K Ết Quả Danh Sách Nguồn Sinh Kế Quan Trọng V À Bị Ảnh Hưởng



đổi việc làm, điều chỉnh các nguồn lực tài nguyên như đất đai và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, vay vốn,... dựa trên các nguồn lực con người, vốn xã hội, vốn thiên nhiên hay tài nguyên (rừng, mặt nước nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi biển, đa dạng sinh học),... Nghiên cứu chú trọng phân tích nhóm yếu thế (nghèo, dân tộc Khmer, nhóm tái định cư, mù chữ) có nguồn lực vật chất, tài nguyên, tài chính rất hạn chế nên chiến lược sinh kế của họ chủ yếu là sử dụ ng tối đa nguồn lực lao động và khai thác nguồn lợi ven biển để đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy nhiên, họ có thể làm gia tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên vùng ngập mặn, mất đi sự đa dạng sinh học. Tác giả đưa ra một số giải pháp thích ứng với biến đổ i khí hậu như phát triển ngành thủy sản, cung cấp vốn tín dụng, phát triển rừng ngập mặn và đa dạng sinh học [23].

Dựa trên một nghiên cứu định tính và định lượng từ tháng 9 năm 2005 đến 9 năm 2008 được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller, do Viện Dân tộc học triển khai về về cơ chế ứng phó với thực trạng an ninh sinh kế của các dân tộc thiểu số vùng cao. Nghiên cứu chọn địa bàn khảo sát là bản Piêng Phô (dân tộc Thái), thuộc xã Phà Đánh và bản Bình Sơn 1 (dân tộc Khơ -mú), thuộc xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh NghAn. Từ cuộc nghiên cứu trên tại bản Bình Sơn 1 cho thấy người Khơ -mú Bình Sơn 1 bị thiếu lương thực nghiêm trọng [24].

Sự xói mòn đất đai, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, thiên tai bất thường; tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp chưa được áp dụng trong canh tác nương rẫy, v.v. đã dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Các tác giả đề xuất trong quá trìn h chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần chú trọng nhận thức, tập quán canh tác và văn hóa tộc người ở địa phương. Nghiên cứu cũng cho thấy các mối quan hệ gia đình, dòng họ tạo nên sự đoàn kết gắn bó đặc biệt trong làng bản nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Các hộ dân có nhiều biện pháp ứng phó khác nhau như đi làm thuê lấy tiền mua lương thực, khai thác lâm sản, vay mượn, bán gia tài. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ mang tính ứng phó nhất thời. Ngoài ra, khai khẩn thêm ruộng bậc thang và giao rừng cho dân kết hợp với các biện pháp chính sách về hưởng lợi từ rừng được khuyến khích [25].


Tại Tp Huế, lưu vực sông Hương cung cấp nước cho mọi hoạt động cho thành phố và những người dân sống dọc theo sông. Biến đổi khí hậu sẽ tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của bão lụt cũng như dẫn đến làm tăng nhiệt độ, lượng mưa thay đổi và mực nước biển dâng, người dân đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến nhiều nước. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về biến đổi khí hậu vẫn còn rất hạn chế trong chính quyền và cộng đồng. Nhiều cán bộ của các ngành có liên quan của nhà nước thừa nhận rằng họ thiếu thông tin và sự hiểu biết, chỉ có một vài người đã từng nghe nói về biến đổi khí hậu. Hầu hết mọ i người tại địa phương nghiên cứu cho biết họ chỉ có đủ khả năng để tự bảo vệ mình khỏi lũ lụt, còn bão thì vẫn không thể. Phụ nữ đóng một vai trò lớn và quan trọng trong việc ngăn ngừa thiên tai, nhưng vai trò của họ vẫn còn bị bỏ qua. C ác giải pháp được đề xuất nhằm thích ứng ở cấp độ cộng đồng hiện thời và lâu dài ở các địa phương có khác nhau tùy thuộc vào sự khác biệt về kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên. Nhà nước đã có các nỗ lực tái trồng rừng và định cự các hộ dân dễ bị ảnh hưởng. Mặc dù những chương trình này chủ ý nhằm mục đích hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu, nhưng nó đã góp phần làm tăng khả năng ứng phó của người dân và môi trường. Các cán bcấp tỉnh, huyện thừa nhận rằng nên có một kế hoạch hành động để giúp đỡ các ngành và địa p hương trong tỉnh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Kế hoạch hành động nên tập trung vào nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và xây dựng năng lực về thích ứng cho cả các cán bộ chính quyền các cấp cũng như người dân địa phương. Ngoài ra, cần thiết nên có hỗ trợ trực tiếp cho các địa phượng thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu [26].


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả danh sách nguồn sinh kế quan trọng và bị ảnh hưởng

3.1.1 Kết quả tham vấn cộng đồng

Thông qua 2 đợt tham vấn cộng đồng, ngoài việc các hộ dân ủng hộ nội dung buổi tham vấn, cộng đồng cũng có đưa ra nhiều thắc mắc và mong muốn cho việc thực hiện công trình nghiên cứu/tiểu dự án, được tóm tắt như sau:

- Toàn thể nhân dân địa phương đồng ý hỗ trợ thực hiện công trình nghiên cứu/tiểu dự án, mong muốn đảm bảo sinh kế hộ gia đình trong đi ều kiện biến đổi khí hậu.

- Đánh giá được hiện trạng sinh kế tại địa phương, xác định nguồn sinh kế quang trọng nhất. Cũng như đánh giá đư ợc hiện trang khí hậu thay đổi trong nhiều năm qua;

- Để hỗ trợ thích ứng và giảm nhẹ những tác động đến cộng đồng và hoạt động sống của người dân, các buổi tham vấn của công trình nghiên cứu/ tiểu dự án phải tiến hành nhanh và hoàn thành từng công đoạn;

- Ghi nhận các ý kiến phản hồi của cộng đồng, khắc phục cho việc viết báo cáo;

- Cộng dồng để xuất và cho biết nhưng thích ứng của họ trong hiện tại và tương lai; đặc biệt, cần sự quan tâm về chính sách, hỗ trợ của chính quyền khi thiên tai xảy ra. Đề xuất những buổi nói chuyện, học hỏi kinh nghiệm cũng như các lớp học về phòng chống thiên tai để có những giải pháp đảm bảo sinh kế về lâu dài.

3.1.1.1 Ý kiến của chính quyền địa phương

Xung quanh công trình nghiên cứu/tiểu dự án có nhiều ý kiến từ UBND xã và đại diện người dân thuộc vùng dự án. Nhìn chung, những ý kiến từ phía địa phương có thể được tóm gọn như sau:



- Hầu hết người dân địa phương và UBND xã trong vùng dự án ủng hộ nhiệt tình việc thực hiện công trình nghiên cứu/ tiểu dự án. Nhóm tư vấn, phổ biến các thông tin, chiến lược liên quan đến công trình nghiên cứu/tiểu dự án, đồng thời đưa ra những lợi ích mà công trình nghiên cứu/tiểu dự án mang lại. Nghiên cứu kết thúc, cộng đồng địa phương sẽ hiểu về biến đổi khí hậu, nhưng giải pháp hỗ trợ đảm bảo sinh kế.

- Địa phương sẽ tạo những điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho công trình nghiên cứu/ tiểu dự án, đặc biệt là đối với vấn đề tập trung cộng đồng dân tộc thiểu số và cung cấp thông tin hỗ trợ.

- Đồng ý với các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đã nêu trong báo cáo;

- Nhóm cam kết thực hiện nghiêm túc việc làm và đánh giá đúng hiện trạng mà công trình nghiên cứu/tiểu dự án yêu cầu như điều kiện khí hậu, sinh kế người dân.

- UBND xã và đại diện người dân của xã sẽ cùng nhau hợp tác chia sẻ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nghiên cứu/ tiểu dự án.

3.1.1.2 Tham vấn cộng đồng cấp xã Thành phần tham dự

Đại diện UBND xã , Cán bộ trường Đại Học Tây Nguyên, Cán bộ trường Cao Đẳng Nghề Thanh Niên Dân Tộc Tây Nguyên,…

Nội dung tham vấn

- Giới thiệu các công trình nghiên cứu, xác định phạm vi thực hiện của các Tiểu dự án thuộc các huyện Cư M’Gar, Lăk, Ea Hleo, Krông Bông, Ea Hleo, Krông Buk đánh giá tác động sinh kế do biến đổi khí hậu gây ra, đưa ra ý kiến về các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ. Xác định những yếu tố của cần được quan trắc theo dòi định kỳ.



- Ý kiến của địa phương xung quanh vấn đề thực hiện công trình nghiên cứu/tiểu dự án.

- Những ý kiến, giải pháp sẽ được ghi chép cụ thể, công khai và được thể hiện trong nội dung báo cáo.

3.1.1.3 Tham vấn cấp buôn, làng

Thành phần tham dự

Tại cấp buôn, làng tham vấn cộng đồng được thực hiện với 2 nhóm chủ yếu:

(1) Người bị ảnh hưởng trực tiếp; (2) Người bị ảnh hưởng gián tiếp.

Nhóm người hưởng lợi trực tiếp/gián tiếp bao gồm Lãnh đạo và nhân dân các huyện, xã trong vùng công trình nghiên cứu/tiểu dự án. Công trình nghiên cứu sẽ giúp cộng đồng xác định nguồn sinh kế quan trọng, từ đó tăng sản lượng nông nghiệp và cải thiện điều kiện sống của người dân thông qua việc hò trợ kiểm soát chất lượng nước, lấy và giữ nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt, cải thiện điều kiện tưới tiêu, cải thiện điều kiện giao thông và môi trường sống. Tăng việc làm tại nông thôn thông qua việc thâm canh, nuôi trồng thuỷ sản, tiếp thị và phân phối sản phẩm nông nghiệp bằng các giải pháp thích ứng được chia sẽ giữa các cộng đồng.

Nội dung tham vấn


- Thông báo các việc cần làm cuả công trình nghiên cứu


- Thảo luận về các tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế.


- Nhân dân và chính quyền địa phương trong khu vực nghiên cứu cũng như người tham gia cùng trao đổi và thảo luận xung quanh các vấn đề khí hậu, sinh kế.

- Tham khảo và đề xuất giải pháp thích ứng từ các bên liên quan.


3.1.2 Các nguồn sinh kế cộng đồng quan trọng

Qua các buổi tham vấn cộng đồng, dữ liệu và khảo sát thực địa cho thấy nguồn sinh kế chủ yếu của cộng đồng tại các vùng này là sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng cây công nghiệp dài ngày là chính.

Bảng 3.1 Tổng hợp nguồn sinh kế cộng đông dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk


Nguồn sinh kế

Đơn vị tính (người)

Trung bình

Trồng trọt

%

75,8

Chăn nuôi

%

0

Lâm nghiệp

%

4,8

Dịch vụ thương mại

%

9,7

Khác

%

9,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đăk Lăk - 11

(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại Tỉnh Đắk Lắk, 2013)

Qua bảng cho thấy nguồn sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 75,8%. Tỷ lệ các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, giàu có không có, các hộ gia đình có điều kiện kinh tế trung bình chiếm 69,3%, còn các hộ ngèo và cận ngèo chiếm tỷ lệ cao 30,7%. Qua tiếp cận với các cộng đồng có một số nguồn lực hạn chế như sau: tiếp cận thông tin khoa học kém, phương pháp cánh tác, diệt sâu bọ, đường giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện cánh tác …

Bảng 3.2 Tổng hợp mức độ kinh tế hộ gia đình cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk


Loại hộ

Giàu

Trung bình

Nghèo

Cận nghèo

Tỷ lệ (%)

0

69,3

12,8

17,9

(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại Tỉnh Đắk Lắk, 2013)


3.1.3 Tác động hiện tượng khí hậu đến nguồn sinh kế cộng đồng quang trọng


Qua tham vấn cộng đồng kết hợp với bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp cộng đồng và các các bộ địa phương, già làng về mức độ và tác động của các hiện tượng thời tiết đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3 Tổng hợp các hiện tượng thời tiết cực đoan cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk


Các hiện tượng khí hậu cực đoan trong thời gian 5 -10 năm


Đối tượng

Mức độ tác động

Tăng

Ổn định

Giảm

Đơn vị tính (người tham

gia)

Hạn hán

100

0

0

%

Mưa lũ

50

16,6

33,3

%

Nhiệt độ tăng

96,9

3,1

0

%

Xói lở, trượt đất


93,7


6,3


0


%

Lốc xoáy

50

25

25

%

(Nguồn: tổng hợp kết quả tham vấn thực địa tại Tỉnh Đắk Lắk, 2013)

Kết quả từ việc tham vấn cộng đồng cho thấy, 100% cộng đồng xác định hạn hán gia tăng tại khu vực trong vòng 10 năm qua. Sự gia tăng nhiệt độ thúc đẩy quá trình quan hợp tạo ra nhiều CO2 làm cho các laoij cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su,… vẫn phát triển tốt và duy trì sản xuất nhưng cần có nhưng giải pháp phù hợp để thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi thất thường và xu hướng kéo dài. Nhiệt độ tăng làm thay đổi các quy luật thời tiết do đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. Những đợt hạn hán làm cho các sông, suối, mạch nước ngầm suy giảm mực nước dẫn đến không đủ nguồn nước


tưới cho cây trồng. Mạng lưới khuyến nông có tồn tại nhưng hoạt động hạn chế, hệ thống thủy lợi còn rất thiếu so với sản xuất nông n ghiệp tại địa phương.

Mưa lũ xuất hiện nhiều làm gia tăng mức độ rủi ro trong sản xuất vì hầu hết sản xuất ở đây phụ thuộc vào nước mưa, nước ngầm nên tình trạng thiếu nước phổ biến. Cây cà phê cần nước để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và tạo quả nhưng vào các tháng 4 - 7 nhưng lượng mưa có xu hướng phân bố không đều và vào tháng 4 và tháng 7 thì thấp (hình 2.2) làm cho cây thiếu nước, quả khô và rụng, nhân nhỏ dẫn đến thiết hại về năng suất và chất lượng. Những thay đổi trong mùa màng, năng suất giảm trong khi đó đòi hỏi chi phí đầu vào cho tưới tiêu nhiều làm cho thu nhập lại giảm.

Biến đổi khí hậu làm cho năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi bị giảm, sức đề kháng của vật nuối kém, đồng thời môi trường thuân lợi cho dịch bệnh phát triển gây ra nhiều bệnh trên con người, gia súc, gia cầm. rừng mất dần có nguy cơ tiệt chủng của động thực vật, mất đi nguồn gen quý đồng thời đất bị rửa trôi, khô cằn.

Bảng 3.4 Danh sách các nguồn lực sinh kế nhất quan trọng nhất và bị ảnh hưởng bởi các mối nguy hiểm khí hậu nhằm thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.


Theo thang điểm 4, nguồn sinh kế quang trọng nhất là trồng trọt (cây cà phê, hồ tiêu,…), và việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng quan trong lên nguồn sinh kế của họ và nguồn nước phục vụ cho việc tưới tiêu 3 điểm.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí