Các Khu Vực, Lĩnh Vực Và Đối Tượng Dễ Bị Tổn Thương Do Tác Động Của Bđkh Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh


4

2011 (ước)

6.459.000

2.536.000

5

2012 (ước)

7.005.000

2.490.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 1955-2011


Việc chuyển đổi đất tại Vườn quốc gia Bái Tử Long từ mục đích bảo tồn sang đất phát triển du lịch đã gây ra nhiều mâu thuẫn tại địa phương, đồng thời làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn ĐDSH của Vườn nói riêng và của tỉnh nói chung.

3.3.4. Tác động của Biến đổi khí hậu

Trong thời gian tới, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đối với các hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH tỉnh Quảng Ninh sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp với mức độ tác động là rất lớn, có thể làm thay đổi hoặc biến mất các hệ sinh thái đặc thù tại địa phương.

Bảng 3. 12. Các khu vực, lĩnh vực và đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh


TT

Yếu tố tác động


Vùng nhạy cảm, dễ tổn thương


Ngành/lĩnh vực dễ tổn thương


1


Gia tăng nhiệt độ

Trên địa bàn toàn tỉnh nhưng vùng ven biển chịu tác động mạnh nhất (Tp.Móng Cái, Vân Đồn, Yên Hưng, Cô Tô...

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) và an ninh lương thực.

- Sức khỏe cộng đồng (người cao tuổi, trẻ em, người lao động ngoài trời..)


2


Nước biển dâng

- Các huyện ven biển TP Hạ Long, Móng Cái, H.Yên Hưng (đảo Hà Nam), Cô Tô, Vân Đồn… và các khu vực có địa hình trũng thấp thuộc các huyện Ba Chẽ, Đông Triều.

- Hệ sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, rạn san hô.

- Huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, đảo Quan Lạn, Thanh Lâm.


- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản)

- Tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm)

- Cơ sở hạ tầng, khu du lịch (Vân Đồn, Hạ Long, Móng Cái, Cô Tô,...)



3


Bão và áp thấp

nhiệt đới

Dải ven biển: Thành phố Hạ Long, Thành phố Móng Cái, Thị xã Cẩm Phả, huyện Yên Hưng, huyện Vân Đồn, Huyện Cô Tô, huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản).

- Các hoạt động trên biển và ven biển

- Cơ sở hạ tầng; giao thông, đê biển.

- Nhà cửa, phương tiện khai thác thủy sản.

- Nơi cư trú; sức khoẻ và đời sống.


4


Hạn hán


Xảy ra cục bộ tại một số huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Hoành Bồ, Huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô.

- Nông nghiệp và an ninh lương thực

- Tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm).

- Ngành công nghiệp, năng lượng


5


Xâm nhập mặn

Xảy ra các huyện ven biển từ Yên Hưng tới Móng Cái, bên cạnh đó sự xâm nhập vào các cửa sông Ba Chẽ, Ka Long, …các huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô,..

- Nông nghiệp (trồng trọt, thủy sản) và an ninh lương thực.

- Tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm).


6

Các hiện tượng

khí hậu cực đoan (*)


Trên địa bàn toàn tỉnh và đặc biệt khu vực ven biển.

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

- Sức khỏe và đời sống.

- Cơ sở hạ tầng.

(*): Gồm các hiện tượng: các đợt nắng nóng bất thường, các ngày mưa bất thường, dông tố, lốc, lốc xoáy, lũ quét,..

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh, 2012

3.3.5. Mục tiêu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh cần đạt được đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Dựa theo báo cáo cuối cùng Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh, kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh, các mục tiêu đa dạng sinh học tỉnh Quảnh Ninh đựa đưa ra là:

- Giải quyết các nguyên nhân sâu xa của sự mất mát đa dạng sinh học bằng việc đưa đa dạng sinh học làm xu thế chủ đạo của chính phủ và đời sống xã hội.

- Giảm áp lực trực tiếp trên đa dạng sinh học và thúc đẩy khai thác bền vững.

- Cải thiện tình trạng của đa dạng sinh học bằng cách bảo vệ các hệ sinh thái,

loài và đa dạng di truyền.

- Nâng cao lợi ích cho tất cả các bên từ các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

- Tăng cường thực thi thông qua kế hoạch có sự tham gia, quản lý kiến thức và xây dựng năng lực.

3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học

3.4.1. Tăng cường công tác truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học

Tăng cường các hoạt động truyền thông về ĐDSH để người dân hiểu về ĐDSH cùng những lợi ích thu được khi tham gia bảo tồn ĐDSH, từ đó dần hình thành ý thức bảo tồn ĐDSH và công tác bảo tồn ĐDSH trở thành quyền lợi và trách nhiệm của nhân dân.

Các hình thức truyền thông nên được tổ chức sâu rộng đến toàn thể cộng đồng, trong đó các hình thức tuyên truyền được đề xuất ưu tiên thực hiện là tổ chức các hoạt động với sự tham gia trực tiếp của người dân và tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như internet, mạng xã hội, tivi và radio.

Hình 3 15 Kết quả điều tra về công tác truyền thông dễ tiếp cận Theo các 1

Hình 3. 15. Kết quả điều tra về công tác truyền thông dễ tiếp cận

Theo các kết quả khảo sát, nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện các hoạt động mà người dân tham gia trực tiếp và tuyên truyền qua các các phương tiện thông tin đại chúng sẽ làm người dân dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn (Hình 3.15). Đồng thời, các kiến thức về ĐDSH và bảo tồn hầu hết đều được những người tham gia

khảo sát thu thập thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó được thể hiện thông qua kết quả khảo sát về các hình thức tiếp cận thông tin về sinh vật ngoại lai, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã (hình 3.16).

Hình 3 16 Các cách thức người khảo sát tiếp cận thông tin liên quan đến bảo 2

Hình 3 16 Các cách thức người khảo sát tiếp cận thông tin liên quan đến bảo 3

Hình 3. 16. Các cách thức người khảo sát tiếp cận thông tin liên quan đến bảo tồn Đa dạng sinh học

Những người được hỏi ý kiến đánh giá việc thực hiện các chương trình tập huấn cũng mang lại hiệu quả khá cao để phổ biến kiến thức về ĐDSH tuy nhiên trên thực tế các thông tin họ biết về bảo tồn ĐDSH lại chiếm tỷ lệ rất ít, điều này chứng minh rằng cần nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông được tổ chức tại các địa phương. Các hành động được đề xuất là:

+ Xây dựng được đội ngũ tuyên truyền về môi trường và bảo tồn ĐDSH gồm những cán bộ có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tuyên truyền. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt để đẩy mạnh công tác truyền thông và nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của nhân dân.

+ Xây dựng các kế hoạch truyền thông trong đó các hoạt động được tổ chức theo chủ đề từng năm.

+ Tăng cường việc tổ chức các chương trình truyền thông tại các cơ quan, xí nghiệp với nguồn kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa để giảm sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước và cũng là hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.

3.4.2. Tăng cường số lượng, chất lượng hoạt động của các khu bảo tồn thiên nhiên

Tỉnh Quảng Ninh có nhiều khu vực có giá trị ĐDSH cao cần được bảo tồn nên cần đẩy nhanh và tạo điều kiện thuận lợi thành lập các khu bảo tồn mới nhằm tăng cường công tác bảo tồn các giá trị ĐDSH. Đồng thời cần mở rộng và nâng cấp các khu bảo tồn hiện có để giảm bớt áp lực lên công tác bảo tồn.

Qua kết quả khảo sát về công tác quản lý tại các khu bảo tồn của những người đã từng thăm quan các khu bảo tồn nhận thấy, các hoạt động quản lý tại các khu bảo tồn chưa được người dân tham gia, 40% kết quả khảo sát không biết và không có ý kiến về công tác quản lý và 15 % cho rằng công tác quản lý là chưa tốt (Hình 3.17). Với việc không biết về các hoạt động quản lý nên ý thức bảo tồn của người dân và người thăm quan ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn. Vì vậy, cần tăng cường công tác quản lý tại các khu bảo tồn đã được thành lập để tăng cường hoạt động bảo tồn và kiểm soát chặt chẽ các nguy cơ do hoạt động thăm quan ảnh hưởng đến công tác bảo tồn.

Cần huy động sự tham gia đồng quản lý của người dân trong các khu bảo tồn để tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, quản lý. Việc quản lý cần quy định rò quyền, trách nhiệm, lợi ích và tiên quyết đó là nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo tồn ĐDSH. Theo kết quả khảo sát nhận thấy, đa phần người dân đồng ý để người dân bản địa tham gia đồng quản lý và khai thác tiềm năng ĐDSH tại khu bảo tồn vì người dân là những người hiểu về các khu bảo tồn nhất (hình 3.18).

Ngoài ra, đối với một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cần thành lập trung tâm bảo tồn ngoại vi. Trung tâm bảo tồn ngoại vi nên bao gồm vườn thực vật để bảo tồn các loài cây đang bị đe dọa và một trung tâm cứu hộ và phục hồi chức năng của động vật hoang dã bị tổn thương.


Hình 3 17 Ý kiến về công tác quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên Hình 3 4

Hình 3 17 Ý kiến về công tác quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên Hình 3 5


Hình 3. 17. Ý kiến về công tác quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên

Hình 3. 18. Ý kiến về việc để người dân tại các KBT tham gia bảo tồn

3.4.3.Phát triển các hoạt động thăm quan các khu bảo tồn và du lịch sinh thái

Để thúc đẩy lợi ích khai thác ĐDSH, tạo nguồn thu cho công tác bảo tồn ĐDSH và góp phần tuyên truyền về bảo tồn ĐDSH cần đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái và thu hút các hoạt động thăm quan các khu bảo tồn.

Theo kết quả khảo sát, hầu hết người được khảo sát đều thích tham gia các chương trình du lịch sinh thái và thăm quan các khu bảo tồn thiên nhiên (Hình 3.19). Đây là điều kiện rất thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch sinh thái và thúc đẩy thăm quan khu BTTN.

Hình 3 19 Kết quả khảo sát về sở thích thăm quan các KBTTN và du lịch sinh 6

Hình 3 19 Kết quả khảo sát về sở thích thăm quan các KBTTN và du lịch sinh 7

Hình 3. 19. Kết quả khảo sát về sở thích thăm quan các KBTTN và du lịch sinh thái

Việc triển khai các hoạt động du lịch sinh thái nên tập trung vào những điều mà người thăm quan quan tâm. Căn cứ vào kết quả khảo sát về nhu cầu của người khảo sát về những điều quan tâm khi thăm quan KBTTN (Hình 3.20) và du lịch sinh

thái và kết quả khảo sát về những điều làm cho khách thăm quan không thích khi thăm quan các khu bảo tồn (Hình 3.4, tr 68), đề xuất các hoạt động sau:

- Cần xây dựng các chương trình du lịch sinh thái, chương trình tham quan các khu bảo tồn khác nhau phù hợp với từng đặc điểm của ĐDSH, mục đích thăm quan.

- Có các tài liệu hướng dẫn, giới thiệu rộng rãi các thông tin về các giá trị quan trọng, đặc biệt của địa điểm thăm quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Có các hướng dẫn viên am hiểu về các giá trị đó, có kỹ năng về giao tiếp, quảng bá và giới thiệu về các giá trị trong KBTTN và khu du lịch sinh thái để người tham không cảm thấy chán và hiểu được các giá trị đó.

- Tổ chức các hoạt động để người dân tham gia trong quá trình thăm quan, họ được hòa nhập với thiên nhiên, cảm thấy thích thú, thư giãn. Thiết kế các điểm dừng chân để nghỉ trong các chuyến hành trình dài, có thời gian để du khách ngắm nhìn, cảm nhận thay vì việc đi và nhìn qua loa.

Hình 3 20 Kết quả khảo sát về điều người thăm quan tìm kiếm khi thăm quan 8

Hình 3 20 Kết quả khảo sát về điều người thăm quan tìm kiếm khi thăm quan 9

Hình 3. 20. Kết quả khảo sát về điều người thăm quan tìm kiếm khi thăm quan các KBTTB và du lịch sinh thái

Ngoài ra, nên thiết lập bảo tàng lịch sử tự nhiên để mang lại giá trị gia tăng cho du lịch, đặc biệt là vịnh Hạ Long. Bảo tàng này không chỉ có các phương tiện trưng bày triển lãm mà còn có những chức năng nghiên cứu ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh trong đó có Vịnh Hạ Long cùng hợp tác với trung tâm bảo ngoại vi được đề xuất bao gồm cả vườn thực vật và cơ sở cứu hộ động vật hoang dã. Vườn quốc gia Bái Tử Long đã có bảo tàng, tuy nhiên, cần phát triển nhiều hơn nữa các cơ sở triển

lãm, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hướng dẫn, giải thích… cần thiết phục vụ cho du lịch sinh thái và giáo dục môi trường hiệu quả.

Cần quan tâm đến công quản lý, bảo tồn các giá trị ĐDSH đang có, đồng thời nên phục hồi các hệ sinh thái có giá trị ĐDSH cao và tiềm năng du lịch như rạn san hô, thảm cỏ biển…

3.4.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH

Tăng cường quản lý nhà nước về ĐDSH là yếu tố rất quan trọng trong bảo tồn ĐDSH. Các hành động cần thực hiện để tăng cường công tác quản lý về ĐDSH đề xuất là:

- Hoàn thiện hệ thống thông tin về ĐDSH tỉnh Quảng Ninh và có những hoạt động theo dòi, giám sát biến động của các giá trị ĐDSH (đa dạng loài, nguồn gen). Các dữ liệu luôn được cập nhập, lưu trữ và dễ dàng được truy cập, sử dụng cho các bên liên quan trong công tác quản lý ĐDSH.

- Xây dựng Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh và triển khai thực hiện kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Thực hiện cập nhập, rút kinh nghiệm và triển khai các kế hoach hành động 5 năm/lần.

- Phân định rò trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác bảo tồn đa dạng và tăng cường công tác phối hợp trong việc quản lý về ĐDSH.

- Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống tổ chức, cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về ĐDSH.

3.4.5. Phát triển các hoạt động phát triển theo hướng bền vững

Để thức đẩy công tác bảo tồn ĐDSH cần xúc tiến phát triển nông, lâm, thủy sản bền vững.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác nông nghiệp thông qua việc áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng các giống cây có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện của từng địa phương để trồng và phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022