- Giám định bên ngoài kiện hàng: kiểm tra tên hàng, ký mã hiệu trên bao bì xem có đúng, đủ theo quy định không; quy cách đóng gói bao bì, chất lượng bao bì có an toàn, phù hợp với hàng hoá và tính chất vận chuyển không.
- Giám định bên trong hàng hoá: bao gồm giám định cách sắp xếp, chèn lót hàng hoá trong kiện hàng hay hầm hàng, tính chất hàng hoá và các dấu vết biểu hiện hàng hoá bị mất, mốc, mối mọt, vật lạ bên trong.
- Xác định mức độ và phân loại tổn thất: căn cứ vào phương pháp giám định để xác định tổn thất về số lượng, khối lượng, phẩm chất, trang trí bên ngoài và bao bì, xác định mức độ giảm giá trị thương mại của hàng hoá. Phân loại xem tổn thất đó là tổn thất toàn bộ hay là bộ phận. Từ đó tìm biện pháp xử lý hàng tổn thất để tránh thiệt hại tiếp theo. Ngoài ra cần xác định các chi phí liên quan đến hàng hoá bị tổn thất như chi phí cứu vớt hàng, chỉnh lý, sửa chữa, đóng gói…
- Xác định nguyên nhân gây ra tổn thất: xác định người chịu trách nhiệm gây ra tổn thất cho hàng hoá dựa trên các chứng cứ, thông tin thu được trong khi giám định. Các kết luận này không được vội vã đưa ra một cách thiếu cơ sở khoa học mà phải chỉ rõ là do ai gây ra để phân chia trách nhiệm cho chính xác. Ví dụ nếu hàng bị han gỉ thì có thể do một số nguyên nhân sau: do nước biển, nước mưa, nước ngọt, không khí ẩm, tàu bị hấp hơi, hàng hấp hơi…
2.2.3 Lập chứng thư giám định
Khi tiến hành giám định xong, giám định viên tiến hành lập biên bản báo cáo lại quá trình giám định, kết quả giám định, biên bản đó được gọi là chứng thư giám định hay là biên bản giám định.
Chứng thư giám định là báo cáo chi tiết của giám định viên về kết quả của việc giám định hàng tổn thất. Chứng thư giám định do công ty bảo hiểm hoặc đại lý uỷ quyền của công ty bảo hiểm lập dưới sự chứng kiến của các bên liên quan tham gia giám định. Chứng thư giám định là một văn bản quan trọng theo đó
trách nhiệm của các bên liên quan được xác định. Dựa vào đó, công ty bảo hiểm tiến hành bồi thường cho người được bảo hiểm và người được bảo hiểm lấy đó là căn cứ để thực hiện khiếu nại đòi bồi thường đối với công ty bảo hiểm.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico Hà Nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới - 2
- Giá Trị Bảo Hiểm, Số Tiền Bảo Hiểm Và Phí Bảo Hiểm
- Vai Trò Của Bảo Hiểm Hàng Hoá Xnk Chuyên Chở Bằng Đường Biển
- Giới Thiệu Về Văn Phòng Công Ty Pjico Hà Nội Và Các Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Đang Triển Khai
- Tình Hình Kinh Doanh Dịch Vụ Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Chuyên Chở Bằng Đường Biển Giai Đoạn 2006 – 2008
- Quy Trình Thực Hiện Bồi Thường Tổn Thất Hàng Hoá Của Công Ty
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nội dung của chứng thư giám định phải thể hiện tính trung thực, chính xác rõ ràng, súc tích, thực tế và được sắp xếp theo trình tự thời gian. Các kết luận trong chứng thư giám định phải cụ thể và có cơ sở khoa học và thường bao gồm các nội dung chủ yếu:
- Thông tin về thời gian, địa điểm tiến hành giám định; các bên tham gia giám định.
- Mô tả hàng hoá, phương tiện vận chuyển bị tổn thất khi đến nơi giám định; những diễn biến xảy ra trước và sau sự cố.
- Những hồ sơ tài liệu, chứng cớ thu thập được trong khi giám định.
- Mô tả tình trạng hàng hoá vào thời điểm giám định.
- Kết luận về mức độ tổn thất và nguyên nhân tổn thất.
- Một số nhận định, đề xuất với chuyến hàng tiếp theo hoặc về việc tiến hành đòi người thứ ba.
Cần chú ý là biên bản giám định này cần phải được gửi tới cơ quan khiếu nại của công ty bảo hiểm để tiến hành đòi bồi thường trong thời hạn khiếu nại cùng với các giấy tờ, chứng từ khác. [18]
III. BỒI THƯỜNG TỔN THẤT HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
3.1 Khiếu nại đòi bồi thường tổn thất
Khi tổn thất xảy ra đối với hàng hoá trong hành trình vận chuyển, người được bảo hiểm phải nhanh chóng thông báo ngay cho đại lý giải quyết khiếu nại nếu hư hỏng, mất mát đối với hàng hoá có thể được bồi thường. Sau khi đã có
kết quả giám định, người bảo hiểm cần tiến hành khiếu nại để được bồi thường. Thông thường hồ sơ khiếu nại bao gồm các chứng từ, giấy tờ khác nhau tuỳ thuộc vào loại tổn thất và người được bảo hiểm phải chứng minh bằng văn bản các yếu tố sau:
- Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm;
- Hàng hoá hư hỏng hoặc mất mát đã được bảo hiểm;
- Tổn thất thuộc một rủi ro đã được bảo hiểm;
- Hư hỏng hoặc mất mát xảy ra trong thời hiệu của bảo hiểm;
- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm;
- Mức độ tổn thất đối với hàng hoá;
- Số tiền bồi thường;
- Đảm bảo người bảo hiểm có thể đòi người thứ ba bồi thường. Các chứng từ có trong hồ sơ khiếu nại bao gồm:
- Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm;
- Vận đơn đường biển bản gốc và Hợp đồng thuê tàu (nếu có);
- Bản gốc hoặc bản sao Hoá đơn thương mại;
- Hoá đơn về các chi phí khác (nếu có);
- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng;
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC);
- Phiếu đóng gói (bản chính);
- Kháng nghị hàng hải hoặc Nhật ký hàng hải;
- Thư khiếu nại có ghi rõ số tiền yêu cầu bồi thường.
Ngoài ra còn có thể có các giấy tờ sau: Biên bản giám định, Thư dự kháng, Biên bản dỡ hàng, Giấy chứng nhận hàng thiếu do đại lý tàu biển cấp, Văn bản tuyên bố tổn thất chung của Thuyền trưởng, Bản tính toán, phân bổ tổn thất chung của Lý toán sư…
Để khiếu nại có hiệu lực thì phải chú ý đến thời hạn khiếu nại (2 năm kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất); tuy nhiên bộ hồ sơ khiếu nại phải gửi đến cho Công ty bảo hiểm trong vòng 9 tháng để người bảo hiểm còn kịp thời khiếu nại các bên liên quan. [11]
3.2 Khái niệm, vai trò và nguyên tắc trong bồi thường tổn thất
3.2.1 Khái niệm và vai trò của bồi thường tổn thất
“Sản phẩm” cuối cùng của bảo hiểm chính là bồi thường, một công việc được tiến hành khi có tổn thất xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm. Do đó có thể hiểu bồi thường là sự đền bù chính xác về tài chính đủ để khôi phục tình trạng tài chính ban đầu của người được bảo hiểm như trước khi xảy ra tổn thất.
Qua thực tế có thể thấy bồi thường có vai trò rất lớn đối với người được bảo hiểm, người bảo hiểm và cả đối với nền kinh tế nói chung.
• Đối với người được bảo hiểm: bồi thường góp phần giảm thiểu tổn thất mà họ gặp phải, nhanh chóng khôi phục lại tình hình tài chính giúp họ tiếp tục sản xuất kinh doanh và hoạt động. Có thể nhận thấy đây chính là mục đích chính của người được bảo hiểm khi tiến hành mua bảo hiểm.
• Đối với người bảo hiểm: bồi thường thể hiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của họ. Nếu họ thực hiện bồi thường đúng, đầy đủ và nhanh chóng thì góp phần nâng cao uy tín cho dịch vụ của họ, nói cách khác chính là cho công ty bảo hiểm.
• Đối với xã hội và nền kinh tế: bồi thường giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán không bị gián đoạn.
3.2.2 Nguyên tắc trong bồi thường tổn thất
Việc thực hiện bồi thường hàng hoá của các công ty bảo hiểm thường tuân theo các nguyên tắc sau:
Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật
Đồng tiền bồi thường là đồng tiền được các bên thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp không có thoả thuận thì nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền tệ nào thì bồi thường bằng loại tiền đó.
Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm
Tuy nhiên nếu số tiền bồi thường tổn thất cộng với các chi phí cứu hộ, chi phí đã bỏ ra để cứu vớt hàng hoá, chi phí đánh giá và bán lại hàng hoá, chi phí giám định thì dù có nhiều hơn số tiền bảo hiểm người bảo hiểm vẫn phải bồi thường.
Khi thanh toán tiền bồi thường tổn thất chung, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập mà người được bảo hiểm đã đòi được ở người thứ ba
Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng trong việc thanh toán tiền bồi thường tổn thất chung. Tránh hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, người được bảo hiểm vừa được bên thứ ba bồi thường vừa được người bảo hiểm bồi thường.
Ngoài ra, trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá còn có nguyên tắc bồi thường dựa trên “mức miễn thường”. Nghĩa là khi tổn thất xảy ra đạt và vượt mức miễn thường thì người bảo hiểm sẽ bồi thường. Nếu tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường thì người tham gia bảo hiểm sẽ gánh chịu. Mức miễn thường gồm có hai loại:
- Miễn thường có khấu trừ: nếu tổn thất đạt và vượt mức miễn thường thì người bảo hiểm phải thanh toán.
Số tiền bồi thường = Tổn thất thực tế - Mức miễn thường
- Mức miễn thường không có khấu trừ: nếu tổn thất đạt mức miễn thường thì bảo hiểm sẽ bồi thường.
Số tiền bồi thường = Tổn thất thực tế
Tuỳ từng loại hàng hoá có mức miễn thường khác nhau phụ thuộc vào đặc tính và bản chất của hàng đó. Ví dụ: mức miễn thường có khấu trừ đối với phân bón xác định trọng lượng bằng phương pháp đo mớn nước là 0,3%.
3.3 Cách tính toán bồi thường tổn thất
Sau khi xác định được nguyên nhân, mức độ tổn thất và trách nhiệm thuộc về người bảo hiểm - mặt định tính – thì công việc tiếp theo của người bảo hiểm là xác định mức độ tổn thất và tính toán số tiền bồi thường của người bảo hiểm - mặt định lượng. Đây là công việc rất quan trọng có tính chất quyết định đến mức độ bù đắp của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hoá được bảo hiểm.
3.3.1 Tổn thất bộ phận
Tổn thất chung
Cách tính toán phân bổ tổn thất chung đã được nêu ở phần trên và công việc này do Lý toán sư thực hiện. Do vậy, công ty bảo hiểm trong trường hợp này không cần tính toán lại mà chỉ cần xem xét và kiểm tra lại kết quả của Lý toán sư. Nếu không có gì trái ngược hoặc không hợp lý thì người bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường giá trị tổn thất chính là trị giá phải đóng góp của hàng hoá đã được cứu theo tính toán của Lý toán sư.
Tổn thất riêng
- Trường hợp hàng hoá bị hỏng:
Khi toàn bộ hay một phần hàng hoá được giao cho nơi nhận hàng trong tình trạng bị tổn thất, giá trị phần hàng tổn thất được tính theo công thức:
Giá trị tổn thất
= Giá trị phần hàng bị tổn thất x
Tỷ lệ % tổn thất
Tỷ lệ %
tổn thất =
Giá trị thị trường hàng tốt – Giá trị thị trường hàng tổn thất Giá trị thị trường hàng tốt
Giá trị thị trường hàng tốt là giá bán buôn tại cảng đến (đã bao gồm cả cước phí, giá trị hàng hoá, phí dỡ hàng, thuế nhập khẩu…); giá trị thị trường hàng tổn thất là giá ước tính hay thu nhập trên cùng một cơ sở như giá trị thị trường hàng tốt. Tỷ lệ giảm giá phải căn cứ vào giá trị thị trường hàng tốt và giá trị thị trường hàng tổn thất trên cùng một cơ sở, tại cùng một nơi, cùng một thời điểm và cùng một thị trường, đồng thời phải xem xét tới các phí tổn cần thiết đem lại trạng thái ban đầu như phí tổn để chế biến lại, chỉnh lý bao bì…
Nếu không thoả thuận được sự giảm giá, có thể tiến hành bán đấu giá hàng tổn thất để xác định sự khác nhau giữa giá hàng tốt và giá hàng bị tổn thất.
- Trường hợp một phần hàng hoá bị tổn thất toàn bộ:
Giá trị tổn thất là một phần của số tiền bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm:
Giá trị hàng tổn thất
Giá trị tổn thất = Giá trị bảo hiểm x
Toàn bộ lô hàng
- Trường hợp hàng hoá bị tổn thất được bán tại cảng dọc đường:
Giá trị hàng tổn thất
Toàn bộ lô hàng
Số tiền
- bán hàng tổn thất
Khi hàng hoá bị tổn thất và theo tính toán thì nếu cứ tiếp tục chở hàng tới cảng đích thì không kinh tế và có thể gây hại cho các hàng hoá khác, thuyền trưởng có thể cho bán hàng tại cảng dọc đường theo yêu cầu của giám định viên. Khi đó hàng được coi như là một phần hàng hoá bị tổn thất toàn bộ.
Giá trị tổn thất = Giá trị bảo hiểm x
3.3.2 Tổn thất toàn bộ
Đối với tổn thất toàn bộ thực tế
Người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm (nếu mua bảo hiểm dưới giá trị).
Đối với tổn thất toàn bộ ước tính
• Trường hợp 1: Nếu người được bảo hiểm có thông báo từ bỏ hàng và được người bảo hiểm chấp nhận thì sẽ được bồi thường như đối với tổn thất toàn bộ thực tế.
• Trường hợp 2: Nếu người được bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc từ bỏ nhưng người bảo hiểm không chấp nhận thì bồi thường như tổn thất bộ phận.
3.3.3 Các chi phí được bảo hiểm bồi thường
Trong quá trình cứu vớt hàng tổn thất, hạn chế thiệt hại thì người được bảo hiểm có thể phải bỏ ra một số chi phí và chi phí đó có thể được bồi thường. Người giải quyết khiếu nại bồi thường phải bóc tách được các chi phí không được bồi thường với các chi phí được bồi thường. Những chi phí được bồi thường phải là hậu quả trực tiếp của một rủi ro được bảo hiểm, bao gồm các chi phí như:
- Chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất;
- Chi phí gửi hàng tiếp;
- Chi phí tổn thất riêng;
- Chi phí tổn thất chung;
- Chi phí cứu hộ;
- Chi phí đặc biệt.