và than bùn, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi (từ 900 - 1.800m), đất mùn trên núi cao, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
- Tài nguyên nước:
Nước mặt: Hà Giang tuy có nguồn nước mặt với tổng lượng dòng chảy rất phong phú, nhưng không dồi dào, không cân đối vì không đồng đều cả về thời gian và không gian. Mùa mưa có thể gây lũ lụt, nhưng mùa khô thì rất khó khăn về nước cho sinh hoạt và sản xuất. Bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc có lượng mưa ít hơn trung bình của tỉnh, lượng mưa hàng năm chỉ có 1300 mm - 1650 mm, đã gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên nhất là trong mùa khô, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy, vấn đề nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân luôn là một thách thức đối với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh.
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Hà Giang tồn tại trong các khe nứt và lỗ hổng của các tầng trầm tích, chất lượng tốt. Tuy nhiên, các tầng chứa nước mới được thăm dò sơ bộ, chưa thể khai thác với khối lượng lớn.
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 459.164,56 ha chiếm 57,91% diện tích đất tự nhiên. Theo kết quả điều tra của ngành lâm nghiệp, hiện tại tài nguyên rừng của tỉnh khá phong phú. Rừng giàu với các loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơmu, hoàng đan, kim giao… tập trung ở một số địa bàn vùng cao, địa hình hiểm trở; một phần diện tích rừng ở Hà Giang hiện nay thuộc loại rừng non tái sinh, chất lượng và trữ lượng thấp chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt.
- Tài nguyên khoáng sản: Hà Giang là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, phong phú cả về kim loại và phi kim loại. Qua tổng hợp các tài liệu điều tra địa chất về khoáng sản, đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 250 mỏ, điểm khoáng sản, gồm 28 loại khoáng sản, thuộc 05 nhóm: Khoáng sản kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nước khoáng, đá quý - bán quý. Trong đó, với 4 loại khoáng sản chính là: quặng sắt 21 mỏ, điểm mỏ; quặng chì, kẽm: 16 mỏ, điểm mỏ; quặng mangan: 27 mỏ, điểm mỏ và quặng antimon: 9 mỏ, điểm mỏ. Ngoài 4 loại khoáng sản trên, Hà Giang còn nhiều loại khoáng sản khác, có giá trị tiềm năng kinh tế như đới vàng sông Con, đới vàng ngòi Sảo và đới vàng, arsen chứa thiếc-vàng sông Lô, mỏ thiếc - vônfram Hố Quáng Phìn - huyện Đồng Văn.
- Tài nguyên nhân văn: Hà Giang hiện có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống (đông nhất là dân tộc Mông, chiếm 31,8%, tiếp theo là dân tộc Tày 23,2%, dân tộc Dao 15,1%, dân tộc Kinh 11%, các dân tộc khác có tỷ lệ thấp hơn 10%) với các nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể; những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc. Đặc biệt, do địa hình phần lớn là đồi núi nên để tăng gia sản xuất lương thực người Hà Giang phải cày cấy, trồng trọt lương thực trên những hốc đá sườn đồi do đó "cày nương hốc đá" là một nét văn hoá đặc sắc của Hà Giang mà không phải nơi nào cũng có. Ngoài ra, chợ tình Khâu Vai, lễ hội nhảy lửa, lễ cấp sắc vv... đã góp phần tạo cho Hà Giang một kho tàng văn hoá phong phú và hấp dẫn.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số, lao động và việc làm
Tính đến cuối năm 2018, dân số của tỉnh Hà Giang là 846.114 người, tăng
12.422 nghìn người so với năm 2017, tỷ lệ tăng dân số 1,49%. Dân số phân bố không đồng đều giữa các huyện, thành phố. Đông dân nhất là thành phố Hà Giang và thưa dân nhất là huyện Bắc Mê. Dân số trong độ tuổi và lực lượng lao động trong độ tuổi ở Hà Giang chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng nhanh đang đặt áp lực lớn về giải quyết việc làm cho tỉnh. Năm 2018 tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình đào tạo nghề, theo đó tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên (đạt 50,80%), giải quyết việc làm đã đạt được kết quả tích cực (đã giải quyết việc làm mới cho 19.784 lao động). Công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ, cùng với sự tham gia tích cực, trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân, sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của nhân dân trong tỉnh, năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 34,2% xuống còn 31,19% (giảm 3,01% so với năm 2017) (UBND tỉnh Hà Giang, 2018).
- Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 14.325,2 tỷ đồng, Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2018 đạt 6,76%, so với năm 2017; trong đó khu vực nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 5,06%; khu vực công nghiệp - XDCB tăng 10,53%; khu vực dịch vụ tăng 6,35%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - XDCB và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp - thuỷ sản, cụ thể: Năm
2018 nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm tỷ trọng 30,54% (năm 2017 là 30,86%); công nghiệp - XDCB chiếm 22,44% (năm 2017 là 22,48%); thương mại - dịch vụ chiếm 47,02% (năm 2017 là 46,66%). Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2018 đạt 26,2 triệu đồng người năm, tăng 3,8 triệu đồng so với năm 2017.
- Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
- Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp năm 2018, thời tiết tương đối thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển; giá cả các mặt hàng nông sản khá, các sản phẩm chăn nuôi được tiêu thu tốt, cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh đã tạo ra những đột phá trong sản xuất nông nghiệp, bước đầu đã có 6 sản phẩm được cấp chứng nhận dăng ký chỉ dẫn địa lý, 02 sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc. Năm 2018 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh là 405.204,5 tấn (tăng 7372,5 tấn so với năm 2017); giá trị sản phẩm bình quân thu hoạch/ha đất canh tác đạt 44,47 triệu đồng/ha (tăng 1,2 triệu đồng so với năm 2017); tỷ trong chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đạt 30,2% (tăng 1,8% so với năm 2017); tổng diện tích rung trồng mới đạt 6920,6ha, tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 56,5%.
Thương mại - dịch vụ: Các hoạt động thương mại tiếp tục phát triển mạnh ở cả khu vực đô thị và nông thôn, hàng hoá đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 9563,3 tỷ đồng (tăng 13,4 % so với năm 2017), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá chỉ đạt 405 triệu USD, giảm 10,1% so với năm 2017; Các hoạt động dịch vụ - du lịch tiếp tục được đầu tư. Lượng khách du lịch cả năm đạt 1,1 triệu lượt (tăng 7,5% so với năm 2017). Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 546,7 tỷ đồng (tăng 12,5 % so với năm 2017).
- Thực trạng phát triển văn hoá - xã hội
Giáo dục đào tạo: sự nghiệp giáo dục đào tạo cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; quy mô trường lớp học tiếp tục được củng cố và phát triển; chất lượng giáo dục ở ngành học, cấp học ổn định và tiến bộ. Năm học 2017-2018 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 89,71%. Công tác xây dựng trường chuẩn được chú trọng, toàn tỉnh có 184 trường đạt chuẩn quốc gia
- Y tế: Mạng lưới khám chữa bệnh tiếp tục được củng cố, toàn tỉnh hiện có 10,5 bác sỹ/vạn dân, 32,6 giường bệnh/van dân Công tác khám chữa bệnh theo
BHYT được thực hiện đúng quy định, tỷ lệ người dân có thẻ BHYT đạt 98,5%. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, toàn ngành đã kiểm tra 7246 cơ sở, kết quả có 6134 cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Văn hoá thể thao, thông tin tuyên truyền: các hoạt động văn hoá văn nghệ, thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh diễn ra sôi nổi. Công tác bảo tồn di tích, di sản văn hoá phi vật thể được quan tâm thực hiện. Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã xuất sắc vượt qua kỳ tái thẩm định.
- Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển mạnh; hoạt động báo chí, xuất bản được quản lý chặt chẽ, có nhiều đổi mới; chất lượng phát thanh truyền hình ngày càng nâng cao.
3.1.2. Sơ lược về tình hình quản lý và sử dụng đất của tỉnh Hà Giang
* Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tỉnh Hà Giang
LOẠI ĐẤT | Mã | Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN | 792,948.27 | 100.0 | ||
1 | Nhóm đất nông nghiệp | NNP | 655,717.39 | 82.69 |
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | SXN | 194,475.71 | 24.53 |
1.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | CHN | 157,643.98 | 19.88 |
1.1.1.1 | Đất trồng lúa | LUA | 34,119.55 | 4.30 |
1.1.1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác | HNK | 123,524.43 | 15.58 |
1.1.2 | Đất trồng cây lâu năm | CLN | 36,831.72 | 4.64 |
1.2 | Đất lâm nghiệp | LNP | 459,164.56 | 57.91 |
1.2.1 | Đất rừng sản xuất | RSX | 224,272.48 | 28.28 |
1.2.2 | Đất rừng phòng hộ | RPH | 184,242.50 | 23.24 |
1.2.3 | Đất rừng đặc dụng | RDD | 50,649.70 | 6.39 |
1.3 | Đất nuôi trồng thuỷ sản | NTS | 1,864.01 | 0.24 |
1.4 | Đất làm muối | LMU | ||
1.5 | Đất nông nghiệp khác | NKH | 213.12 | 0.03 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Quy Định Về Hỗ Trợ, Tđc Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
- Chính Sách Gpmb Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Phương Pháp So Sánh, Tổng Hợp, Xử Lý, Đánh Giá Và Phân Tích Số Liệu
- Đánh Giá Tổng Quát Về Thực Trạng Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tđc Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang
- Đánh Giá Kết Quả Bồi Thường, Gpmb Dự Án Xây Dựng Cấp Bách Cơ Sở Hạ Tầng Bảo Vệ Biên Giới Tại Trung Tâm Xã Lũng Cú (Giai Đoạn I)
- Tổng Hợp Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Tại Dự Án
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
LOẠI ĐẤT | Mã | Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
2 | Nhóm đất phi nông nghiệp | PNN | 32,725.49 | 4.13 |
2.1 | Đất ở | OCT | 7,116.42 | 0.90 |
2.1.1 | Đất ở tại nông thôn | ONT | 6,105.09 | 0.77 |
2.1.2 | Đất ở tại đô thị | ODT | 1,011.34 | 0.13 |
2.2 | Đất chuyên dùng | CDG | 16,920.09 | 2.13 |
2.2.1 | Đất xây dựng trụ sở cơ quan | TSC | 168.99 | 0.02 |
2.2.2 | Đất quốc phòng | CQP | 1,393.18 | 0.18 |
2.2.3 | Đất an ninh | CAN | 114.31 | 0.01 |
2.2.4 | Đất xây dựng công trình sự nghiệp | DSN | 635.22 | 0.08 |
2.2.5 | Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp | CSK | 2,467.99 | 0.31 |
2.2.6 | Đất sử dụng vào mục đích công cộng | CCC | 12,140.40 | 1.53 |
2.3 | Đất cơ sở tôn giáo | TON | 9.35 | 0.001 |
2.4 | Đất cơ sở tín ngưỡng | TIN | 13.65 | 0.002 |
2.5 | Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng | NTD | 343.92 | 0.04 |
2.6 | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối | SON | 8,219.37 | 1.04 |
2.7 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC | 96.45 | 0.01 |
2.8 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK | 6.24 | 0.001 |
3 | Nhóm đất chưa sử dụng | CSD | 104,505.38 | 13.18 |
3.1 | Đất bằng chưa sử dụng | BCS | 1,903.96 | 0.24 |
3.2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS | 92,925.93 | 11.72 |
3.3 | Núi đá không có rừng cây | NCS | 9,675.49 | 1.22 |
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Hà Giang)
Tổng diện tích tự nhiên năm 2018 của tỉnh Hà Giang là 792.948,27 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp có diện tích là 655.717,39 ha, chiếm 82,69 % diện tích tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp có diện tích là 32.725,49 ha, chiếm 4,13% diện tích tự nhiên;
- Đất chưa sử dụng có diện tích là 104.505,38 ha, chiếm 13,18% diện tích tự nhiên.
Đất nông nghiệp 655.717,39 ha
(82,69%)
Đất phi nông
nghiệp
32.725,49 ha
(4,13%)
Đất chưa sử dụng
104.505,38 ha
(13,18%)
Hình 3.2: Cơ cấu diện tích đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2018
Như vậy 86,82% diện tích tự nhiên của tỉnh đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau trong đó chủ yếu cho mục đích nông, lâm nghiệp.
* Sơ lược công tác quản lý đất đai tỉnh Hà Giang
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính" tỉnh Hà Giang đã triển khai rà soát địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT-TTg ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ. Việc lập bản đồ hành chính sau khi có hiệp định phân giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, Bộ TN&MT đã hiệu chỉnh và phát hành kịp thời bản đồ hành chính cấp tỉnh; UBND tỉnh đã giao cho Sở Nội vụ rà soát hiệu chỉnh bản đồ hành chính cấp xã và cấp huyện hiện nay đã cơ bản hoàn thành.
- Khảo sát, đo đạc lập địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
- Tình hình thực hiện khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất: Đến nay tỉnh Hà Giang đã thực hiện hoàn thành công tác điều tra, đánh giá thực trạng suy thoái đất và xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn toàn tỉnh; triển khai thực hiện điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai và điều tra, đánh giá phân hạng đất, nông nghiệp lần đầu trong toàn tỉnh.
- Tình hình lập bản đồ địa chính: Trong những năm qua được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ TN&MT, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT cùng UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Hà Giang, cụ thể đã đo đạc, cấp GCNQSDĐ được 85/195 xã, thị trấn; đo đạc chỉnh lý cho 03 xã và đang đo đạc chỉnh lý cho 04 phường thuộc thành phố Hà Giang. Trong giai đoạn từ ngày 01/7/2014 đến nay đã hoàn thành đo đạc địa chính chính quy 25 xã thuộc các huyện Mèo Vạc, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì.
- Tình hình lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, KHSDĐ: Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện trong quá trình kiểm kê đất đai và chỉnh sửa bổ sung trong thời gian lập quy hoạch, KHSDĐ; kết quả toàn tỉnh đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014 có 195 bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1/2000, 1/5000 và 1/10.000; 11 bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện tỷ lệ 1/10.000 và 1/25.000 và 01 bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000. Về bản đồ QHSDĐ giai đoạn 2011-2020 và điều chỉnh QHSDĐ giai đoạn 2016-2020 có 11 bộ cấp huyện tỷ lệ 1/10.000 và 1/25.000 và 02 bộ bản đồ QHSDĐ cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000 tất cả các loại bản đồ này đều được lập đúng theo quy định của Bộ TN&MT.
- Về công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Về lập điều chỉnh QH, KHSDĐ cấp tỉnh, huyện theo quy định Luật Đất đai năm 2013. Hiện nay đã hoàn thành điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ kỳ cuối (2016-2020) cấp tỉnh và điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 đối với 11 huyện, thành phố.
Về xây dựng KHSDĐ hàng năm: Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ TN&MT, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố
lập KHSDĐ hàng năm theo đúng quy định của pháp luật, kết quả KHSDĐ năm 2015, năm 2016, năm 2017 và KHSDĐ năm 2018 của 11/11 huyện, thành phố đã được phê duyệt theo đúng quy định hiện hành. Việc công khai QH, KHSDĐ hàng năm cấp huyện được UBND các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và đúng quy định.
- Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Tình hình sử dụng đất đối với người được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư: Kết quả giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức để thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh tính từ ngày 01/7/2014 đến hết ngày 31/12/2017, là 169 hồ sơ với tổng diện tích là 1.964,67 ha, trong đó: Năm 2014 là 16 tổ chức diện tích 156,89 ha, năm 2015 là 42 tổ chức diện tích 77,245 ha, năm 2016 là 18 tổ chức diện tích 686,61 ha, năm 2017 là 57 tổ chức diện tích 1.043,9 ha. Các chủ sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đều sử dụng đúng mục đích, ranh giới được giao đất, thuê đất không có dự án, công trình để đất bỏ hoang hoặc dự án chậm triển khai thực hiện.
- Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Việc thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký đất đai: Luật Đất đai 2013 quy định đối tượng đăng ký đất đai bắt buộc đối với tất cả trường hợp sử dụng đất (kể cả trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ) và được Nhà nước giao để quản lý đất, tài sản gắn liền với đất. Đối với tỉnh Hà Giang việc thực hiện đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ được tiến hành thực hiện đồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT tập trung các nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính chính quy của toàn tỉnh để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.
- Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính: Việc xác định nghĩa vụ tài chính và thu tiền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh được thực hiện khi Người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Công tác xác định các khoản thu, nộp tiền sử dụng đất và phí, lệ phí trong lĩnh vực đất đai được giải quyết nhanh chóng và thuận lợi. Các thủ tục hành chính được công khai, niêm