Đối Với Khai Thác Các Loại Hình Du Lịch

119


Tuy nhiên, trong khai thác bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa cần lưu ý dòng rút ven bờ (Rip current) mạnh, gây nguy hiểm cho tắm biển. Do đó cần có các hình thức để cảnh báo du khách khi tắm biển. Khu vực nguy hiểm là phía Nam bãi tắm Vịnh Hòa và bãi Từ Nham.

3) Quần thể Hòn Yến

Quần thể Hòn Yến có lợi thế về vị trí dễ tiếp cận, hệ sinh thái san hô rất đẹp và điển hình, khả năng kết nối du lịch cao, điểm độc đáo là có đường bộ nối đảo Hòn Yến khi thủy triều rút (ngày 06-09 và 21-24 âm lịch, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch). Nơi đây rất thích hợp cho du lịch tham quan, trải nghiệm đường bộ nối đảo và du lịch sinh thái lặn biển ngắm san hô. Những điểm mạnh này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh của Hòn Yến. Tuy nhiên, vấn đề môi trường hiện tại ở nơi đây chưa sạch và không gian du lịch chưa thoáng đãng.

Cần phát triển hình thức du lịch cộng đồng, để người dân địa phương được tham gia vào hoạt động du lịch cùng với du khách. Bởi vì, người dân sống nơi đây chính là người hiểu rõ nhất về đặc điểm tự nhiên của nơi này, họ sẽ tạo cho du khách những trải nghiệm tốt nhất trong việc lặn ngắm san hô, trải nghiệm đường bộ nối đảo để bắt hải sản hay các trải nghiệm về thưởng thức hải sản biển.

4) Vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài là một vịnh đẹp, sức chứa lớn, khả năng liên kết du lịch cao và đã được quy hoạch thành khu du lịch quốc gia. Trong vịnh có nhiều thắng cảnh như: đảo nhỏ, vũng, bãi biển và nhiều hải sản đặc trưng (tôm hùm, cá ngựa). Nên đây là địa điểm rất thuận lợi để phát triển thành khu du lịch cao cấp với đa dạng các LHDL.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững du lịch ở đây, cần hết sức quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường (từ kết quả đánh giá cho thấy, độ bền vững về mặt môi trường ở vịnh Xuân Đài chỉ đạt mức 3/5, mức trung bình); đặc biệt ở khu vực bãi tắm Sông Cầu, môi trường nước đã bị ô nhiễm nặng. Để đảm bảo về mặt môi trường, cần qui hoạch lại vùng nuôi tôm trong vịnh và cần có đánh giá tác động môi trường trong qui hoạch nuôi tôm để không ảnh hưởng đến phát triển du lịch.

Trong PTDL, cần thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài đến năm 2030 của UBND tỉnh Phú Yên [80]. Cụ thể:

Đến năm 2025, Vịnh Xuân Đài trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; là một điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch quốc gia, hình thành mối liên kết bổ trợ với các điểm đến khác trong vùng như Đà Nẵng, Qui

120


Nhơn, Nha Trang và khu vực Tây Nguyên. Đến năm 2030, vịnh Xuân Đài cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu du lịch quốc gia.

* Phát triển sản phẩm du lịch

- Các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch nghỉ dưỡng trên vịnh như du thuyền, nhà nổi (bungalow nổi); các khu nghỉ dưỡng đặc thù gắn với đá; các khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt lập trên bờ...; du lịch tham quan, trải nghiệm trên vịnh gắn với các khu nuôi trồng thủy sản; ngắm cảnh hoàng hôn trên vịnh...; du lịch thể thao, vui chơi giải trí trên vịnh, trên bờ; vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề như: công viên hải dương, công viên kỳ quan đá..., vui chơi giải trí, tổng hợp công nghệ cao...; du lịch sinh thái lặn biển ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái biển...

- Các sản phẩm du lịch bổ trợ: Du lịch cộng đồng; du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống; du lịch thương mại, công vụ, mua sắm đặc sản…

* Tổ chức không gian phát triển du lịch

Theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg, về Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài [81], trong đó tập trung phát triển không gian du lịch trên mặt vịnh và 9 phân khu du lịch, gồm: Phân khu du lịch Bắc Từ Nham; phân khu du lịch cao cấp Nam Từ Nham; khu rừng DLST bán đảo Xuân Thịnh; phân khu nghỉ dưỡng Bãi Ôm; phân khu du lịch Bắc Sông Cầu (phường Xuân Yên, phường Xuân Phú); phân khu du lịch Nam Sông cầu (phường Xuân Thành); phân khu núi Dòng Bồ (phường Xuân Đài); phân khu du lịch tổng hợp Gành Đỏ - Bình Sa; phân khu du lịch gành Đá Đĩa.

5) Bãi biển thành phố Tuy Hòa

Bãi biển TP Tuy Hòa rất có lợi thế về vị trí, nằm ngay trung tâm TP. Tuy Hòa, đầu mối tập trung du khách khi đến Phú Yên, nên cần đầu tư để trở thành một trong những điểm du lịch chính của Phú Yên. Nơi đây đã được quy hoạch thành trung tâm dịch vụ du lịch của tỉnh. Ngoài ra, bãi biển TP Tuy Hòa còn lợi thế về sức chứa du lịch, về khả năng kết nối và về điều kiện môi trường tốt. Đây là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển LHDL nghỉ dưỡng biển qui mô lớn gắn với hoạt động tắm biển và phát triển các LHDL thể thao biển (lặn biển, ca nô cao tốc, chèo thuyền kayak, dù lượn trên biển, đua thuyền buồm…). Trên bãi biển cần xây dựng điểm xuất phát dù lượn, bến thuyền, dịch vụ lặn biển, dù che nắng, cà phê trên bãi biển...

Hiện nay, khu vực bãi biển Tuy Hòa đã có một số resort và khu nghỉ dưỡng cao cấp với đa dạng các dịch vụ. Song không gian phát triển của bãi biển còn rộng, nên việc mở rộng đầu tư thêm các khu nghỉ dưỡng cao cấp và các dịch vụ du lịch ở phía Bắc và

121


phía Nam của bãi biển là cần thiết để tạo nên không gian du lịch tầm cỡ, điển hình của Phú Yên. Tuy nhiên, cần quy hoạch chỉ cho phép xây dựng dịch vụ du lịch phía Tây đường Độc Lập để không gian biển không bị che khuất.

Một điểm cần chú ý trong khai thác bãi biển Tuy Hòa là lưu ý dòng rip current ven bờ mạnh, gây nguy hiểm cho tắm biển. Đoạn có dòng rip current là từ nhà hàng Bán Đảo Ngọc đến khu vực bãi biển Trung tâm An điều dưỡng tàu ngầm Hải quân ở xã An Phú. Do đó cần có các hình thức để cảnh báo du khách khi tắm biển.

6) Liên kết điểm du lịch Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh và núi Đá Bia

Theo kết quả đánh giá, hai điểm du lịch Đá Bia và Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh có rất nhiều tiêu chí đạt mức rất thuận lợi cho phát triển du lịch: độ hấp dẫn, sức chứa, độ bền vững,…Tuy nhiên, điểm hạn chế chung của hai điểm thắng cảnh cấp quốc gia này là khả năng tiếp cận. Với thực trạng hiện nay, hai địa điểm này chỉ thích hợp cho những khách du lịch có sức khỏe tốt, vì để tiếp cận được điểm du lịch du khách cần leo núi với quãng đường tương đối dài, như vậy sẽ hạn chế rất nhiều đến lượng du khách của điểm du lịch. Để khắc phục vấn đề trên thì cần khai thác giá trị của điểm tài nguyên này theo hướng tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt so với các địa điểm du lịch khác trên địa bàn Phú Yên và phù hợp với nhiều đối tượng du khách. Hướng khai thác đề xuất như sau:

- Song song với đường bộ lên núi, cần xây dựng cáp treo để đưa khách lên đỉnh núi Đá Bia: Vị trí cáp treo từ Bãi Môn đến đỉnh Đá Bia (chiều dài khoảng 5,7km); Điểm đón khách là Bãi Môn.

- Ở khu vực Bãi Môn, đầu tư thêm nhiều dịch vụ du lịch để phục vụ đưa, đón khách, dịch vụ lưu trú, ẩm thực để du khách trải nghiệm đón bình minh trên điểm Mũi Điện.

- Trên đỉnh núi Đá Bia (diện tích có thể xây dựng các dịch vụ du lịch khoảng 19.000m2, tính cả diện tích khối Đá Bia), ở đây cần đầu tư xây dựng hệ thống biệt thự, villa, nhà hàng, điểm ngắm cảnh, khu vui chơi,…

7) Cao nguyên Vân Hòa

Cao nguyên Vân Hòa được ưu tiên khai thác vì điểm đặc biệt ở đây là khí hậu mát mẻ, sương mù vào buổi sáng sớm và chiều tà tạo nên phong cảnh đẹp, độc đáo nhất Phú Yên. Thảm thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loài hoa của vùng cận nhiệt. Cao nguyên Vân Hòa có địa hình thoải, bề mặt địa hình uốn lượn mềm mại thích hợp cho xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, ngắm cảnh, sân golf; có hồ nước lớn, mặt nước rộng, thoáng để tổ chức các hoạt động nghỉ dưỡng tích cực như câu cá, bơi thuyền,... Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển LHDL nghỉ dưỡng, tham quan cao nguyên


và du lịch sinh thái.

Hiện tại, trên cao nguyên Vân Hòa đã có một số điểm phục vụ du lịch tham quan ở khu vực gần hồ Long Vân, tuy nhiên các dịch vụ còn rất nhỏ lẻ. Cần xây dựng để nơi đây trở thành một thiên đường nghỉ dưỡng của Phú Yên giống như khu nghỉ dưỡng Đà Lạt Wonder Resort.

Đề xuất hướng khai thác như sau: Phát triển dịch vụ du lịch quanh hồ Long Vân, hồ Văn Hòa; Ưu tiên trước hết cho khu vực hồ Long Vân, phát triển thành khu nghỉ dưỡng cao cấp, mở rộng ra phía Đông và phía Bắc của hồ; Quanh hồ xây dựng hệ thống khách sạn cao cấp, resort, biệt thự, hồ bơi, bungalow; Mặt phía Đông là khu vườn hoa, khu vui chơi trẻ em; Đồi thoải phía Bắc là sân golf; Trong khu nghỉ dưỡng có các dịch vụ: tổ chức hội họp/tiệc, dịch vụ đưa đón hành khách đến sân bay, đến các điểm tham quan trên cao nguyên, nhà hàng, cà phê, khu vực picnic dành cho gia đình, hồ bơi, phòng xông hơi massage, spa…

8) Liên kết điểm du lịch hồ Xuân Hương - thác H’Ly

Đối với khu vực phía Tây Nam của Phú Yên, hồ Xuân Hương có lợi thế về mặt vị trí để PTDL vì nằm ngay trung tâm TT.Hai Riêng. Thác H’Ly (còn có tên thác Tây Du Ký) là địa điểm du lịch đã được đầu tư khai thác và gắn liền với bộ phim truyền hình dài tập nổi tiếng “Tình yêu và tham vọng” nên là địa điểm mà du khách đang hướng đến. Cần khai thác hai điểm TNDL này để thúc đẩy PTDL của khu vực. Cần đầu tư xây dựng khu vực hồ Xuân Hương thành địa điểm du lịch trung tâm, kết nối với các điểm du lịch khác như thác H’Ly, hồ thủy điện Sông Hinh, buôn văn hóa Lê Diêm. Ở đây, phát triển theo loại hình du lịch tham quan - sinh thái - trải nghiệm gắn với văn hóa địa phương.

Hiện nay, ở khu vực hồ Xuân Hương và thác H’Ly đã có các dịch vụ du lịch ăn uống, nghỉ ngơi, tuy nhiên còn chưa tương xứng với giá trị của tài nguyên. Hướng khai thác đề xuất như sau:

- Ở hồ Xuân Hương: Xây dựng các dịch vụ du lịch dọc theo đường Nguyễn Văn Trỗi (mặt phía Đông Nam của đường, dài 700m), các dịch vụ gồm: nhà nghỉ, biệt thự, nhà hàng, khu vui chơi… mặt tiếp giáp với hồ làm vườn hoa cảnh. Đây là khu vực lưu trú của du khách khi đến với Sông Hinh; Quanh hồ xây dựng các điểm câu cá, các điểm ngắm cảnh, các điểm check-in; Làm bến thuyền; Thành lập khu trưng bày đồ mỹ nghệ địa phương; Thiết kế khu sinh hoạt cộng đồng ngoài trời, ven hồ; Đầu tư phương tiện vận chuyển đưa khách đi tham quan hồ thủy điện sông Hinh, thác H’Ly, buôn văn hóa Lê Diêm.


- Ở thác H’Ly: Cần xây dựng tuyến đường dẫn xuống thác đảm bảo an toàn cho du khách, nên xây đường bậc thang; Tạo các địa điểm check-in; Cần chú ý khuyến cáo du khách thời điểm tham quan tốt nhất để khách được tận hưởng thời điểm thác đẹp nhất trong năm (thác đẹp và hùng vĩ nhất là vào thời điểm mùa mưa và đầu mùa xuân, khoảng tháng 10 đến tháng 2 đây là thời điểm thác nhiều nước).

Lưu ý: Ở các điểm TNDL khu vực phía Tây có hạn chế là bị ảnh hưởng nhiều vì các hiện tượng dông lốc mạnh trong mùa hè, nên khi đầu tư PTDL ở đây cần chú ý để có các thiết kế phù hợp, cũng như có các khuyến cáo cho du khách.

4.2.1.2. Đối với khai thác các loại hình du lịch

* Đối với LHDL nghỉ dưỡng gắn với các bãi biển:

Kết quả đánh giá có 07/09 bãi đạt mức cao (RTL và khá TL), gồm: Bãi Tràm, Bãi Nồm, Bãi Xép, bãi Long Thủy, Bãi Bàng, bãi Từ Nham - Vịnh Hòa, bãi Tuy Hòa. Các bãi biển này cần được ưu tiên khai thác. (Hình ảnh các bãi biển xem phục lục 11).

Các bãi biển của Phú Yên nhìn chung còn rất hoang sơ, đây là điểm khác biệt của hệ thống bãi biển tỉnh Phú Yên so với các địa phương khác và cũng là điểm hút khách du lịch trong giai đoạn hiện nay khi mà tâm lý du khách ngày càng hướng đến sự yên bình và hoang dã. SPDL nghỉ dưỡng gắn với các giá trị nguyên sơ của các bãi biển chính là SPDL đặc trưng và cũng là SPDL chính của Phú Yên. Do đó LHDL nghỉ dưỡng gắn với các bãi biển cần được ưu tiên khai thác. Cần hình thành những khu nghỉ dưỡng cao cấp ở các bãi biển, định hướng như sau:

1) Đối với các bãi biển nhỏ, tương đối biệt lập như Bãi Bàng, Bãi Nồm, Bãi Xép (trừ Bãi Tràm, vì hiện nơi đây đã là khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao Zannier Bãi San Hô với nhiều dịch vụ du lịch), cần đầu tư các dịch vụ như sau: Xây dựng các căn biệt thự riêng biệt với các phòng ngủ, bể bơi, khu vườn riêng và có tầm nhìn thông thoáng về phía biển; Có khu nghỉ dưỡng ngoài trời (biệt lập với các căn biệt thự); Có đầy đủ các dịch vụ spa, massage, yoga, tắm hơi, dưỡng sinh, phòng tập thể thao, bể bơi…; Có quầy bar, nhà hàng với nhiều món đặc sản địa phương thuần túy hoặc các món ăn Âu, Á; Có dịch vụ phục vụ tắm nắng trên bãi biển tận hưởng không khí trong lành, yên tĩnh; Có bến du thuyền và các dịch vụ du thuyền để tham quan vịnh, đảo (đối với các bãi biển trong vịnh hoặc bãi biển gần đảo).

2) Đối với các bãi biển có quy mô lớn như bãi Từ Nham - Vịnh Hòa, bãi Long Thủy, bãi Tuy Hòa; ngoài việc đầu tư như trên cần có thêm các dịch vụ thể thao biển như: dù lượn, lướt sóng, cano kéo dù bay, chèo thuyền kayak, mô tô nước, cano kéo

124


phao chuối…(hiện bãi Tuy Hòa đã bước đầu có các dịch vụ du lịch như các khu nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí ven biển).

* Đối với LHDL tham quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá

Theo kết quả đánh giá tài nguyên địa chất cho PTDL thì tài nguyên địa chất gắn với đá ở Phú Yên đạt được cả 4 tiêu chí về giá trị đa dạng địa chất; giá trị mỹ học; giá trị độc đáo, đặc sắc và giá trị đi kèm. Đây chính là cơ sở lý luận vững chắc để Phú Yên có thể phát triển LHDL này.

Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay khi mà các địa phương đều quan tâm đến PTDL thì sự trùng lặp về SPDL sẽ rất khó tạo được lợi thế cạnh tranh, đặc biệt đối với địa phương đi sau trong PTDL như Phú Yên. Vì vậy, việc tìm ra một SPDL độc đáo, đặc thù, có thương hiệu sẽ là lợi thế cạnh tranh về SPDL trên thị trường.

Với lợi thế về TNTN độc đáo là gành Đá Đĩa, một di sản địa chất của Việt Nam, một di tích cấp quốc gia đặc biệt và là một thắng cảnh rất hiếm có trên thế giới, nên nơi đây luôn là sự quan tâm hàng đầu của du khách khi đến Phú Yên. Tuy nhiên, nếu chỉ có gành Đá Đĩa thì chưa đủ để có thể phát huy được toàn bộ những giá trị tài nguyên gắn với đá của Phú Yên. Do đó, phát triển LHDL tham quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá cần kết nối với những điểm TNTN gắn với đá và các giá trị văn hóa đá ở Phú Yên (mà gành Đá Đĩa là con át chủ bài) để du khách có được hành trình trải nghiệm các giá trị địa chất gắn với văn hóa đá của Phú Yên một cách đầy đủ và ấn tượng nhất (hình ảnh xem phụ lục 10). Do đó LHDL này được ưu tiên định hướng khai thác như sau:

- Khu vực phía Bắc: Các điểm để khám phá giá trị địa chất là Gành Ông, Hòn Yến, Gành Đá Đĩa, Gành Đèn, Vực Hòm, Vực Song. Khám phá các giá trị văn hóa đá ở huyện Tuy An (bộ đàn đàn đá Tuy An, chùa Đá Trắng, kèn đá, hàng rào đá, tường đá, đường đá, giếng đá).

- Khu vực phía Nam: Các điểm để khám phá giá trị địa chất là Mũi Điện, núi Đá Bia, Hòn Nưa, gành đá Hòa Thắng.

4.2.2. Định hướng khai thác theo thời gian

- Về thời điểm khai thác: Khả năng tiếp cận điểm du lịch sẽ là tiêu chí để xác định thời điểm khai thác du lịch tại các điểm TNTN. Nếu nơi có TNTN đẹp, nhưng không thể tiếp cận được thì không có ý nghĩa cho du lịch. Như vậy, các điểm TNTN dễ tiếp cận sẽ được khai thác trước, các điểm TNTN khó tiếp cận sẽ được khai thác khi hoàn thiện tuyến giao thông. Xét về tiêu chí này thì các điểm TNTN được chọn để ưu tiên khai thác theo điểm tài nguyên hay theo LHDL nhìn chung đều có giao thông thuận

125


lợi, dễ tiếp cận nên có thể khai thác ngay. Chỉ có hai địa điểm là Vực Song và Vực Hòm hiện tại chưa có đường giao thông để tiếp cận (đường đi khó, gần vực phải đi bộ hơn 1km). Do đó, LHDL tham quan, trải nghiệm giá trị địa chất gắn với văn hóa đá trong thời điểm hiện tại chưa thể khai thác được ở hai địa điểm này.

- Về mùa vụ khai thác:

Thời gian HDDL phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khí hậu. Đối với Phú Yên, mùa mưa là từ tháng 9 -12, nên đây là thời gian nhìn chung không thích hợp với các HĐDL.

Tuy nhiên, cũng có những điểm riêng để khai thác du lịch cho từng dạng TNTN, cần có sự khai thác phù hợp mới mang lại hiệu quả cao nhất. Các định hướng cho việc khai thác theo tính mùa vụ như sau:

+ Điểm du lịch Bãi Xép, có thể khai thác du lịch quanh năm (trừ những ngày mưa), nhưng thời điểm phong cảnh đẹp nhất trong năm là vào khoảng tháng 1 đến tháng 3, thời điểm vừa hết mùa mưa sang mùa xuân, thảm cỏ tự nhiên trên các đồi ven biển phát triển xanh tốt tạo khung cảnh thơ mộng nhất.

+ Điểm du lịch Hòn Yến, đẹp nhất là vào thời điểm nước cạn, khi triều rút, đây là thời điểm các rạn san hô nửa chìm nổi trên mặt nước, du khách có thể lội bộ từ bờ đến chân Hòn Yến, có thể bắt ốc, sò biển… Trong một tháng có khoảng 08 ngày triều cạn có thể lội bộ đến chân Hòn Yến: từ ngày 06 đến ngày 09 và từ ngày 21 đến ngày 24 (tháng 3 đến tháng 9 âm lịch).

+ Thác H’Ly đẹp nhất vào thời điểm từ khoảng tháng 10 đến tháng 01năm sau, vì đây là thời điểm nước tập trung nhiều nên phong cảnh thác hùng vĩ nhất.

+ Trải nghiệm sản phẩm du lịch “Xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh” đẹp nhất vào mùa xuân (tháng 01 đến tháng 3), thời điểm này lúa bắt đầu chín, vàng ươm cả một vùng đồng bằng, những cánh đồng rau xanh hoa vàng bạt ngàn trải rộng, các mùa khác trong năm không có được.

+ Tham quan thảm thực vật nhân sinh (sắn, mía) trên các triền đồi phía Tây (huyện Sông Hinh), thời điểm đẹp nhất là tháng 8 đến tháng 10. Thời điểm này, những đồi sắn, đồi mía đang lớn, tạo nên một lớp phủ thực vật xanh bất tận, uốn lượn trên các sườn đồi giống như đất trời châu Âu, không thời điểm nào trong năm có được.

4.2.3. Định hướng khai thác về quy mô

Về quy mô khai thác tại các điểm TNTN phụ thuộc và sức chứa. Cơ sở để đưa ra định hướng quy mô khai thác cho từng điểm TNTN đã được định hướng ưu tiên khai thác là dựa vào sức chứa thực tế (RCC) của điểm TNTN (vì sức chứa thực tế là sức chứa đã được xác định sau khi loại bỏ các yếu tố bất lợi của tự nhiên đối với du lịch).


Kết quả đưa ra định hướng về quy mô khai thác cũng chính là kết quả xác định sức chứa cho phép (ECC) của điểm tài nguyên, vì ECC được xác định là dựa vào khả năng đáp ứng các dịch vụ du lịch của điểm du lịch đối với nhu cầu của du khách (mức độ đầu tư về các dịch vụ du lịch có tính đến cả khả năng đáp ứng nhu cầu về công nghệ thông tin của điểm du lịch). Kết quả đánh giá sức chứa ECC của các điểm TNTN chỉ là ở thời điểm hiện tại dựa trên các dịch vụ du lịch mà điểm du lịch hiện có. Còn khi các dịch vụ du lịch ở các điểm du lịch được đầu tư tốt nhất thì sức chứa thực tế sẽ tăng lên. Tuy nhiên, cả khi các dịch vụ du lịch ở điểm du lịch được đầu tư tốt nhất thì cũng chỉ nên khai thác khoảng 80% khả năng của điểm du lịch, bởi lẽ TNTN cần phải có thời gian để “nghỉ ngơi và phục hồi”.

Kết quả tính toán để đưa ra định hướng về quy mô khai thác ở các điểm TNTN ở thời điểm hiện tại (ECChiệntại) và quy mô khai thác khi đã được đầu tư đầy đủ các dịch vụ du lịch (ECCtốiđa) được thể hiện tại bảng 4.6. Định hướng về quy mô khai thác như sau (chỉ đưa ra định hướng về quy mô khai thác đối với 10 điểm TNTN được xác định ưu tiên khai thác):

Bảng 4. 6: Định hướng về quy mô khai thác tại các điểm du lịch


TT

Điểm/khu DL

RCC

(người/ngày)

ECChiệntại (người/ngày)

ECCtốiđa(80% của RCC)

(người/ngày)

1

Vịnh Xuân Đài:

- Mặt nước

- Bãi tắm Sông Cầu

5.800

4.103

1.697

1.437

250

1.187

4.640

3.282

1.358

2

Gành Đá Đĩa

5.078

2.539

2.031

3

Hòn Yến:

- Trên cạn

- Mặt nước

5.867

827

5.040

918

414

504

4.694

662

4.032

4

Bãi Môn - Mũi Điện

- Bãi Môn

- Tuyến tham quan Mũi Điện

3.472

3050

422

882

619

263

2.778

2.440

338

5

Núi Đá Bia

584

584

584

6

Bãi biển Từ Nham -Vịnh Hòa

8.449

3.450

6.759

7

Bãi biển TP. Tuy Hòa

7.290

3.645

5.832

8

Cao nguyên Vân Hòa:

- Hồ Long Vân

- A&P Farm

- Địa đạo gò Thì Thùng

- Nhà thờ Bác Hồ

2.334

912

485

296

641

1.897

729

388

267

513

1.867

729

388

267

513

9

Hồ Xuân Hương

686

549

549

10

Thác H’Ly

1.035

828

828

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển du lịch - 17

Chú thích: RCC: sức chứa thực tế, ECChiện tại : sức chứa cho phép hiện tại; ECCtối đa: sức chứa cho phép tối đa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022