Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 8

chúng ta phải tiến hành chiến tranh giữ nước ngót ba năm; vết thương cũ chưa hàn gắn xong đã tiếp thêm những tàn phá mới; thiên tai lớn lại dồn dập xảy ra; kẻ địch thường xuyên phá hoại về nhiều mặt.

Song mặt khác, khó khăn còn do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trên những mặt nhất định, khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo và quản lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về kinh tế và xã hội trong những năm qua.

Về tư tưởng, văn hoá còn bị xem nhẹ; việc giáo dục cho đảng viên và quần chúng về đấu tranh giữa hai con đường chưa được chú ý đầy đủ. Trong đấu tranh chống chiến tranh tâm lý, chống tư tưởng phản động, chống văn hoá đồi trụy, công tác tư tưởng, văn hoá thiếu sắc bén, kém tính chiến đấu.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa chậm được tăng cường; pháp luật, kỷ luật bị buông lỏng. Việc đấu tranh chống những hành vi phạm pháp và tệ nạn xã hội thiếu kiên quyết và triệt để.

Công tác xây dựng Đảng có những mặt trì trệ kéo dài, chưa đi kịp và chưa bám sát những nhiệm vụ mới, nhất là những nhiệm vụ về cải tạo và xây dựng kinh tế. Đặc biệt, công tác cán bộ rất chậm trễ và bảo thủ trên tất cả các khâu đào tạo, sắp xếp, sử dụng và đãi ngộ.

Đó là những khuyết điểm sai lầm rất nghiêm trọng.


2.1.1.2. Tình hình quốc tế


Những năm 1970, đặc biệt là sau thất bại của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, cách mạng thế giới bước vào một thời kỳ phát triển mới. Ba dòng thác cách mạng: dòng thác cách mạng XHCN mà Liên Xô là trụ cột, dòng thác cách mạng giải phóng dân tộc và dòng thác của phong trào hòa bình trên thế giới của thời đại lớn mạnh vượt bậc, kết thành một sức mạnh tổng hợp hết sức to lớn, đã giành được những thắng lợi rực rỡ trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Trong thời gian qua, chủ nghĩa đế quốc bị thất bại liên tiếp; thế giới tư bản chủ nghĩa lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng trầm trọng chưa từng có. Nhiều nhân tố từng đưa lại bước phát triển mạnh về lực lượng sản xuất của thế giới tư bản cho đến đầu những năm 70, đã và đang mất dần tác dụng. Đi đôi với sự bế tắc về kinh tế, xã hội, là sự sụp đổ của các học thuyết mị dân và những luận điệu tô vẽ cho xã hội tư bản. Trong thế suy yếu chung của chủ nghĩa đế quốc, tên đầu sỏ là Mỹ bị thất bại lớn nhất, khủng hoảng sâu sắc nhất và bị các cường quốc tư bản khác cạnh tranh, lấn bước. Cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu trên thế giới càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các đế quốc với nhau.

Song, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của chúng ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp. Các thế lực hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ... đang câu kết với nhau, tập hợp lực lượng để phản kích phong trào cách mạng thế giới, chủ yếu là chống Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa. Ở Đông Nam châu Á, bọn phản động và các thế lực đế quốc chĩa mũi nhọn chống Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 8

Hiện nay, bọn phản động trong nước được Mỹ phụ hoạ và tiếp sức, đang tiến hành một kiểu chiến tranh phá hoại đối với Việt Nam trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá bằng nhiều lực lượng khác nhau và nhiều thủ đoạn rất thâm độc... Bằng chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, chúng ra sức phá hoại ta về chính trị, tư tưởng và tổ chức, âm mưu chia rẽ các dân tộc, chia rẽ nhân dân với Đảng, ngấm ngầm nhen nhóm các lực lượng phản động, tổ chức các hoạt động chống đối hòng gây bạo loạn và lật đổ. Chúng phá hoại kinh tế, phá hoại sản xuất, đồng lõa với đế quốc thi hành chính sách cấm vận, đồng thời gieo rắc nọc độc văn hoá phản động, đồi trụy. Chúng tìm mọi cách bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam hòng cô lập nước ta trên trường quốc tế...

Bọn phản động cầm quyền Trung Quốc đã chỉ huy bè lũ tay sai Pol Pot tàn sát nhân dân Campuchia, mở rộng chiến tranh xâm lược trên biên giới Tây Nam nước ta, đồng thời đánh phá toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta.

Đảng ta khẳng định: “Như vậy, đất nước ta đang ở trong tình thế vừa có hoà bình vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt... đồng thời, phải sẵn sàng đối phó với tình huống địch có thể gây chiến tranh xâm lược quy mô lớn”.

Năm 1982, dưới ánh sáng của đường lối chung và đường lối kinh tế của Đảng, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chính sách quản lý kinh tế, cải tiến tổ chức nhằm ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Đại hội Đảng, Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ V là những đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là ngày hội lớn của quần chúng, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phụ nữ. Chị em hướng về đại hội với tất cả niềm tin và bằng mọi hành động thực tế, lập nhiều thành tích xuất sắc.

Song bên cạnh những chuyển biến và tiến bộ mới, tình hình kinh tế và xã hội đang có những khó khăn lớn và đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết đối phụ nữ trên cả nước. Đại hội Đảng lần thứ V đã chỉ rõ những tồn tại của phong trào phụ nữ bắt nguồn từ thực trạng kinh tế, xã hội của nước ta, từ những khuyết điểm về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà đại hội V của Đảng đã chỉ ra, Đại hội V, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đưa ra những đánh giá về thuận lợi cũng như khó khăn trong công tác tổ chức, hoạt động của Hội:


* Thuận lợi:

Đảng rất quan tâm đến việc phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và không ngừng chăm lo cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Thắng lợi của phong trào phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với việc xây dựng, củng cố tổ chức phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình, trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, hội nghị phụ nữ hai miền tháng 6/1976 đã quyết định thống nhất tổ chức và chỉ

đạo phong trào phụ nữ cả nước. Từ đó đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức thống nhất của phụ nữ Việt Nam. Hội có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm hơn 9 triệu phụ nữ các tầng lớp, các lứa tuổi, các dân tộc, các tôn giáo. Cùng với các đoàn thể quần chúng khác, Hội đã tập hợp, giáo dục, động viên phụ nữ thành một lực lượng chính trị tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hưởng ứng phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" do Hội phát động, chị em trong cả nước đã đẩy mạnh thi đua, lập nhiều thành tích xuất sắc về mọi mặt.

Sau khi thống nhất đất nước, Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kịp thời ban hành Hiến pháp mới, khẳng định quyền nam nữ bình đẳng về mọi mặt, quy định đầy đủ hơn những quyền lợi của phụ nữ, trẻ em và xác định địa vị pháp lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Những điều quy định trên đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tiếp tục từng bước tiến lên thực hiện ngày càng đầy đủ hơn quyền nam nữ bình đẳng. Việc Nhà nước ta ban hành "Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em" và phê chuẩn "Công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ " do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua, chứng tỏ quan điểm đúng đắn và sự quan tâm của Nhà nước ta đối với phụ nữ, trẻ em.

Đi đôi với việc ban hành luật pháp, Nhà nước ta đã cố gắng từng bước tạo điều kiện cho phụ nữ phấn đấu thực hiện bình đẳng trong cuộc sống. Vai trò của phụ nữ ngày càng được nâng cao trên mọi mặt lao động sản xuất và hoạt động xã hội (như đã trình bày ở những phần trên), là điều kiện cơ bản, đồng thời cũng là thành tựu rõ nét nhất của sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng.

Từ phong trào rộng lớn của phụ nữ trên khắp các mặt hoạt động, được sự quan tâm bồi dưỡng đào tạo của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ nữ tham gia quản lý và lãnh đạo trưởng thành ngày càng đông đảo. Vượt qua nhiều khó khăn về gia đình, con cái, về thành kiến hẹp hòi do xã hội cũ để lại, nhiều chị em đã học tập, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhiều

chị đã kết hợp tốt công tác chuyên môn với việc chăm lo những vấn đề của phụ nữ trong ngành và đơn vị, được quần chúng tin yêu.

Bên cạnh những cán bộ chính trị đã hàng chục năm lăn lộn trong phong trào phụ nữ, là những cán bộ khoa học kỹ thuật, những chị em tham gia lãnh đạo chính quyền, quản lý kinh tế... Đó là hình ảnh đẹp đẽ của khối đoàn kết các tầng lớp phụ nữ cả nước thống nhất hành động trong Hôị LHPN Việt Nam.

Phụ nữ Việt Nam rất xứng đáng với khẩu hiệu “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã có cống hiến vẻ vang vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đưa sự nghiệp giải phóng phụ nữ tiến lên đạt được kết quả to lớn. Sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; trong đó phụ nữ đóng vai trò hết sức to lớn. Đi đôi với nhiệm vụ kinh tế, phụ nữ đã phát huy vai trò to lớn trên các mặt hoạt động văn hoá, xã hội, những lĩnh vực đặc biệt thích hợp với khả năng của chị em. Ngoài vai trò quan trọng của phụ nữ trong sản xuất, phụ nữ còn có vai trò thiêng liêng không thể thiếu được đó là vai trò gánh vác công việc gia đình. Vai trò đảm nhiệm công việc xã hội: Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (phiên mở rộng), cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Lịch sử dân tộc ta từ xưa với tấm gương chói lọi của Bà Trưng, Bà Triệu, trải qua các chặng đường, luôn luôn sáng ngời hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, người sản xuất, người chiến sĩ, người vợ và người mẹ, biết bao dũng cảm và dịu hiền, biết bao vị tha và tần tảo".

Sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ đánh dấu bước tiến quan trọng của việc thực hiện nam nữ bình đẳng, xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động nước ta.

Qua thực tế hoạt động, cơ sở Hội nhiều nơi được củng cố, trở thành chỗ dựa cho cấp uỷ Đảng và chính quyền trong mọi việc. Công tác đào tạo cán bộ được mở rộng, đáp ứng một phần nhu cầu của phong trào ngày càng phát triển.

Đội ngũ cán bộ Hội trưởng thành, bao gồm gần 5.000 chị em chuyên trách ở các cấp Hội, và hàng chục vạn chị em cán bộ nữ công của Công đoàn, cán bộ nữ ở các ngành và ở cơ sở. Mặc dù đời sống hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, đa số cán bộ Hội (bao gồm cả cán bộ nữ công) vẫn giữ vững lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhiệt tình với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Chị em nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, sống cần kiệm, giản dị, xông pha khắp nơi để thực hiện nhiệm vụ. Nhiều chị em ở miền núi, trèo đèo, lội suối đến các buôn, làng để đưa chủ trương của Đảng, của Hội tới quần chúng. Nhiều chị em dũng cảm bám trụ ở vùng có chiến sự hoặc lặn lội ngày đêm để củng cố cơ sở vùng xung yếu. Đội ngũ cán bộ ở cơ sở, vừa lao động sản xuất, vừa lo việc gia đình, vẫn tận tụy tham gia công tác Hội, hy sinh đóng góp rất lớn. Nhiều chị em đã suốt đời tham gia cách mạng, nay tuy đã được nghỉ hưu, vẫn tiếp tục đem nhiệt tình cách mạng và kinh nghiệm đóng góp đắc lực cho hoạt động của Hội. Hàng nghìn đơn vị và cấp Hội có nhiều thành tích xuất sắc đã được Trung ương Hội tặng Cờ và Bằng khen. Trên 6.000 cán bộ Hội đã được tặng Huy chương "Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ".

Trong bước chuyển giai đoạn cách mạng đầy thử thách những năm qua, trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và trên thế giới, đại bộ phận phụ nữ tỏ ra vững vàng, trung thành với lý tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, kiên trì chịu đựng mọi gian khổ, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn đề hoàn thành nhiệm vụ. Trên công trường thuỷ lợi hay phòng tuyến chiến đấu, trong bom đạn cũng như khi bão lụt, phụ nữ các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, các lứa tuổi, các vùng miền đã kề vai bên nhau, nương tựa vào nhau tạo thành sức mạnh vượt qua mọi khó khan, thử thách.

Sự giúp đỡ toàn diện và có hiệu quả của phụ nữ, nhân dân Liên Xô, tình đoàn kết chiến đấu giữa phụ nữ và nhân dân ba nước Đông Dương, sự ủng hộ mạnh mẽ của phụ nữ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, phụ nữ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới đã dành cho nhân dân và phụ nữ ta sự ủng hộ đầy nhiệt tình và sự viện trợ rất quí báu.

* Khó khăn

- Điều kiện lao động và đời sống của phụ nữ còn nhiều khó khăn. Sức lao động của phụ nữ chưa được sử dụng tốt. Nhiều chính sách chưa được thực hiện đầy đủ. Nhiều chính sách không còn phù hợp chậm được sửa đổi, bổ sung. Điều kiện sống và làm việc của chị em ở những nghề nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi, hẻo lánh chưa được quan tâm đúng mức. Những công trình phúc lợi tập thể còn thiếu và nhiều nơi chất lượng kém. Công tác dịch vụ, phân phối chưa tốt, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, học tập. Công việc gia đình còn hết sức vất vả. Sức khoẻ chị em và các cháu ở nhiều nơi giảm sút.

- Vai trò làm chủ tập thể và việc thực hiện quyền nam nữ bình đẳng cả trong gia đình và ngoài xã hội còn những mặt bị hạn chế. Tư tưởng phong kiến, tư sản làm cản trở việc thi hành luật pháp, chính sách, chế độ của Nhà nước đối với phụ nữ, nhất là trong vấn đề lao động nữ, vấn đề cán bộ nữ, vấn đề hôn nhân gia đình. Vị trí của cán bộ nữ trong bộ máy quản lý và lãnh đạo chưa tương xứng với vai trò của phụ nữ trong lao động sản xuất và hoạt động xã hội. Tuy số lượng cán bộ nữ có tăng, song tỷ lệ nữ cán bộ trong các cơ quan quyền lực nhà nước và trong nhiều ngành giảm sút, do chưa có quy hoạch và thiếu chính sách cụ thể. Còn nhiều hiện tượng vi phạm quyền làm chủ tập thể, đối xử bất công đối với phụ nữ, thậm chí còn những hành động ngược đãi, ức hiếp phụ nữ chưa bị nghiêm trị.

Những khó khăn trên đây cộng với hiện tượng tiêu cực xã hội chậm được khắc phục làm cho chị em có nhiều lo lắng, ảnh hưởng đến nhiệt tình lao động, công tác. Mặt khác, về phần bản thân chị em cũng có những nhược điểm và thiếu sót cần khắc phục. Đó là: phụ nữ nước ta sống lâu đời trong một xã hội sản xuất nhỏ, mang nặng tàn tích phong kiến thực dân. Trong bước đầu cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thực hiện làm chủ tập thể chưa rõ, pháp chế xã hội chủ nghĩa chưa nghiêm, trên một số mặt, trận địa xã hội chủ nghĩa còn bị những nhân tố tư bản chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa xâm lấn. Trong lúc đó thì công tác giáo dục của chúng ta về bước chuyển giai đoạn lại chưa có nội dung phù hợp, chưa làm rõ yêu cầu, nội dung và tính chất khó khăn phức tạp của bước đầu thời kỳ quá độ ở nước ta. Mặt khác trình độ văn hoá, nghề nghiệp của

chị em còn thấp. Việc phổ biến luật pháp, chính sách chưa được chú ý đúng mức. Tất cả tồn tại xã hội đó làm cho nhiều chị em có những phân vân trong nhận thức và niềm tin, chưa phân biệt rõ lao động và bóc lột, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, chưa hiểu đúng quyền và nghĩa vụ công dân, chưa thấy đầy đủ vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội mới. Một bộ phận chị em chưa thể hiện đầy đủ ý thức người làm chủ đất nước, chưa tôn trọng kỷ luật lao động và làm tốt nghĩa vụ công dân. Một số ít chị em vì lợi ích riêng mà xâm phạm lợi ích tập thể và lợi ích Nhà nước, làm những việc phi pháp, hại nước, hại dân, vô tình làm hại cả tương lai lâu dài của con cháu mình.

Cũng do trình độ còn bị hạn chế mà trong cuộc sống, nhiều chị em chưa xây dựng được gia đình hạnh phúc, tiến bộ, phù hợp với xã hội mới. Nhiều chị em chưa tự giải thoát khỏi những quan niệm, tục lệ lỗi thời của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, hoặc chạy theo lối sống tư sản, tự mình cũng vi phạm luật hôn nhân gia đình, gây nên cho người khác và bản thân mình những nỗi khổ lẽ ra không đáng có. Nhiều chị em thiếu những hiểu biết khoa học thường thức, chưa chủ động thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, chưa thật chú ý và biết cách nuôi dạy con. Nhiều chị em bị ảnh hưởng của những phong tục tập quán cũ, đua đòi, tổ chức việc cưới, tang, giỗ, tết tốn kém, lãng phí. Phụ nữ cũng là nạn nhân chính của những tệ nạn mê tín dị đoan đang có chiều hướng hồi phục ở một số nơi.

Do những thiếu sót trên đây, phụ nữ cũng góp phần gây nên những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội, đồng thời cũng làm cho cuộc sống của mình đã khó khăn lại càng khó khăn thêm.

Những vấn đề tồn tại của phong trào phụ nữ bắt nguồn từ thực trạng kinh tế - xã hội của nước ta và từ những khuyết điểm về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội mà các báo cáo của Đảng tại Đại hội lần thứ V vừa qua đã phân tích sâu sắc và đề ra chủ trương, biện pháp khắc phục.

Trong khuyết điểm chung, trách nhiệm của Hội là chưa chuyển kịp nội dung và phương thức hoạt động để phát huy được vai trò và chức năng của đoàn thể quần chúng trong giai đoạn mới, như nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023