Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoaṭ tại địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp quản lý theo muc̣ tiêu phát triển bền vững - 2

DANH MUC‌

CÁ C HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THI


Hình 1.1: Tác động của việc xử lý CTR sinh hoạt không hợp lý 9

Hình 1.2: Mô hình quản lý tổng hợp chất thải 11

Hình 1.3: Tỉ lệ phát sinh CTRSH tại các loại đô thị Việt Nam năm 2007 21

Hình 1.4: Hệ thống quản lý chất thải rắn tại một số đô thị Việt Nam 23

Hình 1.5. Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng, tái chế xử lý và tiêu hủy chất thải rắn 24

Hình 2.1: Sơ đồ thành phố Hạ Long 29

Hình 2.2: Sơ đồ mô hình DPSIR 33

Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long 36

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoaṭ thành phố Hạ Long 49

Hình 3.3: Khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom, vận chuyển tại 51

thành phố Hạ Long từ năm 2008 đến 2013 51

Hình 3.4. Khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom, vận chuyển tại thành phố Hạ Long năm 2012 52

Hình 3.5: Quy trình thu gom CTR SH ở thành phố Ha ̣Long 54

Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ theo phương án 1 75

Hình 3.7: Sơ đồ cộng nghệ theo phương án 2 76

Hình 3.8: Hình thức thu gom chất thải rắn từ các nguồn phát sinh tập trung 78

MỞ ĐẦU


I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Chất thải sinh hoạt hiện đang là một trong những nguồn lớn gây ra ô nhiễm môi trường. Quản lý rác thải là một trong những vấn đề bức xúc tại khu vực đô thị và công nghiệp tập trung ở nước ta. Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt ngày càng được nhà nước, xã hội và cộng đồng quan tâm.

Thành phố Hạ Long - trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh - có đặc điểm tự nhiên độc đáo, tài nguyên thiên phú là Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới 2 lần được UNESCO công nhận và phong tặng. Vịnh Hạ Long không chỉ là niềm tự hào của tỉnh Quảng Ninh mà còn của miền Bắc, của cả nước Việt Nam. Hạ Long có lợi thế vô cùng to lớn về tiềm năng khai thác du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng đối với du khách trong nước và quốc tế . Vì vậy Hạ Long đã phát triển thành phố du lịch ; một trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc và số lượng khách du lịch đứng thứ 2 chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh. Hiện đã có khoảng 20 khách sạn lớn (nhiều khách sạn 4, 5 sao) với hơn 2.000 phòng có thiết bị đầy đủ đón khách quốc tế và hơn 300 khách sạn nhỏ. Các bãi tắm như Bãi Cháy, Thanh Niên, Tuần Châu ngày càng được tu bổ, phát triển, ngoài ra một công viên vui chơi đã hình thành...Tuy nhiên, ấn tượng với khách du lịch đến với vịnh Hạ Long không chỉ là đến với di sản thiên nhiên thế giới mà còn là ấn tượng đối với một đô thị du lịch, với môi trường trong lành, văn minh, lịch sự, người dân thân thiện và mến khách. Để làm được điều đó, công tác quản lý chất thải sinh hoạt của một khu đô thị du lịch như thành phố Hạ Long được đặt lên hàng đầu. Tạo ra một môi trường trong sạch, độc đáo và văn minh, cũng như tạo lập được ý thức giữ gìn môi trường của người dân và du khách là một việc làm không hề đơn giản, nhất là với một trung tâm du lịch lớn nhất nhì cả nước như TP Hạ Long. Bảo vệ môi trường, tạo lập một môi trường bền vững là công tác của toàn xã hội, trong đó có công tác quản lý rác thải sinh hoạt, đặc biệt là quản lý chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng đối với việc tạo dựng một hình ảnh đẹp của một đô thị du lịch trong lòng du khách trong nước

và quốc tế, góp phần gia tăng lượng khách du lịch và để du khách đã và sẽ đến TP Hạ Long mang ấn tượng đẹp về di sản thiên nhiên thế giới, qua đó quảng bá và tuyên truyền cho Hạ Long trở thành một trong những điểm đến ấn tượng nhất của cả Châu Á và thế giới.

Công nghiệp, du lic̣ h và dic̣ h vu ̣của TP Hạ Long phát triển đã và đang gây ra

những vấn đề bức xúc về môi trường .Với tổng lương rać trung bình mỗi ngày hai

bãi rác thải của thành phố là Hà Khẩu và Hà Khánh (thường gọi là bãi rác Đèo Sen) tiếp nhận quản lý khoảng 240 tấn rác thải. Trong đó, bãi rác Đèo Sen tiếp nhận quản lý rác thải thuộc các phường phía Đông và địa bàn trung tâm của TP Hạ Long (khoảng 4.583 tấn/tháng), bãi rác Hà Khẩu tiếp nhận, quản lý rác thải của các phường phía Tây thành phố (khoảng 2418 tấn/tháng) bao gồm cả rác thải sinh hoaṭ

lân

rác thải công nghiêp

(đạt tỷ lệ thu gom 93% đối với khu vực trung tâm và 85%

các khu vực xa trung tâm).

Tuy nhiên, vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hạ Long cũng còn một số tồn tại như: Các nhà máy quản lý rác thải còn gần khu dân cư, một số tuyến đường, điểm trung chuyển rác còn bẩn, các điểm tập kết rác chưa được vệ sinh, ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của một bộ phận cơ quan, doanh nghiệp, người dân

còn hạn chế như: Chưa thực hiện quản lý nước thải, rác thải theo quy trình, không chấp hành thu gom, phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, hệ thống hạ tầng kỹ thuật về môi trường còn thiếu, chưa đồng bộ...

Thực tế điều tra, khảo sát tại 2 cơ sở tiếp nhân rać cho thấy chưa đủ khả năng

̉ lý , gây tồn đoṇ g rác từ những năm 2009 lên đến 10.000 tấn rác, trong khi hiêṇ tại một phần rác phải chuyển đến tận thành phố Cẩm Phả để xử lý .

Đặc biệt do tình hình tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững ; cơ sở hạ tầng quản lý chất thải còn thiếu thốn; sức ép dân số; tốc độ đô thị hoá cao; thể chế và hệ thống quản lý đô thị bền vững chưa đồng bộ; trình độ khoa học công nghệ công nghiệp ở mức trung bình chưa hiện đại , gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên và môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, và những khó khăn bất cập để hướng tới

“ Thành phố bền vững về môi trường”, giải thưởng cao quý mà TP Hạ Long vinh dự cùng 10 thành phố khác trong khu vực ASEAN được nhận .

Do vậy đề tài “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp quản lý theo mục tiêu phát triển bền vững” là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của thành phố nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

II. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long theo mục tiêu phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoaṭ trên địa bàn TP Ha ̣Long nhằm tìm ra những bất cập , tồn tại cần giải quyết.

- Dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Hạ Long.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long theo mục tiêu phát triển bền vững.

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt

- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

IV. Kết cấu luận văn

Luận văn được trình bày gồm có các phần: Mở đầu, 3 chương chính, kết luận

- khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, cụ thể như sau: Mở đầu

Chương I: Tổng quan tài liệu

Chương II. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu Chương III: Kết quả nghiên cứu

Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo

Phụ lục


1.1. Cơ sở lý luận

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn và quản lý chất thải rắn

1.1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn

Theo quan niệm chung: Chất thải rắn (CTR) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống [21].

Theo quan điểm mới: CTR đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là CTR đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.

Thuật ngữ “Chất thải rắn sinh hoạt” được đề cập trong luận văn này là những chất liên quan đến hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả…

1.1.1.2. Khái niệm về quản lý chất thải rắn

Quản lý chất thải rắn là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, tho gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ chất thải rắn theo phương thức tốt nhất nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan. Quản lý thống nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chương trình quản lý thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu đặc biệt quản lý chất thải rắn [17].

Nguyên tắc quản lý chất thải rắn:

- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

- Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.

- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn khó phân huỷ, có khả năng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.

- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

Các công cụ quản lý chất thải rắn

- Công cụ điều chỉnh vĩ mô: Luật pháp, chính sách

- Công cụ hành động: Quy định hành chính, xử phạt, kinh tế (thuế, phí…)

- Công cụ hỗ trợ: GIS, mô hình hóa, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường.

1.1.2. Nguồn phát sin,hđặc điểm, thành phần, tính chất chấ t thải rắ n sinh hoaṭ

1.1.2.1. Nguồn phá t sinh chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải rắn phát sinh từ nhà ở của dân;

- Chất thải rắn từ các cơ quan, trường học;

- Từ các khu dịch vụ, thương mại, chợ;

- Từ đường phố, quảng trường, công viên.

- Chất thải rắn sinh hoạt (loại thông thường phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở công nghiệp, y tế, làng nghề,...).

1.1.2.2. Đặc điểm, thành phần, tính chất của chất thải rắn sinh họat

CTRSH phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt rất đa dạng của con người. Thành phần lý, hóa học của CTRSH đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, khí hậu và nhiều yếu tố khác. Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm...; Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng..., chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp… (xem Bảng 1.1 và 1.2).

Bảng 1.1. Điṇ h nghia

thành phần CTR sinh hoat


Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy

được:



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoaṭ tại địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp quản lý theo muc̣ tiêu phát triển bền vững - 2


a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy

Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh


b. Hàng dệt

Có nguồn gốc từ các sợi

Vải, vải vụn, quần áo cũ, rách len


c. Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm

Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô


d. Gỗ, củi, rơm, rạ

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre,

rơm,…

Đồ dùng bằng gỗ: bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa,...


e. Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ nhựa, xô chậu

nhựa, ống nước nhựa, vỏ dây điện,...

f. Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su

Bóng, giầy, ví, băng cao su

2. Các chất không cháy:


Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị

nam châm hút


Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, định, ốc vít, dao, nắp

lọ

a. Các kim lọai sắt

b. Các kim lọai phi sắt

Các vật liệu và sản phẩm

không bị nam châm hút

Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ

đựng

c. Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm

được chế tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng

thủy tinh, bóng đèn,...


d. Đá và sành sứ

Bất kỳ các lọai vật liệu không cháy khác ngoài kim

loại và thủy tinh.

Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, đồ gốm,…


3. Các chất hỗn hợp

Tất cả các vật liệu và sản phẩm khác không phân lọai trong bảng này. Loại này có thể phân thành hai phần:

kích thước > 5mm và lọai ≤ 5mm

Đá cuội, cát, đất,…

Nguồn:Trần Hiếu Nhuệ và nnk , 2001. [21]

Bảng 1.2. Các loai

chất thải đăc

trưng từ nguồn thải sinh hoat



TT

Nguồn thải

Thành phần chất thải


1

Khu dân cư và thương mại:

Chất thải thực phẩm , giấy, Carton, Nhưạ , Vải (quần áo cũ , rách; tã lót , khăn vê ̣sinh , cao su , rác vườn, gỗ, nhôm, kim loại chứa sắt.



2


Chất thải đặc biệt

Chất thải thể tích lớn , Đồ điện gia dụng : bóng đèn, bóng đèn túyp , tivi, máy tính hỏng ,Rác vườn thu gom riêng , đồ dùng mỹ phẩm (thuốc nhuôṃ tóc ), pin, bình ác quy , dầu, lốp xe , chất thải nguy hại


3

Chất thải công sở, trường học

Như đã trình bày ở mục chất thải khu dân cư và khu thương mại, nhưng chủ yếu là giấy lọai, bìa carrton, nhựa


4


Chất thải dịch vụ

Chất thải thực phẩm, giấy báo, carton, giấy lọai hỗn hợp, chai lọ nước giải khát, can sữa và nước uống, nhựa hỗn hợp, vải, giẻ rách,…phát sinh từ

khu vực nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng, cửa hiệu,…

5

Chất thải đường phố,

nơi công cộng

Rác, đất cát, bụi do quét rửa đường phố; xác

động vật, cỏ, cành lá cây, gốc cây,...


6

CTRSH trong các cơ sở

công nghiệp, y tế, làng nghề

Như đã trình bày ở mục chất thải khu dân cư và khu thương mại, chất thải dịch vụ

Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và nnk, 2001. [21]


đồng

1.1.3. Tác động của chấ t thải rắ n sinh hoat

đối với môi trường và sức khỏe cộng

a) Chất thải rắn làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh (đất, nước, không khí…)

Chất thải rắn nếu không được thu gom, vận chuyển và xử lý sẽ làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh, làm cho tình trạng vệ sinh nhà ở, khu dân cư sút kém, có thể thấy rõ qua 3 yếu tố chính mùi hôi, bụi và nước bẩn.

- Mùi hôi (xú uế): Dưới tác động của vi sinh vật hoại sinh (các sinh vật nhỏ ăn các thành phần rác hữu cơ như lá, vỏ cây, thức ăn thừa… sẽ bị phân huỷ và sinh ra những khí độc (như H2S, CH4) các khí độc này bay vào không khí sẽ làm ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện nóng ẩm như nước ta, quá trình phân huỷ sẽ xảy ra càng nhanh và nguy cơ ô nhiễm môi trường càng lớn.

- Bụi: Bụi từ các đống rác (trên đường phố, ngõ xóm, khu dân cư…) khi gặp gió hoặc khi quét dọn sẽ bay lên làm nhiễm bẩn không khí, dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp cho công nhân vệ sinh và cho mọi người khác một cách dễ dàng.

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí