Đánh Giá Giá Trị Phát Triển Du Lịch Của Các Điểm Thắng Cảnh


b. Kết quả đánh giá

- Kết quả đánh giá tiêu chí địa hình

Kết quả đánh giá tiêu chí địa hình ảnh hưởng đến khả năng đi lại của DLTQ được xác định dựa trên việc xây dựng bản đồ kết hợp giữa kiểu địa hình với yếu tố độ dốc. Ngoài ra còn xem xét đến mức độ đa dạng của địa hình ảnh hưởng đến việc hình thành phong cảnh đẹp có giá trị đối với DLTQ.

Căn cứ vào bản đồ đánh giá cho thấy:

Kiểu địa hình đồng bằng độ cao trung bình dưới 100m, độ dốc nhỏ < 80 chiếm 22,7% diện tích lãnh thổ phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam của tỉnh Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Cầu và sông Công thuộc địa phận các huyện: Phổ Yên, Phú Bình, TP Sông Công, TP Thái Nguyên, phía nam huyện Phú Lương, Đồng Hỷ. Một dải chạy dài theo thung lũng sông Gâm và các phụ lưu của nó thuộc các huyện: Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang, Hàm Yên, Chiêm Hóa thuộc Tuyên Quang. Ngoài ra còn một phần nhỏ dọc theo sông Cầu ở Bắc Kạn và khu vực VQG Ba Bể vì khu vực này thuộc kiểu địa hình karst tạo nên phong cảnh độc đáo, đa dạng. Đây là những khu vực được đánh giá RTL cho việc đi lại tham quan du lịch.

Kiểu địa hình đồi với độ cao trung bình 100 – 300m, độ dốc từ 8 – 150 Chiếm một diện tích khá rộng (32%) bao gồm một dải bao quanh khu vực núi thấp thuộc các huyện Đinh Hóa, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ (Thái Nguyên); Thành phố Bắc Kạn, Bạch Thông, Chợ Mới, dọc thung lũng sông Năng và các sông nhỏ đổ về hồ Ba Bể (Bắc Kạn); rộng khắp ở Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên và Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Đây là những khu vực ở mức độ đánh giá KTL cho đi lại tham quan du lịch.

Kiểu địa hình núi thấp với độ cao trung bình 300 – 700m, độ dốc từ 15 –

250. Đây là kiểu chiếm diện tích lớn nhất (36,3%) bao gồm phần còn lại của huyện Võ Nhai, Đại Từ (Thái Nguyên); phần lớn diện tích của Na Rì, Ngân


Sơn, Chợ Đồn, Pác Nặm. Kiểu địa hình này được đánh giá ở mức thuận lợi TB cho việc đi lại tham quan.

Kiểu địa hình núi trung bình ở độ cao > 700m, độ dốc > 250 chiếm diện tích nhỏ (9%) phân bố theo các dãy núi chủ yếu ở các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn, Ngân Sơn và Bạch Thông của Bắc Kạn; ở các huyện Na Hang, Hàm Yên, Chiêm Hóa của Tuyên Quang và một phần nhỏ của dãy Tam Đảo thuộc Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đây là những khu vực ITL cho đi lại tham quan du lịch.

- Kết quả đánh giá tiêu chí sinh khí hậu

Kết quả đánh giá tiêu chí SKH ảnh hưởng đến DLTQ cho thấy:

Loại sinh khí hậu IIC1d được đánh giá là RTL cho phát triển DLTQ. Loại này phân bố ở huyện Pác Nặm, Ba Bể và Ngân Sơn (BK).

Các loại sinh khí hậu IB1c, IIB1c, IIB3c, IIIB1b, IIIB2c, IIIB3c được đánh giá ở mức KTL cho phát triển loại hình DLTQ. Các loại này chiếm diện tích lớn bao gồm hầu hết tỉnh TN, tỉnh TQ, các huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Bạch Thông, Na Rì (BK).

Loại sinh khí hậu IIIA2b, IVB3b chiếm diện tích nhỏ thuộc mức thuận lợi TB cho tiến hành loại hình DLTQ. Loại này chủ yếu phân bố ở khu vực núi cao của huyện Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Pác Nặm, Ngân Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang và khu vực Tam Đảo.

Loại sinh khí hậu IVA3a chiếm một diện tích rất nhỏ (36 km2) thuộc vùng núi cao nhất Tam Đảo, huyện Chiêm Hóa và Hàm Yên được đánh giá là ITL cho tổ chức hoạt động DLTQ.

- Kết quả đánh giá tiêu chí tài nguyên sinh vật

Kết quả chồng xếp bản đồ thảm thực vật và đa dạng sinh học cho thấy mức độ RTL của tài nguyên sinh vật cho DLTQ chiếm một diện tích nhỏ, chỉ


tập trung ở các xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thượng, Quảng Khê, Cao Trĩ tỉnh BK, các xã phía Tây huyện Đại Từ tỉnh TN và các xã phía Nam huyện Sơn Dương tỉnh TQ. Đây là những khu vực có kiểu thảm thực vật rừng tự nhiên lá rộng thường xanh giầu thuộc phạm vi VQG Ba Bể và một phần của VQG Tam Đảo với tài nguyên động thực vật rất phong phú, đa dạng, có nhiều loài đặc hữu, bản địa.

Diện tích thảm thực vật được đánh giá ở mức độ KTL chiếm 7,33% diện tích khu vực nghiên cứu tương ứng với kiểu thảm thực vật rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình tập trung ở các xã phía Tây Bắc của huyện Võ Nhai tỉnh TN, các xã ở Tây Bắc huyện Na Rì, Đông Bắc huyện Bạch Thông và phía Bắc huyện Chợ Đồn tỉnh BK, phía Nam huyện Na Hang, huyện Chiêm Hóa và phía Bắc huyện Hàm Yên tỉnh TQ. Đây là những khu vực có tài nguyên sinh vật khá phong phú nằm trong phạm vi của các KBTTN Phượng Hoàng – Thần Sa, Kim Hỷ, Tam Tao, Na Hang, Chạm Chu.

Diện tích thảm thực vật có mức độ đánh giá TLTB chiếm một diện tích lớn tới 62% diện tích của khu vực nghiên cứu tập trung ở hầu khắp các huyện và một phần thành phố TQ, hầu khắp các huyện và một phần phía Bắc, phía Nam của tỉnh BK, các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, một phần nhỏ phía bắc Phú Bình, tây thành phố TN, tây bắc Phổ Yên tỉnh TN. Vùng này ứng với các kiểu thảm thực vật rừng tự nhiên lá rộng thường xanh và rừng núi đá không có KBT, rừng tự nhiên tre nứa, rừng tự nhiên hỗn giao gỗ - tre nứa, rừng trồng, giới sinh vật kém đa dạng.

Diện tích thảm thực vật được đánh giá là ITL cho DLTQ chiếm 29,24% diện tích khu vực nghiên cứu phân bố chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên, nam Phú Lương, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên; thành phố Bắc Kạn, thành phố Tuyên Quang và những thị trấn của các huyện, khu đông dân cư, nhà máy và dọc theo các trục quốc lộ và tỉnh lộ.


Vùng này ứng với các kiểu thảm thực vật cây bụi, rừng thoái hóa, cây lương thực, đất trống.

- Kết quả đánh giá tiêu chí thắng cảnh tự nhiên

Lãnh thổ TN – TQ – BK có nhiều thắng cảnh tự nhiên, trong đó có nhiều thắng cảnh đẹp tạo nên nét độc đáo riêng. Sự đan xen giữa thảm thực vật rừng tự nhiên, hồ, thác nước... đã tạo nên những phong cảnh có sức hấp dẫn lớn, là lợi thế cho phát triển du lịch.

Căn cứ vào chỉ tiêu, mức đánh giá đối với các điểm thắng cảnh và dựa vào kết quả điều tra khách du lịch cũng như thực tế khảo sát có thể đánh giá được giá trị của các điểm thắng cảnh trên lãnh thổ nghiên cứu như sau:

Bảng 2.16. Đánh giá giá trị phát triển du lịch của các điểm thắng cảnh


Tuyên Quang

Đánh giá

Động Tiên

Hang động

Huyện Hàm Yên

ITL

Suối khoáng Mỹ Lâm

Nghỉ dưỡng

Huyện Yên Sơn

KTL

Thác Mơ

Thác nước

Huyện Na Hang

ITL

Thác Bản Ba

Thác nước

Huyện Chiêm Hóa

KTL

KBTTN Tát Kẻ Bản Bung

Sinh thái

Huyện Na Hang

KTL

KBTTN Chạm Chu

Sinh thái

Huyện Hàm Yên

KTL

Hang Thẳm Vài

Hang động

Huyện Chiêm Hóa

TB

Hang Bó Ngoặng

Hang động

Huyện Chiêm hóa

TB

Hồ Na Hang

Hồ nước

Huyện Na Hang

KTL

Tân Trào

Lịch sử

Huyện Sơn Dương


Bắc Kạn


Động Puông

Hang động

VQG Ba Bể, huyện Ba Bể

KTL

Ao tiên

Hồ nước

VQG Ba Bể, huyện Ba Bể

TB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững - 11


Đảo bà Góa

Đảo

VQG Ba Bể, huyện Ba Bể

TB

Đảo An Mã

Đảo

VQG Ba Bể, huyện Ba Bể

TB

Động Nà Phoòng

Hang động

VQG Ba Bể, huyện Ba Bể

TB

Hang Thẳm Khít

Hang động

VQG Ba Bể, huyện Ba Bể

TB

Thác Bản Vàng

Thác nước

VQG Ba Bể, huyện Ba Bể

TB

KBTTN Kim Hỷ

Khu BTTN

Huyện Bạch Thông + Na Rì

KTL

VQG Ba Bể

Sinh thái

VQG Ba Bể, huyện Ba Bể

RTL

Hồ Ba Bể

Hồ nước

VQG Ba Bể, huyện Ba Bể

RTL

Thác Đầu Đẳng

Thác nước

VQG Ba Bể, huyện Ba Bể

KTL

Thác Nà Đăng

Thác nước


TB

Thác Roọm

Thác nước

Huyện Bạch Thông

TB

Khu sinh thái Nà Khoang

Sinh thái

Huyện Ngân Sơn

KTL

Động Nàng Tiên

Hang động

Xã Lương Hạ huyện Na Rì

TB

Động Hua Mạ

Hang động

Xã Quảng Khê huyện Ba Bể

KTL

Bản Pác Ngòi

Bản làng

Xã Nam Mẫu huyện Ba Bể

KTL

Thái Nguyên


Rừng Khuôn Mánh

Núi, rừng

Huyện Võ Nhai

ITL

Hang Phượng Hoàng

Hang động

Huyện Võ Nhai

KTL

Suối Mỏ Gà

Suối nước

Huyện Võ Nhai

KTL

Thắng cảnh hồ Núi Cốc

Hồ trên núi

Huyện Đại Từ

RTL

ATK

Văn hoá lịch sử

Huyện Định Hóa

RTL

Hồ Bảo Linh

Hồ nước

Huyện Định Hóa

TB

Hồ Suối Lạnh

Hồ nước

Huyện Phổ Yên

TB

Đồi Thông Vân Thượng

Rừng cây

Huyện Phổ Yên

ITL


- Kết quả đánh giá chung cho DLTQ

Kết quả chồng xếp các bản đồ đánh giá thành phần cho thấy trên địa bàn lãnh thổ TN – TQ – BK khu vực được đánh giá RTL cho phát triển DLTQ tập trung ở phần phía Bắc và phía Nam thuộc phạm vi của VQG Ba Bể (BK), hồ Núi Cốc và ATK (TN). Khu vực này chiếm một diện tích nhỏ (1,08%).

Khu vực được đánh giá ở mức độ KTL cho phát triển DLTQ phân bố chủ yếu ở phía Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc của lãnh thổ với 6,81% diện tích thuộc phạm vi của các huyện Na Hang, Hàm Yên (TQ), Chợ Đồn, Bạch Thông, Na Rì (BK), Võ Nhai (TN), một phần nhỏ thuộc huyện Đại Từ và Sơn Dương thuộc vào phần phía Đông của VQG Tam Đảo.

Khu vực thuận lợi TB chiếm diện tích lớn nhất (88,7%) phân bố rộng khắp trên địa bàn lãnh thổ.

Khu vực ITL cho DLTQ chiếm 3,4% diện tích, chủ yếu ở khu vực núi cao của huyện Ngân Sơn, một phần nhỏ thuộc huyện Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông (BK) và một phần thuộc huyện Lâm Bình (TQ).

2.2.1.2. Đánh giá độ bền vững của du lịch tham quan

Đối với DLTQ tiêu chí thắng cảnh được coi là tiêu chí quan trọng nhất tạo nên giá trị thu hút khách du lịch. Thắng cảnh được tạo nên bởi sự kết hợp của lớp phủ thực vật, sự đa dạng của địa hình, sự hiện diện của thủy văn... Chính vì vậy khi các yếu tố này bị tác động cũng sẽ làm giảm đi giá trị của điểm thắng cảnh.

Theo kết quả đánh giá chung cho DLTQ thì trên lãnh thổ TN – TQ – BK khu vực được đánh giá RTL và KTL tập trung ở VQG Ba Bể (BK), hồ Núi Cốc và ATK (TN); Các KBTTN... Tuy nhiên hiện nay dưới tác động của các hoạt động kinh tế của con người đã làm cho một số cảnh quan ở đây bị biến đổi và hiện trạng không còn được như giá trị nguyên bản của nó, điển hình là


VQG Ba Bể. Đây là khu vực có mức độ đa dạng sinh học rất cao nhưng hiện nay đã bị suy giảm nghiêm trọng do hoạt động chặt phá rừng và săn bắt động vật trái phép của người dân. Trong nhiều năm qua, do quản lý lỏng lẻo nên rừng bị khai thác bừa bãi, nhiều loại cây gỗ quý bị chặt hạ và giảm sút số lượng như: Nghiến, Lát hoa, Đinh..., nhiều cây dược liệu quý như: Thiên niên kiện, Sa nhân có nguy cơ bị tuyệt diệt. Các hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực xung quanh hồ cũng đã làm cho nguồn nước hồ bị ô nhiễm. Hiện nay, tình trạng bồi lắng lòng hồ đã khiến diện tích hồ ngày càng thu hẹp lại và như vậy cũng đã làm suy giảm đi tính đa dạng sinh học của động vật sinh sống trong hồ. Các KBTTN trên địa bàn lãnh thổ cũng trong tình trạng bị khai thác bừa bãi làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học.

Việc xây dựng các công trình thủy điện cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan, điển hình là thủy điện Na Hang (TQ) khi xây dựng đã làm mất đi một số thác nước đẹp như thác Mơ trước kia có tới 5 tầng thác nhưng từ khi xây dựng thủy điện thì chỉ còn lại có 1 tầng thác nhỏ, lòng sông Lô bị cạn kiệt hơn...

Cùng với đó, những tác động của BĐKH cũng ảnh hưởng không nhỏ về cảnh quan, chất lượng môi trường…, làm cho nhiều điểm du lịch trở nên kém hấp dẫn hơn, hoạt động du lịch trở lên bị động hơn, mạo hiểm và gặp nhiều rủi ro hơn. Đặc biệt những điểm du lịch ở vùng sâu, vùng xa vốn là những vùng kém phát triển gắn với đặc trưng về khả năng thích ứng/ứng phó kém với những BĐKH, sự cố thời tiết thì sự nguy hại và rủi ro của hoạt động du lịch đến những nơi đó càng mạnh hơn.

Chính những tác động đó đã làm cho giá trị thu hút khách du lịch của các điểm thắng cảnh trên địa bàn lãnh thổ bị giảm sút, việc phát triển du lịch thiếu tính bền vững.


2.2.2. Đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng

2.2.2.1. Đánh giá chung cho du lịch nghỉ dưỡng

a. Xây dựng thang đánh giá

- Xác định các tiêu chí, chỉ tiêu, mức và điểm số đánh giá

+ Tiêu chí sinh khí hậu

Điều kiện SKH có ảnh hưởng lớn đến loại hình DLND. Trong các yếu tố khí hậu thì yếu tố nhiệt và ẩm tác động mạnh mẽ nhất đến sức khỏe con người. Ngoài ra các yếu tố khác như nắng, gió, các loại hình thời tiết cực đoan... cũng ít nhiều tác động đến sức khỏe con người.

Cũng giống như đánh giá cho loại hình DLTQ, ở đây tác giả sử dụng phương pháp cho điểm có trọng số để đánh giá mức độ thuận lợi của 10 đơn vị SKH đối với DLND. Đối với loại hình DLND thì yếu tố nhiệt đóng vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là yếu tố mưa (ẩm) và sau đó là độ dài mùa lạnh và số ngày mưa. Vì vậy có thể phân chia trọng số, điểm đánh giá và mức độ thích nghi của các đơn vị SKH như sau:

Bảng 2.17. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu cho DLND


Các chỉ tiêu sinh khí hậu

Mức đánh giá


Điểm

Nhiệt độ TB

Lượng mưa TB

Độ dài mùa lạnh

Số ngày mưa

Trọng số 3

Trọng số 2

Trọng số 1

Trọng số 1

II, III

C

1

d

RTL

3

I

B

2

b,c

TL

2

IV

A

3

a

ITL

1


Dựa vào các chỉ tiêu, mức đánh giá và điểm số của các yếu tố SKH có thể tổng hợp bảng kết quả đánh giá trung bình cộng của 10 loại SKH như sau (bảng 2.18).

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí