Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoaṭ tại địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp quản lý theo muc̣ tiêu phát triển bền vững - 12

lớn nên hiện tại từ giai đoạn 2010 đến 2030 các loại rác tái chế sẽ được làm hợp đồng đưa đến các nhà máy tái chế tư nhân. Chính vì thế ta sẽ không thiết kế các nhà máy tái chế.

* Lựa chọn hình thức xử lý chất thải rắn hữu cơ

Lựa chọn quy trình sản xuất compost để xử lý chất thải rắn hữu cơ. Quá trình compost là một quy trình xử lý sinh học, được thực hiện bởi hoạt động sống của hơn 12 loài vi sinh vật và các sinh vật nhỏ. Sản phẩm hữu cơ cuối cùng là mùn.

Công nghệ ủ hiện nay được áp dụng rộng rãi là: ủ hiếu khí và ủ hiếm khí Nhìn chung quy trình chế biến compost là quy trình đơn giản có mức vốn đầu tư vừa phải và sản phẩm tạo ra có khả năng cải tạo đất trồng vì thế có thể thu hồi một phần vốn cho quá trình sản xuất compost. Ngược với quy trình ủ hiếu khí thì phân hủy kị khí là quy trình phức tạp đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt và vốn đầu tư cao, nếu muốn tận dụng khí mêtan làm nhiên liệu thì phải đầu tư thêm hệ thống thu khí và máy phát điện, các sản phẩm sinh ra nếu không kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến môi trường.

Do vậy với mục tiêu tái sử dụng tối đa chất thải rắn nhưng ít ảnh hưởng đến môi trường ta lựa chọn phương pháp ủ hiếu khí trong quá trình chế biến compost.

3.6.3.4. Xử lý thải bỏ

Theo phương án thiết kế cho hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố Hạ Long, lộ trình từ nơi thu gom chất thải đến khu liên hợp xử lý (bao gồm các khu: trạm phân loại, khu tái chế, khu sản xuất phân compost và bãi chôn lấp) khá gần (< 16 km) chính vì thế trạm trung chuyển là không cần thiết. Do vậy rác thu gom sẽ được vận chuyển trực tiếp đến trạm phân loại.

* Chức năng

Trạm phân loại được thiết kế với mong muốn chất thải rắn tiếp tục được phân loại triệt để sau khi đã được phân loại tại nguồn. Không chỉ phân loại, trạm phân loại còn là nơi tiếp nhận rác từ nơi thu gom.

* Thiết kế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Trạm phân loại được xây dựng và thiết kế trên nền tảng phục vụ cho việc phân loại chất thải rắn thành 2 loại hữu cơ và vô cơ do vậy tại khuôn viên trạm hình thành

nên 2 khu vực. Khu vực 1 là nơi dành cho việc tiếp nhận chất thải rắn hữu cơ và khu vực 2 sẽ tiếp nhận chất thải rắn vô cơ sau thu gom. Bao gồm các công trình sau:

Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoaṭ tại địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp quản lý theo muc̣ tiêu phát triển bền vững - 12

- Cổng vào, nhà bảo vệ, văn phòng

- Trạm cân

- Sàn tiếp nhận chất thải rắn hữu cơ

- Sàn tiếp nhận chất thải rắn vô cơ

- Sàn phân loại chất thải rắn hữu cơ

- Sàn phân loại chất thải rắn vô cơ

- Khu vực chứa chất thải sau khi phân loại, trước khi đưa đi tái chế hay chôn lấp

- Khu vực để xe xúc, xe vận chuyển

Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ khác như: hệ thống thu, dẫn nước rỉ rác; hệ thống thu khí…

Trạm được thiết kế theo dạng lưu trữ chất thải công suất lớn và phân loại, hoạt dộng của trạm được mô tả như sau: Tất cả những xe chuyên chở chất thải rắn đến trạm đều phải qua khâu kiểm tra ở trạm cân. Sau đó, các xe này sẽ được người điều khiển hướng dẫn nơi đổ chất thải tùy theo rác thải hữu cơ hay vô cơ.

* Phương tiện lưu trữ

Sử dụng sàn tiếp nhận có mái che kiêm lưu trữ chất thải rắn. Sẽ có 2 sàn tiếp nhận, sàn tiếp nhận chất thải rắn hữu cơ và sàn tiếp nhận chất thải rắn vô cơ. Tại đây sẽ có xe xúc xúc rác lên sàn phân loại.

* Phương tiện vận chuyển: sử dụng xe tải thông thường để vận chuyển rác thải.

Rác hữu cơ: sau khi phân loại sẽ được vận chuyển đến khu sản xuất phân compost.

Rác vô cơ có khả năng tái chế: sau khi được phân loại ra từng thành phần khác nhau như giấy, nhựa, kim loại sẽ được nén ép, đóng kiện và được vận chuyển đến kho lưu trữ.

- Rác vô cơ không có khả năng tái chế: sẽ được vận chuyển đến bãi chôn lấp.

* Cách thức tiếp nhận rác

Chất thải rắn từ các điểm hẹn trong thành phố được vận chuyển đến trạm phân loại sau khi qua cổng, dưới sự chấp nhận của bảo vệ, xe được di chuyển lên trạm cân. Tại đây, xe sẽ được cân gồm trọng lượng xe và khối lượng chất thải. Sau

khi cân xe sẽ được hướng dẫn đi đến sàn tiếp nhận hữu cơ hay vô cơ, tại đây xe đổ chất thải xuống. Sau khi đổ rác xe quay ra trạm cân để cân xe lần nữa, tính khối lượng rác vào sàn tiếp nhận.

Trạm cân

Nhằm phục vụ cho công tác quản lý và có thể tính toán chi phí cũng như theo dõi khối lượng chất thải rắn qua các năm, cần phải có tập số liệu thống kê lượng chất thải rắn được vận chuyển vào khu xử lý. Do đó, việc xác định khối lượng chất thải rắn đưa vào khu xử lý là rất cần thiết. Số cầu cân được chọn để xe đi vào ra khu xử lý là 2 cân, việc tính toán, đầu tư được tính toán cho đến năm 2030.

Trạm cân được thiết kế gồm 2 cầu cân, 1 cân xe rác hữu cơ và 1 cân xe rác vô cơ, diện tích mỗi cân 63m2, chiều rộng cân 3,5 m, chiều dài 18m. Tải trọng của 1 cân là 40 tấn. Nhà điều hành trạm cân cũng chính là phòng bảo vệ.

Tất cả các xe vận chuyển trước khi ra khỏi khu xử lý đều phải hạn chế đất và rác dính bám trên xe.

Sàn tiếp nhận rác hữu cơ

Xe ép vào sàn tiếp nhận, chất thải rắn được đổ thẳng xuống. Đổ xong, xe ép di chuyển ra khỏi sàn, rác được xe xúc xúc đổ lên băng chuyền phân loại rác hữu cơ.

Công tác vệ sinh sàn: Do tính chất của loại chất thải tiếp nhận tại sàn là chất hữu cơ nên loại chất thải này thường có mùi cho dù chu kỳ thu gom là một lần một ngày và sinh ra nhiều lượng nước rỉ rác, nên công tác vệ sinh ở đây gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, phải thiết kế hệ thống xử lý khí để ngăn mùi hôi. Mỗi khi xe ép vào, ra đều phun chế phẩm. Mọi thiết bị, mặt sàn tiếp nhận được phun chế phẩm liên tục theo chu kỳ. Kèm theo đó là hệ thống phun sương hơi nước những lúc xe vận chuyển về đông để giảm bụi trong không khí trong sàn tiếp nhận.

Riêng đối với nước sinh ra từ rác sẽ cùng với nước từ quá trình vệ sinh của trạm theo các rãnh thoát nước chảy đến hồ chứa nước thải của khu xử lý. Tại đây, một phần nước thải sẽ được tuần hoàn cung cấp cho quá trình lên men rác thô trong quá trình sản xuất phân compost, còn lại sẽ được chuyển đến trạm xử lý của bãi chôn lấp.

Sàn tiếp nhận chất thải rắn vô cơ

Xe ép vào sàn tiếp nhận, chất thải rắn được đổ thẳng xuống. Đổ xong, xe ép di chuyển ra khỏi sàn, rác được xe xúc xúc đổ lên băng chuyền phân loại rác hữu cơ.

Công tác vệ sinh sàn: Rác mà sàn tiếp nhận là rác vô cơ nên công tác vệ sinh sàn đơn giản hơn so với sàn tiêp nhận rác hữu cơ do lượng nước cũng như mùi hôi phát sinh ra từ rác ít. Nước phát sinh sẽ theo các rãnh thoát nước chảy đến hồ chứa nước thải của khu xử lý. Ở đây tuy lượng nước thải sinh ra ít nhưng vào mùa mưa lượng nước sinh ra từ rác cũng đáng kể.


hoạt.

3.6.4. Ứng hê ̣thống thông tin đia

lý GIS trong công tác quản lý chất thải rắn sinh

Mục tiêu của ứng dụng GIS là xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải sinh hoạt và thành lập bản đồ quản lý các tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt về trạm xử lý tập trung .


a) Công tác chuẩn bị: Thu thập dữ liệu

*) Dữ liệu thuộc tính gồm các loại tài liệu liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt : Khối lượng chất thải rắn sinh, thành phần, tính chất, phương tiện thu gom, thời gian thu gom, công nghệ xử lý …

*) Dữ liệu không gian: Thu thập bản đồ giao thông, bản đồ hành chính của thành phố Hạ Long, bản đồ vị trí các khu ở, khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

b) Công tác biên tập:

*) Thiết kế mô hình ứng dụng GIS để quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hạ Long.

Công đoạn thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu cho quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hạ Long dựa vào sơ đồ sau:

- Đầu vào: là các dữ liệu liên quan đến chấ t thải rắn sinh hoạt và các dữ liệu khác phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt , như: lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm tập trung rác của khu dân cư , thành phần chất thải rắn sinh hoạt, tỷ trọng chất thải rắn sinh hoạ t, thời gian thu gom , phương tiện và nhân lực thu gom, địa điểm các điểm tập trung chất thải rắn sinh hoạt ... Tiến hành số hoá bản đồ phục vụ cho công tác quản lý các điểm tập trung chất thải rắn sinh hoạt , tuyến thu gom, xây dựng cơ sở dữ liệu cho bản đồ , xây dựng các dữ liệu thuộc tính về

chất thải rắn sinh hoạt , như: thông tin về thành phần chất thải rắn sinh hoạt , sinh hoạt chất thải rắn , quản lý trang thiết bị và nhân sự cho công ty môi trường đô thị của thành phố Hạ Long.

- Cập nhật: Là công đoạn không thể thiếu trong công tác quản quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Hạ Long bằng hệ GIS , ở đây phần mềm dùng để cập nhật thông tin là phần mềm Microsof Exel, phần mềm để biên tập và vẽ bản đồ là phần mềm Mapinfo Professional.

- Đầu ra: Kết quả cuối cùng sẽ nhận được một hệ quản lý cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt (điểm tập trung chất thải rắn và tuyến thu gom , quản lý cơ sở vật chất và nhân lực cho công ty môi trường đô thị thành phố Hạ Long.

*) Xây dựng cơ sở dữ liệu

- Dữ liệu không gian

- Các loại bản đồ nền dữ liệu vectơ thu thập được như bản đồ hành chính thành phố Hạ Long , bản đồ giao thông thành phố Hạ Long , bản đồ vị trí các khu dân cư thành phố Hạ Long và các tuyến thu gom vận chuyển chất thải rắn sin h hoạt.

- Các tuyến thu gom thì từ dạng dữ liệu số *dgn tiến hành chuyển sang phần

mềm Mapinfo sau đó chuẩn hóa, tách lọc các lớp thông tin cần thiết để tạo các bản đồ nền.

- Tọa độ địa lý các trạm trung chuyển, tọa độ công ty môi trường thì được thu nhận qua máy định vị toàn cầu GPS.

Để thuận lợi cho việc số hóa , truy cập và quản lý thông tin nên sắp xếp và

quản lý như sau : lớp lưới toa

đô ̣, lớp chú dân

, lớp đia

danh , lớp kí hiêu

, lớp tuyến

thu gom , lớp vi ̣trí các khu dân cư , lớp ranh gi ới huyện , thị xã , lớp tram chuyển, lớp công ty môi trường, lớp khu xử lý rác thải.

trung

- Dữ liệu thuộc tính: Thiết kế các lớp bản đồ (Table) và các trường dữ liệu thuộc tính gồm có tên trường, loại dữ liệu, độ rộng dữ liệu:

+ Lớp cơ sở dữ liệu quản lý chung cho công ty gồm các trường: Tencongty, lienlienhedoanhnghiep, Diachi.

+ Lớp cơ cấu tổ chức của công ty: với lớp này thì thực hiện liên kết nóng Hotlink đến 1 file dạng Word (*.wor) hoặc Image (*.JPG) để tiện theo dõi.

+ Lớp quản lý nhân sự trong công ty: STT, Tennvien, chucvu.

+ Lớp quản lý trang thiết bị của công ty: STT, Tenthietbi, soluong.

+ Lớp quản lý hiên

traṇ g chất thải rắn công nghiêp

: STT, Thanhphan, tyle%.

+ Lớp tính chất thải rắn công nghiêp̣ : STT, tyle%.

+ Lớp quản lý khối lượng rác thải theo nguồn gốc phát sinh và thu gom.

+ Lớp tuyến thu gom : ID, tenduong, chieudaituyen, khoiluongthugom, loaixethugom, sothung.

+ Lớp quản lý các trạm trung chuyển: STT, Ten, vitri, dientich, congsuat

+ Lớp quản lý khu xử lý rác thải : ID (Integer), tenkhuxuly, vitri, dientich, nluchoatdon, congnghexuly.

Sau khi thiết kế CSDL ta tiến hành tách lớp và nhập dữ liệu đã tách. Có nhiều cách thực hiện nhập dữ liệu thuộc tính.

- Ta có thể nhâp trực tiếp thông qua trên thanh Drawin g

- Liên kết dữ liệu bản đồ và thông tin thuộc tính thông qua truy vấn SQL select:

- Đây là cách liên kết dữ liệu mà tác giả đã sử dụng..

- Liên kết thông qua Hotlink : Môt số sơ đồ tổ chức , nhân sự của công ty

không nhập bằng những cách đã nêu mà thực hiện liên kết nóng Hotlink

Sau khi nhập dữ liệu ta có bảng dữ liệu thuộc tính các trạm trung chuyển, các tuyến thu gom, nhân sự, thiết bị thu gom..

Sử dụng công nghệ GIS góp phần quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách hiệu quả và đạt được những kết quả sau:

- Xây dựng cơ sơ dữ liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Hạ

Long trên cơ sở thực hiện chuyển đổi dữ liệu gốc từ khuôn dạng *dgn sang Mapinfo.

- Kết quả cuối cùng thu được các bản đồ có chứa đầy đủ các thông tin về chất thải rắn sinh hoạt và bản đồ chứa những thông tin về các điểm tập trung chất thải rắn, thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng rác thải sinh hoạt, quản lí về thiết bị và nhân sự cho công ty môi trường, xác lập các tuyến thu gom, các điểm tập trung chất thải rắn sinh hoạt.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Với vị trí là nơi giao nhau của Tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh. Trước sự phát triển nóng về kinh tế, xã hội trong những năm vừa qua, đã tác động trên nhiều mặt về môi trường trên địa bàn thành phố Hạ Long. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt đang là vấn đề bức xúc, là mối quan tâm của các ban, ngành và các cấp chính quyền thành phố và của tỉnh.

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được quan tâm triển khai với phương thức xã hội hóa, bước đầu đã có những kết quả thiết thực nhưng còn bất cập, chưa sâu rộng và thống nhất nên hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế. Kết quả thu gom và xử lý chất thải rắn tỷ lệ mới đạt khoảng 93%, lượng rác thải tồn đọng không được xử lý tại các bãi rác khá lớn, rác thu gom có thành phần hỗn tạp không phân loại trước khi chôn lấp. Việc thu gom, vận chuyển rác tại các địa bàn hẻo lánh, xa trung tâm hiệu quả thấp, người dân còn tùy tiện đổ rác trực tiếp ra những ao, hồ, bãi đất trống gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường chung.

Hai bãi rác: Đèo Sen và Hà Khẩu tiếp nhận, xử lý rác thải của toàn thành phố bằng hình thức chôn lấp. Thực tế đều không đảm bảo vệ sinh và đang đứng trước nguy cơ quá tải, theo quy hoạch sẽ đóng cửa vào năm 2015. Đối với quy trình vận hành và duy tu bảo dưỡng tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện vi phạm không chôn, lấp rác thải cuối ngày, việc sử dụng chế phẩm vi sinh, vôi bột, thuốc diệt ruồi không đủ liều lượng, nhiều điểm đổ rác đã dừng đổ thải nhưng không chôn lấp. Đây đang là một điểm nóng về môi trường tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân khác nhau như: Cơ chế, chính sách, hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý, nguồn vốn đầu tư, năng lực trách nhiệm của các bên liên quan cũng như nhận thức và ý thức của người dân... Để khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn theo mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hạ Long cần thực hiện:

- Quản lý theo phương thức tổng hợp, phòng ngừa giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ hàng đầu, chú trọng tái chế, tái sử dụng.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn, thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc dữ liệu về chất thải rắn.

- Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện, yêu cầu của địa phương.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức tham gia của cộng đồng cùng với tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm;

- Tăng cường huy động mọi nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho công tác quản lý chất thải rắn.

2. Khuyến nghị

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu xin khuyến nghị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh một số nội dung như sau:

- Cần thực hiện việc phân loại rác tại nguồn và có các chương trình tuyên truyền để người dân và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn, cách thực thực hiện công việc này một cách hữu hiệu nhất.

- Thí điểm triển khai quy trình thu gom rác đổi mới tại các phường trọng điểm, xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn. Lựa chọn phương án phân loại chất thải tại nguồn phát sinh thành 2 thành phần: rác hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm, các thành phần khác có nguồn gốc hữu cơ) và rác vô cơ. Lựa chọn phương án xử lý là: Ủ rác lên men sản xuất phân compost (ủ trong container) tái chế đối với thành phần rác hữu cơ, hợp đồng đưa đến các nhà máy tái chế tư nhân với thành phần rác vô cơ và chôn lấp với phần rác còn lại.

- Điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đã được phê duyệt tại Quyết định số 4252/QĐ- UBND ngày 25/12/2009 và định hướng quản lý chất thải rắn thành phố Hạ Long

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cho phù hơp

́i thưc

tiên

; Cùng với việc

chỉ đạo xây dựng các quy định, quy chế, tiêu chí phối hợp quản lý chất thải rắn trên địa bàn.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chung của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường trên địa bàn. Vận động nhân dân xây dựng nếp sống hợp vệ sinh, ký cam kết trách nhiệm bảo vệ môi trường; Đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra chấn chỉnh việc thực hiện, xử lý nghiêm các vi phạm và động viên khen thưởng kịp thời.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022