Đánh Giá Tổng Quát Về Thực Trạng Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tđc Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang


yết tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của tỉnh, huyện và của ngành; HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 72/2017/NQ-HĐND ngày 24/4/2017 quy định về lệ phí cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Nghị quyết số 70/2017/NQ-HĐND ngày 24/4/2017 quy định về phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai; Nghị quyết số 74/2017/NQ-HĐND ngày 24/4/2017 quy định về phí thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ; Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 24/4/2017 quy định về phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm; phí đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Hà Giang, nhìn chung các Nghị quyết được ban hành kịp thời đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của Người sử dụng đất, góp phần tăng thu ngân sách địa phương.

- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Tình hình tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai: Thực hiện Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ TN&MT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2505/QĐ-UBND, ngày 02/12/2014 về phê duyệt phương án kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Chỉ thị 21/CT-TTg, ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm Sở TN&MT đã ban hành các Kế hoạch số 50/KH-STNMT ngày 23/12/2016 và Kế hoạch số 65/KH-STNMT ngày 11/12/2017 về việc thống kê đất đai hàng năm trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, cài đặt phần mềm cho cán bộ cấp huyện, xã. Đến nay đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 cho 195 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố và cấp tỉnh; hoàn thành công tác thống kê đất đai các năm 2015, 2016, 2017, 2018 cho 195 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố và cấp tỉnh.

Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai, kết quả đã phản ánh đúng thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng đất của các đối tượng trên địa bàn. Làm cơ sở để phục vụ cho việc lập quy hoạch, KHSDĐ các cấp và xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.


- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin đất đai, trong thời gian qua UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN&MT tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi toàn tỉnh. Đến nay, đã có 01 huyện (Bắc Mê) đang vận hành cơ sở dữ liệu địa chính. Trong thời gian tới sẽ đưa tiếp huyện Quang Bình và huyện Quản Bạ vào vận hành, việc thực hiện cập nhật các biến động đất đai vào cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện thường xuyên đồng thời với hồ sơ địa chính dạng giấy. Việc thực hiện tra cứu, tìm kiếm, trao đổi thông tin trên cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay được thực hiện trong hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai và trực tiếp thực hiện trên phần mềm Vilis 2.0.

- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Thực hiện Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các chính sách tài chính về đất đai (cụ thể là các khoản thu chi từ đất đai) như: Quyết định ban hành bảng giá các loại đất giai đoạn 2014-2019, hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm trên địa bàn tỉnh, quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) đơn giá cho thuê đất, thuê mặt nước; các khoản phí và lệ phí có liên quan. Chính sách tài chính về đất đai đã tạo điều kiện thu hút đầu tư vào tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo áp dụng mức tối đa về chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước cho các tổ chức kinh tế đầu tư vào tỉnh. Đây cũng là bước đánh giá chỉ đạo nghiêm túc, đúng đắn của Tỉnh và sự đồng tình cao của nhân dân.

- Công tác đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, thực hiện các quy định đấu giá; việc thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng để đấu giá: Công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua được thực hiện khá tốt, linh hoạt; UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-TNMT-BTP ngày 04/4/2015 của Bộ TN&MT và Bộ Tư pháp; việc xây dựng và phê duyệt phương án bán đấu giá, quyết định đấu giá do UBND cấp huyện thực hiện; đối với giá đất cụ thể để làm căn cứ tính giá khởi điểm do UBND tỉnh phê duyệt. Năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành kế


hoạch đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; tiếp tục chỉ đạo UBND các huyện/thành phố rà soát quy hoạch, kế hoạch và quỹ đất hiện có để thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Kết quả thực hiện năm 2015, 2016, 2017 tổng số diện tích đấu giá là 62.936,9 m2, số tiền là 130,22 tỷ đồng; qua đó đã góp phần tăng thu ngân sách cho các địa phương, tạo vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông trong khu dân cư nông thôn và đô thị.

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất: Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai: Từ năm 2014 đến nay, tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều nơi, nhất là ở địa phương đã và đang thực hiện các dự án về phát triển KT- XH, xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đường giao thông, công trình thuỷ điện và các công trình công cộng khác, một số huyện xảy ra tình trạng có hộ gia đình sử dụng đất từ những năm 1990 sau đó chuyển đi nơi khác sinh sống, không tiếp tục sử dụng nhưng thời gian gần đây quay lại tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất cũ mà người khác đã sử dụng ổn định từ đến nay…, một số vụ khiếu nại đã được các cơ quan Nhà nước giải quyết nhiều lần, vẫn còn vụ việc phức tạp đã có kết quả rà soát của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh ban hành thông báo chấm dứt giải quyết theo hướng dẫn, quy định của Thanh tra Chính phủ nhưng công dân vẫn không chấp nhận và tiếp tục khiếu nại, dẫn đến vụ việc kéo dài không dứt điểm. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai: UBND các huyện, thành phố đã tiếp nhận 930 đơn thư giải quyết tranh chấp đất đai, đã giải quyết xong 900 đơn, còn lại 30 đơn đang trong thời gian giải quyết; Sở TN&MT đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết 35 vụ việc; có văn bản trả lời và hướng dẫn công dân 27 vụ việc.

Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận; số đơn đã xử lý; số đơn còn tồn đọng, nguyên nhân tồn đọng: Từ năm 2014 đến 31/12/2017, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận và xử lý 116 đơn, trong đó: đã giải quyết 62 đơn; 54 đơn không đủ điều kiện giải quyết (do trùng lặp); số đơn tồn đọng: Không.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Từ năm 2014 đến nay


toàn tỉnh đã tiến hành 34 cuộc thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật đất đai và đã ban hành kết luận. Trong đó: UBND các huyện, thành phố tiến hành thanh tra 21 cuộc, qua đó đã chấn chỉnh công tác quản lý đất đai ở cơ sở; sở TN&MT đã tổ chức 13 cuộc thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật đất đai; qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 10 tổ chức vi phạm pháp luật đất đai, với diện tích vi phạm là 1.465,466 ha; qua thanh tra, UBND tỉnh thu hồi đất của 07 tổ chức, với tổng diện tích là 1.062,5 ha (đến nay diện tích đã thu hồi 596,502 ha, diện tích chưa thu hồi 466 ha); gia hạn sử dụng đất 24 tháng cho 02 tổ chức, với tổng diện tích là 402,993 ha. Đồng thời yêu cầu các đơn vị có sai phạm chấn chỉnh, khắc phục các thiếu sót, tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụng đất.

3.1.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Trong giai đoạn từ 2015 - 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện rất nhiều các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh; Số liệu điều tra được tổng hợp qua Bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Thực trạng về các công trình, dự án thực hiện giai đoạn 2015 -2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang


TT


Chỉ tiêu


ĐVT


Tổng số

Phân theo chủ đầu tư

Nhà

nước

Tổ chức

kinh tế

Khác

1

Công trình, dự án triển khai thực hiện

Dự án

449

313

135

1

2

Công trình, dự án hoàn thành

Dự án

391

285

105

1

3

Tổng số tiền bồi thường, GPMB

Tỷ

đồng

537,33

214,93

322,25

0,15

4

Tổng diện tích thu hồi

ha

11.674,21

4.669,4

7.004,1

0.71

5

Số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất

hộ

7.049

2.820

4.223

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án trọng điểm xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - 8

(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Hà Giang)

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC đã được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ đúng quy định pháp luật; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Quyết định số 19/2017/QĐ-


UBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh Hà Giang sửa đổi khoản 1, Điều 17 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 09/6/2015, theo đó đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố củng cố bộ máy làm công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC ở cấp huyện. Chỉ đạo nâng cao chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường; thực hiện niêm yết công khai và xin ý kiến tham gia đóng góp của người có đất bị thu hồi, qua đó đã giải quyết tốt quyền và nghĩa vụ của Người sử dụng đất, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Người sử dụng đất - Nhà nước.

- Người được Nhà nước giao đất. Hằng năm UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch định giá đất cụ thể để làm căn cứ tính tiền bồi thường, GPMB cho các công trình dự án. Kết quả trong giai đoạn từ 2014 đến nay, UBND cấp tỉnh, cấp huyện đã thực hiện thu hồi 11.674,21 ha đất (trong đó thu hồi đất của 36 tổ chức và 7049 hộ gia đình, cá nhân). Với tổng số tiền bồi thường là 537,33 tỷ đồng.

- Số lượng các dự án triển khai trên địa bàn là 449 công trình, dự án; số dự án bàn giao xong mặt bằng là 391 dự án, số dự án chưa bàn giao mặt bằng là 58 dự án. Nguyên nhân: giá đất bồi thường thấp, công tác triển khai công tác bồi thường còn lúng túng, trình độ hiểu biết chính sách của người dân còn thấp…

- Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi: Người bị thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án công trình thì được Nhà nước bồi thường bằng tiền hoặc bằng đất; theo báo cáo kết quả hằng năm của UBND các huyện, thành phố việc thu hồi đất nông nghiệp không ảnh hưởng lớn đến việc làm của người có đất bị thu hồi. Vì sau khi người có đất bị thu hồi nhận tiền bồi thường đã tự mua đất nông nghiệp của các hộ gia đình khác trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện để tiếp tục canh tác ổn định cuộc sống của mình; một số được đào tạo nghề và chuyển đổi việc làm sang lĩnh vực khác.

3.1.4. Đánh giá tổng quan về dự án xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới tại trung tâm xã Lũng Cú (giai đoạn I)

* Tổng quan về khu vực thực hiện dự án

Lũng Cú là một xã thuộc huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang khoảng 170km; là xã nằm ở điểm cực Bắc của Tổ Quốc; nằm trên độ cao từ


1600 - 1800m so với mực nước biển; toàn xã có 9 thôn bản là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc H’Mông, Lôlô, Tày, PuPéo…; là nơi chứa đựng nhiều di sản địa chất, sinh học, văn hoá lịch sử; là nơi đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Trung tâm xã Lũng Cú có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vùng biên giới địa đầu Tổ quốc. Vì vậy thực hiện đầu tư “Dự án xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới tại trung tâm xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” để xây dựng Lũng Cú trở thành Khu du lịch trọng điểm của Quốc gia, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh truyền thống cho nhân dân, vừa giáo dục truyền thống, động viên tinh thần yêu nước, phục vụ du khách thăm quan; góp phần khai thác triệt để lợi thế của địa phương nhằm phát triển KT-XH, xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; đồng thời tạo sức hấp dẫn để thu hút đầu tư cho du lịch, dịch vụ, văn hoá của tỉnh; phát huy giá trị của hệ thống cảnh quan thiên nhiên và môi trường xã hội.

* Mục tiêu đầu tư

Để đảm bảo chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ an ninh biên giới và nâng tâm trung tâm xã Lũng Cú tương xứng với trung tâm của khu du lịch cấp quốc gia, xây dựng trung tâm xã ngang tầm đối đẳng với địa phương bên kia biên giới, giải quyết những khó khăn, nhất là khó khăn về cơ sở hạ tầng như : giao thông thuỷ lợi, trường học, trạm xá, bưu điện, chợ , thông tin liên lạc ..Góp phần thu hút khách du lịch đến với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá và đến với Lũng Cú du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh. Tổ chức lại các cụm dân cư, thực hiện định canh, định trên tuyến biên giới xây dựng, phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, tạo thế lực mạnh cho thế trận quốc phòng toàn dân, đảm bảo giữ vững ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng biên giới hào bình hữu nghị…tạo thuận lợi cho khu vực biên giới phát triển toàn diện.


* Phạm vi dự án

Bảng 3.3: Tổng quan về dự án


STT

Hạng Mục

Đơn vị tính

Tổng

Ghi chú

I. Giai đoạn 1 (2016-2020)


1


Tuyến đường đối ngoại: kết nối từ xã Sà Phìn đến cột cờ Lũng Cú


km


24,7

Dự án cải tạo từ nền đường cũ , dự án không phải thu hồi đất; công trình đã hoàn

thành


2

Tuyến đường Trung tâm: Kết nối từ km0 Quốc Lộ 4C đến thôn Cẳng Tằng tạo điểm nhấn cho khu vực trung tâm xã Lũng Cú (lộ

giới 33m; lòng đường 18m, dải phân cách 5 m; hè đường 10m).


km


1,66


Đã thu hồi diện tích đất là 54.780m2, hiện công trình đang thi công


3

Tuyến đường khu tâm linh thuộc thôn Cẳng Tằng: kết nối từ tuyến đường trung tâm lên

khu chùa Lũng Cú (lộ giới 13,5m; lòng đường 7,5m; hè đường 6m)


m


759

Đã thu hồi diện tích đất là 5.699,8m2, hiện đang thi

công đã hoàn thành phần nền đường


4

Tuyến đường vòng sau chùa Lũng Cú: kết nối từ tuyến đường trung tâm vòng về phía sau chùa Lũng Cú và kết nối với tuyến đường tâm linh (bề rộng nền đường 7,5m; bề rộng

mặt đường 5,5m; bề rộng lề đường 2m)


km


1,97


chưa thực hiện


5

Xây dựng Cổng chào khu trung tâm xã Lũng

Cú tại vị trí đầu trục đường trung tâm thuộc thôn Thèn Pả


m2

20738,

5

Đã thu hồi đất nhưng chưa xây dựng

6

Hạng mục san ủi mặt bằng khu TĐC

m2

8292,3

Đã thu hồi đất, hoàn thành

xây dựng khu TĐC

7

Hạng mục: Chùa + San ủi mặt bằng Chùa

m2

57.937

,10

Đã thu hồi đất, đang xây

dựng Chùa


8

Hạng mục: Đền Lũng Cú, mở đường giao thông đi lên Đền


m2


7915,8

trong đó thu hồi đất để làm đường 1091,5m2; đang xây

dựng Đền

II. Giai đoạn 2 (2021-2025)

1

Hạ tầng khu nhà khách chùa Lũng Cú.




2

Xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối,

gồm các tuyến đường:





2.1

Tuyến đường đi lê khu đại tượng phật: kết

nối từ đầu đường đi thôn Séo Lủng lên khu đại tượng phật


km


1,7



2.2

Tuyến đường nội bộ khu trung tâm gồm 7

tuyến kết nối hệ thống giao thông cho khu vực trung tâm xã


km


6039


3

Xây dựng khu thể thao

m2

10000


4

Xây dựng khu thương mại dịch vụ, bãi đỗ xe

m2

20000



5

Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật

ngoài khu vực dự án Khu du lịch sinh thái văn hoá tâm linh Lũng Cú



thực hiện xây dựng theo quy

hoạch chi tiết trung tâm xã Lũng Cú

(Nguồn: BQL đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh Hà Giang)


Qua Bảng trên cho thấy dự án xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang được thực hiện trong 02 giai đoạn như sau:

* Giai đoạn I (2016-2020):

- San lấp mặt bằng khu vực dự án Khu du lịch sinh thái văn hoá tâm linh Lũng Cú (thực hiện bồi thường GPMB khoảng 4,8ha khu vực sườn đồi phía đông bắc so với Cột cờ Lũng Cú thuộc thôn Cẳng Tằng, xã Lũng Cú);

- Xây dựng Cổng chào khu trung tâm xã Lũng Cú tại vị trí đầu trục đường trung tâm thuộc thôn Thèn Pả.

- Xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối, gồm các tuyến đường:

+ Tuyến đường đối ngoại: kết nối từ xã Sà Phìn đến cột cờ Lũng Cú 24,7km;

+ Tuyến đường Trung tâm: Kết nối từ km0 Quốc Lộ 4C đến thôn Cẳng Tằng tạo điểm nhấn cho khu vực trung tâm xã Lũng Cú: 1,66km (lộ giới 33m; long đường 18m, dải phân cách 5 m; hè đường 10m).

+ Tuyến đường khu tâm linh thuộc thôn Cẳng Tằng: kết nối từ tuyến đường trung tâm lên khu chùa Lũng Cú: 759m (lộ giới 13,5m; long đường 7,5m; hè đường 6m).

+ Tuyến đường vòng sau chùa Lũng Cú: kết nối từ tuyến đường trung tâm vòng về phía sau chùa Lũng Cú và kết nối với tuyến đường tâm linh: 1,97km (bề rộng nền đường 7,5m; bề rộng mặt đường 5,5m; bề rộng lề đường 2m)

- Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn I: (dự kiến) 350 tỷ đồng

- Ngoài các hạng mục được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, tại khu vực trung tâm xã Lũng Cú có 02 dự án đã được UBND tỉnh quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư gồm: dự án xây dụng Chùa Lũng Cú và dự án xây dựng đền Lũng Cú với tổng mức đầu tư khoảng 1200 tỷ đồng.

- Diện tích đất cần thu hồi để thực hiện dự án khoảng 15,54ha

* Giai đoạn II (2021-2025)

- Hạ tầng khu nhà khách chùa Lũng Cú.

- Xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối, gồm các tuyến đường:

+ Tuyến đường đi lê khu đại tượng phật: kết nối từ đầu đường đi thôn Séo Lủng lên khu đại tượng phật: 1,7km.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí