Hiệu Suất Sử Dụng Vốn Của Chi Nhánh Giai Đoạn 2010 – 2012


Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2010 là 1,65%, năm 2011 là 0,68% và năm 2012 là 0,56%. Tỷ lệ này trong 3 năm điều giảm đi. Theo như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thì tỷ lệ này dưới 5% là an toàn. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh từ 2010 – 2012 đều thấp hơn 5% và đặc biệt hơn là năm 2011, năm 2012 tỷ lệ này đều nhỏ hơn 1%. Đây là dấu hiệu đáng mừng của chi nhánh. Chứng tỏ công tác quản lý nợ của chi nhánh rất tốt. Từ đó cho ta thấy được CLTD của chi nhánh ngày càng được nâng cao.

Mặc dù thị trường còn nhiều khó khăn, kinh tế phức tạp, hoạt động kinh doanh của DN bị áp lực từ nhiều phía, môi trường đầu tư tín dụng khá nhiều rủi ro tiềm ẩn, trước hoàn cảnh đó, NHNo&PTNT Bắc Sông Hương giảm được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ năm 2012 còn 0,56% có thể nói đây là sự nổ lực rất lớn của chi nhánh. Đều đã thể hiện chi nhánh đã tập trung quản lý tốt KH, phát huy tối đa các biện pháp, các công cụ hỗ trợ của Chính Phủ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng.


1.65

0.68

0.56

% 2


1.5


1


0.5


0

2010 2011 2012

Năm


Tỷ lệ nợ xấu


Biểu đồ 5: Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua 3 năm


2.3.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng

Bảng 10: Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

GT

GT

+/-

%

+/-

%

Tổng NV huy động

194.386

221.826

288.846

27.440

14,12

67.020

30,21

Tổng dư nợ

222.439

229.440

273.252

7.001

3,15

43.812

19,10

Hiệu suất sử dụng vốn (%)


114,44


103,43


94,60


-11,01


-9,62


-8,83


-8,54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế - 5

(Nguồn: phòng kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương)


Có thể nói mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn (cho vay) là mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Tính vững chắc ổn định của nguồn vốn huy động không chỉ ở bản thân việc huy động mà còn phụ thuộc vào quá trình cho vay và tái đầu tư. Việc thực hiện cân đối vốn kinh doanh, đảm bảo tính cân đối giữa nguồn vốn huy động – sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh là vấn đề luôn được đặt ra cho bất kì một ngân hàng nào.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ và tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đồng đều dẫn tới hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh giảm qua các năm. Năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn đạt 114,44%, đến năm 2011 chỉ tiêu này giảm còn 103,43% và năm 2012 thì giảm còn 94,60%. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp và ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

Năm 2010, tổng dư nợ lớn hơn nhiều so với tổng nguồn vốn huy động do đó mà hiệu suất năm này đạt 114,44%. Việc sử dụng vốn quá lớn so với nguồn huy động sẽ tạo ra rủi ro cho chi nhánh vì nguồn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Cũng tương tự năm 2011 thì chỉ tiêu này giảm đi 11,01% so với năm 2010. Năm này việc sử dụng vốn cũng nhiều hơn so với nguồn vốn huy động. Chứng tỏ trong năm 2010, năm 2011 công tác huy động vốn vẫn chưa được tốt lắm nên dẫn đến nguồn vốn huy động thiếu hụt so với việc sử dụng vốn. Đến năm 2012 thì chỉ tiêu này giảm còn 94,60%,


đây là mức an toàn và khá tốt. Khi sử dụng vốn thấp hơn so với nguồn huy động ở mức yêu cầu phù hợp thì đây là dấu hiệu tốt. Vì việc sử dụng vốn thế này sẽ làm giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh.

CLTD được phản ánh khá rõ ràng thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, muốn đạt được hiệu suất sử dụng vốn tốt thì ngoài điều kiện chung của nền kinh tế, nguồn vốn huy động dồi dào cần có sự linh hoạt trong hoạt động cho vay đối với các đối tượng KH khác nhau. Hiện nay, chi nhánh đang nổ lực ưu tiên cho những món vay mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu những món vay có nguy cơ rủi ro tiềm tàng có nguy cơ rơi vào tình trạng nợ phải thu khó đòi.


150%


100


114.44 103.43 94.6


50


0 Năm

2010 2011 2012


Hiệu suất sử dụng vốn

Biểu đồ 6: Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh qua 3 năm


2.3.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn và CLTD của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng lớn thể hiện sự luân chuyển vốn nhanh và đạt được chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, vòng quay vốn tín dụng thấp thể hiện vốn luân chuyển chậm và chất lượng tín dụng chưa được tốt.

Vòng quay vốn tín dụng phụ thuộc vào hai yếu tố: doanh số thu nợ và dư nợ bình quân của chi nhánh. Doanh số thu nợ càng cao thì luân chuyển vốn càng nhanh và dư nợ bình quân càng thấp thì luân chuyển vốn càng nhanh. Do đó, chi nhánh luôn nổ lực trong công tác thu hồi nợ sao cho một cách tốt nhất.


Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh khá cao và luôn lớn hơn 1. Đây là dấu hiệu đáng khả quan của chi nhánh. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng đạt 1,45 vòng, đến năm 2011 vòng quay vốn tín dụng tăng lên 1,65 vòng, tăng 11,79% so với năm 2010. Trong năm 2011, kinh tế có nhiều biến động như khó khăn về kinh tế vĩ mô, lạm phát và biến động lãi suất đã ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ. Doanh số thu nợ trong năm này vẫn đạt ở mức cao. Sang năm 2012, vòng quay vốn tín dụng lại tăng lên 1,67%, tăng 0,02% so với năm 2011. Năm này tình hình ngân hàng biến động lớn nhưng chi nhánh vẫn thực hiện tốt và tích cực công tác thu hồi nợ, giải quyết tối đa nợ quá hạn, nợ xấu, đảm bảo yêu cầu mức độ thu hồi như vòng quay vốn. Bảng 11: Đánh giá vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

GT

GT

+/-

%

+/-

%

Doanh số

thu nợ

300.344

373.390

424.293

73.047

24,32

50.902

13,63

Dư nợ bình

quân

207.585

225.940

251.346

18.355

8,84

25.406

11,24

Số vòng quay vốn

(vòng)


1,45


1,65


1,67


0,2


13,79


0,02


1,21

(Nguồn: phòng kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương)


500000

400000

300000

Tri

200000

100000

0

1.7

1.65

1.67

1.45

2010

2011

2012

Năm

Vòng

1.6

1.5

1.4

1.3


Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng


Biểu đồ 7: Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh qua 3 năm


2.3.2.4. Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời tín dụng

Lợi nhuận là mục đích lớn nhất của chi nhánh, trong những năm gần đây việc chú trọng CLTD đã đem lại một nguồn thu to lớn cho chi nhánh nhờ việc giảm thiểu rủi ro. Điều đó thể hiện qua bảng sau:

Bảng 12: Tỷ lệ sinh lời tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

GT

GT

+/-

%

+/-

%

Dư nợ bình

quân

207.585

225.940

251.346

18.355

8,84

25.406

11,24

Lợi nhuận từ hoạt động tín

dụng


7.031


11.053


10.897


4.022


57,20


-156


-1,41

Lợi nhuận từ HĐTD/ dư nợ bình

quân (%)


3,39


4,89


4,34


1,5


44,25


-0,55


-11,25

(Nguồn: phòng kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương)


Tỷ lệ này cho biết 100 đồng vốn bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn có lãi và ổn định qua các năm. Năm 2010, nếu bỏ ra 100 đồng vốn thì thu về được 3,39 đồng lãi. Nhưng đến năm 2011 thì tỷ lệ này tăng 1,5% với với năm 2010, nghĩa là tỷ lệ này đạt được 4,89 đồng. Do năm 2011, thu từ HĐTD đạt 40.249 triệu đồng và chi phí cho hoạt động tín dụng này là 29.196 triệu đồng, thu lớn hơn chi nên dẫn tới lợi nhuận tăng lên.

Qua năm 2012, tỷ lệ này giảm đi 0,55% so với năm 2011. Tỷ lệ năm này đạt 4,34%. Dư nợ trong năm này cao hơn hai năm trước nhưng do lợi nhuận từ hoạt động tín dụng thập hơn 2011 nên làm cho tỷ lệ này giảm đi. Vì vậy để đảm bảo HĐTD luôn mang lại lợi nhuận thì chi nhánh cần nâng cao chất lượng thẩm định.


2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.4.1. Kết quả đạt được

Qua 3 năm từ năm 2010 – 2012 vượt lên mọi khó khăn và biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn tăng trưởng đều đặn và đạt được những thành tựu to lớn. Với nguồn vốn huy động tăng qua từng năm, chi nhánh đã thực hiện kinh doanh trong việc sử dụng vốn hiệu quả. Đảm bảo mang lại thu nhập cho chi nhánh.

Nhìn chung, doanh số cho vay đồng thời doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Chứng tỏ công tác đào tạo nghiệp vụ cho CBCNV ngày càng được chú trọng. Tình hình nợ xấu từ 2010 – 2012 cũng giảm qua các năm nghiên cứu. Không chỉ vậy mà tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cũng giảm đi rõ rệt. Vòng quay vốn tín dụng luôn lớn hơn 1. Để đạt được những thành tựu đó không chỉ có sự nổ lực của lãnh đạo cấp trên mà còn là của tập thể cán bộ tại chi nhánh.

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

-Hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động và công tác tín dụng của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại chi nhánh Bắc Sông Hương.

- Nguồn vốn huy động chủ yếu được đầu tư vào hoạt động tín dụng và đây cũng là hoạt động chính mang lại nguồn lợi nhuận chính cho chi nhánh. Các nghiệp vụ kinh doanh khác như ngoại tệ, dịch vụ khác… chỉ mang lại nguồn lợi nhuận không đáng kể. Do đó có thể dẫn tới rủi ro cho chi nhánh nếu một số hoạt động tín dụng gặp rủi ro.

- Đa số KH giao dịch với chi nhánh là cá nhân. Số lượng KH là DN giao dịch với chi nhánh vẫn chưa nhiều. Nếu chi nhánh có chính sách thu hút các DN sẽ tạo thêm nhiều thu nhập cho chi nhánh như: tiền gửi thanh toán, thanh toán quốc tế…

- Doanh cho vay tiêu dùng vẫn đang ở mức cao. Cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào yếu tố thu nhập của KH. Nếu KH mất khả năng thanh toán sẽ ảnh hưởng đến nợ quá hạn và gia tăng nợ xấu. Sẽ tác động đến chất lượng tín dụng của chi nhánh và làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của chi nhánh.


-Nguyên nhân

- Hoạt động marketing của chi nhánh còn chưa được phát huy nhiều nên hoạt động của chi nhánh bị bó hẹp, KH chủ yếu là KH truyền thống giao dịch với chi nhánh.

- Nhiều quyết định, chính sách của Nhà nước thay đổi nên ảnh hưởng đến phương án kinh doanh của chi nhánh không được ổn định và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Việc chuyển giao công nghệ mới, thực hiện giao dịch một cửa của chi nhánh

mới thực hiện nên chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường, nhu cầu KH.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẮC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


3.1. Mục tiêu tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

chi nhánh Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.1.1. Mục tiêu chung

Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng nhằm mục đích công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp và nông thôn phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước; mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn và phát triển bền vững; áp dụng công nghệ khoa học để đáp ứng nhu cầu thị trường nói chung và nhu cầu của KH nói riêng. Chi nhánh đã đề ra những mục tiêu chung sau:

Giữ vững và củng cố địa vị chủ đạo của chi nhánh trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; tập trung phát triển chi nhánh ngân hàng hàng đầu của tỉnh nhà.

Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa DN của NHNo&PTNT; từng bước đưa NHNo&PTNT trở thành “Sự lựa chọn số một” đối với KH, hộ sản xuất kinh doanh, DN vừa và nhỏ….

Lành mạnh hóa tài chính thông qua cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhà nước.

Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện

thông tin quản trị mạng của hệ thống kế toán theo chuẩn quốc tế.

Nâng cao trình độ nhân viên tại chỗ, khuyến khích học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực thực hiện đào tạo từ xa.

Nâng cao năng lực điều hành và phát triển kỹ năng quản trị ngân hàng.

Cải tổ cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đưa NHNo&PTNT trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực.


3.1.2. Mục tiêu cụ thể

Với phương châm hoạt động là “Vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của KH và ngân hàng”, mục tiêu của NHNo&PTNT là tiếp tục giữ vững vị trí của NHTM hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và uy tín với quốc tế. NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương đã đưa ra những mục tiêu phát triển trong năm 2013 như sau:

Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ an toàn tối thiểu 9% bằng việc thực hiện cam kết về

xử lý nợ xấu và cơ chế tăng vốn điều lệ.

Nguồn vốn tăng tối thiểu từ 20 – 25% so với năm 2012.

Dư nợ cho vay nền kinh tế: tăng từ 15- 20% so với năm 2012. Trong đó, tỷ

trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm đến 40% trên tổng dư nợ. Nợ xấu dưới 1%.

Lợi nhuận tăng tối thiểu 10% so với năm 2012.

Thu ngoài tín dụng tăng 20 – 25% so với năm 2012.

Thu nhập người lao động tăng thêm 10%.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2.1. Nhóm giải pháp về khách hàng

Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, KH vừa là người cung cấp vốn cho hoạt động tín dụng vừa là người sử dụng vốn này. Nên việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với KH là điều rất quan trọng.

Đánh giá đúng chất lượng KH là tiết kiệm chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát. Thông qua mối quan hệ tín dụng một cách thường xuyên ngân hàng có thể nắm bắt cơ bản được những thông tin kinh doanh của KH. Thông qua mối quan hệ lâu bền với KH, ngân hàng có thể huy động được một số tiền gửi tiết kiệm lớn từ KH.

Khai thác sàng lọc thông tin phục vụ việc phân tích thông tin KH

Ngoài việc thu thập thông tin KH qua trung tâm CIC thì ngân hàng có thể thu

thập thêm từ chi cục thuế, công ty bảo hiểm xã hội, sở kế hoạch đầu tư….

Bên cạnh việc phân tích tài chính thì cán bộ tín dụng có thể lấy thêm thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà Nước để đánh giá KH. Đánh giá đúng đối tượng là việc quan trọng.


3.2.2. Nhóm giải pháp về nhân sự

Sự thành công hay thất bại của CLTD luôn gắn chặt chẽ với trình độ chuyên môn nghiệp cũng như đạo đức của các cán bộ tín dụng. Vì vậy, nhóm giải pháp về nhân sự và cơ cấu tổ chức được đặt lên hàng đầu tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương. Điều này góp phần to lớn vào việc cải thiện, hoàn thành khâu tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động.

Đối với các cấp phê duyệt tín dụng

Phải nắm rõ kiến thức pháp luật về kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng; phải có tầm nhìn sâu sắc về các thông tư, các nghị quyết để vận dụng vào thực tế một cách hoàn hảo, chính xác và linh hoạt.

Phải luôn lấy chất lượng làm nòng cốt để đưa ra các quyết định đúng đắn, đảm

bảo sự thống nhất giữa chỉ đạo của cấp trên và đề xuất của cấp dưới.

Phải nắm bắt được tâm lý của nhân viên cấp dưới để từ đó mà quản lý, giám sát

nhân viên tốt hơn. Vận động, khuyến khích cũng như phê bình kịp thời.

Đối với cán bộ tín dụng trực tiếp

Về mặt đạo đức cán bộ tín dụng là người trung thực, khách quan, kiên định, quyết đoán và có trách nhiệm. Bên cạnh trình độ nghiệp vụ chuyên môn, cán bộ cần phải có những hiểu biết về pháp luật, kiến thức thực tế để phát hiện ra những sai trái của KH. Muốn làm được điều đó thì phải:

- Tiến hành phân loại nhân viên, lựa chọn cán bộ có năng lực, tâm huyết và có giao tiếp tốt.

- Thường xuyên cho cán bộ tín dụng tham gia các lớp học bồi dưỡng để nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những kiến thức về ngân hàng hiện đại.

- Chi nhánh cần sắp xếp các đội ngũ cán bộ tín dụng một cách khoa học, bố trí đúng người, đúng việc và đúng trình độ chuyên môn để đạt hiệu quả cao nhất.

- Cần cung cấp đầy đủ trang thiết bị, tài liệu có liên quan đến công việc…Có

chế độ lương, thưởng phù hợp để khuyến khích tinh thần làm việc.

3.2.3. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tín dụng

Xây dựng và thực hiện đa dạng hóa chính sách tín dụng

Một chính sách tín dụng phù hợp gồm:


- Hoạch định cơ cấu các loại cho vay, xây dựng chiến lược hoạt động tín dụng

trong thời gian tới.

- Phân định rõ ràng quyền hạn cho vay đối với cán bộ tín dụng và hội đồng tín dụng. Cần xác định rõ trách nhiệm và cách thức quyết định của cán bộ tín dụng cũng như là hội đồng tín dụng.

- Hướng dẫn việc thực hiện định giá tài sản đảm bảo (TSĐB). Xác định bộ phận

nào chịu trách nhiệm định giá phải luôn chính xác và hợp lý.

- Hướng dẫn chính sách và thủ tục có liên quan đến lãi suất cho từng đối tượng

KH. Cách thức giải quyết và thủ tục liên quan đến việc phân tích , xử lý khoản vay.

Thực hiện chủ trương phân tán rủi ro tín dụng: không quá phụ thuộc và tập trung cho vay những KH lớn. Không tập trung đầu tư vào một ngành nghề nào mà nên phân tán nhiều ngành nghề khác nhau. Chú trọng cho vay bán lẻ và thương mại.

Hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Để nâng cao CLTD và từng bước chuẩn hóa công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại KH rất quan trọng. Việc đánh giá KH thường dựa vào hai chỉ tiêu đó là chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.

- Nhóm chỉ tiêu tài chính gồm: vốn kinh doanh, doanh thu thuần… Nhóm chỉ tiêu hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu nợ bình quân…); nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh (lợi nhuận trước thuế/doanh thu, lợi nhuận trước thuế/ vốn chủ sở hữu…).

- Nhóm chỉ tiêu phi tài chính gồm: năng lực điều hành của ban giám đốc, môi trường kiểm soát nội bộ, tính khả thi của phương án kinh doanh…

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Thẩm định là khâu có vai trò quan trọng nhất trong quy trình tín dụng, mục đích chính là xem khả năng trả nợ vốn vay và lãi vay của KH. Công tác thẩm định là bước đầu tiên để ngân hàng có thể đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả và khả năng hoàn trả của DN. Để nâng cao được chất lượng công tác thẩm định, chi nhánh cần ứng dụng rộng rãi, kinh hoạt và đồng bộ phương pháp các hệ thống chuyên gia, vận dụng nguyên tắc 6C trong thẩm định một khoản vay:


- Tư cách (Character): phẩm chất, uy tín, trung thực trả nợ của bên đi vay.

- Năng lực (Capacity): Yếu tố kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả

hoạt động, khả năng trả nợ.

- Vốn (Capital): Nền tảng tài sản, khả năng và mong muốn đầu tư.

- Lưu chuyển tiền tệ (Cash flow): dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh, trả nợ,

trả lãi cho chủ nợ và chủ sở hữu.

- Tài sản thế chấp (Collateral): giá trị và chất lượng, tính sở hữu, tính chất dễ

quản lý, dễ bán.

- Các điều kiện khác (Conditions): Các điều kiện kinh tế, chính trị,…khả năng

vay bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về luật và các quy định khác.

Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay

Bảo đảm tiền vay là một điểm quan trọng trong hợp đồng tín dụng. Bằng việc bảo đảm tiền vay sẽ làm giảm tổn thất cho chi nhánh trong trường hợp xảy ra rủi ro là KH không đủ khả năng trả nợ. Công tác bảo đảm tiền vay như sau:

- Phân tích kỹ từng khoản vay và từng loại TSĐB khác nhau để đưa ra mức đảm bảo sao cho phù hợp. Cần phải lựa chọn cẩn thẩn những KH nào có tín nhiệm cao để xem xét cho vay không có TSĐB. Về TSĐB cần phải xem xét kỹ về giá trị, chất lượng, tính sở hữu, tính dễ quản lý, tính thanh khoản để quy định hạn mức tín dụng.

- Đối với thủ tục đảm bảo tiền vay cần phải có hợp đồng rõ ràng, đầy đủ, cách thức xử lý tài sản nếu xảy ra sự cố. Cần phải có các bên liên quan khi ký kết hợp đồng giữa KH, ngân hàng và người chứng giám.

* Các biện pháp đảm bảo tiền vay chi nhánh cần thực hiện như sau:

- Đối với cho vay tín chấp: Chi nhánh chủ động lựa chọn những KH có đủ điều kiện để cho vay không có TSĐB và tuân thủ các quy định của Chính phủ, của NHNN Việt Nam. Với hình thức này chi nhánh cần xem xét bên bảo lãnh. Lựa chọn bên bảo lãnh uy tín và có tình hình tài chính tốt.

- Đối với cho vay có TSĐB thì tài sản đó phải đủ điều kiện như sau: thuộc sở hữu, quản lý, sử dụng của KH vay hoặc bên bảo lãnh; thuộc quyền được phép giao dịch; không có tranh chấp trong thời điểm ký hợp đồng; phải mua bảo hiểm theo quy định; tuân theo các bước quy định giao nhận TSĐB.

Ngày đăng: 19/04/2022