Phát Triển Bền Vững Và Các Nguyên Tắc Phát Triển Bền Vững

- Nước bẩn: Nước từ các đống rác không chỉ làm nhiễm bẩn đất ngay tại chỗ, mà còn bị nước mưa cuốn đi và làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt và nước ngầm ở nơi xa hơn nữa.

b) Chất thải rắn là nguồn chứa mầm bệnh

Chất thải là nguồn chứa nhiều loại mầm bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh đường ruột (tả lỵ, thương hàn…). Các vi khuẩn này có thể sống nhiều ngày trong đất, nước và có nguy cơ gây ra những bệnh dịch.

c) Chất thải rắn là nơi hoạt động của sinh vật trung gian (như ruồi, chuột, gián)

Chất thải rắn, đặc biệt là những chất thải có thành phần hữu cơ cao như rác, phân người và gia súc là nguồn cung cấp thức ăn và có vai trò quyết định trong vấn đề sinh sản của ruồi. Từ những đống rác dơ bẩn, lưu cữu do không được thu gom, vận chuyển kịp thời, ruồi nhặng đậu vào, kiếm thức ăn và đẻ trứng. Sau đó, chúng lại đậu vào những thức ăn của con người (do không được che đậy, bảo quản tốt) để làm nhiệm vụ trung gian là vận chuyển mầm bệnh đường ruột vào cơ thể con người. Ngoài ra, các đống rác và cống rãnh còn là nơi hoạt động của chuột, bọ, gián… chính là nơi phát sinh các ổ dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hoá.

Theo nhiều điều tra nghiên cứu và thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 5 triệu người, trong đó có 4 triệu trẻ em bị chết vì các loại bệnh có liên quan đến chất thải.

d) Chất thải rắn chiếm dụng không gian và làm mất mỹ quan đô thị, tạo nếp sống kém văn minh

Chất thải rắn không chỉ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người mà còn chiếm dụng đất đai, không gian sống của con người.

Nếu không có biện pháp xử lý đúng đắn, chất thải rắn càng nhiều thì chiếm diện tích đất càng lớn và càng làm mất mỹ quan đô thị. Nơi nào không có chất thải rắn tồn đọng, nơi đó sẽ sạch sẽ, quang đãng và đảm bảo mỹ quan, tăng thêm giá trị của cảnh quan và thể hiện nếp sống văn minh ở trình độ cao.

Việc xử lý chất thải rắn không hợp lý có thể gây ra những tác động lớn đối với môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế - văn hoá - du lịch của đô thị như hình:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.


Hình 1 1 Tác động của việc xử lý CTR sinh hoạt không hợp lý 1 1 1 4 1

Hình 1.1: Tác động của việc xử lý CTR sinh hoạt không hợp lý [1]

1.1.4. Phát triển bền vững và các nguyên tắc phát triển bền vững

a, Phát triển bền vững và các nguyên tắc phát triển bền vững

“ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ” [15].

Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.

Các nguyên tắc phát triển bền vững:

- Con người là trung tâm của phát triển bền vững.

- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội, với khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên theo nguyên tắc “mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi”.

- Bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển, phải áp dụng đồng bộ các công cụ pháp lý và kinh tế, kết hợp với tuyên truyền vận động.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

b, Mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mục tiêu phát triển bền vững

Mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mục tiêu phát triển bền vững là

xây dưn

g hê ̣thống thu gom , xử lý và kiểm soát có hiêu

quả chất thải rắn phát sinh

̀ các nguồn khác nhau ; bảo vệ tốt mỹ quan và cải thiên

chất lươn

g môi trường

sống; sử duṇ g có hiêu quả cać nguồn taì nguyên từ rać .

Để thưc

hiên

đươc

muc

tiêu trên trong quá trình phát triển cần phải thưc

hiên

đươc

các nôi

dung cơ bản sau :

- Từng bước nâng cấp hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trong thiết kế quy hoac̣ h các hê ̣thống xử lý chất thải rắn . Thành lập và phát triển hệ thống giám sát để bảo đảm tốt công tác vệ sinh môi trường trong quản lý chất thải rắn .

- Đẩy mạnh công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp

tại các đô thị và khu công nghiệp, tìm nơi chôn lấp xa khu dân cư hoặc sử dụng công nghệ tái chế để tái sử dụng hoặc chế biến làm phân bón.

- Củng cố và tăng cường năng lực cho các cơ quan có nhiệm vụ quản lý và ̉ lý chất thải rắn.

- Thành lập các ban liên ngành để quản lý chất thải rắn với người đứng đầu là lãnh đạo các cấp chính quyền tương ứng [15].

1.1.5. Quản lý tổng hợp và vai trò của hệ thống thông tin địa lý GIS trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

1.1.5.1. Quản lý tổng hợp

a, Giới thiệu về quản lý tổng hợp chất thải rắn

Quản lý tổng hợp chất thải: cách tiếp cận này cho phép xem xét tổng hợp các khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải như môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các hợp phần của hệ thống quản lý chất thải (giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp) chứ không chỉ tập trung vào duy nhất công nghệ xử lý (chôn lấp, tái chế, tái sử dụng,...) theo cách truyền thống. Phương pháp tiếp cận này được xem như một giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vững khi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và quản lý môi trường trong từng điều kiện cụ thể [39].


Hình 1 2 Mô hình quản lý tổng hợp chất thải 39 b Kết hợp các giải pháp 2

Hình 1.2: Mô hình quản lý tổng hợp chất thải [39]

b, Kết hợp các giải pháp chiến lược về quản lý chất thải

Mô hình kết hợp các giải pháp trong chiến lược quản lý chất thải bao gồm tất cả các phương án quản lý chất thải, thay vì chỉ tập trung vào công tác xử lý (thu gom, chôn lấp) truyền thống trước đây. Các giải pháp quản lý chất thải được lựa chọn có thể bao gồm việc giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, sản xuất phân hữu cơ, thu hồi năng lượng,... nhằm làm giảm dòng chất thải đưa ra bãi chôn lấp, từ đó tăng thời gian sử dụng của bãi chôn lấp và giảm chi phí cả về kinh tế lẫn môi trường trong công tác quản lý chất thải rác, khí thải và nước rỉ rác. Việc tính toán dịch chuyển dòng thải này trong quy hoạch quản lý chất thải là cơ sở để xác định nhu cầu về năng lực thu gom chất thải và thời gian sử dụng bãi chôn lấp.

Để có các giải pháp quản lý chất thải trong điều kiện thực tế cần có sự hiểu biết nhất định về thành phần và tính chất của dòng thải. Đây là đặc tính quan trong, nhờ đó các nhà chuyên môn, nhà quản lý đề xuất các giải pháp quản lý rác thải phù hợp và tối ưu nhất cho mình. Các giải pháp quản lý này có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

c, Kết hợp các khía cạnh liên quan

Phần lớn các hoạt động trong quản lý chất thải là các quyết định về công nghệ, tài chính, luật pháp hay cưỡng chế thi hành, xử phạt hành chính. Tất cả các hoạt động này cần được kết hợp vào trong các quyết định về quản lý chất thải. Ví dụ khi lựa chọn vị trí xây dựng bãi chôn lấp, việc chọn địa điểm vì lý do ít tốn

kém là chưa đầy đủ; người ra quyết định cần phải xác định cả các tác động môi trường tiềm tàng tại mỗi địa điểm, các tác động xã hội đối với người dân địa phương và cả sự ủng hộ của họ đối với địa điểm đề xuất; công nghệ chôn lấp cũng phải phù hợp cho công tác vận hành; đủ năng lực để tiến hành đánh giá tác động môi trường cho bãi chôn lấp.

d, Kết hợp các bên liên quan

Nhiều cá nhân, tập thể và tổ chức có liên quan có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định về quản lý chất thải. Trong quản lý tổng hợp chất thải, cần thu thập ý kiến phản hồi của các đối tượng bị ảnh hưởng bởi quy hoạch và quản lý. Phương pháp tiếp cận có thể là tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc họp công khai, các cuộc điều tra nghiên cứu, phỏng vấn hoạt động của các ban thẩm định, ban tư vấn. Lắng nghe và hành động với các thông tin đầu vào như vậy không chỉ giúp hoàn thiện thiết kế các dự án quản lý chất thải, mà còn làm tăng nhận thức và tạo sự đồng tình và ủng hộ của những đối tượng chịu ảnh hưởng từ các dự án đó.

Mặt khác sự kết hợp của các bên liên quan còn được hiểu như là nhu cầu hợp tác trong cung cấp các dịch vụ quản lý chất thải và chia sẻ thông tin. Việc cung cấp các dịch vụ này có thể bao gồm sự cộng tác, hợp tác của các tổ chức cộng đồng, các nhóm không chính quy, khu vực tư nhân và chính quyền thành phố, hoặc từng tổ chức này có thể hoạt động độc lập. Tất cả các bên liên quan có thể hỗ trợ nhau thực hiện các dịch vụ và làm tăng hiệu quả cung cấp dịch vụ nói chung. Ở Việt Nam chiến lược xã hội hóa trong quản lý chất thải đang được thực hiện có kết quả ở nhiều địa phương với sự kết hợp giữa các bên liên quan trong quản lý chất thải.

e, Thứ tự ưu tiên trong quản lý tổng hợp chất thải

Trong tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải thì phòng ngừa là nguyên tắc hàng đầu. Phòng ngừa là ngăn chặn sự phát thải hoặc tránh tạo ra chất thải. Giảm thiểu là việc làm để sự phát thải là ít nhất. Khi sự phát thải được giảm tới mức bằng 0 thì đó là sự phòng ngừa tuyệt đối. Phòng ngừa được coi là phương thức tốt nhất để giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn phát sinh.

Phòng ngừa và giảm thiểu là hai nấc thang trên cùng trong thang bậc quản lý chất thải. Trong kinh tế chất thải, bản chất của phòng ngừa là ngăn chặn tối đa

sự phát sinh chất thải trong mọi hoạt động kinh tế (sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng). Tái sử dụng và tái chế là hai nấc thang tiếp theo, sau cùng là thu hồi và tái chế chất thải.

1.1.5.2. Vai trò của hê ̣thống thông tin đia rắn sinh hoạt

lý GIS trong công tác quản lý chất thải

Với các tính năng đặc biệt, GIS cho phép người sử dụng có thể quản lý các dữ liệu thuộc tính lẫn không gian phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống thu gom - vận chuyển chất thải rắn của thành phố .

Hệ thống thu gom - vận chuyển có ứng dụng GIS: nếu nhà quản lý quyết

định ứng dụng GIS càng sớm thì họ chỉ tốn thời gian và công sức cho một lần nhập liệu vào máy tính tuy nhiên họ hoàn toàn có thể quản lý được các dữ liệu cả về thuộc tính lẫn không gian. Khi cần thay đổi thông tin, người quản lý có thể ngồi tại văn phòng để điều chỉnh mà không cần phải khảo sát thực tế. Như vậy sẽ giảm được thời gian và công sức cho người quản lý. Hơn nữa, thông qua GIS người quản lý có thể nhìn được tổng thể hệ thống thu gom và xem được thông tin của bất kỳ điểm thu gom hay các tuyến vận chuyển hoặc chỉnh sửa, cập nhật các thông tin mới [9][13].

1.2. Cơ sở pháp lý

1.2.1. Văn bản phá p luât củ a nhà nư, ơćhcính phủ

- Luật số 52/2005/QH11: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2006.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ.

- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ.

- Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên Môi trường sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ.

- Thông tư số 121 /2008/TT-BTC ngày 12-12-2008 Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn .

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ.

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ.

- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp.

- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

- Quyết điṇ h số 2149/QĐ- TTg ngày17-12-2009 về viêc

phê duyêṭ chiến lươc

quốc gia về quản lý tổng hơp chât́ thaỉ rắn đêń năm2025, tâm̀ nhìn đêń năm2050 .

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

- Thông tư số 41/2010/TT-BTNMT ngày 28/12/2010 về việc Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 về việc Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 261:2001 “Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế”.

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 320:2004 “Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế”.

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 6705:2000 “Chất thải rắn không nguy hại - Phân loại”.

1.2.2. Văn bản phá p luât củ a tỉnh Quảng Ninh

- Quyết điṇ h số 856/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 06-4-2010 về việc ủy quyền thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động của môi trường tỉnh Quảng Ninh.

- Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 01/6/2005 của Ban thường vụ tỉnh Uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Quyết định số 270/QĐ-UB ngày 26/01/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2025.

- Quyết định số 4252/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

1.3. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022