Điều Kiện Tự Nhiên - Kinh Tế Xã Hội Tại Thị Trấn Mậu A, Huyện Văn Yên


khác nhau về chính sách của Nhà nước làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, có nơi còn xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, gây mất trật tự trị an.

Trong quá trình thực hiện, nhiều hạng mục, nội dung phát sinh, các quy định của Nhà nước chưa điều chỉnh hết, các cấp các ngành phải bàn bạc, thống nhất đề xuất UBND tỉnh xử lý, nên kéo dài thời gian công tác giải phóng mặt bằng;

Một số dự án về giao thông liên quan đến nhiều tỉnh khác nhau, trong khi chính sách bồi thường của các tỉnh chưa đồng nhất, như: Giá đất, chính sách hỗ 29 trợ... dẫn đến người dân so sánh và có nhiều ý kiến với cơ quan nhà nước làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng (dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai…).

Chức năng tham mưu tổ chức thực hiện, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có thay đổi (chuyển từ ngành Tài chính sang ngành Tài nguyên và Môi trường), nhưng hầu hết cán bộ chuyên môn không chuyển giao nên cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường phải đảm nhận thêm nhiệm vụ, trong khi biên chế và tổ chức chưa tương xứng.

Lực lượng cán bộ chuyên môn thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư của các cấp, đặc biệt là cấp huyện, xã còn mỏng, chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ công tác này.

- Theo Lê Minh (2012): Công tác GPMB ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị còn chậm và gặp nhiều vướng mắc, lý do:

Cơ chế chính sách, pháp luật về đền bù GPMB còn nhiều bất cập và chậm thay đổi. Cụ thể là giá đất đền bù theo quy định thường thấp hơn giá thị trường từ 2- 3 lần, giá bồi thường vật kiến trúc, nhà cửa, cây cối, tài sản trên đất hiện thấp hơn giá thị trường 20%. Chính sách áp giá đền bù không thống nhất giữa các công trình khiến nhiều hộ dân không đồng tình. Các quy định về đền bù, hỗ trợ, cấp đất tái định cư (TĐC) đối với các hộ dân bị thu hồi nhiều đất, hộ gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, đông con, hộ gia đình ở vị trí thuận lợi chưa phù hợp, thỏa đáng. Quá trình lập dự án, đơn vị tư vấn luôn lập dự toán đền bù GPMB thấp hơn so với thực tế nên khi triển khai phải điều chỉnh lại. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong GPMB chưa thường xuyên, tích cực và thiếu sự chủ động.


Bên cạnh đó, việc thiếu khu TĐC, các khu TĐC này được thiết kế với vị trí chưa tương xứng với vị trí hiện tại của các hộ dân bị thu hồi đất khiến nhiều hộ dân không đồng ý bàn giao mặt bằng khiến công tác GPMB thêm phần khó khăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Mặt khác, một bộ phận nhân dân thiếu hợp tác, cá biệt có trường hợp lôi kéo các hộ dân khác không đồng tình với chính sách của nhà nước theo ý chí chủ quan của mình. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB chưa đảm bảo về số lượng 30 và chất lượng, đặc biệt là thiếu năng lực, kinh nghiệm trong vận động, thuyết phục, đối thoại với nhân dân.


Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Niên, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái - 7

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng được áp dụng trên địa bàn nghiên cứu.

- Các hộ dân bị thu hồi đất chịu sự ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất dự án “Dự án đầu tư xây Đường Thanh niên, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.

- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2016 đến năm 2018.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

- Thời gian tiến hành: Từ 01/4/2018 đến 03/2019

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên

- tỉnh Yên Bái

+ Điều kiện tự nhiên

+ Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai tại Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

2.3.3. Đánh giá công tác bồi thường GPMB, ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB, những thuận lợi và khó khăn trong công tác bồi thường GPMB tại thị

trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2.3.3.1. Tổng quan về dự án và những vẫn đề liên quan

- Khái quát về dự án

- Tình hình dân số và lao động trong khu vực GPMB thực hiện dự án.

2.3.3.2. Kết quả công tác bồi thường GPMB tại dự án

- Đối tượng và điều kiện bồi thường


- Tổng hợp kết quả công tác bồi thường GPMB về đất đai

- Kết quả công tác bồi thường GPMB về đất tại Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.

- Kết quả công tác bồi thường GPMB về tài sản trên đất tại Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.

- Kết quả tổng hợp kinh phí hỗ trợ GPMB

- Kết quả bố trí tái định cư

2.3.3.3. Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB thông qua ý kiến của người dân và cán bộ chuyên môn trong khu vực dự án

- Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB thông qua phiếu điều tra ý kiến của người dân bị thu hồi đất

- Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB thông qua ý kiến của cán bộ chuyên môn của dự án

2.3.3.4. Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường GPMB đến đời sống, lao động, việc làm và thu nhập của người dân

- Kết quả thu hồi đất nông nghiệp

- Tác động của dự án đến đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất

- Tác động của dự án đến lao động, việc làm và thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất

- Tác động đến trật tự an ninh xã hội và phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

2.3.3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm từ công tác bồi thường GPMB Dự án

- Thuận lợi

- Khó khăn

- Bài học kinh nghiệm

2.3.4. Các giải pháp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường GPMB


2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp

a. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thu thập các thông tin, tài liệu sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị trấn Mậu A.

- Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của Thị trấn Mậu A

- Kết quả công tác bồi thường GPMB tại “Dự án đầu tư xây Đường Thanhniên, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố. Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Yên và tại Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất huyện và Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Văn Yên.

b, Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân trong khu vực GPMB (80 phiếu điều tra cho các hộ mất đất trên địa bàn Thị trấn Mậu A) và cán bộ chuyên môn phụ trách công tác bồi thường GPMB “Dự án đầu tư xâyĐường Thanh niên, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” (10 phiếu điều tra). 80 hộ được chọn để điều tra là những hộ có diện tích đất bị thu hồi nhiều, các hộ phải di chuyển chổ ở nằm trong dự án nghiên cứu. Về cơ cấu thì có tỷ lệ hộ giàu, khám cận nghèo, nghèo để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của dự án đến người dân như thế nào.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi chép lại chụp lại một cách cụ thể.

2.4.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu

- Sau khi thu thập tài liệu, số liệu được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và kịp thời. Tổng hợp kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, kết quả thực hiện. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel.


2.4.3. Phương pháp phân tích, so sánh và xử lý số liệu

- Kiểm tra và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của số liệu, phân tích, xử lý số liệu bằng Exell.

- Thống kê, mô tả, so sánh và tổng hợp.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Mậu A là trung tâm huyện lỵ của huyện Văn Yên nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái.

- Phía Bắc: giáp xã Ngòi A

- Phía Nam: giáp xã Yên Hợp

- Phía Tây: giáp xã Mậu Đông

- Phía Đông: giáp xã Yên Thái

Tổng diện tích đất tự nhiên là 811,26 ha, Thị trấn Mậu A là trung tâm huyện lỵ của huyện Văn Yên. Toàn Thị trấn có 9 thôn và 5 khu phố; theo đề án sáp nhận thôn và khu phố nay thành 11 tổ dân phố.

Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai, tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang, đường Mậu A - Tân Nguyên và đường thuỷ Sông Hồng, Thị trấn Mậu A có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các xã, Thị trấn trong và ngoài Huyện.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Những nét đặc trưng của địa hình

Toàn Thị trấn nằm trên vùng đất tương đối bằng phẳng xen kẽ có những dải núi chạy theo hướng Đông Bắc tạo ra các thung lũng bằng phẳng và có độ nghiêng về phía sông Hồng. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong Thị trấn không lớn.

Địa mạo

* Địa mạo vùng ven sông: Đây là vùng thấp bao gồm các khu phố, các thôn nằm ven sông Hồng, thích hợp cho trồng cây hàng năm, cây ăn quả và xây dựng kiến thiết cơ sở hạ tầng của huyện nằm trên địa bàn thị trấn.


* Địa mạo vùng đồi:

Khu vực trong có dạng đồi bát úp, sườn thoải, độ dốc nhỏ hơn 250, bên cạnh là các thung lũng tương đối bằng phẳng, đất đai phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, cây công nghiệp lâu năm (chè); ở những nơi có độ dốc lớn hơn 250 phát triển trồng rừng, gồm các loại cây như Quế, Bạch đàn, keo, bồ đề và các cây lâm nghiệp khác. khu vưc ngoài địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc xây dựng khu trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.

Những lợi thế về đặc điểm địa hình, địa mạo trong việc khai thác sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Địa hình đồi núi thấp, xen kẽ các cánh đồng, đất đai nhìn chung thuận lợi cho phát triển sản xuất các sản phẩm nông, lâm sản hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu,

Địa hình Khu vực trung tâm (khu vực ngoài) thuận tiện cho việc xây dựng khu trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế văn hoá trung tâm huyện và thi trấn.

Có sông Hồng chạy dọc theo ranh giới phía tây nam của Thị trấn, có Tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang chạy qua trung tâm thị trấn theo chiều từ Nam lên Bắc, tuyến Mậu A - Tân Nguyên là ba tuyến giao thông chính của Thị trấn. Ngoài ra còn có đường sắt Yên Bái - Lào Cai chạy dọc theo chiều dài của Thị trấn, có ga đường sắt, là những điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu kinh tế của Thị trấn với các địa phương khác trong và ngoài huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

Thị trấn Mậu A nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân từ 1800-2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23-240C, độ ẩm không khí 81- 86%.

- Các hiện tượng thời tiết khác:

+ Sương muối: ít xuất hiện.

+ Mưa đá: Xuất hiện vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng dông và gió xoáy cục bộ.

- Những lợi thế, hạn chế về khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, tác động đến đời sống dân sinh: Quá trình hình thành đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022