Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Thành Phố Cần Thơ


- Hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ngoài nước.

- Nâng cao nhận thức toàn diện về du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường du lịch, xây dựng phong trào toàn dân nhận thức đầy đủ về du lịch sinh thái và làm du lịch. Nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành và nhân dân thành phố về năng lực giao tiếp, tinh thần mến khách để góp phần xây dựng con người Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động – Nhân ái – Hào hiệp – Thanh lịch”.

- Xây dựng đề án “Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch thành phố” mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 là cơ bản giải quyết chất lượng đạt cơ cấu lao động hợp lý để khẳng định yếu tố phát triển bền vững trở thành trung tâm du lịch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể:

- 100% đội đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát du lịch được đào tạo chuyên sâu về du lịch, đặc biệt là kiến thức về du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường.

- Ít nhất 60% lao động làm nghề du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.

- Nâng Trường trung cấp du lịch Cần Thơ thành Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ vào năm 2011, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho cả vùng, 100% giáo viên được chuẩn hoá, cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy được trang bị và nâng cấp đồng bộ…đảm bảo trở thành một cơ sở đào tạo hiện đại.

Huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực theo phương thức xã hội hoá và hợp tác quốc tế. Một mặt, thu hút nguồn đầu tư của cá nhân, các thành phần xã hội tham gia đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, thông qua các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quốc tế để huy động các nguồn tài trợ của nước ngoài bằng tài chính, kiến thức và chuyển giao công nghệ. Như vậy, không chỉ nhà nước mà cả cộng đồng, cá nhân, các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và tổ chức cá nhân nước ngoài đều có điều kiện thuận lợi tham gia vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho thành phố Cần Thơ.

3.1.2.5. Phát triển các loại hình du lịch sinh thái


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Cùng với xu thế phát triển du lịch sinh thái hiện nay, trong những năm gần đây du lịch sinh thái Cần Thơ đã và đang phát triển với một số loại hình phù hợp với điều kiện đặc thù của thành phố. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những sản phẩm du lịch sinh thái đích thực ở Cần Thơ hiện chưa có, đồng thời mức độ khai thác du lịch sinh thái so với du lịch nói chung còn nhiều khó khăn nên khi khai thác các nhà đầu tư luôn kết hợp với các loại hình du lịch khác (như nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, ẩm thực,…) để thu hút nhiều đối tượng khách khác nhau, bao gồm:

- Dã ngoại: Là hình thức du lịch đưa con người về với thiên nhiên, sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh, hiện khá phổ biến ở Cần Thơ như khu du lịch Phù Sa - Cồn Ấu là điểm dã ngoại lý tưởng cho mọi đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước, có sự kết hợp giữa du lịch sông nước với du lịch vườn, tạo sự hấp dẫn cho du khách.

Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp - 16

- Tham quan miệt vườn: Là hình thức du lịch sinh thái với sản phẩm chủ yếu là tham quan nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt ở các miệt vườn Cần Thơ với các vườn du lịch Mỹ Khánh, Thủy Tiên, Kim Phú Đô, vườn du lịch Sơn Ca (cù lao Tân Lộc - Thốt Nốt)… Hình thức này mặc dù mới phát triển trong thời gian gần đây, song đã thu hút được khá nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Cần có quy hoạch tổng thể vườn, ruộng tại khu vực nào để phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố Cần Thơ, vườn ruộng nào để phát triển du lịch. Điều này là hết sức quan trọng, vì nếu không có quy hoạch tổng thể của chính quyền địa phương rất dễ dẫn đến người dân lập mô hình hoạt động tự phát, kém hiệu quả và ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp của thành phố Cần Thơ.

Khi quy hoạch khu vực ruộng, vườn trồng cây để phát triển du lịch cần chú ý đến là vị trí nên ở xung quanh chợ nổi, một điều cũng cần được chú trọng là cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông phải thuận tiện tạo điều kiện tốt nhất cho khách du lịch. Tại các điểm được quy hoạch phát triển du lịch thì nên một chủ vườn, hoặc một làng chỉ nên trồng một loại trái cây hoặc một loại nông sản tạo tính đặc trưng về số lượng. Khi đến đây chắc hẳn du khách sẽ bị cuốn hút bởi sự trù phú của vùng


đất Tây Đô, tạo cho du khách hòa nhập vào không khí lao động của người dân, có thể cùng thu hoạch nông sản vừa trao đổi về cuộc sống hằng ngày, cách thức vận chuyển buôn bán nông sản tại chợ nổi. Nếu được đầu tư tốt các điểm du lịch này có thể phát triển loại hình du lịch homestay (hay “live with us”, một mô hình du lịch lưu trú trong nhà dân) rất tốt, có gì thú vị bằng khi du khách có thể cùng ở cùng hòa nhập với người dân bản xứ, cùng lao động, cùng thưởng thức các món ăn từ chính các sản vật do mình làm ra.

- Quan sát chim: ở Cần Thơ có vườn cò Bằng Lăng với số lượng chim lớn, thành phần loài phong phú với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm cần được bảo vệ, là nơi thu hút nhiều nhà khoa học và du khách tới nghiên cứu, tham quan… Tuy nhiên, hình thức du lịch quan sát chim ở các sân chim (hay các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên….) chỉ mới phát triển chưa phổ biến nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng.

- Tham quan các làng nghề truyền thống: Việc tham quan các làng nghề truyền thống, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền thường được kết hợp tổ chức trong các tour du lịch mang sắc thái du lịch sinh thái hiện nay ở Cần Thơ. Khách du lịch có cơ hội để tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa như tập quán sinh hoạt, sản xuất, văn hóa dân gian, các sản phẩm thủ công truyền thống, các di tích lịch sử, các đặc sản ẩm thực…được hình thành và phát triển gắn liền với các đặc điểm sinh thái tự nhiên của vùng.

- Du thuyền: Cần Thơ có sông Hậu, sông Cần Thơ và phụ cận Hậu Giang có sông Cái Lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt…. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh trên du thuyền đầy hấp dẫn. Hiện nay, các tour du lịch trên sông nước dọc sông Hậu, sông Cần Thơ kết hợp với tham quan các cồn, cù lao …đã và đang được các công ty du lịch Cần Thơ khai thác, ví dụ chủ đề “Du ngoạn trên tàu Ninh Kiều” của Công ty du lịch Cần Thơ với hai chương trình du lịch: “Đêm hoa đăng” và “Gặp gỡ khách thương hồ” đang được rất nhiều khách du lịch ưa thích.


- Phát triển du lịch sông nước theo hướng: phát huy hệ thống cù lao trên sông Hậu gắn với đội tàu hiện đại, khai thác hệ thống chợ nổi trên sông.

- Các loại hình khác: Tổ chức các tour cấp khu vực hay xuyên quốc gia để tham quan tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên và con người Cần Thơ. Do Cần Thơ chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng nên có sự kết hợp giữa du lịch sinh thái với các loại hình khác như: du lịch dịch vụ MICE (hội nghị, khen thưởng, triển lãm, mua sắm, chữa bệnh, nghỉ dưỡng), du lịch công vụ,…

3.1.2.6. Phát triển các tuyến điểm du lịch sinh thái

- Các truyến liên vùng: vì nằm ở vị trí trung tâm nên tuyến du lịch sinh thái xuất phát từ thành phố Cần Thơ gồm: Thành phố Cần Thơ - Vĩnh Long - Trà Vinh - Bến Tre -Tiền Giang - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang - Phú Quốc - Cà Mau - Hậu Giang. Đây là tuyến cho phép khai thác đầy đủ những tiềm năng sẵn có của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long với các hệ sinh thái điển hình là đất ngập nước, rừng ngập mặn và hệ sinh thái đặc thù (sân chim, chợ nổi, hệ thống cồn - cù lao…). Trong đó, thành phố Cần Thơ có những điểm dừng chân lý tưởng cho đối tượng khách du lịch sinh thái bằng cả hai phương tiện thuỷ và bộ là vườn cò Bằng Lăng, khu du lịch sinh thái Phù Sa, làng du lịch Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, cù lao Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, khu du lịch sinh thái Kim Phú Đô, khu du lịch sinh thái Thuỷ Tiên.

Ngoài ra, còn có các tuyến du lịch sinh thái xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh như:

- Thành phố Hồ Chí Minh - Vĩnh Long - Cần Thơ - Sóc Trăng (chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Phụng Hiệp, làng du lịch Mỹ Khánh, vườn cò Thạnh Trị).

- Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Cần Thơ - Sóc Trăng (chợ nổi An Giang, chợ nổi Phong Điền, làng du lịch Mỹ Khánh, vườn cò Thạnh Trị).

- Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho – Vĩnh Long (chợ nổi Cái Bè, Cù lao Tân Phong, Cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm).

- Các tuyến nội vùng:


+ Ninh Kiều - chợ nổi Cái Răng - chợ nổi Phong Điền - làng du lịch Mỹ Khánh - khu du lịch Phù Sa: đây là tuyến du lịch sinh thái miệt vườn sông nước điển hình, xuất phát từ Bến Ninh Kiều, khách du lịch sẽ tham quan hai chợ nổi đặc trưng ở Cần Thơ và thưởng thức trái cây, không khí miệt vườn ở khu du lịch Mỹ Khánh, cuối cùng là tham quan cồn Ấu với khu du lịch Phù Sa, thưởng thức các món ăn được chế biến từ trái bần rất độc đáo.

+ Tuyến Cần Thơ - Cù lao Tân Lộc: xuất phát từ trung tâm thành phố Cần Thơ, khách du lịch sẽ đến cù lao tận hưởng không khí thanh bình của những vườn cây trái xanh tốt, thưởng thức đặc sản rượu mận Sáu Tia tại vườn du lịch Sơn Ca và đặc sản cá sửu nổi tiếng trên “cù lao cá” này. Sau đó, tham tham ngôi nhà cổ của ông Trần Bá Thê.

+ Cần Thơ - Rau Râm - rạch Ngã Ngay: truyến này khách du lịch sẽ thấy rõ đặc trưng sông nước kênh rạch của Cần Thơ với cảnh sinh hoạt của người dân hai bên bờ kênh và tham quan, thưởng thức trái cây tại vườn nhà dân với sự tiếp đón nồng hậu và thân thiện của người dân Nam Bộ thuần hậu.

+ Ninh Kiều - chợ nổi Cái Răng - chợ nổi Phong Điền - Vườn du lịch: với tour này, khách du lịch sẽ được du ngoạn trên sông nước tham quan chợ nổi Cái Răng - chợ bán sỉ và lẻ nông sản trên sông. Sau đó, khách du lịch sẽ tham quan chợ nổi Phong Điền -nơi người dân địa phương gọi là chợ bán lẻ. Vào sáng sớm, chợ nổi luôn diễn ra cảnh chào mời sống động của người dân vùng sông nước trên những chiếc ghe tam bản. Khám phá nét đặc trưng của chợ nổi qua hình ảnh “cây bẹo” quảng cáo hàng nông sản của người dân. Sau đó, khách du lịch sẽ dừng chân tại một vườn cây ăn trái, thưởng thức trái cây theo mùa và tìm hiểu nét sinh hoạt của người Nam Bộ.

+ Ninh Kiều - Cái Răng- Cái Da - Vườn du lịch - Phú An - Cái Sâu - sông Hậu - sông Cần Thơ: tuyến du lịch này xuất phát từ Ninh Kiều để đến tham quan chợ nổi Cái Răng, thưởng thức trái cây tại nhà dân, sau đó khách du lịch sẽ được tham quan kênh rạch ở Phú An và Cái Sâu. Trên đường về, thuyền đưa khách du


lịch dọc sông Cần Thơ, sông Hậu tham quan cảnh sông nước, nét sinh hoạt của người dân địa phương dọc hai bên bờ sông.

+ Cần Thơ - Khu du lịch sinh thái Thuỷ Tiên - vườn cò Bằng Lăng: đi bằng ôtô khách du lịch sẽ theo quốc lộ 91 tham quan du lịch sinh thái Thuỷ Tiên, thưởng thức không khí miệt vườn, bộ sưu tập phong lan, bonsai, những hòn non bộ độc đáo, động vật quí hiếm…. và dùng trái cây Nam Bộ tại khu du lịch. Tiếp tục khách du lịch sẽ tham quan vườn cò Bằng Lăng, là hệ sinh thái đặc trưng của thành phố Cần Thơ với hàng nghìn con cò, bạn cò rất thú vị.

3.2. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững thành phố Cần Thơ‌


3.2.1. Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch sinh thái‌

Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch sinh thái có tác động trực tiếp nhiều mặt đến tài nguyên và môi trường, cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Ngoài ra, nó còn có tác động gây ra những áp lực tiềm tàng (tác động lâu dài) ảnh hưởng tới tài nguyên và môi trường du lịch trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch trong chiến lược phát triển du lịch bền vững của thành phố Cần Thơ cần thiết áp dụng các giải pháp như sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý thức gìn giữ và bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch. Xây dựng ý thức bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch từ những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch. Gắn giáo dục bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia và hoạt động du lịch. Vận động khách du lịch, cư dân địa phương và cộng đồng tham gia làm sạch đẹp môi trường du lịch qua chương trình thích hợp, kịp thời khắc phục những hành vi ô nhiễm môi trường du lịch từ hoạt động du lịch.

- Kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý nhà nước về du lịch nói chung và tài nguyên môi trường nói riêng. Quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới những nhận thức quan trọng về vai trò của tài nguyên – môi trường du lịch với sự phát triển bền vững của ngành. Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp qui về quản lý tài


nguyên – môi trường du lịch trên cơ sở luật bảo vệ môi trường và luật du lịch đã ban hành, có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn phát triển du lịch, đặc biệt trong các dự án có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm môi trường, bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng của tài nguyên du lịch, mang lại hiệu quả thiết thực cho cư dân địa phương và lâu dài cho xã hội.

- Thiết lập cơ cấu tổ chức để đảm bảo một phần lợi nhuận từ hoạt động du lịch trong các khu du lịch sinh thái, di tích văn hoá lịch sử (thông qua bán vé) được sử dụng để tái đầu tư cho chính các nơi đó.

- Lập lại trật tự an toàn vệ sinh tại các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, điểm tham quan. Áp dụng các biện pháp chế tài, xử lý vi phạm luật bảo vệ môi trường đối với bất kỳ ai vi phạm để cho thấy việc bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch là một vấn đề cực kỳ quan trọng.

- Gắn phát triển kinh tế - xã hội của thành phố với việc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch sinh thái của Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long một cách bền vững.


3.2.2. Quảng bá du lịch sinh thái‌

- Công tác quản bá cho du lịch sinh thái là hết sức quan trọng, nếu thực hiện tốt được việc này khi lượng thông tin về các sản phẩm du lịch sinh thái của Cần Thơ được quảng bá rộng rãi chắc chắn lượng khách đến với Cần Thơ còn tăng cao. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin thì đa phần du khách tìm hiểu thông tin về Cần Thơ thông qua Internet như vậy cần xây dựng website riêng của Cần Thơ chuyên đề quảng bá du lịch. Đề xuất một số nội dung của website như sau:

+ Bản đồ du lịch tại Cần Thơ, bản đồ các khu du lịch sinh thái Cần Thơ.

+ Nét đặc trưng của Cần Thơ: áo bà ba, khăn rằn, mua bán sông nước, lối sống của nông dân vùng nông thôn, phương tiện đi lại (ghe, xuồng, vỏ lãi…) và cho thấy được Cần Thơ là thành phố trẻ, năng động với tốc độ phát triển nhanh.


+ Đối với các địa điểm du lịch, cần nêu rõ khi đến các địa điểm này du khách có thể tìm thấy những gì, nên tham gia các hoạt động gì. Mỗi địa điểm cụ thể cần có hình ảnh minh họa và đề xuất một số loại phương tiện đi lại cho du khách lựa chọn.

+ Các món ăn ngon, các quán ăn nổi tiếng kèm theo các món ăn nên chú giải thêm cho du khách về hương vị, cách chế biến, địa chỉ,…

+ Một số loại trái cây ở Cần Thơ, đặc điểm từng loại, mùa thu hoạch, giá trị dinh dưỡng.

+ Các địa điểm lưu trú, có địa chỉ số điện thoại liên lạc, giá tham khảo để du khách lựa chọn.

+ Gợi ý một số món quà mà du khách có thể mua về làm quà khi đến Cần Thơ, nên nêu cụ thể địa điểm mua sắm và giá tham khảo.

+ Giới thiệu các công ty và các dịch vụ du lịch của các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Cần Thơ để du khách dễ dàng liên hệ khi quyết định du lịch Cần Thơ.

+ Nên tạo diễn đàn trên website để du khách có thể đưa ra nhận xét về dịch vụ du lịch tại Cần Thơ cũng như giáp đáp những thắc mắc của du khách.

+ Cần thống nhất các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch của thành phố Cần Thơ, tăng cường hỗ trợ kinh phí và tiền ngân sách cho các hoạt động quảng bá du lịch trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch để tạo dựng hình ảnh mới của du lịch Cần Thơ nơi hội tụ “văn minh sông nước Cửu Long” giới thiệu hoạt động du lịch hấp dẫn độc đáo của một đô thị ven sông Hậu với 4 loại hình: du lịch sông nước – du lịch vườn – du lịch văn hoá lịch sử cách mạng truyền thống và đặc biệt là du lịch dịch vụ MICE (hội nghị, khen thưởng, triển lãm, mua sắm, chữa bệnh, nghỉ dưỡng...) giới thiệu truyền thống yêu người, mến khách của con người Cần Thơ “Năng động – Nhân ái – Hào hiệp – Thanh lịch”, từng bước xây dựng thành công thương hiệu du lịch sinh thái Cần Thơ trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

- Tăng cường vận dụng công nghệ thông tin vào công tác quảng bá xúc tiến du lịch, nâng cấp website du lịch Cần Thơ, giới thiệu – bán hàng qua mạng. Tranh thủ

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí