Bối Cảnh Lịch Sử Và Chủ Trương Mới Của Đảng

Ngày 20/10/1977 Ban Thường vụ TW Hội ra Quyết nghị số 152- QN/TW thành lập Ban Công tác nữ Nông dân thay cho Ban nông nghiệp và Ban Nghiên cứu Quyền lợi đời sống phụ nữ thay cho Ban công nghiệp.

Ban Công tác nữ Nông dân có nhiệm vụ:

+ Thực hiện 3 mục tiêu trong Nghị quyết 2 về nông nghiệp của Ban chấp hành TW Đảng. Theo dõi hướng dẫn các cấp Hội vận động phụ nữ tham gia phong trào lao động sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm trong gia đình.

+ Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chế độ chính sách đối với phụ nữ trong nông nghiệp và cán bộ nữ tham gia quản lý kinh tế nông nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Theo dõi, sơ kết, tổng kết cuộc vận động phụ nữ tham gia cải tạo nông nghiệp ở miền Nam; phân vùng kinh tế tổ chức lại sản xuất ở miền Bắc; rút kinh nghiệm, bổ sung cho công tác chỉ đạo nông nghiệp của Hội.

8. Ban Nghiên cứu quyền lợi đời sống phụ nữ có nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước xây dựng chính sách, chế độ về quyền lợi, sức khoẻ đối với phụ nữ và trẻ em trong khu vực Nhà nước và thủ công nghiệp.

+ Kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra theo dõi việc thực hiện các chế độ chính sách trên về: lao động sản xuất, nghề nghiệp, học tập, đời sống, sức khoẻ, nhà trẻ, mẫu giáo, sinh đẻ có kế hoạch, Luật Hôn nhân gia đình, công tác hậu phương quân đội.

+ Tham gia giải quyết các vấn đề tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại cho phụ nữ và

trẻ em.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


+ Chỉ đạo điểm, sơ kết, tổng kết các chuyên đề trên.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 7


9. Phòng tài vụ:


Ngày 6/5/1980 Ban Thường vụ TW Hội ra Quyết định số 27-QĐ/TW

thành lập Phòng tài vụ cơ quan TW Hội LHPNVN thuộc Văn phòng hành chính

quản trị, có nhiệm vụ làm công tác tài vụ của TW Hội và tham gia kiểm tra tài chính và hội phí của Hội ở các cấp.

10. Ban chống tiêu cực: Ngày 10/6/1980 Ban Thường vụ TW Hội ra Quyết nghị số 71/QN-TV thành lập Ban chống tiêu cực của cơ quan TW Hội LHPNVN, có nhiệm vụ: giúp Ban Thường vụ theo dõi phát hiện và đề xuất giải quyết những sự việc tiêu cực xảy ra trong cơ quan TW Hội.

* Ban đơn vị được đổi tên:


Ngày 6/8/1979 Ban Thường vụ TW Hội ra Quyết nghị số 95/QN/TC thành lập Ban Nghiên cứu thuộc cơ quan TW Hội, có nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu đề xuất chủ trương, phương châm, nội dung, tổ chức, phương thức công tác vận động phụ nữ của Đảng và Nhà nước trong từng thời gian.

+ Nghiên cứu những vấn đề do Đảng đoàn và thường vụ phân công.


+ Quan hệ phối hợp chặt chẽ với các Ban, theo dõi quá trình thực hiện chủ trương.

Để phù hợp với tình hình mới, ngày 6/5/1980 Ban Thường vụ TW Hội ra Nghị quyết số 25 QN/TV quyết định bỏ Ban công tác nữ Nông dân, chuyển nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ tham gia chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp sang Văn phòng thường vụ TW Hội; chuyển nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề phụ nữ trong lao động nông nghiệp, cán bộ phụ nữ tham gia quản lý HTX nông nghiệp sang Ban Nghiên cứu.

Ngày 6/5/1980 Ban Thường vụ TW Hội ra Quyết Nghị số 26 QN/TV: Ban Quyền lợi đời sống thôi nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo công tác hậu phương quân đội, chuyển sang cho Văn phòng thường vụ TW Hội.

1.2.3. Chỉ đạo hoạt động của Hội

Thực hiện Quyết định số 253-QĐ/TW của Ban Bí thư TW Đảng về việc thống nhất các đoàn thể nhân dân và thống nhất Mặt trận, trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới của Hội LHPN Việt Nam, ngày 1/6/1976, tại thành phố Hồ Chí

Minh Thường vụ TW Hội LHPNGPMN Việt Nam Thường vụ TW Hội LHPN

Việt Nam đã họp để chuẩn bị cho Hội nghị hợp nhất. Từ ngày 10 đến ngày 12/6/1976, Hội nghị hợp nhất hai tổ chức phụ nữ ở hai miền Nam-Bắc đã được tiến hành và thành lập một tổ chức phụ nữ duy nhất lấy tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Thị Thập, Uỷ viên TW Đảng được bầu làm Chủ tịch danh dự. Đồng chí Hà Thị Quế được bầu làm Chủ tịch Hội. Đồng chí Nguyễn Thị Định được bầu làm Phó Chủ tịch Hội. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam.

Hội nghị cũng đề ra nhiệm vụ của Hội LHPNVN là: giáo dục động viên phụ nữ cả nước sôi nổi tham gia cách mạng XHCN và xây dựng CNXH, thực hiện khẩu hiệu”Tât cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng CNXH, tất cả vì Tổ quốc giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân”, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác chăm lo đời sống sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, xây dựng người phụ nữ Việt Nam XHCN để làm tốt nghĩa vụ đối với Tổ Quốc, xây dựng củng cố tổ chức Hội LHPNVN vững mạnh.

Tháng 12/1976, Đại hội Đảng lần thứ IV đã đề ra đường lối chung của cách mạng Việt Nam: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt… Để thực hiện nghị quyết Hội nghị Đảng IV, năm 1977 TW Hội LHPNVN đã phát động một phong trào thi đua sôi nổi trong các tầng lớp phụ nữ lấy tên là “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà, phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng”, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho phụ nữ, phát động một phong trào cách mạng sôi nổi.

Năm 1977, Trung ương Hội đã rất coi trọng và quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho chị em phụ nữ, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu nước, tinh thần làm chủ tập thể và xây dựng người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa. Trung ương Hội và các cấp Hội đã chú trọng truyền đạt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, quyết tâm thực hiện nghị quyết của Đảng nhất là vấn đề phát triển nông nghiệp mà trọng tâm là lương thực, đồng thời thúc đẩy công tác chăm lo quyền lợi, đòi sống phụ nữ, trẻ em, thăm hỏi, giúp đỡ gia đình liệt sĩ, thương binh; vận động xây dựng gia đình văn hóa mới... Ở nhiều tỉnh, thành, các cấp

Hội đã chủ động đề nghị với các cấp ủy Đảng ra chỉ thị, nghị quyết đưa cuộc vận động

xây dựng gia đình văn hóa mới ra toàn dân, chủ động kết hợp với các ngành để chỉ đạo cuộc vận động, chủ trì các hội nghị chuyên đề.

Công tác quốc tế của Hội tiếp tục được đẩy mạnh. Việc tuyên truyền và liên lạc bằng sách báo, thư từ, tranh ảnh cố gắng tập trung vào các chỉ đề chính, việc tổ chức đoàn ra, đoàn vào đạt nhiều kết quả tốt. Nói chung, Trung ương Hội giữ được quan hệ tốt với bạn và tranh thủ bạn giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Công tác quốc tế của Hội đã góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa phụ nữ Việt Nam vói phụ nữ các nước, góp phần nâng cao vai trò và uy tín của Việt Nam trên thế giới.

Năm 1978 là năm bản lề thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ ba, Hội LHPNVN tập trung chỉ đạo việc vận động phụ nữ ra sức đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Ngày 8/3/1978 BCH TW Hội đã phát động phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng Tổ Quốc” với ba yêu cầu: đẩy mạnh lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; tích cực học tập nâng cao trình độ, đoàn kết thương yêu nhau cùng tiến bộ; tổ chức tốt gia đình, nuôi dạy con theo 5 điều Bác Hồ dạy. Phong trào được mọi tầng lớp phụ nữ hưởng ứng, được các cấp uỷ Đảng, Chính quyền ủng hộ.

Phong trào triển khai chưa được bao lâu thì chiến tranh biên giới phía Tây Nam xảy ra, hàng nghìn phụ nữ và trẻ em bị tàn sát dã man tại một số huyện của tỉnh An Giang và Tây Ninh. Trước tình hình đó, BCH TW Hội LHPNVN ra Nghị quyết số 18 ngày 8/8/1978, chuyển phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng Tổ quốc" thành phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Ngày 17/2/1979, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, Thường vụ TW Hội kịp thời ra Chỉ thị đặc biệt "Động viên các tầng lớp phụ nữ đề cao ý chí quyết chiến quyết thắng, dám hy sinh tất cả vì độc lập tự do cuả Tổ quốc XHCN", ra sức đẩy mạnh sản xuất và chiến đấu.

Trong khí thế sôi sục của cả nước ra quân, những bà mẹ Việt Nam lại dũng cảm vượt qua mọi thử thách đau thương, tiếp tục khuyến khích chồng con lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Ở biên giới Tây Nam cũng như phía Bắc phụ nữ các tỉnh tuyến sau không ngại gian khổ, hăng

hái xung phong đi xây dựng phòng tuyến chiến đấu, tiếp đạn, tải thương. Các mẹ, các chị vượt núi băng rừng xung phong lên chốt chăm sóc các chiến sĩ từng bữa cơm, manh áo. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc đã nhanh chóng khơi dậy khả năng tiềm tàng của phụ nữ Việt Nam. Ở các vùng chiến sự xảy ra, phụ nữ đã nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau tận tình. Trong khu vực nữ công nhân viên chức mặc dù không đủ việc làm, thiếu lương nhưng chị em vẫn hưởng ứng các đợt sinh hoạt chính trị “Hội nghị công nhân viên chức bàn việc nước”.

Công tác đối ngoại của Hội cũng có những chuyển hướng, tập trung vào công tác tuyên truyền để phụ nữ thế giới hiểu được những khó khăn của phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh, nhiều tổ chức phụ nữ thế giới đã gửi thư thăm hỏi động viên, viện trợ thuốc men, quần áo…

Năm 1979, hoạt động quốc tế của Hội tập trung vào việc tố cáo âm mưu, tội ác, sự bành trướng Trung Quốc đối với 3 nước Đông Dương, làm rõ đường lối, chủ trương của Đảng, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối vói cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

Năm 1980, quán triệt Nghị quyết lần thứ 10 cuả Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ tháng 5 đến tháng 8, Trung ương Hội đã tổ chức Hội nghị chuyên đề ở cả hai miền. Ngoài việc đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy, tổ chức cơ sơ Hội, công tác tổ chức cơ sở Hội tiếp tục được nghiên cứu, rút kinh nghiệm và tổ chức cho phù hợp với quan hệ sản xuất mới. Các ban ở Trung ương Hội cũng đã được làm rõ chức năng, nhiệm vụ; cải tiến lề lối làm việc, đi vào xây dựng quy hoạch cán bộ và thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ.

Năm 1981 Hội còn triển khai một số hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết của phụ nữ về nghĩa vụ công dân và nâng cao vai trò trách nhiệm của phụ nữ trong gia đình: Mở đợt tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ về Hiến pháp, về bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; đẩy mạnh cuộc vận động “Nâng cao trách nhiệm làm mẹ”, giáo dục con theo 5 điều Bác Hồ dạy; đẩy mạnh phong trào thi đua trở thành tổ, đội XHCN, chiến sĩ thi đua…

Tiểu kết chương 1


Thắng lợi của phong trào phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với việc xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của tổ chức phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ sau khi hợp nhất cho đến năm 1981, HLHPNVN là tổ chức thống nhất của phụ nữ Việt Nam. Hội có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm hơn 9 triệu phụ nữ các tầng lớp, các lứa tuổi, các dân tộc, các tôn giáo. Cùng với các đoàn thể quần chúng khác, Hội đã giáo dục, động viên phụ nữ tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, tiếp theo phong trào "Năm tốt", phong trào "Ba đảm đang" trong chống Mỹ cứu nước, Hội đã phát động phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" và phong trào "Xây dựng gia đình văn hóa mới". Hai phong trào này phù hợp với nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của phụ nữ, đã phát triển rộng khắp cả nước.

Qua hoạt động thực tiễn và nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục như sinh hoạt chính trị, sinh hoạt câu lạc bộ, sách báo, phát thanh, truyền hình, Hội phụ nữ đã góp phần nâng cao nhận thức cho các tầng lớp phụ nữ trẻ về chủ trương của Đảng và Nhà nước, về nhiệm vụ, quyền lợi của phụ nữ và hướng dẫn chị em tổ chức gia đình, nuôi dạy con tốt... Báo Phụ nữ Việt Nam đã trở thành người bạn tâm tình được chị em tin cậy và yêu thích.

Qua thực tế hoạt động, cơ sở Hội nhiều nơi được củng cố, trở thành chỗ dựa cho cấp ủy Đảng và chính quyền trong mọi việc. Công tác đào tạo cán bộ được mở rộng, đáp ứng một phần nhu cầu của phong trào ngày càng phát triển. Đội ngũ cán bộ Hội trưởng thành, bao gồm gần 5.000 chị em chuyên trách ở các cấp Hội, và hàng chục chị em cán bộ nữ công của Công đoàn, cán bộ nữ ở các ngành và ở cơ sở. Mặc dù đời sống, hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, đa số cám bộ Hội vẫn giữ lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhiệt tình với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Chương 2

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1981- 1986


2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng

2.1.1. Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1981-1986

2.1.1.1. Tình hình trong nước


* Thuận lợi:


Giai đoạn 1981-1986 được đánh dấu bằng sự kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng đã chỉ ra những thuận lợi của đất nước:

“Thành công rực rỡ của Đảng ta và nhân dân ta là đã nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước”, an ninh chính trị được giữ vững, kinh tế đạt được những thành tựu đáng kể. Các mặt trận văn hóa, tư tưởng, giáo dục, thể thao,... đều đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động bước đầu được thực hiện; Sức mạnh to lớn của đất nước thống nhất đang được phát huy trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội; toàn Đảng ta cũng như đảng bộ các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trưởng thành lên một bước. Đảng thấy rõ hơn ưu điểm và khuyết điểm của mình, nắm đường lối chắc hơn, nắm thực tế cụ thể hơn, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, sai lầm, nhất định sẽ dần dần tìm ra các giải pháp đúng đắn, có hiệu lực để làm chuyển biến tình hình.

Chế độ XHCN của chế độ ta mang bản chất ưu việt. Nhân dân ta rất anh hùng, thông minh và sáng tạo, thấu hiểu những khó khăn của đất nước, kiên cường trong chiến đấu và cần cù trong lao động sản xuất.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thuận lợi lớn là còn nhiều năng lực sản xuất chưa được sử dụng hết như lao động, đất đai, ngành, nghề và cơ sở vật chất - kỹ

thuật đã có cùng những năng lực sản xuất mới sẽ tăng thêm; là có sự hợp tác toàn diện và giúp đỡ của Liên Xô và các nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, của hai nước Lào và Campuchia anh em.

Đánh giá về giai đoạn 5 năm 1976-1981, Đảng khẳng định: “Năm năm qua được ghi vào lịch sử dân tộc như một đoạn đường thắng lợi rất vẻ vang của cách mạng Việt Nam. Vượt khó khăn chồng chất, nhân dân ta đã đưa cách mạng Việt Nam phát triển lên một thế chiến lược mới vững chắc hơn so với trước đây, tạo ra khả năng to lớn hơn để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”.

* Khó khăn


Mặt khác, Đảng ta cũng nhận định bên cạnh những thắng lợi và thành tựu đã đạt được nước ta còn tồn tại rất nhiều khó khăn:

Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm thấp về kinh tế, là một nước sản xuất nhỏ nghèo nàn, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa; hậu quả của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc còn nặng nề.

Về kinh tế, đất nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề gay gắt. Kết quả thực hiện các kế hoạch kinh tế trong 5 năm (1976-1980) chưa thu hẹp được những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát triển chậm trong khi số dân tăng nhanh, nền kinh tế chưa tạo được tích luỹ, chênh lệch giữa thu và chi tài chính, giữa hàng và tiền, giữa xuất khẩu và nhập khẩu còn lớn; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn, nhất là đời sống công nhân, viên chức và nông dân vùng bị thiên những tai, địch họa. Trong đời sống kinh tế, văn hoá, trong nếp sống và an toàn xã hội, có những biểu hiện tiêu cực kéo dài; trên một số mặt, trận địa xã hội chủ nghĩa bị những nhân tố tư bản chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa xâm lấn.

Nguồn gốc sâu xa của những khó khăn về kinh tế và đời sống là: nền kinh tế nước ta còn phổ biến là sản xuất nhỏ, lại phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh lâu dài và chủ nghĩa thực dân; 5 năm qua,


56

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023