khi phân tích đôi khi không rõ, nó có thể là ranh giới, nó phụ thuộc vào chủ quan của những người tham gia phân tích, nó phụ thuộc vào nguồn thông tin có được của người tham gia. Ví dụ khi nói đến phạm vi “Diện tích rộng” của thành phố Hạ Long là một “điểm yếu” trong công tác quản lý, nhưng khi phân tích lợi thế của nó sẽ trở thành “điểm mạnh”, được đầu tư nhiều hơn, nhân lực sẽ nhiều hơn, được quan tâm nhiều hơn, cấp quản lý cao hơn,… hoặc khi nói đến “dân đông” đây là “điểm yếu” trong công tác điều hành quản lý, nhưng khi phân tích nguồn nhân lực để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương thì đây lại là “điểm mạnh” hoặc là ưu thế.

2.3.7. Phương pháp thống kê, xử lý thông tin, số liệu

- Thống kê các số liệu về:

+ Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của TP. Hạ Long.

+ Số liệu về thành phần chất thải rắn sinh hoaṭ phát sinh trên địa bàn .

+ Tỷ lệ thu gom/phát sinh CTRSH.

- Các số liệu được xử lý, tổng hợp, thành các bảng biểu mô tả tình hình phát sinh, thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn TP. Hạ Long.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Giới thiệu chung về địa bàn thành phố Hạ Long

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hạ Long là trung tâm của tỉnh Quảng Ninh , nằm ven bờ Vịnh Hạ Long, cách Hà Nội khoảng 165 km về phía Đông Bắc. Có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.[9] Tổng diện tích đất của thành phố là 27.195,03 ha. Thành phố gồm 2 khu vực Bãi Cháy ở phía Tây và Hòn Gai ở phía Đông được ngăn cách nhau bởi Vịnh Cửa Lục. Thành phố nằm trong khoảng toạ độ địa lý: Vĩ độ bắc 2055' - 2105'; Kinh độ đông 10650'

- 10730' Ranh giới địa lý như sau:

- Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả

- Phía Tây giáp thị xã Quảng Yên

- Phía Bắc giáp huyện Hoành Bồ

- Phía Nam là vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20km


Hình 3 1 Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long 3 1 1 2 Địa hành địa mạo 1


Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long

3.1.1.2. Địa hành, địa mạo

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.

Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m. Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng 2km. Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình [11].

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.7oC, dao động không lớn, từ 16.7oC đến

28,6oC. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.9oC, nóng nhất đến 38oC. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.7oC rét nhất là 5oC.

Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới

90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.

Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ 45m/s.

Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11 [11].

3.1.1.4. Thủy văn

Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.

Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.

Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.

Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18oC đến 30.8oC, độ mặn nước

biển trung bình là 21.6% (vào tháng7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm)[11].

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng để (đến nay chưa có đánh giá thống kê cụ thể) [40].

- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/tổng diện tích thành phố là 27.153,40 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69 ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha).

Bên cạnh đó là tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại tím (Chirieta halongensis), cọ Hạ Long (Livisona halongensis) khổ cử đại nhung (Chirieta hiepii), móng tai Hạ Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng. Ngoài ra, qua các tài liệu khác danh sách thực vật của vịnh Hạ Long có 347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ: trên 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn. Trong số các loại trên, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau [40].

- Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất phi nông nghiệp 16.254,92 ha, đất chưa sử dụng 1395,25 ha [40].

- Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới…Bên cạnh đó,

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí