Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với quốc lộ 21B thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 32

Bảng 3.2. Hiện trạng dân số và đô thị hoá 33

Bảng 3.3. Dân số, lao động thành phố Nam Định giai đoạn 2016-2018 34

Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Nam Định năm 2018 37

Bảng 3.5. Đối tượng và điều kiện bồi thường 46

Bảng 3.6. Kết quả công tác bồi thường đất dự án xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B, thành phố Nam Định 47

Bảng 3.7. Kết quả công tác bồi thường tài sản trên đất 49

Bảng 3.8. Kết quả hỗ trợ dự án xây dựng cầu Tân Phong 50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Bảng 3.9. Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự

án xây dựng cầu Tân Phong 51

Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với quốc lộ 21B thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định - 2

Bảng 3.10. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng

cầu Tân Phong, thành phố Nam Định 52

Bảng 3.11. Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường GPMB 54

Bảng 3.12. Hiểu biết và ý kiến của người dân về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng 58

Bảng 3.13. Kết quả điều tra cán bộ trong ban bồi thường và GPMB của thành

phố Nam Định 60

Bảng 3.14. Thu nhập bình quân nhân khẩu/năm theo nguồn thu nhập của các

hộ dân tại dự án 61

Bảng 3.15. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất 62

Bảng 3.16. Phương thức sử dụng tiền các hộ dân tại dự án nghiên cứu 63

Bảng 3.17. Tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực dự án sau thu hồi đất 64

Bảng 3.18. Tình hình quan hệ nội bộ gia đình khu vực dự án sau thu hồi đất 65

Bảng 3.19. Tình hình môi trường khu vực dự án sau thu hồi đất 65


DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định 30

Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng các loại đất thành phố Nam Định năm 2018 38

Hình 3.3. Hình ảnh cầu Tân Phong sau khi đã xây dựng xong 42

Hình 3.4. Sơ đồ trình tự, tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư 45

Hình 3.5. Tỷ lệ các nguyên nhân làm chậm kế hoạch công tác bồi thường tài

sản trên đất của dự án 57

Hình 3.6. Thu nhập của các hộ dân sau thu hồi đất 62

Hình 3.7. Phương thức sử dụng tiền đền bù của người dân 63


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên ban tặng cho loài người chúng ta, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hóa, xã hội. Những năm gần đây, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cùng với áp lực về sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu về đất đai của con người ngày càng tăng, diện tích đất đai ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh làm cho đất đai ngày càng có giá trị kinh tế cao và nhu cầu về mặt bằng lớn để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Để có mặt bằng thực hiện các dự án chúng ta phải thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đai. Chính vì vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết của sự phát triển, nó tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Trước thực trạng như vậy, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là một trong những công việc hết sức khó khăn, phức tạp và được xã hội đặc biệt quan tâm. Bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp liên quan tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, đặc biệt với các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi trên phạm vi cả nước, của từng địa phương, không những thế nó còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương sau khi tái định cư cho người dân. Công tác bồi thường GPMB hiện nay còn trì trệ và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân như các chính sách về đền bù thiệt hại GPMB còn chưa cụ thể, chưa công khai, hay thay đổi gây nhiều khó khăn cho việc xác định mức độ đền bù, giá đền bù; tái định cư và giải quyết hậu quả sau GPMB;… Trước những khó khăn như vậy, việc đánh giá công tác bồi thường GPMB để đưa ra những phương án khả thi giải quyết những khó khăn bồi thường GPMB đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết của xã hội.

Tỉnh Nam Định thuộc vị trí trung tâm của chùm đô thị gồm các thành phố là trung tâm tỉnh lỵ của các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Là trung tâm của tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng với mạng lưới giao thông thuận lợi, đây là điều kiện, là cơ hội để đón nhận sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, việc GPMB để thực hiện các dự


án trên địa bàn đang được các cấp chính quyền trong tỉnh hết sức quan tâm, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, kinh phí của nhà nước do nhiều nguyên nhân khác nhau theo từng dự án cụ thể. Cùng với thực trạng đó, công tác bồi thường GPMB Dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đang là vấn đề được chú ý rất nhiều ở cả trong và ngoài tỉnh. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi đã nghiên cứu đề tài: Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được kết quả của công tác bồi thường GPMB Dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

- Đánh giá những ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân tại Dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường GPMB tại Dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng

cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định” đóng góp cho việc hoàn thiện cơ sở lý luận cho chính sách bồi thường GPMB và giúp cho việc thực hiện chính sách có hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án trên địa bàn thành phố Nam Định.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tế và hiểu rõ về công tác quản lý nhà nước về đất đai, tìm ra những thuận lợi, khó khăn của công tác bồi thường GPMB để từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục, góp phần thúc đẩy tiến độ bồi thường GPMB.


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


1.1. Cở sở pháp lý của đề tài

1.1.1. Các văn bản của Nhà nước

- Luật đất đai 2013;

- Nghị định số 43/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013;

- Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất;

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;

- Nghị định số 47/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ Quy định về khung giá đất;

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về đất đai của Chính phủ;

- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Quyết định số 1523/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong QL.21B qua sông Đào, tỉnh Nam Định thuộc dự án Tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2;

- Quyết định số 1590/QĐ-BGTVT ngày 06/5/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Thiết kế BVTC công trình cầu Tân Phong QL.21B qua sông Đào,


tỉnh Nam Định thuộc dự án Tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2.

1.1.2. Các văn bản của tỉnh Nam Định

- Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 11/4/2013 của UBND tỉnh Nam Định quy định đơn giá bồi thường hỗ trợ nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc khi Nhà nước thu hồi đất;

- Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 11/4/2013 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành quy định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) phục vụ công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Nam Định;

- Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của UBND tỉnh về việc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất;

- Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của UBND tỉnh Nam Định ban hành quy định diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Nam Định;

- Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của UBND tỉnh Nam Định ban hành quy định hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận đất ở áp dụng khi cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định;

- Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 24/3/2015 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành quy định cụ thể một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nam Định;

- Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt giá đất cụ thể phục vụ GPMB dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn lên cầu đoạn thuộc địa bàn thành phố Nam Định;

- Quyết định số 1019/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt giá đất cụ thể để giao đất tái định cư phục vụ GPMB dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn lên cầu;

- Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành đơn giá bồi thường, hỗ trợ di chuyển cây trồng đặc thù để lập phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB thực hiện dự án xây dựng cầu Tân Phong trên địa bàn Thành phố Nam Định;


- Hướng dẫn số 1456/HD-STNMT ngày 01/7/2015 về việc lập, thẩm định phê duyệt và thực hiện phương án xử lý đối với những trường hợp sử dụng đất không hợp pháp trước khi có Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 17/7/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 02/10/2012 của UBND tỉnh Nam Định;

- Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của UBND Thành phố Nam Định về việc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư GPMB dự án: Xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn lên cầu đoạn thuộc địa bàn Thành phố Nam Định

- tỉnh Nam Định;

- Quyết định số 1716/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của UBND Thành phố Nam Định về việc thành lập Tổ công tác giúp việc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư GPMB dự án: Xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn lên cầu đoạn thuộc địa bàn Thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định;

- Văn bản số 254/UBND - VP5 ngày 11/5/2015 của UBND tỉnh Nam Định về việc thực hiện đơn giá bồi thường nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Nam Định.

1.2. Khái quát về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

1.2.1. Một số khái niệm

Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những thay đổi về mọi mặt, với tốc độ phát triển nhanh và đạt những thành quả hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước. Do đó đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với quá trình công nghiệp hoá tốc độ đô thị hoá ngày càng mạnh, kéo theo những thay đổi đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng đất, đất nông nghiệp giảm dẫn đến đất phi nông nghiệp tăng lên. (Đất khu công nghiệp, đất đô thị, đất giao thông, đất thuỷ lợi). Vì vậy việc thu hồi đất là không tránh khỏi.

Theo Luật đất đai (2013) thì thu hồi đất: là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý.

Bồi thường về đất: là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất và hỗ trợ là hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất


và phát triển. Trong khi đó Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Luật đất đai, 2013).

Việc bồi thường có thể tiến hành bằng tiền hoặc bằng vật chất khác có thể do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do thoả thuận của các chủ thể. Bồi thường thiệt hại về đất đai thực chất là việc giải quyết mối quan hệ về kinh tế giữa Nhà nước với người được giao đất, cho thuê đất và những người bị thu hồi đất. Bồi thường thiệt hại về đất phải được thực hiện theo quy định của nhà nước về giá đất, phương thức thu hồi và thanh toán. Nó vừa đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất đồng thời cũng đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của người nhận đất thu hồi để sử dụng, tức là phải giải quyết hài hoà lợi ích của cả ba đối tượng này.

Tái định cư trong bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được hiểu là việc di chuyển người có đất bị thu hồi đến sinh sống ổn định tại một nơi ở mới thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp người bị thu hồi đất ổn định đời sống, sản xuất tại khu tái định cư.

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo qui định mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí đất tái định cư bằng một trong các hình thức sau:

+ Bồi thường bằng nhà ở;

+ Bồi thường bằng giao đất ở mới;

+ Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới;

Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí quan trọng trong chính sách GPMB. Các dự án tái định cư cũng được coi là dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014).

1.2.2. Bản chất của công tác bồi thường GPMB

Bản chất của việc bồi thường là việc giải quyết mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước, người được giao đất, thuê đất và người bị thu hồi đất. Bồi thường về đất phải được thực hiện theo qui định của Nhà nước. Việc bồi thường về đất không giống với việc trao đổi, mua bán tài sản, hàng hoá trên thị trường mà nó phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và người bị thu hồi đất, có nghĩa là phải giải quyết một cách hài hoà giữa các đối tượng tham gia (Luật Dương Gia).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2023