Tình Hình Nghiên Cứu Về Cristal Tr Ên Thế Giới Và Việt Nam


Tham vấn cộng đồng cần phù hợp chính sách của Viện Quốc Tế Về Phát Triển Bền Vững. Tham vấn cộng đồng phù hợp với tiêu chí an toàn xã hội, chính sách môi trường và đặc trưng của dự án và được thực hiện cùng với những người đại diện cho các đối tượng của dự án thuộc vùng dự án.

Nhóm thuộc Viện Môi Trường Và Tài Nguyên thực hiện nghiên cứu môi trường trong khoảng thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 10/2013. Cộng tác với Đại Học Tây Nguyên và Cao Đẳng Nghề Thanh Niên Dân Tộc Tây Nguyên thông qua 2 đợt tham vấn cộng đồng để thu thập số liệu, thu thập ý kiến và những đề xuất, kiến nghị của người địa phương cũng như cộng đồng dân tộc thiểu số. Đợt tham vấn cộng đồng lần 1 (cấp tỉnh) tháng 7/2013 được thực hiện tại 2 cộng đồng, để thu thập các thông tin và ý kiến chung của địa phương về việc thực hiện dự án. Đợt tham vấn lần 2 diễn ra từ 8/2013 đến 9/2013 tại các địa bàn liên quan với sự tham bao gồm đại diện các UBND xã, nhân dân vùng dự án, hội phụ nữ. Viện Môi Trường và Tài Nguyên, Viện Quốc Tế Về Phát Triển Bền Vững cũng tham gia trong một nhiệm vụ xem xét, hỗ trợ cách tiến hành áp dụng công cụ CRiSTAL và kinh phí dự án.

Tham vấn cộng đồng lần 1:

Tham vấn cộng đồng lần 1 vào 3/2013 phối hợp với khảo sát điều tra về điều kiện kinh tế-xã hội, và lấy mẫu của 55 hộ dân trong 15 huyện v à 30 xã đại diện vùng dự án. Nội dung của tham vấn lần 1 được tóm tắt trong bảng 1.1.

Bảng 2.4 Tham vấn cộng đồng lần 1



Thành phần tham dự

Nội dung


Đại diện UBND xã,

Số người phỏng vấn: 15 người


huyện

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực


Cán bộ trường đại học

tiếp

Cấp xã, huyện

Tây Nguyên

Nội dung tham vấn cộng đồng:


Cao Đẳng Nghề

1. Đánh giá các vấn đề về khí hậu:


Thanh Niên Dân Tộc

- Tóm tắt về công trình nghiên cứu/tiểu dự


Tây Nguyên

án;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đăk Lăk - 10




- Tác động tiêu cực, tích cực

- Biện pháp giảm nhẹ và thích ứng

2. Đánh giá các vấn đề về sinh kế:

Tham vấn cộng đồng lần 2:

Tham vấn cộng đồng lần 2 được tổ chức tại các buôn của mỗi địa điểm nghiên cứu với sự tham gia của Chủ tịch, phó chủ tịch xã, các cán bộ xã, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, buôn trưởng, đại diện nhóm người hưởng lợi, hộ dân chịu ảnh hưởng khi thực hiện dự án.... Nội dung họp tham vấn được tóm tắt ở bảng 1-2

Bảng 2.5 Tham vấn cộng đồng lần 2



Thành phần tham dự

Nội dung




Phỏng vấn tại 1 địa điểm nghiên cứu/tiểu dự




án




Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp




Nội dung tham vấn cộng đồng:


Cấp làng


buôn,


Cộng đồng dân tộc tại chỗ buôn Drao, buôn trưởng, ...

1. Địa phương giới thiệu đại diện

2. Đánh giá các vấn đề về môi trường

- Tóm tắt về công trình nghiên cứu/ tiểu dự án




- Các tác động tiêu cực, tích cực




- Biện pháp giảm nhẹ và thích ứng




3. Thảo luận




4. Kết luận

2.2 Tình hình nghiên cứu về CRiSTAL trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cơ sở vật chất và tầm quan trọng ý thức cộng đồng địa phương cho đến nay vẫn không được đánh giá đún g mức trong các nghiên cứu biến đổi khí hậu cũng như trong chính sách và lỗ hổng này đặc biệt nổi bật ở những nơi đã được xác định là có nguy cơ ảnh hưởng lớn. Nghiên cứu tập trung đánh giá tính dễ tổn thương, sự khác



biệt và không phân bố đồng đều các tác động do tác động của biến đổi khí hậu. Một bộ các giá trị được thiết lập từ 53 cuộc phỏng vấn định tính trong cộng đồng Rigolet và cộng đồng St. Lewis hẻo lánh ở phía đông Canada cận Bắc Cực. Hai cộng đồng này có sự nhận thức khác nhau cũng như cách thích ứng để đảm bảo sinh kế cũng khác nhau. Việc chia sẻ kinh nghiêm thích ứng giữa các cộng đồng với nhau mang lại lợi ích cho chính cộng đồng của họ và xã hội. Trong tương lai các tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ tổn thương và cách thích ứng được quyết định dựa vào việc đánh giá đúng mức giá trị quan trọng của cộng đồng. Cách tiếp cận này là một thành công và đã được chứng minh dựa trên kết quả nghiên cứu [10].

Sau khi đánh giá đúng mức tầm quan trọng của cộng đồng, cần lựa chọn công cụ kết hợp thích ứng biến đổi khí hậu với các biện pháp giảm thiểu ở cấp địa phương phù hợp. Để thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu cần lựa chọn phương pháp và công cụ phù hợp do tổ chức cộng đồng đóng vai trò chủ đạo. Công cụ thích hợp cho phép cộng đồng xác định việc thích ứng hoặc giảm thiểu, hay thích ứng và giảm nhẹ là cần t hiết để đối phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, công cụ sẽ giúp họ hình dung ra tất cả các quá trình giúp cho việc lựa chọn giải pháp thích ứng phù hợp. Vì vậy, sự phát triển phù hợp của một phương pháp và một công cụ để giúp các cá nhân, cộng đồng, địa phương và quốc gia trong quá trình ra quyết định theo hướng tốt nhất để ứng phó với biến đổi khí hậu là rất cần thiết [11].

Đánh giá được tầm quan trọng của cộng đồng trong việc thích ứng biến đổi khí hậu, cần có những hội thảo được mở ra để chia sẽ kinh nghiệm về lập kế hoạch thích ứng được tiến hành bởi những chuyên gia am hiểu về cộng đồng tại địa phương. Hội thảo đã được tiến hành ở Prince George, British Columbia, Canada, với cán bộ thành phố và các bên liên quan cộng đồng để xây dựng năng lực địa phương và bắt đầu một chiến lược thích ứng. Xu hướng khí hậu quá khứ và các kịch bản trong tương lai d ùng để truyền đạt hiểu biết rò hơn về những thay đổi xảy ra và dự kiến trong khu vực. Hội thảo đạt được cả hai mục tiêu dự định: (1) tăng cường kiến thức và nâng cao nhận thức địa phương, và (2) xác định tác động ưu tiên cho Prince George. Sử dụng phương pháp này, khi cộng đồng là người ra quyết định thì


sẽ đạt được hiểu biết tốt hơn về biến đổi khí hậu và các tác động, áp dụng kiến thức địa phương của họ để lập chiến lược thích ứng và trở thành cộng đồng của sự thích nghi tốt [12].

Đánh giá rủi ro dựa vào cộng đồng đã có hiệu quả tốt với việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là phương án tiếp cận từ dưới lên trên, từ người dân đến các tổ chức, cơ quan, chính quyền. Trong khi giảm thiểu rủi ro dựa vào cộng đồng không thể khắc phục được tất cả các khía cạnh của rủi ro khí hậu, thì công cụ CRA đã góp phần hỗ trợ cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu và có hiệu quả hơn nhờ thảo luận với cộng đồng bằng cách sử dụng các ý tưởng và giải pháp của họ. Công cụ CRAs đơn giản có thể ứng dụng rộng rãi, hỗ trợ các cộng đồng khác, đồng thời góp phần trong hoạch định chính sách quốc gia và quốc tế [13].

Trong báo cáo kiểm tra tại Nicaragua (2006) về biến đổi khí hậu, các cộng đồng dễ bị tổn thương và thích ứng cho thấy: Khan hiếm nước xảy ra ở tất cả các khu vực, mặc dù có một số khu vực (Río San Juan) nằm trong vùng nhiệt đới ẩm ở bHồ Nicaragua, có nhiều lạch và sông. Tuy nhiên, các thành viên cộng đồng tại Río San Juan báo cáo giảm lượng mưa tại đây, họ cho rằng nguyên nhân là do việc khai thác gỗ, chăn nuôi gia tăng trong khu vực. Khu vực này thu hút rất nhiều nông dân chăn nuôi từ những vùng thường bị hạn hán. Những người nông dân đến khu vực đốt cây và bụi cây để tạo vùng đất mới cho việc chăn thả gia súc của họ. Ngoài ra, việc di cư đến Costa Rica tạo ra nguồn tài chính quan trọng trong bối cảnh sinh kế của cộng đồng. Nicaragua nằm trong khu vực thườn g bị bão Đại Tây Dương. Mùa bão bắt đầu vào tháng sáu và kéo dài cho đến cuối tháng mười một, nhiệt độ đặc biệt tăng, cộng đồng ở đây dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất sản xuất và tài nguyên nước. Nguồn lực tài chính của các gia đình số ng ở Costa Rica là những tài sản lưu động như gia súc, gia cầm và hạt giống bên cạnh một số khoản tín dụng. Giải pháp tổ chức (tài nguyên xã hội) cung cấp hạt giống sau khi thu hoạch hoặc tổn thất do hạn hán hoặc bão. Về kinh tế, trong các cuộc họp cộng đng, các khoản tín dụng từ các ngân hàng và quỹ nông thôn (một hợp tác xã tài chính) đề cập đến như là một nguồn vốn hỗ trợ thích ứng lâu dài [14].

Trong lĩnh vực y tế, đã có nghiên cứu đánh giá khả năng ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Bằng cách sử dụng phương pháp mạch truyện kể để cung


cấp thông tin về những rủi ro, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe c ộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đã được áp dụng ở nhiều nơi Mỹ, Bồ Đào Nha, Canada,… . Đầu tiên ở Bồ Đào Nha đã phát hành 4 cốt truyện về các bệnh sán, sốt sét, … kể tình trạng bệnh bằng cách sử dụng các yếu tố khí hậu trong hiện tạ i và tương lai để ước tính mức độ rủi ro phát triển, lây lan, hạn chế của bệnh dưới tác động của biến đổi khí hậu. Đối với các bệnh khác, mức độ rủi ro khác nhau giữa các cốt truyện. Kết quả điều tra cho thấy tất cả mọi người dân Mỹ đều sẵn sàng tham gia vào các vấn đề biến đổi khí hậu. Mục đích chung là làm tăng khả năng thích ứng của địa phương và xã hội, kết quả là giúp đỡ cộng đồng chuẩn bị tốt hơn và đáp ứng với những rủi ro về sức khỏe trước tác động của biến đổi khí hậu [15].

Ở miền Nam Honduras, dự án phát triển và rủi ro khí hậu cho thấy những cộng đồng dễ bị tổn thương chịu thiệt hại của bão nhiệt đới, mưa lớn, gió mạnh và hạn hán. Những mối nguy hiểm khí hậu phần lớn được kết hợp với sự thay đổi khí hậu. Sinh kế của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, họ rất dễ bị tổn thương trước các rủi ro khí hậu. Mặc dù họ có một số chiến lược để đối phó với những rủi ro, tuy nhiên năng lực thích ứng của họ thấp. Đối với hầu hết các biện pháp hữu hiệu, họ dựa vào viện trợ nước ngoài. Đầu tiên phân tích cũng cho thấy, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được bảo vệ nhiều hơn, vì chúng hình thành cơ sở của sinh kế của người dân. Thứ hai, nguồn lực vật chất như nhà ở và đường giao thông đã không nhận được bất kỳ hỗ trợ cho đến hiện tại mặc dù điều này rất quan trọng trong bối cảnh khí hậu. Thứ ba, thu nhập tài chính là rất quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu, và các lựa chọn thay thế để tăng cường và ổn định thu nhập là cần thiết. Cuối cùng, nguồn nhân lực và xã hội tạo điều kiện thích nghi và yêu cầu được hỗ trợ đầy đủ từ các bên liên quan [16].

Công bố nghiên cứu về việc đánh giá và xác định các chính sách thích ứng để hỗ trợ người Inuit giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và tăng khả năng thích ứng. Nghiên cứu thực địa, tiến hành từ năm 2006 và 2009, bao gồm 443 phỏng vấn bán cấu trúc, tập trung vào 20 nhóm/hội thảo cộng đồng, và 65



cuộc phỏng vấn với các nhà hoạch định chính sách ở các cấp địa phương, khu vực và quốc gia. Tổng hợp các kết quả qua các trường hợp nghiên cứu cho thấy chính sách còn rất nhiều thiếu sót về tầm quan trọng của biến đổi khí hậu, tuy nhiên khả năng thích ứng của người Inuit lại rất đáng kể. Nhận ra điều này cần khắc phục các rào cản chính sách: (i) hỗ trợ giảng dạy và truyền tải kiến thức và kỹ năng môi trường đất, (ii) tăng cường và xem xét khả năng quản lý khẩn cấp, (iii) đảm bảo tính linh hoạt của chế độ quản lý tài nguyên, ( iv) cung cấp hỗ trợ kinh tế để tạo điều kiện thích ứng cho các nhóm có thu nhập hộ gia đình hạn chế, nghiên cứu (v) tăng nỗ lực để xác định các yếu tố nguy cơ ngắn hạn và dài hạn và các tùy chọn đáp ứng thích nghi, (vi) bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, và (vii) nâng cao nhận thức của biến đổi khí hậu tác động và thích ứng trong số các nhà hoạch định chính sách. Những thay đổi này có ý nghĩa đối với dân người Inuit Canada, sinh kế của nhiều người trong số họ phụ thuộc vào săn bắn và đánh bắt cá (ACIA, 2005;Furgal và Prowse, 2008).

ớc đầu tiên là xây dựng bảng đánh giá tính dễ tổn thương dựa vào cộng

đồng và bước tiếp theo là dựa vào sự hiểu biết theo cách của người Inuit đang trải qua để ứng phó với biến đổi khí hậu, căn cứ vào đó để xác định và kiểm tra các công cụ chính sách. Sự tập trung vào người Inuit phản ánh sự cần thiết phát triển các sáng kiến về chính sách đối với tình trạng dễ bị tổn thương ngày càng cao của người dân Canada và toàn cầu. Ở một mức độ rộng hơn, kinh nghiệm của người Inuit về thích ứng với biến đổi khí hậu là một ví dụ điển hình, đòi hỏi cấp thiết hiện nay là khuyến nghị các chính sách có liên quan hỗ trợ cho các dân tộc bản địa thích ứng, đặc biệt là những người có văn hóa và sinh kế gắn liền với đất, có truyền thống lối sống lâu đời [17].

Trong báo cáo kiểm tra CRiSTAL tại Sri Lanka về sinh kế và biến đổi khí hậu cho thấy hạn hán và lũ lụt đã được xác định là nguy hiểm chính trong vùng dự án. Tuy nhiên, trong việc xác định nguy cơ quan trọng thứ ba, các ngư dân lưu ý thay đổi điều kiện nước bi ển, trong khi những người phụ nữ ghi nhận nhiệt độ tăng lên. Những tác động và chiến lược đối phó được xác định bởi các ngư dân có xu



hướng tập trung vào các hoạt động tạo thu nhập, trong khi phản ứng của phụ nữ nhấn mạnh cả hai hoạt động tạo thu nhập và các vấn đề y tế hộ gia đình. Kết quả là: Một bản tóm tắt chiến lược đối phó với hạn hán bao gồm: chuyển đổi lao động trong thời gian hạn hán sang làm gạch, vỏ sò và khai thác san hô. Trong chăn nuôi, để tránh giảm năng suất trong mùa hạn hán cộng đồng dẫn g ia súc đến đồng cỏ xa xôi khoảng 100-200 km để có nguồn thức ăn và nước uống. Cuộc hành trình mất khoảng hai tuần, gia súc trưởng thành đi thành bầy đàn, các gia súc nhỏ được vận chuyển bằng xe. Một bản tóm tắt của các chiến lược đối phó lũ lụt được đưa ra bao gồm việc thay đổi trong thời gian trồng cây hợp lý, di chuyển đến nhà hàng xóm nếu nhà của bạn đang bị đe dọa lũ lụt. Chiến lược đối phó cho những thay đổi trong điều kiện nước biển dâng tương tự như đối với hạn hán, thay đổi việc làm thường xuyên, hoặc di chuyển đến các khu vực đánh bắt cá khác [18].

2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam


Trong những năm qua tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về các mô hình thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, giảm tính tổn thương và nâng cao năng lực thích ứng. Trong đó, việc lựa chọn công cụ phù hợp với từng địa phương mang yếu tố quyết định [19]

Nghiên cứu về tác động, khả năng ứng phó biến đổi khí hậu và một số vấn đề về chính sách

- nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, đã chỉ ra những bất cập của chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số t rong việc thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Kết quả cho thấy, cộng đồng dân tộc thiếu số đã có những sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai. Tuy nhiên, có sự suy giảm các nguồn lực tự nhiên; sự đánh giá có phần phiến diện/thiếu khách quan của các cơ quan có quyền ra quyết định; sự thiếu hụt về nguồn lực tài chính; và sự yếu kém/thiếu động bộ trong các quy định pháp luật [20].

Một cuộc khảo sát đã tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi (sự quan tâm) của người dân đối với biến đổi khí hậu và còn một số các nghiên cứu về khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các cộng đồng cư dân khác nhau, chủ yếu là tại đồng bằng sông Cửu Long. Thích ứng với biến đổi khí hậu là giải pháp


chiến lược để ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Cách tiếp cận dựa trên tổn thương, dựa vào cộng đồng, và dựa vào hệ sinh thái, trên cơ sở kết hợp các nguồn lực và các chủ thể trong vùng, là cách tiếp cận phù hợp để đồng bằng sông Cửu Long thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng. Nhận định chung rằng chính phủ Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động chung của quốc tế, thành lập các cơ quan nghiên cứu và xây dựng các phương án ứng phó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ mới thể hiện ở một số bộ, ngành trung ương được giao nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến các hoạt động này. Nhiều bộ, ngành cò n chưa tham gia đúng mức. Cơ sở dữ liệu khoa học về biến đổi khí hậu còn rất hạn chế. Ở cấp độ địa phương và cộng đồng, nhận thức về vấn đề này còn đơn giản và vai trò tích cực, chủ động của mỗi cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức. Để ứng phó với biến đổ i khí hậu đạt hiệu quả, cần phải có tri thức khoa học liên ngành và đa ngành, trong đó không thể thiếu sự đóng góp của khoa học xã hội [21].

Tại xã Tây Phong, Tỉnh Hòa Bình, [22] có các hiện tượng thời tiết cực đoan

như: mưa lũ, hạn hán,… làm giảm năng suất, giảm diện tích lúa, sâu bệnh tăng, …. Nguồn sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là hộ ngèo chiếm 80% tập trung vào hai loại cây trồng chính là lúa và mía đường. Do đó các hộ ngèo là hộ bị tổn thương nhiều nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan nhưng năng lực thích ứng của cộng đồng này lại khó khăn về: tài chính, kỹ thuật, thông tin hiểu biết về khí hậu,… Một nghieen cứu khác đề cập đến phương thức sinh kế của người dân ở các vùng ngập mặn phía Nam có liên quan đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Dữ liệu trong bài viết này từ cuộc khảo sát kinh tế - xã hội vùng ngập mặn Nam Việt Nam do Viện Xã hội học và Trung tâm nghiên cứu phát triển Kinh tế -xã hội (SEDEC) thực hiện vào năm 2005- 2006, với 950 phiếu điều tra hộ ở 19 xã và các nghiên cứu định tính tại 49 xã thuộc 4 tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng. Theo tác giả sự thay đổi về độ che phủ của rừng ngập mặn, biến động thời tiết, sự di dân và tái định cư, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh ở tôm, ... đã làm thay đổi chiến lược sinh kế của các hộ gia đình vùng ngập mặn. Một số các chiến lược sinh kế đó là đa dạng hóa nghề nghiệp, thay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022