Đánh Giá Tổng Hợp Theo Các Loại Sinh Khí Hậu Cho Dlnd


Bảng 2.18. Đánh giá tổng hợp theo các loại sinh khí hậu cho DLND


Yếu tố

SKH

Nhiệt độ TB

năm

Lượng mưa TB

năm

Độ dài mùa lạnh

Số ngày mưa


Điểm TB

Trọng

số

3

2

1

1

Mức đánh

giá


RTL


TL


ITL


RTL


TL


ITL


RTL


TL


ITL


RTL


TL


ITL

IB1c


2



2


3




2


2,14

IIB1c

3




2


3




2


2,57

IIB3c

3




2




1


2


2,28

IIC1d

3



3



3



3



3,00

IIIA2b

3





1


2



2


2,14

IIIB1b

3




2


3




2


2,57

IIIB2c

3




2



2



2


2,42

IIIB3c

3




2




1


2


2,28

IVA3a



1



1



1



1

1,00

IVB3b



1


2




1


2


1,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững - 12

Căn cứ vào kết quả điểm trung bình cộng của các yếu tố SKH, tác giả phân chia mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLND ở 4 mức như sau (bảng 2.19):

Bảng 2.19. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu cho DLND


Các loại sinh khí hậu

Điểm trung bình cộng

Mức đánh giá

IIB1c, IIC1d, IIIB1b

ĐTB ≥ 2,5

RTL

IB1c, IIB3c, IIIA2b, IIIB2c, IIIB3c

2 ≤ ĐTB < 2,5

KTL


1,5 ≤ ĐTB < 2

TB

IVA3a, IVB3b

ĐTB < 1,5

ITL


+ Tiêu chí điạ hình

Địa hình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và triển khai loại hình DLND. Ngoài việc là nhân tố góp phần tạo nền cho phong cảnh, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điểm du lịch, địa hình còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên đặc điểm khí hậu của khu vực. Các khu vực núi, địa hình cao thường có khí hậu mát mẻ, cảnh quan tự nhiên đa dạng, là điều kiện thuận lợi cho DLND.

Chỉ tiêu, mức đánh giá và điểm đánh giá của địa hình cho phát triển DLND được xác định như sau (bảng 2.19):

Bảng 2.20. Đánh giá mức độ thuận lợi của địa hình cho phát triển DLND


Cấp

Độ cao địa hình

Nhiệt độ TB năm

Mức đánh giá

Điểm

Mát

600 - 1000 m

180C ≤ T < 200C

RTL

4

Ấm

200 - 600 m

200C ≤ T < 220C

KTL

3

Lạnh

> 1000 m

T < 180C

TB

2

Nóng

< 200 m

T ≥ 220C

ITL

1

+ Tiêu chí thắng cảnh

Đối với loại hình DLND, các điểm thắng cảnh có vai trò tương đối lớn góp phần tạo nên sức hấp dẫn của điểm DLND. Đặc biệt là những khu vực hồ có địa hình thấp thích hợp cho xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, ngắm cảnh hoặc có thể tổ chức các hoạt động nghỉ dưỡng như tắm, câu cá... Những khu vực đó sẽ được đánh giá ở mức rất thuận lợi cho phát triển loại hình DLND.

Mức độ thuận lợi của tiêu chí thắng cảnh tự nhiên cho DLND được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của thắng cảnh tự nhiên cho DLTQ. Tuy nhiên, sẽ có những thắng cảnh không có ý nghĩa cho DLND thì sẽ được loại bỏ trong kết quả đánh giá này.


Ngoài ra, sự xuất hiện của các điểm lộ nước khoáng, nước nóng có ý nghĩa rất lớn đối với loại hình DLND. Lượng khoáng chất có trong nguồn nước, nhiệt độ nước cũng như các loại bùn khoáng tích tụ ở các nơi xuất hiện điểm lộ nước khoáng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Cùng với đó, tiêu chí sinh vật bao gồm: sự đa dạng sinh học, các loại cây dược liệu có tác dụng chữa bệnh... phần nào có ý nghĩa đối với loại hình DLND. Vì vậy hai tiêu chí này cũng sẽ được xem xét đánh giá đối với loại hình DLND tuy nhiên không xây dựng các bậc đánh giá.

- Trọng số của các tiêu chí đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng

Điều kiện SKH người là nhân tố quan trọng nhất đối với phát triển DLND vì vậy sẽ được lựa chọn trọng số cao nhất trong thang đánh giá (trọng số 3). Tiêu chí điểm thắng cảnh là nhân tố quan trọng thứ hai được xác định với trọng số 2 trong thang đánh giá. Tiêu chí địa hình được xác định trọng số thấp nhất (trọng số 1) trong thang đánh giá.

- Thang điểm đánh giá tổng hợp cho du lịch nghỉ dưỡng Điểm đánh giá tổng hợp cho DLND được xác định như sau Bảng 2.21. Đánh giá tổng hợp cho phát triển DLND


Tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá theo tiêu chí

Điểm trọng số

4

3

2

1

Sinh khí hậu

3

12

9

6

3

Thắng cảnh

2

8

6

4

2

Địa hình

1

4

3

2

1

Tổng điểm

24

18

12

6

Đánh giá chung

RTL

KTL

TB

ITL


b. Kết quả đánh giá

- Kết quả đánh giá tiêu chí sinh khí hậu

Kết quả đánh giá tiêu chí SKH ảnh hưởng đến DLND cho thấy:

Các loại SKH: IIB1c, IIC1d, IIIB1b được đánh giá là RTL cho phát triển DLND. Các loại này chiếm diện tích lớn (6268,5 km2), trải rộng trên lãnh thổ 3 tỉnh, gồm các huyện: Chợ Đồn, Ba Bể, Bạch Thông, Pác Nặm (BK), Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa (TN), Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, Hàm Yên (TQ).

Loại SKH: IB1c, IIB3c, IIIA2b, IIIB2c, IIIB3c được đánh giá ở mức KTL cho phát triển loại hình DLND. Các loại này chiếm diện tích lớn nhất (7810 km2) bao gồm hầu hết tỉnh TN, tỉnh TQ, một phần nhỏ ở Chợ Mới, Ngân Sơn và Na Rì, Pác Nặm, Ba Bể, chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn (BK); một phần ở sườn Đông và Tây của dãy Tam Đảo.

Loại SKH: IVA3a, IVB3b chiếm một diện tích rất nhỏ (205 km2) thuộc vùng núi cao nhất Tam Đảo, núi cao của huyện Chiêm Hóa, Na Hang và Hàm Yên, khu vực núi cao của huyện Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Pác Nặm, Ngân Sơn được đánh giá là ITL cho tổ chức hoạt động DLND.

Đối với DLND không có loại SKH nào được đánh giá ở mức TB.

- Kết quả đánh giá tiêu chí thắng cảnh và thủy văn

Đối với DLND, bên cạnh tiêu chí khí hậu được đánh giá là tiêu chí quan trọng nhất thì tiêu chí thắng cảnh cũng góp phần đáng kể. Khi du khách tham gia vào hoạt động DLND, ngoài việc có khí hậu mát mẻ, trong lành thì yếu tố cảnh quan đẹp cũng sẽ góp phần giúp con người cảm thấy thư thái, gần gũi với thiên nhiên.

Ở TN – TQ – BK có một số hồ nước đẹp như: hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Na Hang... với chất lượng nước vẫn đảm bảo vệ sinh, các chỉ tiêu đặc trưng đều nằm dưới ngưỡng cho phép, vì vậy sẽ là những địa điểm DLND tốt và có thể tạo ra những dịch vụ du lịch mới như: bơi thuyền, câu cá...


Một số điểm lộ nước khoáng, nước nóng có tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe cho du khách. Xét theo y học, nước khoáng, nước nóng có tác dụng chữa trị được nhiều chứng bệnh như thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, da liễu, xương khớp... và có thể sử dụng chữa trị theo nhiều liệu pháp khác nhau như tắm, ngâm, xông hơi, uống...

Hiện tại, trên địa bàn nghiên cứu đã có suối khoáng Mỹ Lâm (TQ) được khai thác sử dụng với mục đích DLND, DLST kết hợp chữa bệnh.

- Kết quả đánh giá tiêu chí địa hình

Kết quả đánh giá tiêu chí địa hình ảnh hưởng đến khả năng phát triển DLND được xác định căn cứ vào độ cao địa hình ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của lãnh thổ nghiên cứu.

Căn cứ vào bản đồ đánh giá cho thấy:

Khu vực địa hình được đánh giá là RTL cho DLND là nơi địa hình có độ cao 600 – 1000m, tương ứng với điều kiện nhiệt độ khoảng 18 – 200C. Kiểu này phân bố ở hầu hết các huyện thuộc tỉnh BK, huyện Na Hang, Lâm Bình và một phần ở huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương của TQ, một phần nhỏ ở huyện Võ Nhai và Đại Từ của TN.

Khu vực địa hình được đánh giá là KTL cho DLND là nơi địa hình có độ cao 200 – 600m, tương ứng với điều kiện nhiệt độ khoảng 20 – 220C. Kiểu này chiếm diện tích lớn 7043 km2 (chiếm 49,3% diện tích lãnh thổ), phân bố rộng khắp các huyện và thành phố của tỉnh BK; huyện Lâm Bình, Na Hang và một phần của huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dương tỉnh TQ; ở TN kiểu này có ở phần lớn diện tích huyện Võ Nhai, một phần nhỏ huyện Định Hóa và Đại Từ (sườn đông Tam Đảo).

Khu vực địa hình có độ cao > 1000m, nhiệt độ trung bình năm <18oC có diện tích 205,5 km2 (chiếm 1,4% diện tích lãnh thổ). Đây được đánh giá là


khu vực thuận lợi TB cho DLND. Phần lớn diện tích kiểu này thuộc khu vực các dãy núi của tỉnh BK: Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Ngân Sơn; một phần nhỏ thuộc huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên và Sơn Dương; một phần rất nhỏ khác thuộc Đại Từ tỉnh TN.

Khu vực ITL cho DLND có diện tích 5353 km2 (chiếm 37,4% diện tích lãnh thổ). Đây là khu vực có độ cao <200m, nhiệt độ TB năm >22oC. Kiểu này bao gồm hầu hết diện tích các huyện, thị xã, thành phố: Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, phần lớn diện tích huyện Định Hóa và Đại Từ (trừ khu vực sườn đông của dãy Tam Đảo) và khoảng 1/3 diện tích huyện Võ Nhai của TN. Ở TQ, kiểu này phân bố thành một dải chạy dài theo thung lũng sông Lô, sông Gâm và các phụ lưu của nó thuộc các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, TP Tuyên Quang, Hàm Yên đến

Chiêm Hóa. Ở BK chỉ có một phần nhỏ thuộc thung lũng sông Cầu trong lãnh thổ huyện Chợ Mới.

- Kết quả đánh giá chung cho DLND

Khu vực được đánh giá là RTL cho DLND có diện tích 380,6 km2 (38060 ha), chiếm 2,7 % diện tích lãnh thổ bao gồm: VQG Ba Bể, Khu BTTT Kim Hỷ, Khu DLST Nà Khoang thuộc Bắc Kạn; Khu BTTN Tát Kẻ - Bản Bung, Khu BTTN Chạm Chu, khu Suối khoáng Mỹ Lâm Tuyên Quang; Khu ATK Định Hóa, hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà Thái Nguyên

Vùng KTL cho DLND có diện tích 7376 km2 (737600 ha), chiếm 51,6

% diện tích lãnh thổ, tập trung ở các khu vực có điều kiện SKH thuận lợi thuộc vùng núi cao các tỉnh TQ, BK và một phần nhỏ thuộc tỉnh TN.

Ở TQ: Chiếm phần lớn diện tích huyện Na Hang, Lâm Bình, vùng núi phía đông và phía tây Chiêm Hóa, Hàm Yên, vùng núi Yên Sơn và Sơn Dương (thuộc phía tây dãy Tam Đảo). Ở BK: Chiếm hầu hết toàn bộ diện tích huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Bạch Thông và một phần của Chợ Mới, TP


Bắc Kạn. Ở TN: Chủ yếu tập trung ở một số khu vực các hồ: Hồ Núi Cốc, Bảo Linh, Suối Lạnh; phần phía đông dãy Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ, vùng núi của huyện Võ Nhai và một phần nhỏ của huyện Định Hóa.

Phần lãnh thổ có độ cao thấp thuộc TP Thái Nguyên, Sông Công, TX. Phổ Yên, huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Phú Lương, phần còn lại của huyện Đại Từ, Định Hóa và Võ Nhai. Phần lớn diện tích huyện Na Rì, một phần của huyện Chợ Mới và Ngân Sơn. TP. Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, vùng thấp Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa và một phần nhỏ thuộc huyện Na Hang và Lâm Bình với diện tích 6340 km2 (634000 ha), chiếm 44,3 % diện tích lãnh thổ là khu vực thuận lợi TB cho phát triển DLND.

Khu vực ITL cho DLND chiếm một diện tích nhỏ 205.4 km2 (20540 ha),

chiếm 1,44 % diện tích lãnh thổ, chủ yếu là ở khu vực thuộc vùng núi cao huyện Ba Bể, Bạch Thông và Chợ Đồn của BK. Ngoài ra có rải rác ở khu vực núi cao khác thuộc Ngân Sơn, Pác Năm, một phần nhỏ ở Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, một phần nhỏ khác ở Núi Tam Đảo thuộc Sơn Dương và Đại Từ.

2.2.2.2. Đánh giá độ bền vững của du lịch nghỉ dưỡng

Xét trên quan điểm bền vững, trong số các tiêu chí lựa chọn để đánh giá cho DLND thì tiêu chí SKH (tiêu chí có ý nghĩa quan trọng nhất đối với DLND) là tiêu chí sẽ bị tác động mạnh nhất bởi ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu.

Căn cứ vào kịch bản BĐKH, có thể nhận thấy trong bức tranh chung của cả nước, lãnh thổ nghiên cứu là khu vực có nhiệt độ tăng nhanh và cao thứ 3 chỉ sau vùng khí hậu Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Về lượng mưa có sự tăng lên đáng kể vào thời kì mùa mưa và lượng mưa năm.

Như vậy, lãnh thổ TN – TQ – BK là khu vực chịu tác động tương đối lớn của BĐKH. Điều đó sẽ làm thay đổi đặc điểm điều kiện SKH của lãnh thổ và ảnh hưởng đến mức độ thuận lợi cho tổ chức loại hình DLND.

Tiêu chí thắng cảnh là tiêu chí quan trọng thứ hai đối với DLND sau tiêu chí SKH cũng bị tác động biến đổi giống như đã xét cho DLTQ. Chính vì thế


cũng giống như kết quả đánh giá cho DLTQ dưới góc độ bền vững thì loại hình DLND khi xem xét dưới góc độ bền vững cũng có thể nhận thấy rằng các mức độ thuận lợi đều đã bị giảm sút.

2.2.3. Đánh giá cho du lịch sinh thái

2.2.3.1. Đánh giá chung cho du lịch sinh thái

a. Xây dựng thang đánh giá

- Xác định các tiêu chí, chỉ tiêu, mức và điểm số đánh giá

+ Tiêu chí sinh vật

Điều kiện quan trọng để có thể tổ chức loại hình DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên với tính đa dạng sinh học cao. Trên thực tế, hoạt động DLST thường diễn ra ở các VQG, các KBTTN nơi có mức độ đa dạng sinh học cao với cuộc sống hoang dã của nhiều loài động vật. Bên cạnh đó, các hệ sinh thái nhân văn ở các khu vực nông thôn hay khu vực sinh sống của cộng đồng các dân tộc ít người cũng có thể triển khai loại hình du lịch này, tuy nhiên ít thuận lợi hơn.

Đánh giá tài nguyên sinh vật cho DLST chủ yếu tập trung vào đánh giá tính đa dạng sinh học có kết hợp với yếu tố thảm thực vật. Tuy nhiên thực tế ở địa bàn nghiên cứu, những nơi có đa dạng sinh học cao chính là các VQG, các KBT và thường gắn với các kiểu thảm thực vật tự nhiên lá rộng thường xanh hay rừng trên núi đá vôi. Vì vậy, theo ý kiến chuyên gia, có thể sử dụng kết quả đánh giá tài nguyên sinh vật cho loại hình DLTQ để đánh giá cho DLST.

+ Tiêu chí sinh khí hậu

Cũng giống như loại hình DLTQ, điều kiện SKH có tác động đến hoạt động DLST ở hai mặt đó là phù hợp với điều kiện sức khỏe con người và điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch. Chính vì vậy, những khu vực có số ngày mưa ít, lượng mưa ít và khí hậu mát mẻ sẽ là những khu vực có điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển loại hình du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023