Phương Pháp So Sánh, Tổng Hợp, Xử Lý, Đánh Giá Và Phân Tích Số Liệu


* Về đời sống, lạo động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất

Theo báo cáo cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm qua đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 959.000 lao động và 2,5 triệu người. Trung bình mỗi ha đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ khoảng 108 nghìn hộ, số hộ bị thu hồi đất ở các vùng khác thấp hơn: Tây Nguyên chỉ có trên 138,291 hộ. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ tái định cư,…Tuy nhiên trên thực tế có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).

Như vậy nông nghiệp vẫn là chỗ dựa của phần lớn số hộ bị mất đất. Số lao động bị mất việc làm do mất đất nhiều như Hà Nội 37.703 người, Vĩnh Phúc 22,880 người, Nam Định 4,130 người,… Thực trạng này dẫn đến 53% số hộ dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước đây, chỉ có khoảng 13% số hộ có thu nhập cao hơn trước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).

Kết quả kiểm tra thi hành Luật đất đai năm 2014 của Bộ TN&MT cho thấy việc thu hồi đất ở phần lớn các địa phương đang ách tắc, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, gây nên những bức xúc cho cả người sử dụng đất, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền có tránh nhiệm thu hồi đất.


Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

* Kết quả của hoạt động bồi thường, GPMB tại dự án nghiên cứu. Cụ thể:

- Tổng diện tích các loại đất trong dự án;

- Các loại tài sản trên đất bị thu hồi;

- Chính sách hỗ trợ, TĐC;

- Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ,…;

- Công tác GPMB;

- Ý kiến của người dân.

*. Đề tài tiến hành nghiên cứu dự án như sau:

Đánh giá công tác bồi thường, GPMB dự án trọng điểm xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Trong phạm vi dự án trọng điểm xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành lấy số liệu của dự án trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2017 và số liệu điều tra phỏng vấn người dân.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; hoàn thiện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá tổng quan về công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Giang

- Sơ lược về điều kiện tự nhiên, KT-XH;

- Sơ lược về tình hình quản lý và sử dụng đất đai và công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Giang;


- Đánh giá tổng quan về dự án xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Nội dung 2: Đánh giá công tác bồi thường, GPMB dự án xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

- Thống kê và phân loại đối tượng bồi thường, hỗ trợ khu vực GPMB.

- Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường về đất và tài sản, vật kiến trúc và cây trồng trên đất

- Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.

Nội dung 3: Đánh giá công tác GPMB thông qua ý kiến của nguời dân bị thu hồi đất và người dân xung quanh khu vực Dự án

- Đánh giá sự hiểu biết chung của người dân về công tác bồi thường GPMB theo quy định của pháp luật.

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.

- Kiến nghị của người dân về công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.

Nội dung 4: Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp đối với công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới

- Những thuận lợi, khó khăn vướng mắc, tồn tại trong công tác GPMB Dự án.

- Nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc, tồn tại trong công tác GPMB Dự án.

- Đề xuất những giải pháp đối với công tác bồi thường, GPMB các dự án trên địa bàn tỉnh.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Hà Giang; Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất (diện tích, vị trí), các chính sách của Nhà nước và cơ chế của tỉnh đối với GPMB thực hiện dự án, tại các Phòng, Ban chức năng, UBND tỉnh; Các số liệu, tài liệu về tình hình kinh tế xã hội xã Lũng Cú, kinh tế của các


ngành sản xuất, đời sống của hộ dân tại khu vực nghiên cứu và tình hình quản lý và sử dụng đất đai của tỉnh Hà Giang tại Sở TN&MT, Cục Thống kê, Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh Hà Giang….

Thu thập các tài liệu, số liệu, dữ liệu về dự án (bao gồm: thuyết minh mô tả dự án, quyết định phê duyệt và các báo cáo kết quả thực hiện hàng năm) nghiên cứu tại Sở TN&MT tỉnh Hà Giang; Sở Kế hoạch & Đầu tư; Sở Xây dựng; Sở Công thương; Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh Hà giang; Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đồng Văn….

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa về hiện trạng của dự án, nhằm mục đích đánh giá những tồn tại, khó khăn, phục vụ cho việc xây dựng, thực hiện phương án bồi thường GPMB.

- Điều tra thực hiện công tác bồi thường, GPMB của dự án;

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin thông qua bộ phiếu điều tra ý kiến đánh giá của người dân về dự án. Cụ thể:

- Phạm vi điều tra thu thập là hộ dân có đất bị thu hồi nằm trong dự án;

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ phiếu câu hỏi có sẵn;

- Đối tượng và phạm vi điều tra phỏng vấn được xác định như sau:

+ Số hộ bị thu đất được điều tra với tổng 90 phiếu;

+ Hộ dân xung quanh khu vực dự án không bị thu hồi đất được điều tra với tổng 30 phiếu.

Như vậy tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu. Nội dung chính của điều tra phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến giá, hình thức bồi thường, hỗ trợ, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bồi thường của dự án; ảnh hưởng của dự án đến công ăn việc làm, đời sống của người dân bị mất đất và về vấn đề ảnh hưởng đến môi trường của dự án.

Nội dung điều tra:

+ Mức độ hợp lý về giá bồi thường về đất và tài sản trên đất;

+ Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ;

+ Việc công khai, dân chủ của HĐBT GPMB huyện Đồng Văn;


+ Mức bồi thường hỗ trợ đã đảm bảo ổn định đời sống chưa;

+ Đơn thư trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC;

+ Một số nội dung khác.

2.4.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp, xử lý, đánh giá và phân tích số liệu

- Phương pháp xử lí số liệu: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, dùng phần mềm xử lý số liệu Excel, thống kê theo nhóm số phiếu điều tra, xử lý số liệu điều tra.

- Phương pháp phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu: Việc phân tích đánh các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ sở so sánh đối chiếu, số liệu được phân tích sát sao, đúng đắn khoa học đảm bảo minh bạch chính xác.

- Phương pháp so sánh: So sánh giá thị trường, giá bồi thường, hệ số chênh lệch, so sánh việc thực hiện với chính sách Nhà nước quy định để qua đó đưa ra các đánh giá cụ thể về các nội dung nghiên cứu.


Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Đánh giá tổng quan về công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.1.1. Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của tỉnh Hà Giang

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang

* Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc, có toạ độ địa lý từ 22o23' đến 23o23' vĩ độ Bắc và từ 104o20' đến 105o34' độ kinh Đông. Trung tâm tỉnh là thành phố Hà Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km, vị trí tiếp giáp được xác định như sau:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 277,556 km.

- Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng.

- Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Hà Giang có diện tích 7.929,48 km2, bằng 2,4% diện tích cả nước, gồm 01 thành phố và 10 huyện với 195 đơn vị cấp xã bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 177 xã, với 8 cửa khẩu, trong đó cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ đang được đầu tư xây dựng thành cửa khẩu quốc tế; ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 5 trục quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh là Quốc lộ 2, 4C, 4D, 34, 279, trong đó Quốc lộ 2 là tuyến đường huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với Hà Giang và Trung Quốc thông qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ; Quốc lộ 279 chạy song song với biên giới các tỉnh miền núi phía Bắc ngoài ý nghĩa kinh tế còn có vai trò quan trọng trong quốc phòng, an ninh của cả nước.


Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang Hình 3 1 Sơ đồ hành chính tỉnh Hà Giang Địa 1

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang)

Hình 3.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Hà Giang

* Địa hình, địa mạo

Hà Giang có địa hình phức tạp, đặc trưng bởi sự xen kẽ giữa các đới nâng và hạ từ Bắc xuống Nam, có nhiều dãy núi cao hiểm trở, trong đó có những dãy núi cao trên 2.000 m so với mực nước biển (dãy Tây Côn Lĩnh cao 2.418 m). Độ dốc lớn làm cùng với hệ thống sông suối làm cho địa hình bị chia cắt mạnh, với các kiểu địa hình theo độ dốc.


* Khí hậu, thời tiết

Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa và Á nhiệt đới. Trong những năm gần đây tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh có những diễn biến bất thường, hạn hán xảy ra nhiều và thường xuyên hơn, mùa khô kéo dài gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống sản xuất của nhân dân. Các đợt mưa tập trung và có cường độ lớn kèm theo gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra gây lũ ống, lũ quét làm thiệt hại về người, sản xuất nông nghiệp và tài sản của nhân dân.

* Thuỷ văn

Hà Giang nằm trong vùng thượng du của 3 lưu vực sông là sông Lô, sông Gâm và sông Chảy:

- Sông Lô: là sông lớn nhất chảy qua vùng nghiên cứu. Sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy về tới cửa khẩu Thanh Thuỷ (huyện Vị Xuyên) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tới thành phố Hà Giang chảy theo hướng Bắc xuống Nam tới Vĩnh Tuy chảy vào địa phận tỉnh Tuyên Quang. Chiều dài sông chảy trong địa phận tỉnh Hà Giang là 97km, tổng diện tích lưu vực khi ra khỏi đất Hà Giang là 10.104km2, trong đó có khoảng 8.000 km2 lưu vực nằm bên Trung Quốc.

- Sông Gâm: được bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam qua tỉnh Cao Bằng rồi chảy qua Hà Giang, Tuyên Quang và nhập lưu với sông Lô tại ngã ba sông Lô Gâm (với chiều dài chảy qua Việt Nam là 217 Km). Chiều dài sông Gâm chảy qua tỉnh Hà Giang là 43 km. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, có một nhánh cấp 1 lớn là sông Nho Quế.

- Sông Chảy: bắt nguồn từ Tây Côn Lĩnh theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam qua huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần rồi chảy vào Yên Bái. Chiều dài sông chảy qua địa bàn tỉnh Hà Giang là 44 km. Diện tích lưu vực là 816 km2. Lòng sông sâu, độ dốc lớn thường từ 400 đến 450 hai bên bờ là núi cao, việc lấy nước phục vụ sản xuất và đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

* Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Hà Giang, 22 loại đất với 7 nhóm đất chính sau: đất phù sa, đất lầy

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí