Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


khí hậu. Quá trình phong hoá đất ở những vùng có khí hậu khác nhau thì hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau do quá trình phân giải các chất hữu cơ có thành phần cơ giới khác nhau, quyết định đến việc trồng các loại cây thích hợp và hình thành những vùng chuyên canh.

- Nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi mạnh, độ ẩm thấp vào mùa khô thường gây ra hạn hán, thiếu nước cho sinh hoạt đời sống của nhân dân và cho cây trồng vật nuôi.

Vào mùa mưa, lượng mưa lớn, tập trung vào tháng 5 đến tháng 9 gây xói mòn mạnh làm giảm độ phì của đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây lũ lụt phá hoại mùa màng, thiệt hại tài sản của nhân dân, làm hỏng các công trình giao thông, thuỷ lợi.

3.1.1.4. Thủy văn

Sông Hồng chảy dọc theo ranh giới của Thị trấn, lưu lượng nước sông Hồng thường thay đổi thất thường, mùa khô, mực nước thấp, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Mùa mưa, lưu lượng nước sông Hồng tăng nhanh, nước lũ tràn về đột ngột gây ra tình trạng ngập lụt. Phù sa sông Hồng rất giàu chất dinh dưỡng, thích hợp với nhiều cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra Thị trấn còn có suối Ngòi A và một số suối nhỏ, đây là nguồn nước chính phục vụ nước tưới cho sản xuất bằng các công trình thuỷ lợi tự chảy.

Hệ thống ao hồ: ao hồ của Thị trấn được hình thành chủ yếu là do đắp đập làm thuỷ lợi, đào ao thả cá.

Tóm lại, hệ thống sông, ngòi, hồ, ao của Thị trấn Mậu A là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ cho công tác tưới tiêu. Sông Hồng còn là đường vận tải, lưu thông giữa các xã trong và ngoài Huyện, các hồ, ao nhỏ ngoài tác dụng giữ nước để phục vụ sản xuất còn được sử dụng vào nuôi cá nước ngọt.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO-UNESCO, đất đai của Thị trấn Mậu A có những loại đất chủ yếu sau:


Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Niên, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái - 8

+ Các nhóm đất

a) Nhóm đất phù sa: Ký hiệu (P) (Fluvisols) (FL)

Nhóm đất này có khoảng 300 ha, chiếm 36 % diện tích tự nhiên toàn Thị trấn, được phân bố chủ yếu ở các xã vùng ven sông Hồng,

Nhóm đất này được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, trên địa hình tương đối bằng phẳng nhỏ ven sông nên đất thường có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ.

Nhóm đất này có đặc tính xếp lớp, hàm lượng chất hữu cơ giảm theo chiều sâu của đất, ngoài tầng A bị xáo trộn có mầu sáng tơi mềm hoặc tối màu hoặc có tầng H tích luỹ chất hữu cơ. Ngoài ra không có tầng chuẩn đoán nào khác. Nhìn chung, nhóm đất này không có thay đổi về môi trường đất.

b) Nhóm đất Glây (GL) (Gleysols) (GL)

Nhóm đất này có diện tích khoảng 250 ha, chiếm 30% diện tích tự nhiên toàn Thị trấn, phân bố trên các địa hình thấp trũng hoặc thung lũng giữa các dãy đồi khả năng thoát nước kém.

Đất Glây hình thành từ vật liệu không gắn kết, từ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính Fulvie, thường được hình thành ở địa hình đọng nước và những nơi có mực nước ngầm nông; đất có mầu nâu đen, xám đen, lầy thụt, bão hoà nước có tính chương co lớn, khi khô trở thành cứng rắn, trong đất có quá trình khử chiếm ưu thế, nhóm đất này chưa có thay đổi về môi trường đất.

d) Nhóm đất tầng mỏng (E) Leptosols (LP)

Nhóm đất này có diện tích khoảng 300 ha, 36% diện tích tự nhiên toàn Thị trấn.

Trên vùng đất đồi, có độ dốc trên 20%, đất có tầng mỏng dưới 30 cm.

Nhóm đất này được hình thành trên địa hình đồi cao, phát triển trên các loại đá Mắcma axit hoặc đá biến chất, đá vôi, tầng đất mỏng lẫn nhiều đá vụn phong hoá dở dang, chủ yếu là do quá trình rửa trôi, xói mòn nên càng ngày tầng đất càng mỏng, có nơi trơ đá gốc. Đất thường có phản ứng chua(pHKCl < 4,5), độ no bazơ thấp, hàm lượng dinh dưỡng thấp.


+ Những lợi thế, hạn chế về tài nguyên đất trong việc khai thác sử dụng cho các mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và các mục đích khác.

Thị trấn Mậu A có diện tích đất tự nhiên nhỏ, đất sản xuất nông nghiệp là 543,35 ha, tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm như: ngô, sắn; cây công nghiệp lâu năm (cây chè) và đất rừng trồng sản xuất. khu vực đất sản xuất nông nghiệp vùng ven Sông Hồng và trung tâm Thị trấn là nguồn quĩ đất dự trữ cho xây dựng đô thị trong tương lai. Đất đai nhìn chung còn khá tốt, chưa bị ô nhiễm, khá thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp. Mặt bằng để bố trí các khu dân cư tập trung, các khu chức năng tương đối thuận tiện.

Tài nguyên nước

+ Nước mặt:

Lượng nước mặt của Thị trấn Mậu A được tạo nên từ các nguồn chính là sông Hồng, các ngòi và một số hồ, ao, tiềm năng nước khá dồi dào với khối lượng nước hàng tỷ m3/năm. Lưu lượng nước sông Hồng lớn, từ 4500 - 5500m3/s, cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất và cuộc sống của dân cư vùng ven sông.

Lượng mưa: có lượng mưa lớn (trung bình khoảng 1800 - 2000 mm/năm, Nhưng do đặc điểm của địa hình, chế độ thời tiết, khí hậu và hậu quả của nạn phá rừng từ nhiều năm trước đã làm thay đổi nguồn nước mặt giữa hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô, mực nước ở các sông, ngòi, suối đều ở mực nước thấp. Các công trình thuỷ lợi thiếu nước hoạt động, nhiều con suối nhỏ bị cạn kiệt gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong mùa mưa, lưu lượng nước và mực nước ở các sông, ngòi tăng nhanh, lũ lụt thường xảy ra, gây thiệt cho sản xuất. Về môi trường nước mặt của Thị trấn Mậu A nhìn chung là tốt, ít bị ô nhiễm, chưa có thay đổi gì lớn về môi trường nước. Song trong những năm tới cần có biện pháp tích cực trong việc quản lý việc sử dụng đất theo quy hoạch đặc biệt là khai thác sử dụng đất dốc để trồng sắn, cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững để hạn chế sự sói mòn đất trong mùa mưa. Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, việc xả nước thải của


các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn để đảm bảo giữ gìn môi trường nước mặt không bị ô nhiễm.

+ Nước ngầm:

Thị trấn Mậu A có nguồn nước ngầm đáng kể, song phân bố không đồng đều trong các thành tạo địa chất khác, mực nước ngầm thay đổi có nơi chỉ vài mét là có nước. Hàng năm cung cấp hàng nghìn m3, thông qua hệ thống giếng khơi phục vụ cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Nhìn chung: tài nguyên nước của Thị trấn Mậu A khá dồi dào, ít bị ô nhiễm. Đây là những lợi thế nhất định cho việc khai thác và sử dụng, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên việc khai thác và đưa vào sử dụng nguồn tài nguyên này còn có những hạn chế; trong những năm tới cần phải nỗ lực trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn để đảm bảo cho việc điều tiết nguồn nước và giữ nước được ổn định.

Tài nguyên rừng

+ Rừng sản xuất

Thị trấn Mậu A nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ trung bình từ 22 - 23°C, thảm thực vật phong phú về chủng loại, rừng của Thị trấn Mậu A chủ yếu là rừng sản xuất có diện tích 248,43 ha, chiếm 30,62% diện tích tự nhiên toàn thị trấn, trong những năm qua, công tác giao đất khoán rừng được triển khai rộng trong nhân dân, phát triển các vùng trồng rừng tập trung cho các loại cây như: quế, keo, bạch đàn, bồ đề và một số cây bản địa khác.

Tóm lại: tài nguyên rừng của Thị trấn Mậu A còn khá phong phú, hệ thực vật đa dạng. đóng góp một phần cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trưòng và đa dạng sinh học trên địa bàn Thị trấn…

Tài nguyên khoáng sản:

Thị trấn Mậu A có một số tài nguyên khoáng sản sau: Theo số liệu điều tra tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã có mỏ chì 10,06 ha.

Tài nguyên nhân văn.

Theo số liệu điều tra trên địa bàn Thị trấn Mậu A có 11 dân tộc anh em chung sống, trong đó có các dân tộc chủ yếu sau: Dân tộc Kinh chiếm 97,3%;


dân tộc Tày chiếm 1,14%; dân tộc Dao chiếm 0,82%; còn lại là các dân tộc khác chiếm 0,74%.

Thị trấn Mậu A có tỷ lệ giáo dân chiếm 5,1% dân số toàn thị trấn.

+ Những lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên trong việc khai thác sử dụng đất.

*Những lợi thế:

Thị trấn Mậu A có vị trí địa lý là trung tâm kinh tế hành chính chính trị của huyện, nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái, có vị trí giao thông thuỷ, bộ thuận tiện cho việc phát triển kinh tế.

Có điều kiện tự nhiên, tài nguyên phong phú và đa dạng, khí hậu ổn định, nguồn nước dồi dào cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.

*Những hạn chế:

Địa hình chia cắt gây cản trở cho việc phát triển kinh tế, có sông Hồng chảy qua ngoài lợi thế đồng thời cũng gây không ít khó khăn đặc biệt hiện tượng lũ lụt xảy ra thường xuyên vào mùa mưa làm thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng tới giao thông đường bộ.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức ổn định 12,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm nghiệp năm 2010 là 24% giảm xuống còn 17% năm 2017; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2010 là 11%, tăng lên 15,05 % năm 2017; Dịch vụ năm 2010 là

75.0 %, tăng lên 79,02% năm 2017 các chỉ tiêu khác đều đạt vượt mức so với mục tiêu đề ra.

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên rò rệt, năm sau cao hơn năm trước

Năm 2001 thu nhập bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng/người/năm. Năm 2005 thu nhập bình quân đầu người đạt 4,5 triệu đồng/người/năm. Năm 2008 thu nhập bình quân đầu người đạt 10,5 triệu đồng/người/năm. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 20,5 triệu đồng/người/năm.


Năm 2017 thu nhập bình quân đầu người đạt 24,1 triệu đồng/người/năm

3.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Giao thông: Trên địa bàn Thị trấn có 3 loại hình giao thông vận tải đó là: Đường sắt, đường thuỷ và đường bộ.

Đường thuỷ: Tuyến đường chính là sông Hồng chảy từ tỉnh Lào Cai qua địa phận Thị trấn với chiều dài 5 km.

Đường sắt: Tuyến đường Yên Bái - Lào Cai chạy dọc theo chiều dài của xã với chiều dài 4,3 km; có nhà ga Mậu A.

Đường bộ có:

- Đường tỉnh lộ: có 01 tuyến (Yên Bái - Khe Sang) với tổng chiều dài 5 km đạt loại cấp V miền núi.

- Đường Mậu A - Tân Nguyên với tổng chiều dài 3,5 km đạt loại cấp V miền núi.

- Tổng diện tích đất giao thông của Thi trấn hiện có 58,95 ha.

Nhìn chung hệ thống đường giao thông của Thị trấn thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, lưu thông hàng hoá góp phần vào việc ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. Trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư cải tạo, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường đã có, mở mới các tuyến đường theo quy hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Thuỷ lợi

Hiện nay Thị trấn đã xây dựng được mạng lưới công trình thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh với tổng số là 4 công trình, hầu hết là các công trình tự chảy. Bên cạnh đó do các công trình thuỷ lợi đến nay năng lực tưới chủ động chỉ đạt 65 - 70% năng lực tưới tiêu thiết kế.

Mức độ kiên cố hoá công trình:

+ Kênh mương: tổng số kênh mương trong toàn Thị trấn là 15,2 km, trong đó: kênh chính 6,8 km, kênh nội đồng 8,4 km, trong đó trên 90 % kênh mương đã kiên cố hoá.

Giáo dục - đào tạo

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, quy mô trường lớp được mở rộng và nâng cấp. Duy trì chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chống mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.


Chất lượng giáo dục có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ngày càng tăng, trường dân tộc nội trú, các chương trình bổ túc văn hoá cho cán bộ xã vùng xa được huyện văn Yên quan tâm đầu tư. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm đều đạt mục tiêu đề ra.

Cơ sở vật chất trường lớp ngày càng được kiên cố hoá, nâng cấp và mở rộng. Tổng diện tích đất giáo dục năm 2008 là 6,21 ha. Số lượng trường trên địa bàn Thị trấn Mậu A năm học 2007 - 2008:

+ Mầm non: 2 trường, 12 lớp, 363 học sinh.

+ Tiểu học: 3 trường, 25 lớp, 705 học sinh.

+ THCS: 3 trường, 28 lớp, 932 học sinh.

+ THPT: 1 trường.

- Số lượng trường trên địa bàn Thị trấn Mậu A năm học 2008 - 2009:

+ Mầm non: 2 trường, 12 lớp, 360 học sinh.

+ Tiểu học: 3 trường, 25 lớp, 706 học sinh.

+ THCS: 3 trường, 26 lớp, 861 học sinh.

+ THPT: 1 trường.

Trên địa bàn Thị trấn Mậu A còn có các trường ; Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy nghề và Trường phổ thông dân tộc nội trú.

- Duy trì 3 trường chuẩn quốc gia, đang tiếp tục phấn đấu xây dựng 2 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong thời gian tới.

- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học. Xây dựng và củng cố tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, phối hợp tốt với các ban ngành, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục và quản lý học sinh đạt kết quả tốt.

- Các nhà trường đều triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không" của ngành giáo dục.

Y tế:

Hàng năm nhân dân trong Thị trấn được hưởng các dịch vụ y tế từ các chương trình quốc gia về y tế, bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được thực


hiện tích cực và có nhiều tiến bộ. Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được thực hiện thường xuyên. Cơ sở vật chất kỹ thuật của trạm y tế được đầu tư nâng cấp. Hiện tại trên địa bàn Thị trấn có 1 trạm y tế diện tích là 0,05 ha, có 4 giường bệnh; có 3 y sỹ và 1 tá, trạm y tế Thị trấn Mậu A đã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế. Bệnh viện đa khoa huyện văn yên đóng trên địa bàn Thị trấn với tổng diện tích là 1,77 ha có 85 giường bệnh. Toàn Thị trấn Số hộ có đủ 3 công trình vệ sinh là 1.715/2.714 = 63,2% tổng số hộ.

Văn hoá, thể thao:

- Phong trào văn hoá, thể thao trong những năm gần đây của Thị trấn luôn được duy trì phát triển, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa được triển khai có hiệu quả. Toàn Thị trấn có 95% số hộ có phương tiện nghe nhìn, ở các khu phố đều có quỹ đất dành cho hoạt động văn hoá, thể thao phục vụ cho nhu cầu giải trí, hoạt động thể thao ở các cụm dân cư.

Năng lượng:

Hiện Thị trấn đang sử dụng điện lưới quốc gia, các khu dân cư đều có đường điện về tận khu phố và các thôn nhìn chung hệ thống điện lưới đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Quốc phòng an ninh:

- Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng củng cố và nâng cao chất lượng khu vực phòng thủ huyện, Thị trấn, cơ quan vững mạnh. Đẩy mạnh xây dựng dựng lực lượng dân quân đảm bảo sẵn sàng chiến đấu;

- Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc” được phát động rộng khắp, đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, chống âm mưu “ Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, ổn định và giữ vững.

3.1.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Những thuận lợi

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thị trấn, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Mậu A đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí