Các Dạng Địa Hình Đồi, Núi, Cao Nguyên


Hình 2 5 Vịnh Xuân Đài ảnh Dương Thanh Xuân Hình 2 6 Đầm Ô Loan ảnh 1Hình 2 5 Vịnh Xuân Đài ảnh Dương Thanh Xuân Hình 2 6 Đầm Ô Loan ảnh 2


Hình 2. 5: Vịnh Xuân Đài

(ảnh: Dương Thanh Xuân)

Hình 2. 6: Đầm Ô Loan

(ảnh: Nguyễn Thị Ngạn)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

2.2.3. Đảo ven bờ và gành đá ven biển

Ven biển Phú Yên có nhiều đảo nhỏ: Cù Lao Mái Nhà (1,5km2), Hòn Chùa (0,22km2), Hòn Yến (0,0198 km2), Hòn Dứa (0,02km2), Hòn Than (0,01km2), Hòn Cỏ (0,15km2), Hòn Nưa (0,60km2)... Quanh các đảo là những bãi san hô đẹp, nơi sinh trưởng và phát triển của cá con, các loài hải sản khác… Các đảo đều có diện tích nhỏ, chủ yếu là đảo đá granit, vách đá dốc đứng, đan xen bãi sỏi, bãi cát hẹp. Trên một số đảo và mũi đá gốc có hang yến (gành Bà, mũi Ông Diên...) [63]. Bên cạnh đó, dọc bờ biển có nhiều gành đá rất độc đáo như gành Đá Đĩa, gành Đèn (xã An Ninh Đông); gành Tướng, gành Đỏ (vịnh Xuân Đài); núi Đá Bia…

Giá trị của hệ thống đảo và gành đá ven biển tỉnh Phú Yên cho PTDL trước hết là các giá trị phong cảnh và giá trị độc đáo, đặc sắc kỳ vĩ cho HĐDL tham quan, nghỉ dưỡng và thể thao biển.

Bảng 2. 4: Đặc điểm của các đảo, gành đá ven biển Phú Yên



TT

Tên đảo, gành đá.


Địa điểm

Đặc trưng địa chất – địa mạo


Đánh giá chung


Cấu tạo


Hình thái


Hệ sinh thái

1

Hòn Chùa

Xã An Phú, TP Tuy

Hoà

Đảo cấu tạo bởi đá granit

phức

Thấp, thoải, dài 800m, rộng nhất: 400m, diện tích: 22ha, có bãi biển

hẹp phía tây nam đảo.

Nhiều rạn san hô, động vật đáy và cá cảnh.

Hoang sơ, đẹp, sạch, gần bờ, dễ tiếp cận

2

Quần thể Hòn Yến

Xã An Hoà, huyện Tuy An

Đảo đá, cấu tạo bởi đá bazan, có rạn san hô.

Thấp, dài 549m, rộng 370m, vách dốc dựng đứng, nhiều hang yến

Có nhiều chim yến, nhạn biển, hải âu, rạn san hô

Hoang sơ, đẹp, sạch, gần bờ, dễ tiếp cận (có thể

lội bộ khi thủy triều xuống)

3

Cù lao Mái

Nhà

xã An Hải,

huyện

Đảo đá granit,

nhiều ám

Thấp (cao nhất 104m), dài 1,7km, rộng nhất

1,3km, diện tích

Nhiều san hô và rong tảo

biển, nhiều

Cách bờ (đầm Ô Loan) 4km, dễ

tiếp cận. Đảo



(Hòn lao

Mái Nhà)

Tuy An

tiêu san hô

1,5km2, có nhiều vách

đá, bãi đá, bãi cát ven đảo

loài cá cảnh, cá ngừ…

nguyên sơ, sạch đẹp.

4

Hòn Nưa

Xã Hoà Xuân, huyện Đông Hoà

Đảo đá granit,

nhiều khe nứt

Thấp (cao nhất 105m), dài 950m, rộng nhất: 500m, diện tích: 0,6km2, có bãi biển hẹp, cát trắng mịn, hình vòng cung, dài

khoảng 500m ven đảo.

Nhiều san hô và rong tảo biển, nhiều loài cá cảnh,

Cách bờ 4km, dễ tiếp cận. Đảo nguyên sơ, sạch đẹp.

5

Nhất Tự Sơn

Xã Xuân Thọ 1, TX

Sông Cầu

Đảo đá granit,

Thấp (cao nhất 40m), dài > 800m, rộng 230m, diện tích khoảng 11ha, có vách đá dựng đứng, bãi sỏi

Rừng cây bụi, keo gai rậm rạp, ven đảo có rạn san hô

Rất gần bờ, có thể lội bộ qua khi thủy triều xuống,


6


Gành Đá Đĩa

Thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An

Gành đá bazan phun trào dạng cột đông cứng

Rộng 50m; dài: 2km, phần lộ trên mặt 200m; Đá có màu đen huyền hoặc nâu vàng, hình lục giác, bát giác xếp chồng lên nhau thành cột, nửa chìm nửa nổi trên mặt

nước biển.

Cây bụi xung quanh gành, các bãi đá, bãi biển đẹp lân cận.

Cảnh quan đẹp, nước biển trong xanh. Có đường bậc thang đi xuống gành, có thể leo trèo trên đá để tham

quan, khám phá

Nguồn 1 62 Hình 2 7 Hòn Yến ảnh Trần Bảo Hòa Hình 2 8 Cù lao Mái Nhà 3

Nguồn 1 62 Hình 2 7 Hòn Yến ảnh Trần Bảo Hòa Hình 2 8 Cù lao Mái Nhà 4

Nguồn [1];[62]


Hình 2 7 Hòn Yến ảnh Trần Bảo Hòa Hình 2 8 Cù lao Mái Nhà ảnh Nguyễn 5Hình 2 7 Hòn Yến ảnh Trần Bảo Hòa Hình 2 8 Cù lao Mái Nhà ảnh Nguyễn 6


Hình 2. 7: Hòn Yến (ảnh: Trần Bảo Hòa)

Hình 2. 8: Cù lao Mái Nhà (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)


Hình 2. 9: Gành Đá Đĩa (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)


Hình 2. 10: Núi Đá Bia (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)


2.2.4. Các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên

Phú Yên có nhiều dạng địa hình núi, núi sót và đồi thấp phân bố ở khu vực ven biển và đồng bằng tạo nên những thắng cảnh đẹp, rất có giá trị cho du lịch. Ngoài ra, còn có dạng dịa hình cao nguyên phân bố ở độ cao 400m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ, thảm thực vật phong phú, là nơi có tiềm năng để PTDL tham quan, nghỉ dưỡng (bảng 2.5).

Bảng 2. 5: Các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên có giá trị cho du lịch


TT

Dạng TNTN

Phân bố

Đặc điểm cơ bản


Đánh giá chung


1

Núi Thơm

(đồi)

Xã An Phú, Thành phố

Tuy Hòa

Diện tích 45,15ha. Là khu vực đồi núi nằm sát Quốc lộ 1A, có nhiều dịch vụ du lịch

Có cảnh quan đẹp và vị trí

thuận lợi


2


Núi Nhạn (đồi)


Phường 1,

Thành phố Tuy Hòa

Độ cao 60m, đường chu vi quanh núi trên 1km. Có di sản văn hóa Quốc gia đặc biệt (tháp Nhạn), có đài tưởng niệm liệt sĩ. Từ đỉnh núi có thể bao ngắm toàn TP. Tuy Hòa, làng rau hoa Bình Ngọc, núi Đá Bia, biển Đông, cầu đường sắt, đường bộ bắc

qua sông Đà Rằng


Có cảnh quan đẹp, có giá trị văn hóa - lịch sư, vị trí thuận lợi


3


Cao nguyên Vân Hòa

Thuộc các xã Sơn Long, Sơn Định và Sơn Xuân - Huyện Sơn Hòa

Độ cao 400m. Nhiệt độ trung bình mùa hè 27,40C; mùa đông 24,70C. Đây là vùng đất đỏ bazan gồm 3 trảng gò rất rộng gọi là gò lớn: Phú Tân, Quán Lê, Phước Hòa; bao bọc xung quanh bởi những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn

Có cảnh quan đẹp, hội tụ nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử, khí hậu mát mẻ, vị trí TĐTL


4


Núi Chóp Chài (núi)

Thuộc các xã Hòa Kiến và Bình Kiến – Thành phố Tuy Hòa

Diện tích 61ha, độ cao 391m. Là khu vực đồi núi nằm sát QL1A, có cảnh quan đẹp. Từ đỉnh núi có thể bao quát một vùng non nước Phú Yên. Trên sườn núi có 4 ngôi

chùa: Hòa Sơn, Minh Sơn, Khánh Sơn, Bảo Lâm


Có cảnh quan đẹp và vị trí TĐTL


5


Núi Đá Bia (núi)


Xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa


Độ cao: 706m. Diện tích: 1000 ha. Đỉnh núi có khối đá nhô cao khoảng 76m

HST rừng lá rộng phong phú, đa dạng; Cảnh quan đẹp, địa hình hiểm trở

Nguồn: [1]


Hình 2 1 Hồ Long Vân trên cao nguyên Vân Hòa ảnh Nguyễn Thị Ngạn 2 2 5 Các 7

Hình 2. 1: Hồ Long Vân trên cao nguyên Vân Hòa (ảnh: Nguyễn Thị Ngạn)

2.2.5. Các dạng địa hình hồ, đập, thác, suối

Các dạng địa hình hồ, đập suối, thác phân bố ở khu vực phía Tây tỉnh Phú Yên, có nhiều địa điểm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Các dạng tài nguyên này sẽ trở thành nguồn lực tự nhiên quý giá để PTDL của địa phương nếu được đầu tư khai thác đúng mức và sẽ bổ sung cho hệ thống TNDL ven biển phía Đông để tạo nên thế phát triển cân đối Đông - Tây. Đặc điểm các dạng địa hình này như sau:

2.2.6.1. Hồ

- Hồ thủy điện Sông Hinh: Hồ cách TP.Tuy Hòa khoảng 35 km về hướng Tây Nam. Diện tích mặt nước 4100ha. Trên hồ có một vài đảo nhỏ, xung quanh hồ được bao bọc bởi thảm thực vật tự nhiên. Vào mùa khô nước hồ trong xanh, người dân và du khách thường đến đây để câu cá. Khí hậu quanh năm mát mẻ trong lành, thích hợp với LHDL tham quan, giải trí, sinh thái.

- Hồ Xuân Hương: Hồ ở trung tâm thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh), diện tích mặt nước 17 ha. Mặt hồ nước trong xanh, bao bọc bởi nhiều cây xanh, đặc biệt có rừng thông gần hồ, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Hồ có cầu bê tông bắc ngang nối với làng “du lịch” ở buôn Lê Diêm. LHDL thích hợp ở đây là du lịch sinh thái gắn với tìm hiểu văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc.

- Hồ thủy điện sông Ba Hạ: Thuộc huyện Sông Hinh và Sơn Hòa, có diện tích mặt nước 3134 ha, được bao bọc xung quanh là núi rừng xanh thẳm, ở giữa là một hồ nước mênh mông có một vài đảo nhỏ, khí hậu mát mẻ, trong lành. Gần hồ là các bản làng người dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc trưng. Địa điểm này thích hợp cho du lịch tham quan, chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ của tự nhiên và công trình kiến trúc “ngăn nước làm điện” của con người. Nơi này thích hợp với những du khách yêu thích khám phá thiên nhiên.


Hình 2 2 2 Hồ thủy điện Sông Hinh ảnh Nguyễn Hữu Xuân Hình 2 3 Hồ Xuân 8Hình 2 2 2 Hồ thủy điện Sông Hinh ảnh Nguyễn Hữu Xuân Hình 2 3 Hồ Xuân 9


Hình 2. 22: Hồ thủy điện Sông Hinh

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Hình 2. 3: Hồ Xuân Hương

(ảnh: Nguyễn Thị Ngạn)


- Hồ Hảo Sơn (Biển Hồ): Thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa. Hồ có diện tích mặt nước 66 ha. Vào mùa mưa, hồ ngập sâu, lòng hồ mở rộng, mùa cạn lòng hồ thu hẹp, sen mọc dày, cuối tháng 3 đến tháng 8 nở hoa tạo thành một hồ sen rất đẹp.

- Hồ chứa nước Mỹ Lâm: Thuộc xã Hòa Thịnh và Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa. Hồ có diện tích mặt nước 10 ha, xung quanh hồ có thảm thực vật bao phủ, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm.

- Hồ chứa nước Đồng Tròn: Thuộc xã An Nghiệp, huyện Tuy An. Hồ có diện tích mặt nước 165 ha, xung quanh hồ có thảm thực vật phong phú, có các bãi tắm ven hồ, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm.

2.2.6.2. Đập, suối, thác

Phú Yên là tỉnh có nhiều suối, thác nước có giá trị cho du lịch tham quan, dã ngoại, các dạng địa hình này phân bố ở các huyện miền núi (bảng 2.6).

Bảng 2. 6: Các đập, suối, thác ở Phú Yên



TT

Dạng TNTN


Phân bố


Đặc điểm cơ bản


Đánh giá chung


1

Suối lạnh Hòa Thịnh

Xã Hòa Thịnh, Huyện Tây Hòa

Suối nước trong vắt và mát lạnh, chảy quanh năm.Không khí trong

lành, không gian yên tĩnh

Có cảnh quan đẹp, mát mẻ, vị trí tương

đối thuận lợi


2


Suối Mơ

Xã Đa Lộc, Huyện Đồng

Xuân

Suối nước trong, chảy quanh năm Cảnh quan đẹp, thơ mộng

Có cảnh quan đẹp, mát mẻ, vị trí tương

đối thuận lợi


3


Suối Lớn

Xã Hòa Xuân Nam, Huyện

Đông Hòa

Suối nước trong, chảy quanh năm Cảnh quan đẹp, thơ mộng

Có cảnh quan đẹp, mát mẻ, vị trí tương

đối thuận lợi


4

Suối Đập Hàn

Xã Hòa Xuân Nam, Huyện

Đông Hòa

Suối nước trong, chảy quanh năm Cảnh quan đẹp, thơ mộng

Có cảnh quan đẹp, vị trí tương đối

thuận lợi

5

Suối Đá

Bàn

Xã Hòa Kiến,

TP. Tuy Hòa

Suối nước trong, chảy quanh năm

Cảnh quan đẹp, thơ mộng

Có cảnh quan đẹp,

mát mẻ, vị trí tương



TT

Dạng TNTN


Phân bố


Đặc điểm cơ bản


Đánh giá chung





đối thuận lợi


6


Thác vực Hòm


Xã An Lĩnh, huyện Tuy An

Thác nước tuyệt đẹp nằm giữa những cột đá bazan được thiên nhiên tạo thành theo cách tương tự như Gành Đá Đĩa. Thác đổ vào một hồ nước cấu tạo bằng đá cuội, sạch, nước trong.


Có cảnh quan đẹp, mát mẻ, vị trí khó tiếp cận


7


Thác Vực Song


Xã An Lĩnh, huyện Tuy An

Dòng thác đổ qua những trụ đá bazan thẳng đứng như những chiếc đũa song song, tạo nên phong cảnh ấn

tượng, hùng vĩ và bí ẩn.

Có cảnh quan đẹp, mát mẻ, vị trí khó tiếp cận


8


Thác Đá Nhà


Xã Sơn Long, Huyện Sơn Hòa

Thác nằm ở độ cao khoảng 20m so với xung quanh, dốc đứng, mặt thác rộng gần 30m, thác đẹp hoang sơ,

hùng vĩ.

Có cảnh quan đẹp, mát mẻ gắn với rừng tự nhiên, vị trí

vị trí khó tiếp cận


9


Thác Hòa Nguyên


Xã Sơn

Nguyên, Huyện Sơn Hòa

Thác có Chiều cao 30m, độ dốc 350.

Thác phân thành nhiều tầng, nước chảy quanh năm, tốc độ dòng chảy điều hòa, ảnh quan đẹp gắn với rừng

nguyên sinh


Có cảnh quan đẹp, mát mẻ, vị trí tương đối thuận lợi


10


Thác H’Ly


Buôn Kít, xã Sông Hinh,

huyện Sông Hinh

Thác nằm ở độ cao khoảng 20m so với xung quanh, dốc đứng, mặt thác là một tảng đá granit thẳng tắp, rộng gần 30m, thác H’Ly tuyệt đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Cảnh quan đẹp gắn với

rừng nguyên sinh .


Có cảnh quan đẹp, mát mẻ, vị trí tương đối thuận lợi


11


Thác Drai Tang


Xã Ea Trol - Huyện Sông Hinh

Thác nằm xen kẽ với rừng tự nhiên mát mẻ, thác có độ cao không lớn, rất rộng, gồm nhiều bậc thềm đá gra nít nối thiếp nhau, nước chảy nhẹ, trong

vắt.


Có cảnh quan đẹp, mát mẻ, vị trí tương đối thuận lợi


12


Vực phun Hòa Mỹ

Xã Hòa Mỹ Tây, Huyện Tây Hòa

Chiều cao thác 50m, độ dốc thác 750.

Thác phân thành nhiều tầng, tốc độ dòng chảy mạnh, cảnh quan đẹp, đa dạng, hùng vĩ

Có cảnh quan đẹp, vị trí tương đối thuận lợi


13


Đập Đồng Cam


Xã Hòa Hội, Huyện Phú Hòa

Đập dài 688m với 2.500 hạng mục lớn nhỏ, có 2 tuyến kênh chính Bắc và Nam dài 70km và hệ thống mương dẫn cấp II phân bổ nước về mạng lưới kênh mương nội đồng ở huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa và TP.

Tuy Hòa


Có cảnh quan đẹp, vị trí thuận lợi

Nguồn [1] và khảo sát thực tế


Hình 2 14 Đập Đồng Cam ảnh Nguyễn Hữu Xuân Hình 2 15 Thác H’Ly ảnh 10Hình 2 14 Đập Đồng Cam ảnh Nguyễn Hữu Xuân Hình 2 15 Thác H’Ly ảnh 11


Hình 2. 14: Đập Đồng Cam

(ảnh: Nguyễn Hữu Xuân)

Hình 2. 15: Thác H’Ly

(ảnh: Nguyễn Thị Ngạn)


2.2.6. Khu bảo tồn thiên nhiên

Trên lãnh thổ Phú Yên có hai KBTTN là Krông Trai và Bắc Đèo Cả. Ở đây sinh vật phong phú, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ, sẽ là điều kiện lý tưởng để phát triển LHDL sinh thái và tham quan. Đặc điểm các KBTTN như sau:

- KBTTN Krông Trai:

KBTTN Krông Trai thuộc địa phận hai xã Krông Trai và Krông Pa, huyện Sơn Hòa. Phía Đông và Đông Bắc có dạng địa hình đồi núi thấp, phần còn lại địa hình tương đối bằng phẳng xen kẽ với một số đồi thấp có độ cao khoảng 150m.

Khu bảo tồn có diện tích 22.290 ha, trong đó 16.005 ha rừng tự nhiên (chiếm 72% tổng diện tích); Có 3 kiểu thảm thực vật chính: rừng kín thường xanh (1003 ha), rừng nửa rụng lá (7111 ha) và rừng rụng lá (7891 ha) [64]. Ngoài ra, còn có các sinh cảnh khác như trảng cỏ, cây bụi, đầm lầy.

Krông Trai có khoảng 236 loài thực vật, 262 loài động vật có xương sống ở cạn, trong đó có 50 loài thú, 182 loài chim, 22 loài bò sát và 8 loài lưỡng cư. Thực vật quý hiếm có 09 loài, trong đó có 03 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, động vật quý có 07 loài, trong đó có 02 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam [64].

- KBTTN Bắc Đèo Cả:

Khu bảo tồn thuộc xã Hòa Xuân Nam và Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Có tổng diện tích 8.740 ha, khu vực bảo vệ nghiêm ngặt 2076,5 ha, vùng đệm 1613,7 ha, vùng lõi 5.049,8 ha, diện tích rừng 3.109,6 ha. Khu bảo tồn có kiểu thảm thực vật chính là rừng kín thường xanh. Theo thống kê của ngành kiểm lâm, KBTTN Bắc Đèo Cả đang bảo tồn hàng trăm loài động, thực vật. Có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm (thực vật quý hiếm có 06 loài, trong đó có 01 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam; động vật quý hiếm có 08 loài, trong đó có 01 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam) [1]. Rừng có nhiều cây gỗ quý và đặc trưng như chò, trâm, dẻ, cà ná, cẩm, thị.


Động vật có các loài như trĩ sao, khỉ mặt đỏ, gấu ngựa, gấu chó, tê tê, báo hoa, nhím, khỉ, sóc và nhiều loài chim [65].

2.2.7. Suối nước khoáng nóng

Phú Yên có nhiều nguồn nước khoáng, một số nguồn nước khoáng đã phát hiện được: Trà Ô, Triêm Đức, Phú Sen, Lạc Sanh, các suối khoáng này còn rất hoang sơ. Đối với du lịch, các điểm nước khoáng nóng có tiềm năng cho du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan dã ngoại. Đặc điểm tự nhiên của các điểm suối khoáng nóng như sau:

- Suối khoáng Trà Ô: Thuộc xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân. Điểm lộ có tọa độ: 13o30’29"VB; 109o12’50"KĐ. Nguồn khoáng được C.Madrolle khảo sát. Năm 1944 được E.Saurin đưa lên bản đồ địa chất 1:500.000 (tờ Quy Nhơn). Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Dầu khí năm 1978, nước khoáng Trà Ô thuộc nhóm nước khoáng silic - fluor, nóng vừa; tính chất vật lý: trong, không mùi; kiểu hóa học: nước

bicarbonat natri và bicarbonat - clorur natri, khoáng hoá rất thấp; dạng xuất lộ: nước chảy ra từ những khe nứt của đá granit, nằm cao hơn mực nước suối (Long Ba) khoảng 3m. Lưu lượng chung khoảng 1 lít /s [37]. Suối khoáng Trà Ô thuộc nguồn nước nóng vừa, nhiệt độ khoảng 550C, càng xa suối, nước càng nguội dần [1].

- Suối khoáng Triêm Đức: Thuộc thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân. Điểm lộ có tọa độ: 13o21’05"VB; 109o03’45"KĐ. Suối khoáng Triêm Đức đã được C.Madrolle, F.Blondel nghiên cứu trong những năm 1926-1931, năm 1944 được E.Saurin đưa lên bản đồ địa chất 1:500.000 (tờ Quy Nhơn). Nguồn nước lộ ra sát bờ sông cao hơn mặt sông khoảng 4 m, gồm nhiều điểm lộ. Nước nóng phun lên từ

các khe nứt trong đá granit với tổng lưu lượng từ 3-4 l/s [37]. Theo phân tích của viện Paster Nha Trang, nước khoáng Triêm Đức thuộc nhóm nước khoáng silic - fluor, rất nóng, tính chất vật lý: trong, không mùi, vị nhạt; tính chất hóa học: nước bicarbonat natri, khoáng hoá rất thấp. Bùn và nước ở dòng suối có thể chữa được một số bệnh về tim mạch, khớp, bệnh ngoài da...Với nhiệt độ nước cao, trên 70oC (lúc trời dịu mát, hơi nước bốc lên có thể nhìn thấy được), nơi đây có thể luộc chín một số loại thịt và các loại trứng.

- Suối khoáng Phú Sen: Thuộc xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa, có tọa độ: 13o00’23"VB; 109o10’00"KĐ. Tại đây, nước phun lên thành nhóm mạch giữa cánh đồng lúa tạo thành một bãi sình lầy kích thước cỡ 20 x 100 m. Tại mạch lộ lớn nhất người ta đã xây 2 giếng, mực nước dâng cao trên mặt đất 0,5 m và tự chảy ra từ 2 vòi với lưu lượng 0,3 l/s. Ngoài ra còn có một số điểm lộ dạng thấm rỉ bên bờ vực suối Du Tôm cách điểm lộ chính khoảng 100 m, lưu lượng rất nhỏ.

Theo tài liệu của Lê Đức An [61] cũng như phân tích của viện Paster Nha Trang,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022