Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển du lịch - 2


Bảng 3. 9: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí khả năng tiếp cận 85

Bảng 3. 10:Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí độ bền vững của tài nguyên 87

Bảng 3. 11: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí khả năng kết nối du lịch 90

Bảng 3. 12: Kết quả đánh giá tổng hợp cho 17 điểm tài nguyên thiên nhiên 93

Bảng 3. 13: Kết quả đánh giá ĐKTN cho LHDL nghỉ dưỡng gắn với bãi biển 98

Bảng 3. 14: Kết quả phân vùng địa lý tự nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên..102 Bảng 3. 15: Tổng hợp kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch theo các tiểu vùng tự nhiên 107

Bảng 4. 1: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của du khách đến du lịch Phú Yên… 114 Bảng 4. 2: Kết quả điều tra về các giải pháp nâng cao chất lượng du lịch Phú Yên ..114 Bảng 4. 3: Khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2010 – 2019 115

Bảng 4. 4: Doanh thu du lịch của Phú Yên giai đoạn 2010 - 2019 115

Bảng 4. 5: Kết quả khảo sát ý kiến người dân địa phương về tác động của du lịch đến đời sống người dân và môi trường 116

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Bảng 4. 6: Định hướng về quy mô khai thác tại các điểm du lịch 126

Bảng 4. 7: Định hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch theo các tiểu vùng tự nhiên 128

Bảng 4. 8: Các tuyến du lịch nội tiểu vùng 130

Bảng 4. 9: Các tuyến du lịch kết nối các tiểu vùng 131

Bảng 4. 10: So sánh định hướng khai thác TNTN cho PTDL của luận án với thực tiễn và quy hoạch PTDL của Phú Yên 136

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1: Phân loại loại hình du lịch theo UNWTO 5

Hình 1. 2: Quy trình thực hiện đề tài luận án 38

Hình 2. 1:Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên 41

Hình 2. 2: Mô hình số độ cao (DEM) tỉnh Phú Yên 44

Hình 2. 3: Rừng trồng ở cao nguyên Vân Hòa 50

Hình 2. 4: San hô ở Hòn Yến 51

Hình 2. 5: Vịnh Xuân Đài 55

Hình 2. 6: Đầm Ô Loan 55

Hình 2. 7: Hòn Yến 56

Hình 2. 8: Cù lao Mái Nhà 56

Hình 2. 9: Gành Đá Đĩa 56

Hình 2. 10: Núi Đá Bia 56

Hình 2. 11: Hồ Long Vân trên cao nguyên Vân Hòa 58

Hình 2. 12: Hồ thủy điện Sông Hinh 59

Hình 2. 13: Hồ Xuân Hương 59

Hình 2. 14: Đập Đồng Cam 61

Hình 2. 15: Thác H’Ly 61

Hình 2. 16: Bản đồ các điểm tài nguyên thiên nhiên cho du lịch tỉnh Phú Yên 64

Hình 3. 1: Ranh giới giữa đá bazan với đá granit 68

Hình 3. 2: Cảnh quan khu vực gành Đèn - gành Đá Đĩa 69

Hình 3. 3: Cảnh quan khu vực Hòn Yến khi thủy triều rút 70

Hình 3. 4: Rừng dừa ven Vịnh Xuân Đài 74

Hình 3. 5: Vũng Lắm 74

Hình 3. 6: Hai Tôm-bô-lô đối xứng ở bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa 75

Hình 3. 7: Giản đồ nhiệt - ẩm trạm Tuy Hòa 83

Hình 3. 8: Giản đồ nhiệt - ẩm trạm Sơn Hòa 83

Hình 3. 9: Ô nhiễm môi trường tại bãi tắm Sông Cầu 87

Hình 3. 10: Khoanh ruộng nuôi tôm ở đầm Ô Loan 88

Hình 3. 11: Bản đồ kết quả đánh giá các điểm tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên 96

Hình 3. 12: Các dạng thế nằm phản ánh nhiều giai đoạn phun trào của bazan gành Đá Đĩa 99

Hình 3. 13: Bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên tỉnh Phú Yên cho phát triển du lịch ...103 Hình 3. 14: Bản đồ kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch theo các tiểu vùng 109

Hình 4. 1: Bản đồ định hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên 133

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Du lịch là một ngành kinh tế phát triển dựa vào tài nguyên nên việc đánh giá, phân hạng mức độ thuận lợi của tự nhiên cho phát triển du lịch (PTDL) của một địa phương là một việc làm hết sức cần thiết. Kết quả đánh giá tổng hợp tự nhiên sẽ phân hạng được các mức độ thuận lợi của tự nhiên đối với PTDL, đây là cơ sở khoa học quan trọng để đưa ra định hướng khai thác các giá trị của tự nhiên trên lãnh thổ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời, việc đánh giá chi tiết theo các tiêu chí sẽ thấy được những lợi thế cũng như các hạn chế của từng điểm tài nguyên, từng tiểu vùng tự nhiên (TVTN) đối với PTDL, từ đó sẽ phát triển các điểm mạnh và khắc phục các hạn chế trong đầu tư khai thác cho phát triển du lịch của địa phương.

Phú Yên là tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, có TNTN phong phú, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo ra nhiều giá trị đặc biệt và trở thành những tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) độc đáo cho PTDL của địa phương. Ở khu vực ven biển phía Đông, TNTN có thể kể đến như: các bãi đá, gành đá (Gành Đá Đĩa, bãi Xép), vũng vịnh (Vịnh Xuân Đài, Vũng Rô), đầm phá (đầm Ô Loan, đầm Cù Mông); bãi biển (Bãi Bàng, Bãi Tràm, bãi biển Thành phố Tuy Hòa, bãi biển Long Thủy, Bãi Môn - Mũi Điện…); các đảo ven bờ (Hòn Chùa, Hòn Yến, Hòn Nưa, Cù Lao Mái Nhà…); đồi núi ven biển (núi Đá Bia, đồi Thơm). Ở khu vực đồi núi phía Tây cũng có nhiều dạng TNTN có giá trị cho PTDL: cao nguyên Vân Hòa, hồ thủy điện Sông Hinh, khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, thác H’Ly; suối nước nóng, nước khoáng Phú Sen, Lạc Sanh, Triêm Đức… Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng du lịch Phú Yên phát triển còn chậm, doanh

thu du lịch còn thấp hơn so với các tỉnh thành lận cận (chỉ bằng 1/2 Bình Định và 1/10 Khánh Hòa). Việc khai thác TNTN của Phú Yên phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế so với tiềm năng vốn có của nó, sản phẩm du lịch (SPDL) chưa phong phú, tiềm năng du lịch chưa được biến thành nguồn lực du lịch.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Phú Yên, du lịch đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2030 phát triển thành công các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: Du lịch và dịch vụ biển, nuôi trồng và khai thác hải sản, kinh tế hàng hải, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo và cách ngành kinh tế biển mới, cũng như khai thác các loại tài nguyên, khoáng sản biển khác. Như vậy, du lịch được ưu tiên hàng đầu trong phát triển KT - XH. Cho nên, việc nghiên cứu để PTDL của Phú Yên trong giai đoạn này là hết sức cần thiết.


Về nghiên cứu PTDL Phú Yên đã có Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025, của Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Phú Yên [1] và một số nghiên cứu có đề cập đến đánh giá tài nguyên cho PTDL. Tuy nhiên, các đề tài đó mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá chung, đánh giá sơ bộ trên một không gian rộng, chưa đưa ra các tiêu chí để đánh giá chi tiết cho các điểm tài nguyên, nên chưa thấy cụ thể những thuận lợi và hạn chế của điểm tài nguyên cho PTDL, đồng thời cũng chưa thấy sự phân hạng mức độ thuận lợi TNDLTN theo điểm tài nguyên và lãnh thổ một cách rõ nét.

Từ thực tiễn cho thấy, để khai thác hiệu quả TNTN, thúc đẩy du lịch Phú Yên phát triển mạnh, cần có những nghiên cứu mới về cả lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá đầy đủ, chi tiết về ĐKTN, TNTN, phân cấp được mức độ thuận lợi của các điểm TNDLTN, các loại hình du lịch (LHDL), các tiểu vùng tự nhiên (TVTN) làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng khai thác TNDLTN và phát triển SPDL của Phú Yên trong thời gian đến.

Với những lý do trên, NCS đã thực hiện đề tài “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển du lịch” làm luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

3. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận về đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ PTDL, vận dụng cho tỉnh Phú Yên.

- Phân tích, đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL theo các điểm tài nguyên.

- Phân tích, đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát triển một số LHDL tiêu biểu.

- Xây dựng bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên và đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ phát triển du lịch theo các đơn vị tiểu vùng.

- Định hướng phát triển các LHDL theo các điểm TNDLTN và theo các tiểu vùng địa lý tự nhiên.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi không gian: Toàn tỉnh Phú Yên với diện tích 5.045km2 và không gian biển đảo ven bờ.

4.2. Phạm vi thời gian: Số liệu và dữ liệu được thu thập phân tích trong giai đoạn 2009 đến 2018 và định hướng đến năm 2030.


4.3. Phạm vi khoa học: Luận án tập trung đánh giá các ĐKTN, TNTN thông qua các tiêu chí lựa chọn phục vụ cho định hướng PTDL tỉnh Phú Yên; luận án không đánh giá TNDL nhân văn mà chỉ xem xét với vai trò là yếu tố bổ sung trong đánh giá.

5. Các luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1: Vị trí địa lý cùng với các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, phân hóa đa dạng theo không gian là thế mạnh cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên.

Luận điểm 2: Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi ĐKTN, TNTN đối với PTDL ở các điểm TNTN, cho một số LHDL tiêu biểu và theo các TVTN kết hợp với phân tích thực trạng PTDL là cơ sở khoa học có tính tổng hợp cao cho việc đề xuất định hướng ưu tiên khai thác các điểm TNTN và không gian PTDL tỉnh Phú Yên.

6. Những điểm mới của đề tài

- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá nhằm xác định mức độ thuận lợi của ĐKTN, TNTN cho PTDL ở các điểm TNTN và các LHDL tiềm năng trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Nghiên cứu phân vùng ĐLTN làm cơ sở đánh giá mức độ thuận lợi cho PTDL theo các TVTN trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1. Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện phương pháp luận về đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ PTDL ở phạm vi cấp tỉnh.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn về tiềm năng thế mạnh cho PTDL Phú Yên, giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định không gian, LHDL theo hướng bền vững.

8. Cơ sở tài liệu

Để hoàn thành luận án, tác giả đã tham khảo sử dụng các loại tài liệu khoa học cụ thể sau:

- Tài liệu khoa học: các tài liệu nghiên cứu về ĐKTN, TNTN, qui hoạch phát triển KT-XH, qui hoạch PTDL tỉnh Phú Yên và các tài liệu liên quan khác.

- Tài liệu bản đồ: bản đồ hành chính, bản đồ nền địa hình tỉnh Phú Yên tỷ lệ 1/100.000 được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên.

- Số liệu khí tượng và thủy văn các trạm Sơn Hòa, Tuy Hòa; Số liệu thủy văn của các trạm Sơn Hòa, Tuy Hòa, Hà Bằng, Sông Cầu, Phú Lạc, Sơn Thành từ năm 2009

-2018.


- Dữ liệu thực địa và điều tra xã hội học do chính tác giả luận án thực hiện: 120 mẫu phiếu điều tra khách du lịch và 120 phiếu phỏng vấn cộng đồng địa phương tham gia du lịch và hoạt động du lịch tại các điểm đến và cán bộ tại các Ban quản lý du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh. Số liệu điều tra thực hiện trong năm 2018 và được xử lý bằng phần mềm Excel.

9. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận án gồm 4 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch

Chương 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

Chương 3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

Chương 4. Định hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Phú Yên cho phát triển du lịch


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌


1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số vấn đề lý luận chung

1.1.1.1 Một số khái niệm về du lịch

* Du lịch: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [2].

* Điểm du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” [2].

* Tuyến du lịch: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không” [3].

* Loại hình du lịch: “Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãn mục đích du lịch của khách du lịch” [4].

Có nhiều cách phân loại LHDL khác nhau, tuy nhiên, hiện nay hoàn chỉnh nhất là phân loại LHDL của Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Oganization - UNWTO) (hình 1.1).

Hình 1 1 Phân loại loại hình du lịch theo UNWTO trích theo 4 Đây cũng là những 1

Hình 1. 1: Phân loại loại hình du lịch theo UNWTO [trích theo 4]


Đây cũng là những LHDL phổ biến hiện nay, một số LHDL theo cách phân chia này cũng được chọn để đề xuất định hướng PTDL của Phú Yên.

* Du lịch tham quan: Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có TNDL với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của TNDL [3]. Trong luận án đã đề cập đến LHDL tham quan trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá, ở đây được hiểu là các hoạt động du lịch của du khách để tham quan, khám phá, trải nghiệm các di tích về đá gắn với quá trình thành tạo đá, quá trình khai thác sử dụng đá bazan của cư dân bản địa.

* Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường [2].

* Du lịch nghỉ dưỡng: Là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống [5]. Như vậy có thể hiểu, du lịch nghỉ dưỡng biển là du lịch nghỉ dưỡng của du khách ở vùng biển, đây là LHDL được chọn để đánh giá trong luận án.

* Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị của tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch [2].

Sản phẩm du lịch còn được phân biệt thành 02 loại:

- Sản phẩm du lịch chính: Là sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, có khả năng tạo dựng thương hiệu du lịch cho địa phương [6].

- Sản phẩm du lịch đặc thù: Là sản phẩm có các yếu tố hấp dẫn, độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ du lịch không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo [7].

* Sức chứa du lịch

“Sức chứa du lịch là số lượng người cực đại mà điểm du lịch có thể chấp nhận, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột giữa cộng đồng địa phương và du khách, không làm suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa” [8].

1.1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch

“TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành SPDL, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. TNDL bao gồm TNDLTN và TNDL văn hóa” [2].

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí