Chính Sách Gpmb Của Một Số Nước Trên Thế Giới


với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, phải phá dỡ toàn bộ nhà, công trình để di chuyển chỗ ở được hỗ trợ 2.000.000 đồng/hộ;

c) Hộ gia đình có người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội khác của Nhà nước phải phá dỡ toàn bộ nhà, công trình để di chuyển chỗ ở được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ;

d) Trong hộ gia đình có nhiều đối tượng chính sách xã hội thì được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.

- Hỗ trợ hộ nghèo: Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất thuộc diện hộ nghèo do Chính phủ, Bộ Lao động thương binh và Xã hội quy định, được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận trong từng thời kỳ thì được hỗ trợ bằng tiền một lần để vươn lên thoát nghèo, mức hỗ trợ là 200.000 đồng/ một nhân khẩu/ tháng, thời gian hỗ trợ như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở thì thời gian hỗ trợ là 48 tháng (quy định này áp dụng cho cả trường hợp hộ gia đình vừa phải di chuyển chỗ ở, vừa có đất nông nghiệp bị thu hồi);

b) Hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi mà không phải di chuyển chỗ ở:

Diện tích thu hồi dưới 30% thì thời gian hỗ trợ 06 tháng;

Diện tích thu hồi từ 30% đến 50% thì thời gian hỗ trợ 12 tháng; Diện tích thu hồi từ trên 50% đến 70% thì thời gian hỗ trợ 24 tháng; Diện tích thu hồi từ trên 70% thì thời gian hỗ trợ 36 tháng.

- Thưởng bàn giao mặt bằng trước thời hạn: Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sử dụng đất bàn giao mặt bằng trước hạn 5 ngày theo thời gian bàn giao mặt bằng quy định trong Phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được thưởng như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

a) Đối với đất có đủ điều kiện được bồi thường:

Đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, mức thưởng là 2.000 đồng/m2 nhân với diện tích thực tế thu hồi;

Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án trọng điểm xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - 5

Đất rừng sản xuất, mức thưởng là 1.000 đồng/m2 nhân với diện tích thực tế thu hồi.


b) Đối với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân: Trường hợp phải phá dỡ toàn bộ nhà, công trình mà phải di chuyển chỗ ở thì được thưởng như sau:

Nhà tạm, nhà 1 tầng lợp mái, mức thưởng là 5.000.000 đồng/hộ; Nhà xây mái bằng, kiên cố, mức thưởng: 7.000.000 đồng/hộ.

+ Trường hợp phải phá dỡ một phần nhà, công trình mà phải di chuyển chỗ ở thì được thưởng như sau:

Nhà tạm, nhà 1 tầng lợp mái, mức thưởng là: 2.500.000 đồng/hộ;

Nhà xây mái bằng, kiên cố, mức thưởng là 3.500.000 đồng/hộ (Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang).

* Suất TĐC tối thiểu

1. Suất TĐC tối thiểu bằng đất ở, nhà ở:

a) Đối với đất ở: Khu vực các phường, thị trấn: diện tích tối thiểu là 80 m2; Khu vực các xã: diện tích tối thiểu là 200 m2.

Trường hợp có điều kiện về quỹ đất thì có thể giao mức cao hơn, nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định tại Quyết định 14/2014/QĐ-UBND.

b) Đối với nhà ở: Diện tích xây dựng nhà tối thiểu là 36m2 cho một hộ gia đình có dưới 4 nhân khẩu, nếu hộ gia đình có từ 5 nhân khẩu trở lên thì cứ mỗi nhân khẩu được cộng thêm 9m2 xây dựng nhà cho mỗi nhân khẩu.

2. Suất TĐC tối thiểu bằng tiền:

Suất TĐC tối thiểu bằng tiền = [Giá trị của suất đất ở TĐC tối thiểu cộng (+) với giá trị của nhà ở TĐC tối thiểu].

Giá trị của suất đất ở TĐC tối thiểu được tính bằng diện tích đất tại điểm a, khoản 1, Điều này nhân (x) với giá đất ở cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại nơi bố trí TĐC.

Giá trị của nhà ở TĐC tối thiểu được tính bằng diện tích xây dựng tại điểm b, khoản 1, Điều này nhân (x) đơn giá xây dựng được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang).

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1. Chính sách GPMB của một số nước trên thế giới

Đối với mọi quốc gia trên thế giới, đất đai là nguồn lực cơ bản, quan trọng nhất đối với mọi hoạt động trong đời sống KT-XH. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới


đang cố gắng không ngừng trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, trong đó có chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC của cơ quan quản lý Nhà nước. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của một số nước trên thế giới, đồng thời giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về công tác bồi thường GPMB (Trương Ánh Tuyết, 2002).

* Trung Quốc

Hiến Pháp quốc gia này quy định có 2 hình thức sở hữu về đất đai:

- Sở hữu Nhà nước

- Sở hữu tập thể

Vì đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nên khi thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp tùy từng trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất và bồi thường cho các công trình gắn liền với đất bị thu hồi.

Về phương thức bồi thường: Nhà nước sẽ thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Người dân có quyền lựa chọn các phương thức bồi thường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới.

Tại thành phố Thượng Hải và một số thành phố lớn khác, người dân lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và được tự lựa chọn chỗ ở mới phù hợp với công việc và điều kiện sống của mình.

Về giá bồi thường: tiêu chuẩn để xác định mức giá bồi thường dựa trên mức giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, công trình và tài sản trên đất, đồng thời cũng được điều chỉnh rất linh hoạt để phù hợp với thực tế tình hình tại từng địa phương, khu vực, đây cũng là chính sách của Nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh lại chính thị trường đó. Riêng đối với đất nông nghiệp, bồi thường theo tính chất của đất và loại đất đó.

Về hỗ trợ và TĐC: các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng cùng lúc và kịp thời, trước khi quá trình thu hồi đất hoàn thành, nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng với nhiều loại căn hộ khác nhau. Các chủ sử dụng đất phải di chuyển chỗ ở được địa phương chú ý tạo điều kiện về việc làm, trường hợp các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách đặc biệt.

Quá trình di dời được thực hiện dựa trên nguyên tắc: nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Khu TĐC được quy hoạch tổng thể, theo mô hình nhà ở, trường học, chợ…, cân đối được giao thông động và tĩnh.


Tại thủ đô Bắc Kinh, tiêu chí để sắp xếp bồi thường di dời nhà hiện nay được thực hiện theo 3 loại:

- Loại 1: Lấy theo giá thị trường của nhà đất đối với nhà bị tháo dời cộng thêm với “Giá tăng thêm nhân với diện tích xây dựng của ngôi nhà bị tháo dỡ”.

- Loại 2: Đổi nhà theo tiêu chuẩn giá trị, bố trí nhà lấy theo giá thị trường, giá tương đương với giá nhà bị tháo dỡ, di dời.

- Loại 3: Bố trí nhà theo tiêu chuẩn diện tích, đây là tiêu chuẩn chính quyền quận, huyện nơi có nhà di dời lập ra đối với những người có khó khăn về nhà

ở. Người bị di dời có thể chọn hình thức bố trí nhà ở cho phù hợp. Dựa vào khu vực bố trí nhà ở để tăng thêm diện tích, dựa theo phân cấp từng vùng trong thành phố. Càng ra ngoại vi hệ số tăng thêm càng cao, mức tăng thêm có thể là 70%, 80% hay 100% (Tạp chí Cộng sản, 2007).

* Hàn Quốc

Đất nước Hàn Quốc có tới 70% diện tích đất là đất đồi núi nên đất chuyên dùng được xem là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì vậy, để sử dụng đất một cách hiệu quả và tiết kiệm thì các quy hoạch và quy chế được coi như một hình thức pháp luật (Tạp chí Cộng sản, 2007).

Luật đất đai của Hàn Quốc được xây dựng dựa trên cơ sở Luật quy hoạch đô thị và Luật quản lý sử dụng đất quốc gia, bao gồm tất cả các đô thị, Nhà nước chỉ định một số khu vực sử dụng để cân bằng sự phát triển đồng bộ.

Trong đó, khái niệm cơ bản của luật quản lý sử dụng đất quốc gia công khai rõ ràng về đất đai. Đây có ý nghĩa là tách riêng hai phần quyền sở hữu và quyền sử dụng đất để nhấn mạnh tầm quan trọng của đất công cộng trong xã hội. Chế độ này giúp việc sử dụng đất một cách hữu dụng bằng cách thúc đẩy quyền sử dụng đất nhiều hơn quyền sở hữu đất. Luật bồi thường GPMB của Hàn Quốc được chia ra thành hai thể chế.

Một là “đặc lệ” liên quan đến bồi thường GPMB cho đất công cộng đã đạt được theo thủ tục thương lượng của pháp luật.

Hai là luật “sung công đất” theo thủ tục quy định cưỡng chế của công pháp.

Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thì cần rất nhiều đất công cộng trong một khoảng thời gian ngắn với mục đích cưỡng chế đất cho nên luật “sung công


đất” đã được thiết lập trước vào năm 1962. Sau đó theo pháp luật ngoài mục đích thương lượng thu hồi đất công cộng thì còn muốn thống nhất việc này trên phạm vi toàn quốc và đảm bảo quyền tài sản của công nên luật này đã được lập vào năm 1975 và dựa vào hai luật trên Hàn Quốc đã triển khai bồi thường cho đến nay. Tuy nhiên dưới hai thể chế luật và trong quá trình thực hiện luật “đặc lệ” thương lượng không đạt được thỏa thuận thì luật “sung công đất” được thực hiện bằng cách cưỡng chế, nhưng nếu cứ như vậy thì phải lặp đi lặp lại quá trình này và đôi khi trùng lặp cho nên thời gian có thể bị kéo dài hoặc chi phí cho bồi thường sẽ tăng lên. Do đó, cho đến nay đã có nhiều thảo luận thống nhất hai thể chế này thành một. Thực hiện bồi thường theo luật mới của Hàn Quốc thì sẽ thực hiện theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiền bồi thường đất đai được các nhân viên công vụ đánh giá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ cho công trình công cộng. Mỗi năm Hàn Quốc cho thi hành đánh giá đất trên 27 triệu địa điểm trên toàn quốc và chỉ định 470.000 địa điểm làm tiêu chuẩn và thông qua đánh giá của giám định để dựa theo đó hình thành giá quy định cho việc bồi thường. Giá quy định không dựa vào lợi nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo sự khách quan trong việc bồi thường.

Giai đoạn 2: Pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người có quyền sở hữu đất trong quá trình thương lượng chấp thuận thu hồi đất. Quy trình chấp thuận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai, thương lượng, chấp nhận thu hồi.

Giai đoạn 3: Biện pháp di dời là một đặc điểm quan trọng. Nhà nước hỗ trợ tích cực về mặt chính sách đảm bảo sự sinh hoạt của con người, cung cấp đất đai cho những người bị mất nơi cư trú do thực hiện công trình công cộng cần thiết của Nhà nước. Đây là công việc có tính hiệu quả cao, thu hút người dân tự nguyện di dời và liên quan rất nhiều tới việc GPMB. Theo luật bồi thường, nếu như tòa nhà nơi dự án sẽ được thực hiện có trên 10 người sở hữu thì phải xây dựng cho các đối tượng này nơi cư trú hoặc hỗ trợ 30% giá trị của tòa nhà đó. Còn nếu như các dự án xây dựng chung cư nhà ở thì cung cấp cho các đối tượng này chung cư hoặc nhà ở thấp hơn giá thành (Tạp chí Cộng sản, 2007).

Đối với các đối tác kinh doanh để kiếm sống nhưng không có pháp nhân, các đối tác kinh doanh nông nghiệp, gia cầm thì có chính sách mang tính chất ân huệ ngoài biện pháp di dời còn ưu tiên cung cấp cho họ các cửa hàng hoặc khu kinh doanh.


Luật bồi thường Hàn Quốc được thực hiện theo ba giai đoạn trên đối với đất đai, bất động sản và các quyền kinh doanh nông nghiệp, ngư nghiệp, khoáng sản… để cung cấp tiền bồi thường và chi phí di dời.

Chế độ và luật GPMB: theo luật sung công đất đai thì nếu như đã trả hoặc đặt cọc tiền bồi thường xong nhưng không chịu di dời thì được xem như gây hại cho lợi ích công cộng do đó phải thi hành cưỡng chế giải tỏa được thực hiện quyền thi hành theo luật thực hiện thi hành hành chính và quyền thi hành ngày phải theo thủ tục pháp lệnh cảnh cáo theo quy định. Thực chất biện pháp GPMB thường bị người dân hoặc các người ở thuê phản đối và chống trả quyết liệt gây ảnh hưởng xấu đến xã hội cho nên tốt nhất là phải có sự nghiên cứu tìm ra biện pháp cho dân tự nguyện di dời là hay hơn cả (Tạp chí Cộng sản, 2007).

* Australia (Úc)

Luật đất đai của Úc quy định: đất đai thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Luật đất đai bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai (Mai Mộng Hùng, 2008).

Luật đất đai năm 1989 của Úc quy định, có hai loại thu hồi đất:

- Thu hồi đất bắt buộc

- Thu hồi đất tự nguyện

Thu hồi đất tự nguyện được nước Úc tiến hành khi chủ đất cần được thu hồi đất. Trong thu hồi đất tự nguyện không có quy định đặc biệt nào được áp dụng mà việc thỏa thuận đó là nguyên tắc cơ bản nhất. Chủ có đất cần được thu hồi vốn và người thu hồi đất sẽ thỏa thuận giá bồi thường đất trên tinh thần đồng thuận và căn cứ vào thị trường.

Thu hồi đất bắt buộc được nước Úc tiến hành khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích công cộng và các mục đích khác. Thông thường, Nhà nước có được đất đai thông qua đàm phán.

Trình tự thu hồi đất bắt buộc được thực hiện như sau:

- Nhà nước gửi cho các chủ đất một văn bản trong đó nêu rõ mục tiêu thu hồi đất vì các mục đích công cộng. Văn bản này gồm các nội dung chính như cơ quan


muốn thu hồi đất, miêu tả chi tiết mảnh đất, mục đích sừ dụng đất sau khi thu hồi và các giải thích vì sao mảnh đất đó phù hợp với mục tiêu công cộng đó.

- Chủ sở hữu mảnh đất có thể yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính và quản lý xem xét lại vấn đề thu hồi đất. Nếu chủ sở hữu vẫn chưa hài lòng thì có thể tiếp tục yêu cầu trọng tài phúc thẩm hành chính phán xử. Trọng tài phúc thẩm hành chính không thể xem xét tính đúng đắn về quyết định của Chính phủ nhưng có thể xem xét các vấn đề liên quan khác.

- Nhà nước thông báo rộng rãi quyết định thu hồi đất và chủ sở hữu đất phải thông báo cho bất kỳ ai muốn mua mảnh đất đó về quyết định thu hồi đất của Chính phủ. Sau đó, Nhà nước sẽ ban hành quyết định thu hồi đất và thông báo trên báo chí.

- Chủ sở hữu đất nhận được thông báo tiến hành các thủ tục yêu cầu bồi thường.

Ngay sau khi có quyết định thu hồi đất, chủ đất có thể yêu cầu Nhà nước bồi thường.

Nguyên tắc của bồi thường của quốc gia này đó là công bằng và theo giá thị trường. Theo đó, các yếu tố sẽ được tính toán trong quá trình bồi thường đó là giá thị trường, giá đặc biệt đối với chủ sở hữu, các chi phí liên quan như phí di chuyển, chi phí TĐC (Mai Mộng Hùng, 2008).

* Nhận xét, đánh giá về chính sách GPMB của một số nước trên thế giới.

Việc xây dựng và phát triển các công trình xây dựng, công trình dân dụng đều cần có đất. Do đất đai có hạn, vì thế mọi Nhà nước đều phải sử dụng quyền lực của mình để thu hồi đất hoặc trưng thu của người đang sở hữu, đang sử dụng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Ở mỗi quốc gia, quyền lực thu hồi, trưng thu đất được ghi trong hiến pháp hoặc tại Bộ luật đất đai hoặc một bộ luật khác. Nếu việc thu hồi, trưng thu đã phù hợp với quy định của pháp luật mà người sở hữu hoặc sử dụng đất không thực hiện thì Nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai. Việc thu hồi đất, trưng thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do Nhà nước đó quy định (Tạp chí Cộng sản,2007).

Qua tìm hiểu chính sách bồi thường GPMB của một số nước trên thế giới, nước ta cần học hỏi 1 số kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường GPMB.


1.3.2. Công tác GPMB ở Việt Nam hiện nay

Vai trò của đất đai đối với quá trình phát triển KT-XH ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Với những đổi mới tích cực, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB ở Việt Nam đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đã góp phần rất quan trọng để phát triển KT-XH nhưng đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay.

Trong năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Bộ TN&MT đã tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thu hồi đất để thực hiện CNH-HĐH (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).

* Về diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng.

Trong 5 năm qua, từ năm 2010-2015, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm gần 4% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước). Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha.

Các vùng kinh tế trọng điểm và khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang, Hà Nội, Quảng Nam …Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác là dưới 0,5%.

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích bình quân đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh tác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí