Tình Hình Sử Dụng Vốn Của Chi Nhánh Giai Đoạn 2010 - 2012


2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

Trước khi đi sâu vào nghiên cứu thực trạng cũng như chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương, chúng ta sẽ khái quát tình hình chất lượng tín dụng của chi nhánh qua năm 2010 – 2012.

Từ năm 2010–2012 doanh số cho vay của chi nhánh tăng mạnh. Năm 2010 với nền kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn nên doanh số cho vay của chi nhánh đạt 319.517 triệu đồng. Năm 2011, có sự biến động về doanh số cho vay, cho vay của chi nhánh đạt 380.391 triệu đồng, tăng 60.874 triệu đồng tương ứng tăng 19,05% so với năm 2010. Do năm 2011 chi nhánh tích cực hoàn thiện việc mở rộng và đa dạng các loại hình cho vay. Chi nhánh đã sử dụng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… nhưng quy mô tín dụng chi nhánh vẫn được điều chỉnh theo Nghị quyết 11/NQ-CP của chính phủ ngày 24/02/2011. Doanh số cho vay của chi nhánh cũng tăng lên trong năm 2012, tuy năm này có nhiều biến động lớn trong ngành ngân hàng. Doanh số cho vay năm này đạt 468.105 triệu đồng, tăng 87.714 triệu đồng so với năm 2011.

Song song với doanh số cho vay là doanh số thu nợ, chỉ tiêu này biến động tăng theo doanh số cho vay. Năm 2010 doanh số thu nợ của chi nhánh đạt 300.344 triệu đồng. Qua năm 2011, doanh số này đạt 373.390 triệu đồng, tăng 73.046 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 24,32% so với năm 2010. Doanh số thu nợ của chi nhánh không chỉ dừng lại ở đó mà năm 2012 doanh số này tăng lên 424.293 triệu đồng. Tăng 50.903 triệu đồng (tăng 13,63%) so với năm 2011. Trong năm này chi nhánh tiếp tục thu hồi nợ để tránh nợ quá hạn và nợ khó đòi của chi nhánh tăng lên. Nhờ công tác quan tâm đôn đốc KH trả nợ đúng hạn.

Bên cạnh đó thì dư nợ cũng được điều chỉnh ở mức hợp lí. Điều này nói lên chất lượng tín dụng tốt của chi nhánh. Tuy công tác thu hồi nợ đạt kết quả đáng kể nhưng không thể trách khỏi những KH trả nợ quá hạn. Do đó, dư nợ của chi nhánh cũng tăng lên qua các năm. Năm 2011, dư nợ của chi nhánh 229.440 triệu đồng, tăng

7.001 triệu đồng so với năm 2010. Và dư nợ tiếp tục tăng trong năm 2012, tăng 43.812 triệu đồng tức tăng 19.10%. Do năm này nợ xấu tăng cao đối với ngân hàng vì các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn trong tình hình tiêu thụ hàng hóa.


Bảng 5: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng



Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

GT

GT

+/-

%

+/-

%

1. Doanh

số cho vay

319.517

380.391

468.105

60.874

19,05

87.714

23,06

2. Doanh

số thu nợ

300.344

373.390

424.293

73.046

24,32

50.903

13,63

3. Dư nợ

222.439

229.440

273.252

7.001

3,15

43.812

18,82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế - 4

(Nguồn: phòng kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương)


Triệu đồng

Triệu đồng

500000

400000

300000

200000

100000

0

2010 2011 2012 Năm


Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ


Biểu đồ 4: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua 3 năm


2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3.1.1. Quy mô tín dụng phân theo kì hạn

Hoạt động cho vay và thu nợ là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngân hàng bởi vì với một đồng vốn huy động được ngân hàng phải làm sao để sinh lời được nhiều nhất. Muốn vậy, ngân hàng phải luôn chú trọng đến việc tăng doanh số cho vay do đó chi nhánh sử dụng tối đa nguồn vốn huy động và làm sao để thu hồi được sớm nhất với thời gian thỏa thuận trong hợp đồng cho vay nhằm tránh tình trạng nợ xấu phát sinh.

Thông qua bảng số liệu ta thấy được tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ của chi

nhánh phân theo kì hạn tăng giảm một cách rõ rệt.

a, Xét về doanh số cho vay:

Thông qua bảng 6 ta thấy doanh số cho vay năm 2010 đạt 319.517 triệu đồng, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn là 270.508 triệu đồng chiếm 84,66% trong tổng số doanh số cho vay. Còn lại là doanh số cho vay trung, dài hạn chiếm 15,34%. Đến năm 2011, tuy kinh tế có nhiều biến động về mặt vĩ mô nhưng tình hình cho vay của chi nhánh vẫn đạt ở mức cao. Doanh số cho vay năm này đạt 380.391 triệu đồng, tăng lên 60.874 triệu đồng tức là tăng 19,05% so với năm 2010. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn là 335.801 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,28% trong tổng số cho vay. Cho vay ngắn hạn tăng 65.293 triệu đồng so với năm 2010. Bên cạnh đó thì doanh số cho vay trung, dài hạn đạt 44.590 triệu đồng, giảm 4.419 triệu đồng tức giảm 9,02% so với năm 2010.

Qua năm 2012 thì doanh số cho vay vẫn tăng theo thời gian. Năm 2012 doanh số này đạt 468.105 triệu đồng. Riêng doanh số cho vay ngắn hạn tăng 91.521 triệu đồng tăng 27,25% so với năm 2011. Và doanh số cho vay trung, dài hạn giảm đi 3.807 triệu đồng (giảm 8,54%) so với năm 2011. Việc doanh số cho vay trung, dài hạn giảm qua các năm vì chi nhánh thực hiện chính sách chuyển dần cho vay sang cho vay ngắn hạn là một bước mới của chi nhánh. Bởi vì cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, tốc độ luân chuyển vốn với việc thực hiện tái đầu tư có hiệu quả hơn.


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bảng 6: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ phân theo kì hạn của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

DSCV

319.517

100

380.391

100

468.105

100

60.874

19,05

87.714

23,06

- Ngắn hạn

270.508

84,66

335.801

88,28

427.322

91,29

65.293

24,14

91.521

27,25

- Trung,dài

hạn

49.009

15,34

44.590

11,72

40.783

8,71

-4.419

-9,02

-3.807

-8,54

DSTN

300.344

100

373.391

100

424.293

100

73.047

24,32

50.902

13,63

- Ngắn hạn

250.714

83,48

313.862

84,06

350.380

82,58

63.148

25,19

36.518

11,64

- Trung, dài

hạn

49.630

16,52

59.529

15,94

73.913

17,42

9.899

19,95

24.283

40,79

Dư nợ

222.439

100

229.440

100

273.252

100

7.001

3,15

43.812

19,10

- Ngắn hạn

135.169

60,77

157.108

68,47

187.176

68,50

21.939

16,23

30.068

19,14

- Trung, dài

hạn

87.270

39,23

72.332

31,53

86.076

31,50

-14.938

-17,12

13.744

19,00

(Nguồn: phòng kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương)



b, Xét về doanh số thu nợ:

Mục tiêu hàng đầu của chi nhánh Bắc Sông Hương là an toàn và sinh lợi, vì thế sau khi giải ngân thì chi nhánh luôn kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của KH để đảm bảo thu đủ và đúng hạn. Đối với ngân hàng nói chung và chi nhánh Bắc Sông Hương nói riêng thì kết quả thu nợ có ý nghĩa quan trọng, nó phản ánh chất lượng cho vay của chi nhánh, đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả, vì chỉ khi thu được nợ chi nhánh mới có vốn tiếp tục cho vay, từ đó nâng cao chất lượng sử dụng vốn.

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2010 thì doanh số này đạt 300.344 triệu đồng, trong đó thì thu nợ từ cho vay ngắn hạn chiếm 83,48% trong tổng số. Còn lại là doanh số thu nợ từ cho vay trung, dài hạn. Năm 2011, doanh số thu nợ cũng tăng lên rất nhiều tăng 73.047 triệu đồng tức tăng 24,32% so với năm 2010. Trong đó ngắn hạn tăng 63.148 triệu đồng và trung, dài hạn tăng 9.899 triệu đồng. Nhìn chung công tác thu hồi nợ cũng được tăng cường ở cả ngắn hạn và trung, dài hạn. Không chỉ vậy doanh số này năm 2012 cũng tăng lên 50.902 triệu đồng so với năm 2011. Doanh số thu nợ trong ngắn hạn và trung, dài hạn cũng tăng lên.

c, Xét về dư nợ:

Dư nợ cho biết mức tăng trưởng tín dụng trong năm cao hay thấp, là chỉ tiêu mà ngân hàng nào cũng phải cần quan tâm. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2010 dư nợ là 222.439 triệu đồng trong đó dư nợ ngắn hạn là

135.169 triệu đồng còn lại là dư nợ trung, dài hạn. Đặc biệt năm 2011, dư nợ tăng không cao, tăng 7.001 triệu đồng tức tăng 3,15% sơ với năm 2010. Trong đó đáng chú ý là dư nợ ngắn hạn tăng 16,23% đồng thời dư nợ trung, dài hạn lại giảm đi 14.938 triệu đồng (giảm 17,12%). Năm 2012, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên dư nợ của chi nhánh lại tăng cao. Dư nợ năm 2012 tăng 43.812 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 19,10% so với năm 2011. Trong đó dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn đều tăng. Dư nợ ngắn hạn tăng 30.068 triều đồng tăng 19,14% sơ với năm 2011. Chi nhánh đã nổ lực để hạn chế dư nợ ở mức sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của chi nhánh một cách hợp lí nhất có thể.


2.3.1.2. Quy mô tín dụng phân theo cơ cấu khách hàng

Qua bảng số liệu số 7 ta thấy, hoạt động cho vay của chi nhánh chủ yếu tập vào KH là cá nhân, hộ gia đình và DN tư nhân; đối với những KH khác như hợp tác xã, công ty cổ phần… chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vì thế chi nhánh từng bước đẩy mạnh cho vay đối với những KH này.

a, Xét về doanh số cho vay:

Năm 2010 doanh số cho vay đối với KH cá nhân và hộ gia đình đạt 147.393 triệu đồng, chiếm 46,13% trong tổng số. Bên cạnh đó, doanh số cho vay của DN tư nhân đạt được là 106.271 triệu đồng. Các công ty và tổ chức khác chiếm tỷ trọng còn lại trong tổng số. Qua năm 2011, doanh số này cũng tăng lên đối với tất cả các thành phần kinh tế. Trong đó, doanh số cho vay cá nhân và hộ gia đình đạt 162.351 triệu đồng chiếm 42,68%, tỷ trọng này thấp hơn so với năm 2010. Nhưng doanh số tăng 14.958 triệu đồng so với năm 2010. Đối với DN tư nhân, doanh số này cũng tăng lên đáng kể, tăng 40.103 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 37,74% so với năm 2010. Các thành phần kinh tế còn lại cũng tăng lên đáng kể.

Không chỉ dừng lại ở đó, chi nhánh luôn tìm kiếm đối tác KH uy tín để đạt được hiệu quả tốt nhất. Do đó, năm 2012 chi nhánh cũng gia tăng được doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế. Cá nhân và hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng cao. Doanh số của thành phần này tăng 37.764 triệu đồng (tăng 23,26%) so với năm 2011. Còn đối với DN tư nhân chỉ tiêu này cũng tăng 16,76% so với năm 2011. Nhìn chung, chi nhánh đang chú trọng đến cho vay các loại hình DN nhằm tạo điều kiện cho các DN có cơ hội tiếp với nguồn vốn vay. Giúp các DN mở rộng thị trường, nâng cao thị phần và góp phần phát triển tỉnh nhà.

b, Xét về doanh số thu nợ:

Song song với doanh số cho vay theo KH thì doanh số thu nợ theo KH cũng tăng trong năm 2010 – 2012. Năm 2010 doanh số thu nợ từ KH cá nhân và hộ gia đình là 144.015 triệu đồng; DN tư nhân đạt 106.322 triệu đồng. Hai thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số doanh số thu nợ. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng lên đáng kể. Đối với cá nhân và hộ gia đình, doanh số này tăng 11.726 triệu đồng tức là tăng 8,14% so với năm 2010. Còn DN tư nhân cũng tăng lên rất cao, tăng 33.998


triệu đồng (tăng 31,98%). Năm 2012, doanh số này cũng tăng lên đáng kể. Chú trọng tăng ở hai thành phần kinh tế trên là chủ yếu. Cá nhân tăng 5,44% và DN tư nhân tăng 20,38% so với năm 2011.

Đặc biệt, thành phần kinh tế hợp tác xã thì chỉ tiêu doanh số thu nợ giảm trong năm 2011 và năm 2012. Năm 2011, doanh số thu nợ của hợp tác xã giảm 4.678 triệu đồng (giảm 36,19%) so với năm 2010. Và năm 2012, doanh số của thành phần này cũng giảm đi ít hơn nhiều so với năm 2011 là 2,14%.

Nhờ vào công tác tổ chức nhân sự và phân phối CBCNV phù hợp trong công việc kiểm tra, giám sát nên công tác thu hồi nợ tốt hơn qua từng năm. Để giúp cho quá trình thu nợ được tốt hơn thì chi nhánh luôn chú trọng đến công tác thẩm định, công tác bảo lãnh đề phòng xảy ra rủi ro mất vốn. Tích cực giám sát các khoản vay khi giải ngân đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích.

c, Xét về dư nợ:

Dư nợ cá nhân và hộ gia đình; DN tư nhân vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ cá nhân và hộ gia đình là 93.507 triệu đồng và DN tư nhân là 79.184 triệu đồng. Năm 2011, dư nợ trong thành phần cá nhân, hộ gia đình giảm không đáng kể, giảm 403 triệu đồng (giảm 0,43%) so với năm 2010. Sở dĩ loại hình này tăng vì chủ trưởng của NHNo&PTNT luôn ưu tiên phát triển khu vực nông thôn, luôn có chính sách ưu đãi nên nông dân dễ tiếp cận với nguồn vốn. Nhưng dư nợ đối với DN tư nhân lại tăng thêm 3.129 triệu đồng tương ứng tăng 3,95% so với năm 2010. Và các thành phần kinh tế còn lại đều tăng lên do xuất hiện nhiều DN kinh doanh đa dạng ở các lĩnh vực nên nhu cầu vốn tăng lên vì vậy mà dư nợ đối với loại thành phần kinh tế này cũng tăng.

Năm 2012, chỉ tiêu dư nợ đối với các thành phần kinh tế cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Trong đó, dư nợ cá nhân và hộ gia đình tăng lên rất cao, tăng 34.003 triệu đồng tức tỷ lệ tăng 36,52% so với năm 2011. DN tư nhân tăng lên không kể chỉ tăng 0,53% so với năm 2011. Nhưng trong năm này dư nợ của hợp tác xã có giảm, giảm đi 70 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,08%. Các thành phần như công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn nhìn chung là đều tăng lên đáng kể về dư nợ trong tổng số dư nợ của chi nhánh.


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bảng 7: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ phân theo cơ cấu khách hàng của chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

DSCV

319.517

100

380.391

100

468.105

100

60.874

19,05

87.714

23,06

- Cá nhân, hộ gia đình

147.393

46,13

162.351

42,68

200.115

42,75

14.958

10,15

37.764

23,26

- DNTN

106.271

33,26

146.374

38,48

170.902

36,51

40.103

37,74

24.528

16,76

- HTX

7.029

2,20

8.521

2,24

10.125

2,16

1.492

21,23

1.604

18,82

- Cty CP

19.970

6,25

24.003

6,31

31.829

6,80

4.033

20,20

7.826

32,60

- Cty TNHH

38.854

12,16

39.142

10,29

55.134

11,78

288

0,74

15.992

40,86

- Tổ chức khác

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

DSTN

300.344

100

373.391

100

424.293

100

73.047

24,32

50.902

13,63

- Cá nhân, hộ gia đình

144.015

47,95

155.741

41,70

164.216

38,70

11.726

8,14

8.475

5,44

- DNTN

106.322

35,40

140.320

37,58

168.922

39,81

33.998

31,98

28.062

20,38

- HTX

12.855

4,28

8.177

2,19

8.002

1,89

-4.678

-36,19

-175

-2,14

- Cty CP

20.153

6,71

22.627

6,06

23.006

5,42

2.474

12,28

379

1,67

- Cty TNHH

16.999

5,66

46.526

12,46

60.147

14,18

29.527

173,70

13.621

29,28

- Tổ chức khác

0


0

0

0

0

0

0

0

0

Dư nợ

222.439

100

229.440

100

273.252

100

7.001

3,15

43.812

19,10

- Cá nhân, hộ gia đình

93.507

42,04

93.104

40,58

127.107

46,52

-403

-0,43

34.003

36,52

- DNTN

79.184

35,60

82.313

35,88

82.751

30,28

3.129

3,95

438

0,53

- HTX

4.770

2,14

6.478

2,82

6.408

2,35

1.708

35,81

-70

-1,08

- Cty CP

13.901

6,25

15.205

6,63

21.346

7,81

1.304

9,38

6.141

40,39

-Cty TNHH

31.077

13,97

32.340

14,09

35.640

13,04

1.333

4,30

3.300

10,20

- Tổ chức

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

(Nguồn: phòng kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương)




2.3.1.3. Quy mô tín dụng phân theo mục đích sử dụng

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà Nước và mục tiêu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giúp cho kinh tế ngày càng phát triển vào chiều sâu. Những năm qua NHNo&PTNT Bắc Sông Hương đã tích cực mở rộng hoạt động cho vay đặc biệt cho vay với mục đích kinh doanh dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô của DN.

a, Xét về doanh số cho vay:

Xét về cơ cấu, ta thấy tỷ trọng cho vay kinh doanh dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2009 cho vay kinh doanh dịch vụ là 194.905 triệu đồng, chiếm 61% trong tổng cơ cấu. Năm 2011, doanh số cho vay kinh doanh sản xuất tăng 36.563 triệu đồng, tăng 18,76% so với năm 2010. Bởi lẻ chi nhánh có lợi thế về vị trí đóng trụ sở hoạt động ngay tại trung tâm thành phố Huế - tập trung giao lưu hàng hóa và cũng là địa điểm du lịch. Vì thế nhu cầu vốn bổ sung và mở rộng quy mô của các cá nhân, DN là rất lớn. Không chỉ dừng lại ở đó, doanh số cho vay kinh doanh năm 2012 tăng lên rất cao 53.640 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 23,17% so với năm 2011.

Trong những năm này chi nhánh cũng tập trung vốn cho vay sản xuất. Cho vay sản xuất năm 2011 tăng lên 13.240 triệu đồng (tăng 23,02%) so với năm 2010. Và năm 2012 thì chỉ tiêu này tăng 19.420 triệu đồng so với năm 2011. Với đặc thù của một NHNo&PTNT, cùng chương trình cho vay “tam nông”, hỗ trợ vốn cho người dân trong việc thu mua giống, phân bón…Trong khi đó, cho vay tiêu dùng cũng có những biến động đáng kể. Năm 2010, tiêu dùng đạt 63.903 triệu đồng chiếm 20.20% trong cơ cấu. Đến năm 2011, vay tiêu dùng đạt 69.421 triệu đồng, tăng lên 5.518 triệu đồng (tăng 8,63%) so với năm 2010. Năm 2011 là năm kinh tế khó khăn nên chi nhánh hạn chế cho vay tiêu dùng để tránh tình trạng nợ xấu xảy ra. Năm 2012, vay tiêu dùng tăng

9.012 triệu đồng, tăng 12,98% so với năm 2011.

b, Xét về doanh số thu nợ:

Với lợi thế là trung tâm giao thương hàng hóa, dịch vụ của thành phố Huế, nên hoạt động kinh doanh dịch vụ diễn ra khá mạnh mẽ, doanh số thu nợ tăng cao.


Năm 2010, doanh số thu nợ đối với kinh doanh dịch vụ đạt 174.200 triệu đồng chiếm 58% trong cơ cấu. Đến năm 2011, thu nợ kinh doanh đạt 234.937 triệu đồng, tăng lên 60.737 triệu đồng tương ứng tăng 34,87% so với năm 2010. Trong năm này công tác thu hồi vốn đạt hiệu quả nhờ vào tổ chức nhân sự tốt. Không chỉ vậy, doanh số này năm 2012 còn tăng lên 35.172 triệu đồng (tăng 14,97%) so với năm 2011. Doanh số thu nợ kinh doanh cao bởi vì xu hướng tín dụng ngắn hạn của chi nhánh là tập trung vốn vào kinh doanh để thu hồi vốn nhanh và hiệu quả.

Doanh số thu nợ sản xuất cũng tăng qua từng năm như năm 2011 thu nợ sản xuất tăng 11.501 triệu đồng (tăng 23,93%) so với năm 2010 và năm 2012 thu nợ nhóm này tăng 12.462 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 20,92% so với năm 2011. Tuy nhiên đáng chú ý thì doanh số thu nợ tiêu dùng giảm qua từng năm. Năm 2011, giảm 2.973 triệu đồng (giảm 4,50%) so với năm 2010 và qua năm 2012, giảm 2.918 triệu đồng (giảm 4,62%) so với năm 2011.

c, Xét về dư nợ:

Dư nợ kinh doanh sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu. Năm 2010 dư nợ này chiếm 68,32% trong cơ cấu. Năm 2011, dư nợ kinh doanh tăng lên 20.756 triệu đồng (tăng 13,66%) so với năm 2010. Không chỉ dừng lại ở đó, dư nợ kinh doanh năm 2012 cũng tăng lên 30.206 triệu đồng tương ứng với 17,49% so với năm 2011.

Nhóm dư nợ sản xuất có nhiều biến động thất thường. Sang năm 2011, dư nợ nhóm này giảm đi 9.242 triệu đồng (giảm 28,52%) so với năm 2010. Do năm này công tác thu nợ được thực hiện tốt nên dư nợ giảm đi, mặt khác do DN làm ăn không có lãi, chi phí đầu vào tăng. Nên các DN không chú trọng mở rộng sản xuất nên ít tiếp cận đến nguồn vốn, khi đó sẽ không vay nợ của ngân hàng. Nhưng đến năm 2012, dư nợ sản xuất lại tăng lên 8.207 triệu đồng tương ứng tăng 35,44% so với năm 2011.

Đặc biệt trong năm 2011 này thì dư nợ tiêu dùng cũng giảm đi 5.576 triệu đồng tương ứng giảm 15,52% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc dư nợ tiêu dùng giảm có thể do kinh tế khó khăn nên việc tiêu dùng cũng gặp khó khăn như việc mua xe, mua bất động sản cũng bị đứng giá. Nhưng sang năm 2012, thì dư nợ tiêu dùng lại tăng lên, đạt 33.336 triệu đồng, tăng lên 2.989 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,85% so với năm 2011. Và dư nợ khác cũng tăng lên qua các năm.


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bảng 8: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ phân theo mục đích sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

DSCV

319.517

100

380.391

100

468.105

100

60.874

19,05

87.714

23,06

- Sản xuất

57.513

18,00

70.753

18,60

90.173

19,26

13.240

23,02

19.420

27,45

- Kinh doanh dịch vụ

194.905

61,00

231.468

60,85

285.108

60,91

36.563

18,76

53.640

23,17

- Tiêu dùng

63.903

20,20

69.421

18,25

78.433

16,76

5.518

8,63

9.012

12,98

- Khác

3.196

1,00

8.749

2,30

14.391

3,07

5.553

173,75

5.642

64,49

DSTN

300.344

100

373.391

100

424.293

100

73.047

24,32

50.902

13,63

- Sản xuất

48.055

16,00

59.556

15,95

72.018

16,97

11.501

23,93

12.462

20,92

- Kinh doanh dịch vụ

174.200

58,00

234.937

62,92

270.109

63,66

60.737

34,87

35.172

14,97

- Tiêu dùng

66.076

22,06

63.103

16,90

60.185

14,18

-2.973

-4,50

-2.918

-4,62

- Khác

12.013

4,00

15.795

4,23

21.981

5,19

3.782

31,48

6.186

39,16

Dư nợ

222.439

100

229.440

100

273.252

100

7.001

3,15

43.812

19,10

- Sản xuất

32.402

14,57

23.160

10,09

31.367

11,48

-9.242

-28,52

8.207

35,44

- Kinh doanh dịch vụ

151.962

68,32

172.718

75,28

202.924

74,26

20.756

13,66

30.206

17,49

- Tiêu dùng

35.923

16,15

30.347

13,23

33.336

12,20

-5.576

-15,52

2.989

9,85

- Khác

2.512

0.96

3.215

1,40

5.625

2,06

703

27,99

2.410

74,96

(Nguồn: phòng kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương)



2.3.2. Phân tích chất lượng tín dụng

2.3.2.1. Tình hình nợ xấu

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng và phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, nó còn đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng đồng nghĩa là chất lượng tín dụng (CLTD) của ngân hàng này cao.

Từ bảng số liệu ta thấy nợ xấu của chi nhánh Bắc Sông Hương giảm dần qua các năm. Năm 2010, nợ xấu của chi nhánh đạt đến 3.660 triệu đồng. Do trong năm 2010 là năm kinh tế thế giới đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu song có những chuyển biến tích cực. Tình hình trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và đời sống dân cư. Nhưng tình hình nợ xấu đã giảm còn 1.556 triệu đồng. Tuy trong năm này có tình hình kinh tế biến động, như lạm phát và mặt bằng lãi suất cao nhưng nhờ vào đội ngũ công tác kiểm tra và giám sát nguồn vốn khi giải ngân nên chi nhánh có thể thu hồi nợ nhanh. Dẫn đến tình hình nợ xấu của chi nhánh đã giảm đi nhiều. Tiếp tục công tác đó mà tình hình nợ xấu năm 2012 cũng tiếp tục giảm nhưng không đáng kể, đạt 1.519 triệu đồng, giảm 37 triệu đồng so với năm 2011.

Bảng 9: Tình hình nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

+/-

%

+/-

%

Dư nợ

222.439

229.440

273.252

7.001

3,15

43.812

19,10

Nợ xấu

3.660

1.556

1.519

-2.104

-57,49

-37

-2,38

Tỷ lệ nợ xấu

(%)

1,65

0,68

0,56

-0,97

-58,79

-0,12

-17,65

(Nguồn: phòng kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương)

Nợ xấu là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị NHTM quan tâm. Bất cứ NHTM nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu được hết nợ xấu, vì nguy cơ tiềm ẩn rủi ro là ở khắp mọi nơi, mọi phía. Do đó, quản lý hạn chế rủi ro là là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM.

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 19/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí