Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển du lịch - 5


- Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Tính đồng nhất tương đối của các thành phần tự nhiên trong một cấp phân vị thể hiện ở chỗ dù nó có đồng nhất để làm cơ sở cho phân chia lãnh thổ thành một cấp phân vị lớn (được xác định bởi sự thống nhất của một số thành phần tự nhiên - hay các tiêu chí), nhưng trong bản thân mỗi cấp phân vị lớp đó các thành phần tự nhiên cũng có sự phân hóa khác nhau, đây là cơ sở để phân chia thành các cấp phân vị nhỏ hơn. Đối với lãnh thổ Phú Yên, trong phân vùng ĐLTN cho PTDL cũng áp dụng nguyên tắc này.

- Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ: Đây là nguyên tắc để đảm bảo các đơn vị phân vùng trong một lãnh thổ phải có sự nối tiếp nhau nhưng có những đặc điểm tự nhiên khác nhau.

* Phương pháp phân vùng

Các phương pháp sử dụng trong phân vùng ĐLTN tỉnh Phú Yên cho PTDL:

- Phương pháp thực địa: Thực địa được tiến hành theo các tuyến và điểm để phát hiện các nhân tố chủ đạo trong sự phân hóa các địa tổng thể, phát hiện các ranh giới phân hóa của các thành phần tự nhiên (thể hiện ở các thành phần như địa hình, thực vật, các dạng thắng cảnh). Đồng thời, thực địa cũng để kiểm chứng lại các ranh giới đã vạch ra trên bản đồ để có những điều chỉnh thích hợp.

- Phương pháp nhân tố chủ đạo: Phương pháp này dựa trên cơ sở của tính không đồng nhất về giá trị của các nhân tố tự nhiên. Nhân tố chủ đạo là nhân tố có tính quyết định tới sự hình thành và có khả năng tác động mạnh đến các nhân tố khác của mỗi cấp địa tổng thể. Nhân tố chủ đạo trong phân vùng ĐLTN tỉnh Phú Yên cho PTDL là địa hình, vì điạ hình sẽ chi phối đến các nhân tố tự nhiên khác.

- Phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên: Thiên nhiên là một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh, các thành phần tự nhiên có tác động qua lại với nhau và tác động đến sự PTDL. Vì thế, khi tiến hành phân vùng ĐLTN tỉnh Phú Yên cho mục đích PTDL đã áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên là địa hình, khí hậu, sinh vật.

- Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ phân tầng độ cao địa hình, bản đồ phân vùng khí hậu, bản đồ lớp phủ thực vật (có tỷ lệ 1:100.000), đối chiếu, so sánh, xác định ranh giới, điều chỉnh ranh giới các tiểu vùng. Thành lập bản đồ phân vùng bằng phần mềm Mapinfor.

* Tiêu chí phân chia tiểu vùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Mục tiêu của luận án là nghiên cứu về ĐKTN và TNTN cho mục đích PTDL, nên các tiêu chí lựa chọn để phân chia các tiểu vùng sẽ là các yếu tố gắn với sự PTDL,


Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển du lịch - 5

gồm: địa hình và tài nguyên địa hình; khí hậu và tài nguyên khí hậu; sinh vật và tài nguyên đa dạng sinh học; thắng cảnh tự nhiên; khả năng khai thác LHDL.

- Địa hình và tài nguyên địa hình: Địa hình ảnh hưởng đến việc đi lại để tiếp cận điểm du lịch và các dạng địa hình tạo nên cảnh quan cho khu vực. Nhìn chung địa hình Phú Yên có độ cao không lớn, chủ yếu là đồng bằng và đỗi núi thấp. Tuy nhiên vẫn có sự phân hóa: khu vực ven biển và đồng bằng phía Đông có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng dễ tiếp cận điểm du lịch; khu vực đồi núi phía Bắc, phía Tây, phía Nam có địa hình cao, bị chia cắt nên việc đi lại gặp khó khăn hơn. Về tài nguyên địa hình cho PTDL ở Phú Yên như sau: ở khu vực núi có các thác nước, khu vực đồi vào cao nguyên kết hợp với thảm thực vật tạo nên hệ thống cảnh quan đẹp; khu vực ven biển là hệ thống đầm phá, vũng vịnh, bãi biển, đảo ven bờ, gành đá, mũi đá.

- Khí hậu và tài nguyên khí hậu: Ảnh hưởng đến thời gian HĐDL trong năm. Trên nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu của Phú Yên cũng có sự phân hóa về lượng mưa, nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết cực đoan (gió phơn Tây Nam mạnh, giông lốc) theo từng khu vực địa hình nên ảnh hưởng của khí hậu đến du lịch sẽ khác nhau ở mỗi khu vực. Khu vực miền núi chịu ảnh hưởng của dông, lốc nhiều hơn khu vực đồng bằng ven biển. Khu vực cao nguyên và núi cao phía Tây có khí hậu mát mẻ hơn khu vực ven biển phía Đông.

- Sinh vật và tài nguyên đa dạng sinh học: Sinh vật trên địa bàn Phú Yên điển hình cho sinh vật nhiệt đới. Tuy nhiên sự phân bố các loài sinh vật phụ thuộc và độ cao địa hình và đặc điểm môi trường sống. Nhiều HST đã tạo nên các giá trị cảnh quan hết sức hấp dẫn đối với du lịch: HST rừng tự nhiên phân bố ở khu vực núi thấp; HST nông nghiệp phân bố ở dải đồi thấp và đồng bằng; xung quanh các đảo ven bờ là hệ sinh thái san hô và cỏ biển.

- Thắng cảnh tự nhiên: Trên địa bàn tỉnh Phú Yên thắng cảnh rất đa dạng, ở mỗi khu vực địa hình sẽ có những dạng thắng cảnh đặc trưng. Khu vực ven biển là các thắng cảnh gắn với hệ thống đầm phá, vũng vịnh, gành đá, mũi đá, bãi biển…Ở khu vực đồi núi là các thắng cảnh gắn với các hồ, thác nước, khu bảo tồn thiên nhiên…

- Khả năng khai thác LHDL: Dựa trên các đặc trưng riêng về TNDL của mỗi khu vực sẽ là điều kiện để khai thác các LHDL khác nhau. Ở khu vực miền núi là nơi tập trung các thác nước và rừng tự nhiên nên thích hợp với LHDL tham quan và sinh thái, khu vực cao nguyên có tiềm năng cho LHDL tham quan và nghỉ dưỡng núi, khu vực ven biển phân bố của các bãi biển, đầm, vịnh thích hợp phát triển các LHDL đặc trưng của biển (nghỉ dưỡng biển, thể thao biển…).


* Hệ thống phân vị trong phân vùng địa lí tự nhiên cho du lịch ở Phú Yên

Diện tích tự nhiên tỉnh Phú Yên không lớn, các yếu tố tự nhiên có sự phân hóa không qúa phức tạp, nên hệ thống phân vị trên địa bàn nghiên cứu được xác định gồm 2 cấp: Vùng -> Tiểu vùng.

- Vùng: Dựa vào sự phân hóa thực tế của ĐKTN, tài nguyên du lịch tự nhiên, theo đó cấp phân vị vùng được xác định dựa vào tiêu chí nhân tố kiến tạo - địa mạo và sự tương đồng về nguồn gốc phát sinh.

- Tiểu vùng: Mục đích của phân vùng ĐLTN trên lãnh thổ nghiên cứu cho PTDL, do đó để phân chia thành các tiểu vùng thì cần đảm bảo các yếu tố tự nhiên (các tiêu chí phân chia tiểu vùng) phải ảnh hưởng đến du lịch và có sự phân hóa trong không gian. Các tiêu chí lựa chọn để phân chia các tiểu vùng tự nhiên ở Phú Yên được xác định, bao gồm: địa hình, khí hậu, thảm thực vật, thắng cảnh tự nhiên và khả năng khai thác LHDL.

b. Phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch.

Phương pháp đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL của luận án được đánh giá bằng thang điểm tổng hợp có trọng số, kết hợp sử dụng phương pháp đánh giá định tính và bán định lượng. Mức độ thuận lợi của các địa tổng thể được thể hiện bằng điểm số và phân thành các cấp (mức) khác nhau.

b1. Phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các điểm tài nguyên và cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với các bãi biển.

Các bước đánh giá như sau:

Bước 1: Xác định tiêu chí đánh giá

Việc xác định các tiêu chí đối với mỗi chủ thể đánh giá trong luận án được tiến hành như sau:

1) Xác định tiêu chí đối với đánh giá cho các điểm tài nguyên thiên nhiên:

Cở sở để xác định các tiêu chí đánh giá các điểm TNTN ở Phú Yên cho PTDL:

- Dựa trên sự kế thừa: Qua nghiên cứu các công trình của các tác giả như Đặng Duy Lợi (1992) [28]; Phạm Trung Lương (2000) [25]; Nguyễn Thế Chinh (1995) [39]; Hồ Công Dũng (1996) [40]; Đào Ngọc Cảnh (2016) [41], cho thấy các tiêu chí được đa số các tác giả sử dụng để đánh giá cho các điểm du lịch gồm: độ hấp dẫn du lịch, sức chứa du lịch, thời gian khai thác du lịch, vị trí và khả năng tiếp cận, khả năng liên kết du lịch, quy mô điểm du lịch, độ bền vững du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hiệu quả khai thác du lịch.


- Dựa trên nguyên tắc các tiêu chí phải ảnh hưởng rõ rệt đến chủ thể đánh giá: Đối với đánh giá theo điểm TNTN cho PTDL thì các yếu tố ảnh hưởng đến HĐDL tại điểm du lịch sẽ được chọn là tiêu chí đánh giá. Với đặc trưng về tự nhiên của Phú Yên cũng như sự phân bố và đặc điểm của các điểm TNTN, các yếu tố có ảnh hưởng đến HĐDL tại các điểm du lịch được lựa chọn là: 1) Độ hấp dẫn của tài nguyên; 2) Mức độ độc đáo/duy nhất của tài nguyên; 3) Sức chứa du lịch của điểm tài nguyên; 4) Thời gian khai thác du lịch; 5) Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên; 6) Độ bền vững của tài nguyên; 7) Khả năng kết nối du lịch. Do đó, đây cũng là 07 tiêu chí để đánh giá cho các điểm TNTN.

- Dựa trên kết quả xin ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý du lịch: 10/10 ý kiến trong phiếu khảo sát đều đồng ý với việc sử dụng 07 tiêu chí như trên để đánh giá TNTN cho PTDL ở Phú Yên.

Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá như sau:

Tiêu chí 1: Độ hấp dẫn của tài nguyên (H)

Tiêu chí độ hấp dẫn của tài nguyên là tiêu chí quan trọng nhất trong đánh giá điểm tài nguyên vì nó là yếu tố nội lực đóng vai trò quyết định trong thu hút du khách. Độ hấp dẫn có tính tổng hợp cao, thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, nét đặc sắc và độc đáo của tài nguyên tự nhiên và nhân văn [4]. Độ hấp dẫn du lịch được thể hiện ở số lượng và chất lượng của tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều LHDL.

Tuy nhiên, nét đẹp của tự nhiên còn tùy vào cảm nhận và đánh giá của riêng từng du khách. Do đó, xác định được độ hấp dẫn của tự nhiên là một việc làm rất khó khăn, mang nhiều yếu tố cảm tính.

Dựa vào ý kiến của du khách và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, cũng như dựa vào đặc điểm tự nhiên của Phú Yên, tiêu chí độ hấp dẫn trong luận án được xác định gồm các chỉ tiêu: Cảnh quan tự nhiên, sự phân loại thắng cảnh, các giá trị bổ sung (sự có mặt của TNDL văn hóa), khả năng khai thác các LHDL. Tuy nhiên, ở tiêu chí này, các yếu tố về TNDL văn hóa chỉ được xem xét là yếu tố bổ trợ để tăng tính hấp dẫn của điểm TNTN chứ không được đánh giá.

Tiêu chí 2: Mức độ độc đáo/duy nhất của tài nguyên (D)

Tính độc đáo/duy nhất của TNTN là yếu tố xác định mức độ đặc thù của SPDL, giúp phân biệt SPDL đặc thù với các SPDL khác. Tính độc đáo/duy nhất về TNTN tạo nên sự khác biệt của tài nguyên, nó được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh


thổ. Trong luận án, lãnh thổ so sánh của tiêu chí này được chia thành 04 cấp: 1) quốc tế;

2) quốc gia; 3) địa phương; 4) các TNDL chưa được xếp hạng.

Tiêu chí 3: Sức chứa du lịch của điểm tài nguyên (S)

“Sức chứa và độ bền vững của tài nguyên đối với HĐDL chính là một đặc điểm hệ thống, phản ánh mối quan hệ giữa nhóm khách du lịch và TNDL. Nếu tập trung một lượng khách quá lớn trong một lãnh thổ có hạn sẽ huỷ hoại tự nhiên. Vì vậy cần phải xác định giới hạn chịu tải. Phải lựa chọn những HĐDL nào không gây ra tổn thất cho sự cân bằng sinh thái và cho khả năng phục hồi của cảnh quan” [42].

Khi đánh giá sức chứa cho điểm du lịch cần xét đến các dạng sức chứa: sức chứa khả năng/tự nhiên, sức chứa thực tế, sức chứa cho phép (hay sức chứa tối ưu). Sức chứa tự nhiên (Physical Carrying Capacity - PCC) là số khách tối đa mà điểm, tuyến tham quan có thể chứa dựa trên tiêu chuẩn cá nhân (không gian trung bình cho mỗi người) được tính bằng đơn vị diện tích/người. Sức chứa thực tế (Real Carrying Capacity - RCC) là sức chứa tự nhiên trừ đi các biến số điều chỉnh và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương về sinh học, khí hậu, môi trường... Sức chứa cho phép (Effective Carrying Capacity - ECC) là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi mức độ quản lý du lịch [43; 44; 45]. Đánh giá sức chứa du lịch không thể theo xu thế càng nhiều du khách càng tốt mà là càng phù hợp càng tốt [4].

Qua phân tích các tài liệu [44; 46; 47; 48; 49; 50; 51; 52], có thể kết luận giá trị của sức chứa cho phép (ECC) có ý nghĩa quan trọng về mặt vật lý, sinh học, tâm lý xã hội và quản lý. Như vậy, khi tính sức chứa cho du lịch thì sức chứa cho phép (ECC) là phù hợp nhất, ECC cũng là sức chứa mà luận án đã sử dụng để đánh giá cho điểm TNTN.

* Công thức tính sức chứa du lịch

Luận án đã sử dụng công thức tính sức chứa của Boullon (1985) và của Ceballos

- Lascurain (1996). Công thức này đã được nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu: Nguyễn Thị Sơn [52]; Nguyễn An Thịnh [44]; Nguyễn Thanh Tưởng [45]; Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam [53].

+ Sức chứa tự nhiên (PCC - Physical carrying capacity): là số khách tối đa mà khách tham quan có khả năng chứa đựng trên tiêu chuẩn cá nhân trung bình.

PCC được tính như sau:



Trong đó:

PCC = A x

x Rf



khách/m2

A: Diện tích dành cho du lịch (Area for tourist use). Đơn vị: m2

V/a: Tiêu chuẩn cá nhân trung bình (Individual standard). Đơn vị: số


Rf: Hệ số quay vòng (Rotation factor). Rf được tính như sau:

Rf =


+ Sức chứa thực tế (RCC – Real carrying capacity): là sức chứa tự nhiên trừ đi các hệ số giới hạn (các yếu tố bất lợi cho phát triển du lịch), căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương như môi trường, mức độ chịu đựng của hệ sinh thái, các phong tục tập quán... RCC được tính như sau:

RCC = PCC x x

x x


Trong đó: Cf là các biến số điều chỉnh. Đơn vị: %. Cf được tính như sau:


Trong đó:

Cf =

x 100

M1: Mức độ hạn chế của biến số; Mt: Tổng số khả năng của biến số Các hệ số giớ hạn ở Phú Yên bao gồm:

– Hệ số giới hạn về thời tiết.

+ Hệ số giới hạn về mưa, bão và các hiện tượng thời tiết đặc biệt (gió phơn Tây Nam mạnh, dông lốc, sương mù) trong năm thường xảy ra tại các khu vực làm cản trở các hoạt động của khách du lịch.

+ Hệ số giới hạn về giờ nắng trong năm gây ra khó chịu cho khách.

– Hệ số giới hạn về môi trường: Hệ số giới hạn về mức độ ô nhiễm từ chất thải, rác thải, nước thải trong thời gian nhất định nào đó tác động ức chế đối với khách.

– Hệ số giới hạn về ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Được xác định bằng số lượng thời gian chịu đựng của hệ sinh thái so với số ngày trong năm.

+ Sức chứa cho phép (ECC - Effective carrying capacity): là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi mức độ quản lý du lịch. ECC được tính như sau:

ECC = RCC x X%

Trong đó: X% là mức độ quản lý chỉ đáp ứng được một tỷ lệ phần trăm yêu cầu nhất định của hoạt động du lịch.

Hệ số giới hạn về năng lực quản lý bao gồm công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý tài nguyên, quản lý môi trường.


Trong đánh giá sức chứa cho các điểm TNTN ở Phú Yên, luận án đã vận dụng công thức chung như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, ở mỗi điểm tài nguyên cụ thể cần xác định các LHDL phù hợp để đánh giá, mỗi LHDL sẽ có các hệ số hạn chế khác nhau, nên việc xác định các hệ số hạn chế cho từng LHDL cũng được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa điểm.

Tiêu chí 4: Thời gian khai thác du lịch (T)

Thời gian khai thác HĐDL quyết định đến tính chất thường xuyên hay mùa vụ của HĐDL, từ đó có liên quan trực tiếp đến phương pháp khai thác, đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch.

Thời gian khai thác HĐDL được xem xét dưới góc độ tác động của các yếu tố khí tượng đến HĐDL, có liên quan trực tiếp đến điều kiện khí hậu của điểm du lịch. Các công trình nghiên cứu [14; 29; 30; 45], đã sử dụng các chỉ tiêu cho tiêu chí thời gian khai thác HĐDL, gồm: số ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người. Đây cũng là các chỉ tiêu mà luận án sử dụng để đánh giá cho tiêu chí thời gian khai thác du lịch.

+ Để xác định số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con người, các tác giả Đặng Duy Lợi [28], Nguyễn Hữu Xuân [14], Nguyễn Đăng Tiến [30] đã sử dụng giản đồ thực nghiệm về tương quan giữa các yếu tố khí hậu là nhiệt độ không khí (0C) và độ ẩm tuyệt đối trung bình (mb). Giản đồ này đã được Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) công nhận và sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá các điều kiện khí hậu cho mục đích du lịch. Luận án cũng đã sử dụng giản đồ này (giản đồ nhiệt - ẩm) để xác định số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con người.

“Giản đồ nhiệt - ẩm có các đường cong giới hạn phân chia mặt phẳng tọa độ ra thành các khu vực có các kiểu thời tiết khác nhau, những kiểu thời tiết này chính là cơ sở để đánh giá điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người. Các kiểu thời tiết bao gồm: lạnh (ít thích hợp); dễ chịu - gồm có ẩm và mát (rất thích hợp); hơi nóng (thích hợp) và nóng nực (ít thích hợp). Thời gian có điều kiện khí hậu thuận lợi, thích hợp nhất sẽ là lúc giá trị nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối của không khí nằm trong vùng dễ chịu” [28].

Theo số liệu quan trắc trung bình 10 năm (2009- 2018), điều kiện khí hậu ở Phú Yên không có tháng nào có nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối nằm trong vùng dễ chịu, chỉ có những tháng điều kiện khí hậu dễ chịu nhất là nằm ở vùng hơi nóng trên

26,9mb đối với trạm Tuy Hòa và nhiệt độ trung bình từ 22,5 - 25,1oC, độ ẩm tuyệt đối trung bình từ 22,6 - 25,4mn đối với trạm Sơn Hòa). Xét trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình thì các chỉ tiêu về nhiệt ẩm này được coi là thích hợp với sức khỏe con người. Nên tiêu chí thời gian khai thác du lịch trong luận án được xác định là: số ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người.

Trong luận án, giản đồ nhiệt - ẩm của trạm khí tượng Tuy Hòa, Sơn Hòa được sử dụng để phân tích kết quả. Các điểm đánh giá thuộc khu vực ven biển phía Đông sử dụng kết quả quan trắc của trạm Tuy Hòa để tính toán, các điểm đánh giá thuộc khu vực miền núi phía Tây thì sử dụng kết quả quan trắc của trạm Sơn Hòa.

+ Số ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch được xác định tổng số ngày trong một năm trừ đi số ngày có thời tiết không thuận lợi.

Đối tượng đánh giá của đề tài là điểm TNTN, địa bàn du lịch chủ yếu diễn ra ngoài trời, hoạt du lịch diễn ra thuận lợi khi thời tiết phù hợp. Những ngày có thời tiết đẹp, quang mây, không mưa bão, sấm chớp... sẽ là thời gian có thể triển khai các hoạt động du lịch. Ngược lại, những ngày thời tiết u ám, dông, mưa, bão, gió mạnh... không thuận lợi cho HĐDL.

Ở Phú Yên, khí hậu còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng gió phơn Tây Nam vào mùa hè, những ngày có gió phơn mạnh sẽ làm cho thời tiết cực khô nóng (nhiệt độ cao trên 370C, độ ẩm tương đối dưới 45%), kiểu thời tiết này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nên đây cũng là thời gian không thuận lợi cho HĐDL. Ngoài ra, khoảng cuối tháng 5 và tháng 6, ở Phú Yên có mưa và dông vào buổi chiều (mưa tiểu mãn), thời gian mưa ngắn nhưng cường độ mưa lớn và thường có sấm, chớp. Vì vậy, khi đánh giá luận án

cũng lưu ý vấn đề này để kết quả đánh giá được chính xác hơn.

Tiêu chí 5: Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên (K)

Khả năng tiếp cận điểm du lịch của du khách là một yếu tố ngoại lực quan trọng quyết định đến sự phát triển của mỗi điểm du lịch. Mỗi điểm du lịch có tiềm năng nội lựa cao đến đâu nhưng nếu không thể tiếp cận được thì mãi mãi chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng mà thôi [27].

Có nhiều cách đánh giá khả năng tiếp cận, có tác giả đã sử dụng cách tính khoảng cách từ trung tâm gửi khách chính đến địa phương quản lý tài nguyên du lịch, có tác giả sử dụng khoảng cách (km) từ trung tâm thành phố (của địa phương quản lý tài nguyên du lịch) đến các điểm du lịch để xác định khả năng tiếp cận. Các chỉ tiêu của

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí