Đảng Chỉ Đạo Xây Dựng Hệ Thống Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hội

đề ra là: "Bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về chủ nghĩa xã hội của quần chúng".

Cách mạng đã chuyển giai đoạn, nhưng chúng ta chưa nhận thức sâu sắc nội dung và tính chất đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt trong bước đầu thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, chưa thấy hết khó khăn trong đặc điểm tình hình nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế rất thấp kém, chưa điều tra nghiên cứu một cách khoa học để nắm kịp thời những yêu cầu mà giai đoạn cách mạng mới đặt ra cho phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội. Do đó chưa đề ra được nội dung và biện pháp cụ thể để phát huy vai trò, chức năng của Hội trong hệ thống chuyên chính vô sản. Hoạt động của các cấp Hội từ trên xuống dưới thường bị động, ôm đồm nhiều việc, chủ yếu là huy động phụ nữ phục vụ nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Công tác giáo dục về chủ nghĩa xã hội chưa cơ bản và có hệ thống, chưa làm cho phụ nữ hiểu sâu sắc nhiệm vụ và quyền lợi của mình trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Việc xây dựng người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa thiếu nội dung và biện pháp cụ thể. Cách giáo dục nặng về học tập chính trị một cách đơn điệu, khô khan, chưa có những hình thức thích hợp với phụ nữ các tầng lớp, lứa tuổi, vùng miền khác nhau.

Các cấp Hội chưa biết dựa vào Hiến pháp và các luật lệ, chủ trương, chính sách của Nhà nước để tuyên truyền giải thích cho chị em hiểu rõ và phát huy vai trò của Hội trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Công tác kiểm tra việc thực hiện những luật pháp, chính sách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, trẻ em, làm còn quá ít. Trong khi sản xuất, đời sống có nhiều khó khăn, tâm tư phụ nữ có nhiều diễn biến thì Hội chưa tập trung nghiên cứu thực tế để đề xuất những vấn đề cấp bách với Đảng và Nhà nước. Việc tổ chức chỉ đạo cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá mới thiếu kiên quyết, liên tục, cụ thể, chưa tranh thủ được sự hoạt động đồng bộ của các ngành, nên kết quả còn bị hạn chế.

Hoạt động của cấp Hội ở một số nơi có chiều hướng làm việc theo kiểu hành chính, nặng về hội họp, giấy tờ, hô hào, động viên chung chung, thiếu đi

sâu chỉ đạo từng việc để có hiệu quả thiết thực. Cách làm việc của Hội phần lớn còn bó hẹp trong hệ thống dọc của Hội, chưa có nhiều hình thức biện pháp phối hợp với các ngành, huy động lực lượng cán bộ nữ các ngành phục vụ cho phong trào phụ nữ. Hội chưa phối hợp chặt chẽ với Công đoàn và Đoàn thanh niên để phát huy một cách cụ thể vai trò nòng cốt của nữ công nhân viên chức và nữ thanh niên trong phong trào phụ nữ. Tổ chức cơ sở Hội nhiều nơi còn yếu, sinh hoạt rời rạc, thiếu nội dung thiết thực.

Trong việc chỉ đạo phong trào, vì thiếu nhìn xa trông rộng nên chúng ta chưa có quy hoạch cán bộ từ trước, chưa đặt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đúng với tầm quan trọng của nó. Chúng ta chưa bồi dưỡng cho cán bộ Hội những kiến thức quản lý kinh tế, quản lý xã hội và kiến thức khoa học xã hội cần thiết, nên chị em chưa chuyển được nội dung và phương thức hoạt động của Hội cho phù hợp với tình hình mới. Hội chưa nghiên cứu đề xuất được với Đảng và Nhà nước có chính sách hợp lý đối với cán bộ nữ, nên gặp khó khăn lớn trong việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và chăm lo đời sống cho chị em.

Những khuyết điểm trên đây, mà trách nhiệm trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương Hội, là những bài học mà chúng ta cần rút kinh nghiệm để cải tiến công tác tốt hơn trong thời gian tới.

2.2. Đảng chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội

2.2.1. Về hệ thống tổ chức


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Việc kiện toàn tổ chức và cán bộ các cấp Hội đã được Đảng đoàn phụ nữ TW đặt ra từ Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ V (1982) và được triển khai tập trung sau khi có Nghị quyết 34 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VI về kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ V, Ban Chấp hành TW Hội LHPNVN đã bầu ra đoàn chủ tịch và Ban Thư ký (thay cho Ban Thường vụ TW Hội khoá IV), Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký. Ngày 30/11/1982 Ban Chấp hành TW Hội đã ban hành "Quy chế tổ chức hoạt động của Ban Chấp hành TW Hội".

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 9

Trong nhiệm kỳ V, tổ chức bộ máy cơ quan TW Hội có 13 đơn vị trong đó có 02 Ban, đơn vị và 01 phòng được thành lập mới, 2 Ban giải thể, so với khoá IV số lượng vẫn là 13 Ban, đơn vị (xem phụ lục 6 về sơ đồ tổ chức TW Hội LHPN Việt Nam khóa V).

* Thành lập mới 01 ban, 01 uỷ ban và 01 phòng là Uỷ ban quốc gia về thập kỷ phụ nữ của Việt Nam; Ban quản trị tài chính và Phòng Hành chính trực thuộc Ban tổng hợp TW Hội.

* Giải thể 02 ban là Ban Kinh tế Tài chính và Ban miền Nam.


* Đổi tên 03 ban là Ban Văn phòng tổng hợp (tên cũ là Văn phòng TW Hội); Ban Gia đình đời sống (tên cũ là Ban nghiên cứu quyền lợi đời sống phụ nữ); Ban Nghiên cứu phụ vận ( tên cũ là ban nghiên cứu).

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo, các ban, đơn vị trực thuộc cơ quan TW Hội LHPNVN

Theo Quy chế tổ chức hoạt động của Ban Chấp hành TW Hội thì:


Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ: thay mặt BCH lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc, Nghị quyết BCH TW Hội giữa hai kỳ hội nghị BCH và chuẩn bị nội dung các kỳ họp BCH, quyết định các vấn đề về công tác tổ chức, cán bộ. Hội nghị thường kỳ của Đoàn Chủ tịch 3 tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.

Ban Thư ký: chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch giải quyết công việc hàng ngày của Hội, chuẩn bị các văn kiện cho Đoàn Chủ tịch và Ban Chấp hành thảo luận, ra Quyết định; tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch; kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội. Hội nghị thường kỳ của Ban Thư ký 1 tháng họp 1 lần. Việc kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy cơ quan TW Hội được thực hiện cụ thể như sau:

* Các ban, đơn vị được thành lập mới:

1. UBQG về thập kỷ Phụ nữ của Việt Nam thành lập ngày 12/02/1985 theo Quyết định số 41/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng do bà Nguyễn Thị Định, Chủ tịch Hội LHPNVN là Chủ tịch. UBQG có nhiệm vụ:

+ Tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa của thập kỷ phụ nữ; tổng kết và giới thiệu thành tích các phong trào hoạt động trong lĩnh vực giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ.

+ Tổ chức việc phối hợp, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp chấp hành tốt các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ.

+ Quan hệ, phối hợp với LHQ và các tổ chức hoà bình và tiến bộ kiên trì cuộc đấu tranh nhằm các mục tiêu: "Bình đẳng, phát triển và hoà bình" chống các thế lực đế quốc và phản động.

2. Ban quản trị Tài chính trực thuộc TW Hội LHPNVN được thành lập ngày 5/3/1983 theo Quyết nghị số 16/QN-PN của Ban Thư ký TW Hội có nhiệm vụ:

+ Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, kinh phí Nhà nước cấp đáp ứng yêu cầu hoạt động của TW Hội.

+ Thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương của TW Hội đã ban hành đối với cán bộ CNVC.

+ Chăm lo đời sống cán bộ CNV trong cơ quan.Tổ chức sản xuất để tăng kinh phí hoạt động cho Hội, cải thiện đời sống cho cán bộ CNVC.

+ Quản lý, kiểm tra tài chính TW Hội và các đơn vị cấp hai. Kiểm tra hướng dẫn việc thu chi hội phí của các cấp Hội.

Ban có 4 phòng chuyên môn:


1- Phòng quản trị gồm: đội xe; nhóm chăm lo đời sống; y tế; nhà trẻ, mẫu giáo; phòng khách cơ quan.

2- Phòng Tài vụ


3- Phòng sản xuất kinh doanh

4- Phòng kiến thiết, xây dựng, tiếp nhận viện trợ.

* Các phòng, bộ phận được thành lập mới


Phòng Hành chính được thành lập ngày 20/4/1985 theo Quyết nghị số 39/TK của Ban Thư ký TW Hội, trực thuộc Ban Tổng hợp TW Hội LHPNVN, gồm 2 bộ phận Văn thư , Đánh máy và có nhiệm vụ:

+ Tiếp nhận, phân phối mọi công văn, giấy tờ, sách báo, tài liệu đến hàng ngày theo đúng quy định và đúng đối tượng.

+ Đánh máy, in, phát hành công văn, tài liệu, thư từ, điện tín theo yêu cầu chỉ đạo của Ban Thư ký và các Ban.

+ Quản lý con dấu, cấp giấy giới thiệu, giấy công lệnh, giấy nghỉ phép cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan theo yêu cầu của cán bộ công nhân viên có xác nhận của trưởng, phó Ban.

+ Lập kế hoạch dự trù, mua, quản lý, phân phối văn phòng phẩm, sổ công tác và phương tiện phục vụ cho công tác hành chính văn thư của phòng và cơ quan.

+ Trực tổng đài, điện thoại, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt giữa các Ban trong nội bộ cơ quan và cơ quan bên ngoài.

* Các ban đơn vị được đổi tên:


1.Văn phòng Tổng hợp TW Hội (tên cũ là Văn phòng TW Hội) có nhiệm

vụ:


+ Xây dựng, đề xuất kế hoạch, biện pháp của TW Hội để thực hiện các

chủ trương của Đảng và Nhà nước có quan hệ đến phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội.

+ Làm báo cáo sơ kết, tổng kết và Thông báo về phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội theo chế độ định kỳ, đột xuất và một số chuyên đề chung do Ban Thư ký TW Hội giao.

+ Biên soạn văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Công văn của TW

Hội.

+ Xây dựng Chương trình hoạt động năm của BCH, Đoàn Chủ tịch, chương trình làm việc hàng tuần, hàng tháng của ban Thư ký TW Hội.

+ Đề xuất chương trình, kế hoạch và tổ chức việc thực hiện phối hợp công tác giữa TW Hội và TW Đoàn TNCS HCM và Tổng Công đoàn Việt Nam theo quy định của các Nghị quyết liên tịch giữa 2 bên.

+ Xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức thực hiện việc quản lý thống nhất công tác pháp quy các văn bản của TW Hội LHPNVN.

+ Tham gia ý kiến vào công tác xây dựng văn bản pháp quy của các Ban.


+ Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất ban hành các biểu mẫu thống kê và quản lý thống nhất biểu báo thống kê trong hệ thống Hội.

+ Hướng dẫn công tác thống kê trong hệ thống Hội.


+ Tổng hợp, phân tích số liệu thống kê về phong trào phụ nữ, cung cấp các số liệu phục vụ yêu cầu nghiên cứu và chỉ đạo của Ban Thư ký và các Ban TW Hội.

+ Đề xuất và tổ chức việc điều tra cơ bản những vấn đề chung của phong trào phụ

nữ.


+ Sưu tầm, khai thác các tài liệu, tư liệu về tình hình kinh tế xã hội có liên

quan đến phong trào của phụ nữ và hoạt động các cấp Hội để thông tin, cung cấp phục vụ cho việc nghiên cứu chỉ đạo của Ban Thư ký, các Ban, các cấp Hội.

+ Tổ chức quản lý dự toán thu chi tài chính, quản lý tài sản của cơ quan theo đúng chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và của TW Hội.

+ Tổ chức kiểm tra tình hình tài chính kinh doanh của các cơ sở cấp II thuộc TW Hội, tổ chức quản lý quĩ tiền mặt theo nguyên tắc và chế độ hiện hành để phục vụ các nhu cầu chi tiêu cho các hoạt động của TW Hội.

+ Thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối tiếp nhận, phát hành mọi tài liệu, công văn giấy tờ của TW Hội, tiếp đón, hướng dẫn cán bộ các nơi đến liên hệ công tác với cơ quan TW Hội đáp ứng mọi yêu cầu, đáp ứng mọi yêu cầu chỉ đạo của Ban thư ký và các Ban về công tác giấy tờ văn bản hành chính.

+ Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của cơ quan TW Hội, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc mua sắm, tu bổ, sửa chữa trang thiết bị, điện nước, nhà làm việc, nhà ở. Bố trí nơi làm việc cho cơ quan.Tổ chức phục vụ các Hội nghị của Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành, Ban Thư ký TW Hội và các cuộc họp của ban chuyên đề.

+ Đề xuất kế hoạch xây dựng nhà và xin nhà của Nhà nước phân phối, tham mưu cho Hội đồng nhà cửa cơ quan phân phối cho các đối tượng được sử dụng.

+Tổ chức đội xe để phục vụ mọi hoạt động của cơ quan TW Hội theo yêu cầu và nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất của cơ quan, trực tiếp quản lý xe và vật tư, đảm bảo an toàn.

3. Ban Gia đình đời sống (tên cũ là Ban nghiên cứu quyền lợi đời sống).


So với nhiệm kỳ trước, chức năng nhiệm vụ của Ban không thay đổi nhưng phạm vi đối tượng rộng hơn, (trong nhiệm kỳ 1974-1982, đối tượng là phụ nữ và trẻ em trong khu vực Nhà nước và thủ công nghiệp, ở nhiệm kỳ này là tất cả phụ nữ và trẻ em). Công tác chỉ đạo thực hiện Luật Hôn nhân gia đình được quan tâm hơn, trở thành một nhiệm vụ cụ thể . Bỏ nhiệm vụ tham gia giải quyết các vấn đề tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại cho phụ nữ và trẻ em (xem phụ lục 11: Chức năng nhiệm vụ của Ban gia đình đời sống nhiệm kỳ 1982- 1987)

4. Ban nghiên cứu Phụ vận (tên cũ là Ban nghiên cứu) không thay đổi chức năng, nhiệm vụ so với nhiệm kỳ trước.

* Một số ban, đơn vị chức năng nhiệm vụ được xác định rõ hơn các nhiệm kỳ trước


1. Ban Tổ chức có chức năng tham mưu giúp Đảng đoàn, Ban Thư ký nghiên cứu, vận dụng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước vào công tác tổ chức của Hội. Xây dựng tổ chức bộ máy, thực hiện chính sách cán bộ và kiện toàn củng cố xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của hội trong từng giai đoạn.

Nhiệm vụ cụ thể:


+ Nghiên cứu, cùng các ban xây dựng chức năng nhiệm vụ của Ban, kiện toàn bộ máy, xác định biên chế của bộ máy các Ban, các cấp Hội. Thường xuyên theo dõi hoạt động của bộ máy các cấp từ TW đến cơ sở, giúp cho các Ban, đơn vị xây dựng và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, nhằm nâng cao hiệu lực làm việc của bộ máy.

+ Theo dõi nắm tình hình đội ngũ cán bộ của Hội, giúp Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch, Ban Thư ký cùng với các cấp uỷ tỉnh, thành thực hiện quy hoạch cán bộ, chính sách cán bộ.

+ Giúp Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch trong công tác bảo vệ nội bộ.


+ Giúp lãnh đạo hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ và nghiên cứu chuẩn bị dự thảo Báo cáo nội dung sửa đổi và bổ sung vào Điều lệ Hội LHPNVN. Hướng dẫn tổ chức Đại hội các cấp theo đúng nhiệm kỳ, chịu trách nhiệm chuẩn bị về nhân sự chấp hành và nhân sự đại biểu Đại hội phụ nữ toàn quốc theo nhiệm kỳ.

+ Tổ chức theo dõi nắm các loại hình cơ sở đề xuất với lãnh đạo những chủ trương biện pháp kịp thời uốn nắn những lệch lạc để kiện toàn cơ sở Hội, xây dựng các cơ sở điển hình tiên tiến, phổ biến kinh nghiệm nhân điển hình, đồng thời đề ra kế hoạch giải quyết các cơ sở yếu kém, tập trung nhiểu hơn cho các vùng xung yếu, vùng cao.

+ Theo dõi việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết về cán bộ nữ của Ban Bí thư trong các ngành, các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, giúp Đảng đoàn nắm tình hình đội ngũ cán bộ nữ đề xuất với Ban Bí thư có chủ trương, chính sách đúng đắn đối với cán bộ nữ.

2. Ban Quốc tế có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Hội, nghiên cứu đường lối đối ngoại của Đảng và các chủ trương của Hội vận dụng vào công tác quốc tế nhằm tranh thủ rộng rãi sự ủng hộ và giúp đỡ về mọi mặt của phụ nữ và nhân dân thế giới đối với nhân dân và phụ nữ VN.

Nhiệm vụ cụ thể:

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí