Thu Nhập Du Lịch Các Địa Phương Tn – Tq - Bk Giai Đoạn 2010 – 2015


chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu như: ngân hàng, bưu điện, giao thông, phim ảnh… chính vì vậy việc thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế nói chung còn chưa đầy đủ.

Trong tình hình chung là mức tăng trưởng khách du lịch cao, ngày lưu trú bình quân của khách tăng nên doanh thu từ đó tăng lên.

Bảng 3.2. Thu nhập du lịch các địa phương TN – TQ - BK giai đoạn 2010 – 2015

Đơn vị: tỷ đồng


Năm

Địa điểm


2010


2011


2012


2013


2014


2015

Thái Nguyên

105

115

137

139

146

186

Tuyên Quang

500

560

602

750

905

1135

Bắc Kạn

75,3

135

161

171

210

252

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững - 14

Nguồn [Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TN – TQ - BK]

Từ doanh thu du lịch nói trên có thể nhận thấy nếu so sánh với các lãnh thổ khác thì mức doanh thu từ hoạt động du lịch này tương đối thấp mặc dù trong thống kê thì lượng khách du lịch đến đây khá đông. Doanh thu du lịch cũng có sự chênh lệch giữa các địa phương trong đó địa bàn Tuyên Quang là nơi có số lượng khách du lịch và doanh thu cao nhất, sau đó đến Bắc Kạn và Thái Nguyên. Bắc Kạn có lượng khách ít hơn Thái Nguyên nhưng doanh thu lại lớn. Điều này có thể được lý giải vì trong cơ cấu khách của Bắc Kạn thì tỷ lệ khách quốc tế chiếm cao hơn. Hơn thế nữa, trên địa bàn Thái Nguyên khách đến du lịch chủ yếu là tham quan di tích lịch sử cách mạng mà loại hình du lịch này hiện tại hầu như không có nguồn thu. Đây được xem là yếu tố kém bền vững trong đánh giá hiệu quả kinh doanh du lịch của lãnh thổ.


3.1.1.3. Cơ sở vật chất k thuật du lịch

Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch bao gồm các tiện nghi lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Chính vì vậy, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch là một trong những nhân tố quan trọng trong tổ chức hoạt động du lịch, là tiêu chí cho sự lựa chọn của du khách. Đồng thời nó cũng là yếu tố tạo nên sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch.

Hiện nay, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn lãnh thổ TN – TQ – BK đã được tăng lên nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Cùng với đó chất lượng phục vụ cũng được nâng cao, số lượng các khách sạn nhà hàng đạt chuẩn ngày càng nhiều. Tuy nhiên hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ có chất lượng tốt đều tập trung ở trung tâm thành phố hay thị xã còn tại các điểm, khu du lịch thì cơ sở lưu trú cũng như các tiện nghi phục vụ du lịch còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt các khu du lịch mang tính nghỉ dưỡng trên địa bàn lãnh thổ còn rất hạn chế do các quy hoạch ở đây còn chưa đồng bộ, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư chưa hấp dẫn.

Cùng với hệ thống cơ sở lưu trú, các cơ sở ăn uống cũng phát triển phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình bao gồm: nhà hàng, vườn ẩm thực, khu ẩm thực sinh thái, quán ăn nhanh, quán cà phê, quán rượu... Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm ngay trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp, giao lưu của khách đang lưu trú tại đó hoặc cũng có thể nằm ở ngoài các cơ sở lưu trú như: ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí...

Xét về các dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí ở các điểm du lịch trên địa bàn lãnh thổ thì còn rất ít và chưa có sự đầu tư phát triển một cách đồng bộ.


3.1.1.4. Sản phẩm du lịch

Với sự đa dạng về TNDL cả tự nhiên và nhân văn, lãnh thổ TN – TQ – BK có tiềm năng to lớn trong việc phát triển các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, do việc thực hiện quy hoạch phát triển chưa được quan tâm đúng mức và chưa đồng bộ nên việc khai thác các tiềm năng để tạo ra các sản phẩm du lịch chưa tương xứng. Chính vì vậy, mặc dù có tiềm năng nhưng hiện tại sản phẩm du lịch của TN – TQ – BK nói chung chưa đa dạng và đặc sắc. Các sản phẩm du lịch chính được khai thác để phục vụ khách du lịch hiện nay bao gồm: DLND, DLTQ thắng cảnh, DLTQ di tích lịch sử văn hóa.

3.1.1.5. Đầu tư phát triển du lịch

Tiềm năng du lịch phong phú, nhưng ngành du lịch TN – TQ – BK còn nhỏ bé, quá trình phát triển còn nhiều khó khăn. Do đó, bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động, ngành du lịch chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, tạo môi trường xã hội thuận lợi thu hút khách du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, đầu tư các điểm du lịch lịch sử - văn hóa, DLST, DLND... Xây dựng kết cấu hạ tầng trong các khu, điểm du lịch, như: giao thông, điện, thông tin liên lạc, nước sạch, môi trường... Phát triển nhanh, vững chắc các loại hình dịch vụ du lịch, như: nhà hàng, khách sạn, điểm nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí... với quy mô phù hợp, hình thức đa dạng, phong phú.

Trong "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020", UBND tỉnh đã định hướng phát triển 3 khu du lịch chính:


- Khu du lịch lịch sử - văn hóa, bao gồm toàn bộ các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa ở khu Tân Trào - ATK, tại các xã: Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh, Bình Yên, Hợp Thành, Tú Thịnh (huyện Sơn Dương); Kim Bình (huyện Chiêm Hóa); Kim Quan, Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn) và đi thành phố Tuyên Quang.

- Khu du lịch nghỉ dưỡng, bao gồm: khu du lịch suối khoáng nóng Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn) và thành phố Tuyên Quang có nhiều di tích lịch sử - văn hóa.

- Khu DLST tiêu biểu là: khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung, hồ thủy điện Tuyên Quang tại Na Hang, với trên 8000 ha mặt nước; nhiều thác nước và hang động kỳ ảo...

Trên cơ sở đánh giá, xác định tiềm năng du lịch, thực trạng các tuyến, điểm du lịch trọng yếu, ngay từ khi tái lập tỉnh (1991) đến nay, chính quyền địa phương và ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang đã có kế hoạch cụ thể đầu tư phát triển du lịch; đã lập các dự án ưu tiên đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn: Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế; vốn trợ giúp từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn lưu động hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ được tập trung đầu tư để bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng; hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trong các khu, điểm du lịch lịch sử, văn hóa. Nguồn vốn của các thành phần kinh tế huy động đầu tư vào các khu DLST, nghỉ dưỡng; phát triển các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ và các điểm vui chơi giải trí... Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, lập kế hoạch cụ thể để đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động trong ngành du lịch, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Hưởng ứng chương trình du lịch quốc gia "Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ", nhiều dự án về dịch vụ, du lịch được triển khai ở tỉnh Tuyên Quang, trong đó, đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp khu du lịch trọng điểm, như: Khu du lịch lịch sử - văn hoá và sinh thái Tân Trào, khu du lịch suối khoáng


Mỹ Lâm; khu du lịch, sinh thái Na Hang và các khu, điểm du lịch trên địa bàn các huyện, thành phố theo quy hoạch được phê duyệt.

Để khai thác tốt tiềm năng sẵn có, tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch xây dựng hoàn chỉnh dự án quy hoạch tổng thể khu du lịch VQG Ba Bể trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch chi tiết, tạo điều kiện cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh còn thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra rà soát việc chấp hành các quy định trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch trong tỉnh. Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, hướng dẫn viên, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch. Cùng với đó, công tác quy hoạch, đầu tư, nâng cấp các khu, điểm du lịch cũng luôn được quan tâm đúng mức. Tham gia chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” năm 2012, tổ chức thực hiện kế hoạch lễ công bố Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể là di tích quốc gia đặc biệt. Phối hợp với đoàn làm phim “S Việt Nam – Hương vị Cuộc sống” của Đài Truyền hình Việt Nam và kênh truyền hình VTC 10 – Đài truyền hình kĩ thuật số Việt Nam tổ chức làm phim giới thiệu quảng bá khu du lịch hồ Ba Bể, phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất và phát sóng 6 chuyên mục “Du lịch Bắc Kạn” tuyên truyền quảng bá hoạt động du lịch và triển khai kế hoạch tham gia ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, cung cấp thông tin quảng cáo du lịch Bắc Kạn trên trang tin điện tử xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch.

3.1.2. Những vấn đề đặt ra trong khai thác tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn trên quan điểm bền vững

Khi xem xét vấn đề phát triển du lịch trên quan điểm bền vững cần phải nhìn nhận trên cả 3 phương diện: Bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên môi trường.


Dựa vào kết quả đánh giá tổng hợp các ĐKTN có thể thấy lãnh thổ TN – TQ – BK có những điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển 3 loại hình du lịch: DLTQ, DLND và DLST. Tuy nhiên trên thực tế việc phát triển du lịch ở đây đang đặt ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến phát triển mang tính bền vững của lãnh thổ.

3.1.2.1. Về kinh tế

- Khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế luôn là đối tượng mà ngành du lịch quan tâm bởi lượng khách tăng sẽ đồng nghĩa với việc tăng thu nhập du lịch, tăng khả năng đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên sự phát triển du lịch bền vững thường ít quan tâm đến số lượng khách mà luôn hướng tới những thị trường khách quốc tế ổn định, có mức chi trả cao, lưu trú dài ngày nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh trong khi ít tác động nhất đến tài nguyên và môi trường cũng như văn hoá cộng đồng [50].

Nếu chỉ xét về chỉ tiêu số lượng khách du lịch quốc tế đến TN - TQ - BK trong 10 năm qua thì đều có sự gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững (xét trên góc độ kinh tế) là thời gian qua ngành du lịch mới chỉ quan tâm đến số lượng khách mà chưa chú ý đến “chất lượng” nguồn khách. Thực tế cho thấy khách du lịch quốc tế đến TN – TQ – BK đa phần là khách từ các thị trường có khả năng chi trả thấp, thời gian lưu trú ngắn như Trung Quốc, trong khi đó khách từ các nước đầy tiềm năng như Mỹ, Tây Âu, Nhật... thì hầu như vắng bóng.

Đối với khách du lịch nội địa mặc dù số lượng tuyệt đối có tăng tuy nhiên vấn đề đặt ra là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm lại không cao.

Như vậy chất lượng nguồn khách du lịch là vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với sự phát triển du lịch bền vững.

- Với tư cách là một ngành kinh tế, sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan


trọng quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Một sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách sẽ có khả năng bán giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Có thể nhận thấy mặc dù TN – TQ – BK có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, song trong nhiều năm qua những sản phẩm du lịch đặc sắc, mang bản sắc riêng và những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách hầu như là không có hoặc chưa được đầu tư tương xứng để phát triển. Đây là nguyên nhân quan trọng hạn chế hiệu quả kinh doanh đồng thời có thể gây nhàm chán cho khách, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững.

- Trong hoạt động du lịch, việc xúc tiến quảng bá du lịch là một khâu quan trọng nhằm mục đích đưa hình ảnh của địa phương đến với khách du lịch trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Nếu như công tác tuyên truyền quảng bá được tiến hành tốt và bài bản sẽ góp phần làm tăng lượng khách du lịch đến với địa phương. Tuy nhiên trên thực tế tại địa bàn nghiên cứu, vấn đề này còn nhiều bất cập vì vậy trong chừng mực nào đó lại gây ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển du lịch bền vững. Bất cập trước hết ở đây là việc tuyên truyền quảng cáo còn thiếu tính định hướng vì vậy mới chỉ dựa trên những gì mình có mà chưa quan tâm đến thị trường cần gì. Tiếp đến là việc tuyên truyền quảng cáo còn thiếu tính trách nhiệm, thường “thổi phồng” lên so với thực tế vì vậy sẽ gây cho du khách cảm giác ức chế giống như “bị lừa”. Điều này cũng tác động tiêu cực đến tính bền vững của hoạt động du lịch.

- Đối với hoạt động du lịch, việc xây dựng một bộ máy quản lý chuyên trách và xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Song ở lãnh thổ nghiên cứu vấn đề này cũng chưa được chú trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch, giảm sút hiệu quả kinh doanh. Từ đó làm cho sự phát triển du lịch thiếu tính bền vững.


3.1.2.2. Về xã hội

Khi phát triển du lịch cần phải quan tâm đến lợi ích của các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm: các doanh nghiệp, người dân, khách du lịch.

- Đối với các doanh nghiệp: Cần phải có cơ chế chính sách hợp lý sao cho có sự thống nhất giữa cấp quản lý ở địa phương với các doanh nghiệp hoạt động du lịch, đảm bảo cho doanh nghiệp cùng với việc đóng góp cho ngân sách của địa phương thì được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tích cực hoạt động để đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, do thiếu và yếu trong khâu quản lý nên ở đây hầu như chưa đề ra được những chế tài phù hợp. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều mang tính tự phát và manh mún, chưa có sự liên kết giữa cấp quản lý với các doanh nghiệp. Đây là một trở ngại lớn đối với phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội.

- Đối với người dân: Hoạt động phát triển du lịch sẽ bền vững nếu có được sự ủng hộ của cộng đồng địa phương. Để đạt được điều đó thì cần phải phát huy vai trò của cộng đồng trong việc xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch và đặc biệt là phải nâng cao mức sống của cộng đồng nhờ hoạt động du lịch, để cho người dân hiểu được rằng nguồn thu nhập chủ yếu của họ là từ du lịch và họ có thể thoát nghèo bằng tham gia hoạt động du lịch. Từ đó họ sẽ yên tâm và chuyên tâm hơn cũng như có trách nhiệm hơn khi tham gia vào làm du lịch. Tuy nhiên tại địa bàn nghiên cứu hầu như việc làm du lịch của người dân địa phương đều là mang tính chất tự phát, chưa có sự quản lý và cũng chưa có ý thức trong việc tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường. Giữa doanh nghiệp và người dân địa phương chưa có sự hợp tác trong hoạt động kinh doanh do đó chưa đem lại hiệu quả cao.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí