Thực Trạng Về Công Tác Bồi Thường Gpmb Trên Địa Bàn Huyện Văn Yên


- Quy định một cách cụ thể hơn quyền và trách nhiệm Nhà nước, những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với từng đối tượng, từng hình thức sử dụng đất và điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai đối với khu vực nông nghiệp nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông nghiệp; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân; khuyến khích nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất để tập trung đất đai; quy định chặt chẽ chế độ quản lý, sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường.

- Hoàn thiện quy định về điều tra, đánh giá đất đai nhằm khắc phục bất cập hiện nay đó là chỉ mới quan tâm về điều tra số lượng đất, chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng đất. Làm rò mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của địa phương; quy định đầy đủ, rò ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng cấp. Quy định cụ thể nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp, phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục lãng phí trong việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

- Tăng cường hơn việc vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, tiến tới xóa bỏ bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai, khắc phục tình trạng “xin - cho” trong sử dụng đất thông qua các quy định thu hẹp các trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển cơ bản sang áp dụng hình thức thuê đất; thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất; thực hiện định giá đất theo nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; quy định cụ thể về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất và tư vấn xác định giá đất.


- Hoàn thiện cơ chế nhằm phát huy nguồn lực từ đất đai thông qua quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất; lập Quỹ phát triển đất, tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất; mở rộng các đối tượng thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nói chung, để thực hiện dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án đầu tư tại xã thuộc khu vực biên giới, ven biển và hải đảo nói riêng nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, khắc phục một cách có hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất tràn lan, kém hiệu quả trong thời gian vừa qua. Bổ sung và hoàn thiện quy định về chế độ sử dụng đối với đất khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế, đất để xây dựng công trình ngầm để đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Tăng cường hơn công khai, minh bạch và dân chủ trong quản lý, sử dụng đất, góp phần phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và làm giảm các khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai thông qua các quy định cụ thể về những trường hợp thật cần thiết Nhà nước phải thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Quy định đăng ký đất đai là bắt buộc, thực hiện đăng ký đất đai trên mạng điện tử; khung pháp lý về thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, quyền tiếp cận thông tin đất đai. Quy định việc tham gia của người dân, trách nhiệm giải trình của Nhà nước trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trong việc bố trí tái định cư, đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Quy định cụ thể về việc giám sát đối với công tác quản lý, sử dụng đất của các cơ quan dân cử, của công dân; hình thành hệ thống theo dòi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất trên phạm vi cả nước và các địa phương.

- Thiết lập sự bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và thu hút đầu tư. Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; các trường hợp còn lại được áp dụng hình thức thuê đất trả tiền hàng năm hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

thuê. Mở rộng quyền cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất; quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

- Quan tâm hơn đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Luật quy định cụ thể trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quy định việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng; bổ sung quy định chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Niên, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái - 6

- Đã luật hóa và quy định cụ thể trong Luật nhiều nội dung, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất như thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Để cụ thể hóa các quy định của Luật đất đai 2013, Chính phủ, các Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hóa các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất và tái định cư, cụ thể như: Nội dung cụ thể về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đối tượng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất là các trường hợp không được bồi thường về đất. Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết, đó là chi phí san lấp mặt bằng, chi phí cải tạo làm tăng độ mầu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh và các chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất. Những chi phí đầu tư vào đất còn lại phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng


minh đã đầu tư vào đất, nếu không có thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để xác định (Nghị định số 47/2014/NĐ-CP)[16]. Giá đất tính bồi thường là giá đất cụ thể được xác định tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất bằng các phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất chỉ được áp dụng đối với các dự án có các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lời và thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhay hoặc trường hợp tại khu vực thu hồi đất khoogn bảo đảm yêu cầu về thông tin để áp dụng các phương pháp khác (Nghị định số 44/2014/NĐ-CP; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP). Để có cở sở pháp lý xác định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ có quy định những trường hợp này như sau:

Đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao.

Đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được bồi thường như sau:

+ Trường hợp có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao theo đúng mức quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao

+ Trường hợp có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao theo đúng mức quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao nhưng phải trừ đi số tiền sử dụng đất phải nộp (nếu có) theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao nhưng phải trừ đi số tiền sử dụng đất phải nộp (nếu có) theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Có thể thấy, kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thực hiện công tác đền bù, GPMB để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua chính là sự vào cuộc một cách đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nước, đảm bảo minh bạch trong thu hồi đất. Việc thu hồi đất được thực hiện trên tinh thần dân chủ, công khai giữa hộ dân, chính quyền và hội đồng đền bù, GPMB. Trong quá trình kiểm đếm, đền bù, cấp uỷ, chính quyền lắng nghe tiếng nói từ phía người dân để nơi nào có vướng mắc kịp thời giải quyết thông qua đối thoại để bàn bạc, thống nhất giải quyết những vướng mắc nảy sinh, tạo sự đồng thuận cao, thống nhất cao trong nhân dân. (Trang Thu, 2015).

1.5. Thực trạng về công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Văn Yên

Qua khảo sát và nghiên cứu thực tế, cho thất việc thực hiện chính sách hỗ trợ và đào tạo việc làm cho các hộ bị thu hồi đất chưa phù hợp. Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị GPMB. Các yếu tố trượt giá hầu như được tính đến trong định giá đất đền bù cho người dân. Công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, lao động nông nghiệp nhìn chung không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Vấn đề đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi đang được khá nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Do tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị ở một số địa phương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật.... Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị GPMB.


Những tồn tại về lao động, việc làm do bị thu hồi đất sản xuất đã dẫn đến hậu quả: Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm so với chỉ tiêu, phân bố giàu nghèo rò rệt, theo đánh giá của viện nghiên cứu địa chính do ảnh hưởng khi người dân bị thu hồi đất trong những năm gần đây trên cả nước, việc làm của các hộ bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 60 - 65%, còn lại là các hộ làm nghề khác.

Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất đất, mất việc làm. Bản thân họ ít có khả năng tìm ngay việc làm mới để đảm bào thu nhập hậu quả là người dân hoàn toàn thất nghiệp sau khi thu hồi đất. Đa số thanh niên các vùng bị thu hồi đất có trình độ văn hóa thấp. Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ. Những lao động lớn tuổi (trên 35 thậm chí từ 26 - 35 tuổi) chưa qua đào tạo rất khó tìm việc làm trong khi, đa số họ là người phải chịu trách nhiệm chính nuôi sống gia đình, dẫn đến một bộ phận không nhỏ đứng trước nguy cơ thất nghiệp kéo dài.

Số tiền chuyển đổi nghề chỉ đủ tham gia một khóa học đào tạo ngắn hạn với ngành nghề đơn giản. Tình trạng người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù, tâm lý chờ chính sách ưu đãi của Nhà nước đang tồn tại khá phổ biến ở các vùng bị thu hồi đất. Nhiều địa phương đã có chính sách quy định các doanh nghiệp lấy đất đai phải có trách nhiệm sử dụng lao động tại chỗ nhưng hiệu quả chưa cao. Do tình trạng quy hoạch treo, chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai dự án dẫn đến mất đất mà không có việc làm.

Có thể nói, chính quyền địa phương nơi có đất bị thu hồi đều xác định nhưng khó khăn trong việc giải quyết việc làm. Nhận thức là như vậy nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp chủ yếu áp dụng phương thức hỗ trợ bằng tiền dẫn đến công tác bố trí việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất vẫn là bài toán chưa có lời giải.

1.6. Một số nghiên cứu liên quan đến giải phóng mặt bằng

- Theo Phạm Văn Hùng (2015) cho thấy: Công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn chậm so với tiến độ đề ra với nhiều nguyên nhân.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn buông lỏng, nhiều vướng mắc còn tồn đọng khá dai dẳng nhưng không kịp thời giải quyết. Không ít các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng không


có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Việc điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế. Những hạn chế của công tác này làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Những nơi chưa có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý đất đai yếu kém, số liệu không đảm bảo độ tin cậy, việc khoanh định các loại đất, định hướng sử dụng không sát với thực tế thì ở đó công tác GPMB gặp nhiều khó khăn phức tạp, hiệu quả thấp. Các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về đất đai nói chung, trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng thiếu tính thực tế, không ổn định và chưa thực sự hoàn chỉnh. Chính quyền các cấp không có đầy đủ hồ sơ quản lý, không cập nhật biến động thường xuyên và không quản lý được những vụ việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trái phép. Chính điều này gây khó khăn cho người thi hành đồng thời làm mất lòng tin trong dân. Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ, ách tắc trong công tác giải quyết các mối quan hệ đất đai nói chung và GPMB nói riêng.

Việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, diện tích thực tế chênh lệch nhiều so với diện tích ghi trong giấy tờ quyền sử dụng đất và các hiện tượng tiêu cực trong giao đất, thuê đất đã làm ảnh hưởng đến việc đền bù chưa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện trong dân khi tiến hành GPMB. Cấp Giấy CNQSD đất còn chậm và thiếu chính xác vì vậy, việc xem xét tính pháp lý đất đai khi giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn.

Việc xác định loại đường, vị trí để áp giá các loại đất trên cơ sở khung giá của UBND tỉnh của UBND cấp huyện là nguyên nhân gây nên sự tuỳ tiện trong việc xác định giá đất, không phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế. Hậu quả là người dân không tự giác di dời làm chậm tiến độ thi công;

Một số người làm công tác GPMB không được đào tạo nghiệp vụ, không nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, họ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là dựa vào khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác. Đây là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Bên cạnh đó mô hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và cơ chế phối hợp chưa đáp ứng được yêu cầu và tiến độ của các chủ đầu tư, Hội đồng bồi thường, hỗ


trợ và tái định cư trì trệ trong việc lập và xây dựng phương án cũng như việc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Theo ông Lê Anh Quân (2014)cho thấy: Thực tế triển khai GPMB trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, về việc thông báo thu hồi đất đến từng hộ dân gây nhiều khó khăn.

Thứ hai, giữa quyết định thu hồi đất và phương án được duyệt phải được thực hiện trong vòng 1 ngày gây nhiều khó khăn cho địa phương.

Thứ ba, GPMB xong mới giao đất cũng nảy sinh nhiều bất cập. Theo chúng tôi nên GPMB đến đâu, giao đất đến đó.

Thứ tư, về quy định cưỡng chế kiểm đếm khá phức tạp, mất nhiều thời gian, vật chất.

Thứ năm, về dự thảo phương án hỗ trợ có thể gây ra khiếu kiện kéo dài nếu có sự điều chỉnh theo hướng giảm.

Thứ sáu, về vấn đề giá đất. Tuy theo chủ trương sát giá thị trường nhưng trên thực tế, người dân không bao giờ thông báo giá thật để tránh nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng. Nên quy định giá đất đền bù khi được địa phương báo cao lên dù cao hơn từ 1-2 lần vẫn thấp hơn thực tế rất nhiều, dẫn đến hiện tượng người dân không đồng ý với phương án giá đền bù, gây chậm trễ cho công tác GPMB.

- Theo Hà Thanh Tùng (2013) cho thấy: Công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể: Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh ban hành để bồi thường giải phóng mặt bằng có giá đất còn thấp hơn giá đất thị trường.

Việc quản lý nhà nước về đất đai ở các địa phương từ những năm trước đây còn chưa chặt chẽ, để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đất không rò nguồn gốc, gây nhiều khó khăn cho việc xác định diện tích từng loại đất.

Công tác GPMB liên quan đến quyền lợi trực tiếp, thiết thực của nhiều người dân, trình độ dân trí nhiều nơi còn có hạn, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước còn phức tạp, thay đổi nhiều, trong khi công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương chính sách nhiều nơi chưa tốt dẫn đến người dân còn có cách hiểu

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí