Chức Năng Nhiệm Vụ Của Bộ Máy Lãnh Đạo, Các Ban, Đơn Vị Trực Thuộc Cơ Quan Tw Hội Lhpnvn

Hội nghị đã nhất trí nhận định rằng: cùng với việc hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, thống nhất các đoàn thể và mặt trận, việc thống nhất Hội Liên hiệp phụ nữ toàn quốc là điều tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của phong trào. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc ý nghĩa trọng đại của vấn đề thống nhất Hội Liên hiệp phụ nữ toàn quốc, với niềm phấn khởi vô hạn, Hội nghị thống nhất lấy tên hội là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hội nghị đã nhất trí quyết định hợp nhất hai Ban Chấp hành và hai Ban Thường vụ thành Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gồm 114 ủy viên. Ban Thường vụ Trung ương Hội gồm 30 ủy viên. Hội nghị nhất trí bầu đồng chí Nguyễn Thị Thập, ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam làm Chủ tịch danh dự. Đồng chí Hà Thị Quế, ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam làm chủ tịch Hội. Đồng chí Nguyễn Thị Định làm Phó Chủ tịch thứ nhất và 8 vị Phó Chủ tịch của cả hai Ban Chấp hành hợp nhất lại. Hội nghị ban hành Điều lệ Hội, thống nhất Cờ và Huy hiệu, các cơ quan tuyên truyền giáo dục của Hội, quyết định mở Đại hội phụ nữ toàn quốc để xác định phương hướng, nhiệm vụ phong trào trong giai đoạn mới và chính thức bầu cử cơ quan lãnh đạo phong trào phụ nữ cả nước.

Để đáp ứng yêu cầu nhiêm vụ của một tổ chức Hội duy nhất chỉ đạo phong trào phụ nữ trong cả nước, tổ chức bộ máy của cơ quan TW Hội LHPNVN trong giai đoạn 1975-1982 đã có một số thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử và tuỳ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ của Hội trong từng thời điểm cụ thể. Trong nhiệm kỳ này, Ban Thường vụ TW Hội đã ra 05 văn bản về kiện toàn tổ chức bộ máy:

- Nghị quyết số 58/NQ ngày 10/12/1974 về kiện toàn tổ chức bộ máy lãnh đạo, quy định chức năng nhiệm vụ các Ban và lãnh đạo Ban của cơ quan TW Hội.

- Ngày 12/10/1974 "Dự kiến bố trí bộ máy và biên chế các Ban TW Hội năm

1975"

- "Quy định ngày 21/10/1976 về tổ chức chỉ đạo lề lối làm việc giữa TW Hội và các tỉnh, thành Hội mới giải phóng".

- "Cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo của Ban Chấp hành TW" ngày 14/8/1978.

- "Quy định chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan TW Hội LHPNVN" tháng 11/1979.

- "Đề án kiện toàn tổ chức các cấp Hội phụ nữ" năm 1981.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Tổ chức bộ máy thời kỳ này của cơ quan TW Hội LHPNVN có nhiều thay đổi. Về cơ cấu tổ chức: từ khoá I đến khoá III là Ban thường trực thì đến khoá IV đổi thành Ban thường vụ. Các ban đơn vị đã phát triển từ 9 thành 13 Ban, đơn vị. Như vậy, ngoài 9 ban đơn vị cũ từ khóa III, khoá IV có thêm 4 ban đơn vị mới là Ban Kinh tế Tài chính, Bộ phận theo dõi phát triển phụ nữ B2K5, Trường Lê Thị Riêng và Ban miền Nam (xem phụ lục 5 sơ đồ tổ chức TW Hội LHPN Việt Nam khoá IV từ 1974-1982).

Tuy nhiên trong cả nhiệm kỳ hoạt động, từ 3/1974 đến 5/1982 đã có những thay đổi nhất định về tổ chức bộ máy cũng như chức năng nhiệm vụ cụ thể của mỗi ban đơn vị. Một số ban, đơn vị mới được hình thành, được đổi tên rồi lại giải thể như Ban công nghiệp, Ban nông nghiệp... Có ban chỉ hình thành và hoạt động vì một nhiệm vụ nhất định, khi kết thúc hoạt động thì giải thể như Ban sử. Một số phòng hình thành để phục vụ cho những nhiệm vụ mới, điều kiện, địa bàn mới như phòng vô tuyến truyền hình, tổ phát thanh phụ nữ, phòng liên lạc của Nhà xuất bản phụ nữ, phòng liên lạc toà soạn báo Phụ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng 2 ở thành phố Hồ Chí Minh (sau chuyển thành Trạm Quản trị Hành chính T60) ...

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 6

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo, các ban, đơn vị trực thuộc cơ quan TW Hội LHPNVN

Tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IV, Ban Chấp hành TW đã bầu ra Ban Thường vụ (thay cho Ban Thường trực TW Hội khoá III), Chủ tịch

và Phó Chủ tịch đồng thời Ban Thường vụ ra Quyết nghị số 01/QN ngày 11/4/1974 thay đổi Ban Thường trực TW Hội LHPNVN thành Ban Thường vụ.

Ban Thường vụ TW Hội chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành TW Hội lãnh đạo thực hiện mọi mặt công tác của Hội giữa hai kỳ Hội nghị của Ban Chấp hành TW.

* Các ban, đơn vị mới được thành lập:


1. Ban miền Nam: thành lập ngày 7/11/1974 theo Quyết nghị số 47/QN của Ban thường vụ TW Hội LHPNVN có nhiệm vụ sau:

+ Theo dõi, nghiên cứu nắm tình hình phong trào phụ nữ miền Nam giúp Đảng đoàn và Ban Thường vụ có cơ sở đề xuất các chủ trương công tác với TW HLHPNGP miền Nam, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học tập công tác vận động phụ nữ giữa hai miền.

+ Nghiên cứu đề xuất với Đảng đoàn về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phụ nữ cho phong trào Hội phụ nữ miền Nam. Cùng Ban Tổ chức TW Hội lựa chọn cán bộ phụ nữ đưa về công tác miền Nam khi có yêu cầu của Ban Thống nhất và Ban Tổ chức TW.

+ Tổ chức kết nghĩa giữa Hội phụ nữ các tỉnh thành miền Bắc với miền Nam nhằm giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần, động viên cổ vũ phong trào phụ nữ.

+ Thăm hỏi, động viên cán bộ phụ nữ miền Nam ra miền Bắc chữa bệnh, học tập.

+ Giải quyết những yêu cầu cần thiết để phục vụ cho công tác tư tưởng, tuyên truyền như tài liệu, sách báo, cờ, tặng phẩm...

2. Bộ phận theo dõi phát triển phụ nữ B2K5


Ngày 5/6/1980 Ban Thường vụ TW Hội ra Quyết nghị số 61/QN bỏ Ban Cải tạo Nông nghiệp, Ban cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh TW Hội ở phía Nam. Đồng thời thành lập hai bộ phận theo dõi chỉ đạo công tác Hội các tỉnh phía Nam trực thuộc Ban thường vụ TW Hội gồm bộ phận B2 cũ và bộ phận Khu 5 cũ.

Bộ phận B2 có nhiệm vụ:


+ Nắm tình hình hoạt động của các cấp Hội ở phía Nam về việc thực hiện Nghị quyết của TW Hội.

+ Hướng dẫn giúp đỡ: một số tỉnh thi hành trước một bước các Nghị quyết của TW Hội, rút kinh nghiệm cho các tỉnh khác để đưa phong trào lên đồng đều.

+ Thông qua việc theo dõi, hướng dẫn và góp ý kiến với các địa phương, đề xuất ý kiến với TW Hội, với các Ban chuyên môn để giúp cho sự chỉ đạo phù hợp với hoàn cảnh tình hình các tỉnh phía Nam.

+ Tham dự các cuộc Hội nghị có liên quan đến công tác Hội phụ nữ của các ngành ở TW tổ chức tại phía Nam để nắm được chủ trương phối hợp giữa hai bên.

+ Quản lý cán bộ, nhân viên ở T60 và tài sản của TW Hội.


Bộ phận Khu 5 có nhiệm vụ tương tự như bộ phận B2, nhưng ở địa bàn các tỉnh thuộc Khu 5 .

3. Trường Lê Thị Riêng (Thủ Đức- TP Hồ Chí Minh):


Được thành lập ngày 3/3/1977 theo Quyết nghị số 09/QN của Ban thường vụ TW Hội, có nhiệm vụ:

+ Mở các lớp ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ

Hội.


+ Mở các lớp bổ túc văn hoá hết cấp I cho cán bộ tỉnh, huyện Hội.


+ Thông qua các tỉnh Hội, kết hợp với Trường Đảng của tỉnh, giảng dạy

chương trình lý luận chính trị sơ cấp.


4. Ban Kinh tế Tài chính:


Được thành lập theo Quyết định số 72-QĐ/TV ngày 29/9/1981của Ban Thường vụ TW Hội có nhiệm vụ:

+ Giải quyết nguồn tài chính bổ sung thêm cho ngân sách do Nhà nước trợ cấp đề đảm bảo kinh phí hoạt động của TW Hội.

+ Là một tổ chức kinh doanh sản xuất và dịch vụ hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, có quyền tư cách pháp nhân, được mở tài khoản ở Ngân hàng và có quyền vay vốn kinh doanh với Ngân hàng, có quyền ký kết hợp đồng kinh tế với các cơ quan kinh tế quốc doanh, HTX và tư nhân có đăng ký kinh doanh.

* Các ban, đơn vị được thành lập và giải thể trong nhiệm kỳ


1. Ban Nông nghiệp: thành lập ngày 24/10/1974 theo Quyết nghị số 30/QN của Ban Thường vụ TW Hội có nhiệm vụ sau:

+ Theo dõi nghiên cứu tình hình phụ nữ trong HTX sản xuất nông nghiệp, thực hiện dân chủ trong việc tham gia quản lý sản xuất, bầu cử trong HTX, giúp Đảng đoàn, Ban Thường trực hướng dẫn chỉ đạo các cấp Hội vận động phụ nữ sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 152 của Ban Bí thư.

+ Kết hợp với Ban Nông nghiệp của Đảng, phát hiện những vấn đề cần giải quyết, nghiên cứu đề xuất ý kiến với Chính phủ về chế độ, chính sách và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ trong nông nghiệp. Theo dõi các cuộc vận động lớn của Đảng ở nông thôn, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất.

2. Ban Công nghiệp: thành lập ngày 7/12/1974 theo Quyết nghị số 46/QN của Ban Thường vụ TW Hội có nhiệm vụ sau:

+ Theo dõi phong trào lao động sản xuất và công tác của lao động nữ trong khu vực Nhà nước và các thành phố, thị xã.

+ Nghiên cứu và tham gia xây dựng các chế độ chính sách đối với lao động nữ trong khu vực Nhà nước và trong các hợp tác xã thủ công nghiệp.

+ Kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ và đề xuất những vấn đề thuộc quyền lợi cho lao động nữ.

+ Theo dõi, tổng hợp tình hình giúp Ban Thường vụ chỉ đạo hai công tác

là:


tranh.

* Công tác hậu phương quân đội, chăm sóc các cháu mồ côi do tai nạn chiến


+ Vận động quần chúng hội viên chăm sóc giúp đỡ gia đình bộ đội,

thương binh liệt sĩ và các cháu mồ côi trong chiến tranh.


+ Hướng dẫn bồi dưỡng cho các cấp Hội nắm vững các chính sách đối với gia đình bộ đội, thương binh, liệt sĩ, cháu mồ côi do tai nạn chiến tranh và hướng dẫn phương pháp công tác hậu phương quân đội.

+ Phối hợp với các ngành có liên quan nghiên cứu bổ sung các chế độ chính sách. Kiểm tra, theo dõi tổng kết đề xuất với các cơ quan có trách nhiệm việc thi hành đúng các chế độ chính sách đã có.

* Công tác hôn nhân gia đình


+ Theo dõi, hướng dẫn các cấp Hội nắm vững Luật hôn nhân gia đình và việc thi hành luật trong nhân dân.

+ Nghiên cứu kiểm tra việc thực hiện Luật, đề xuất với các ngành có liên quan giải quyết những vấn đề tồn tại và những hành động vi phạm luật.

+ Giải quyết đơn khiếu tố của quần chúng về hôn nhân gia đình.


3. Ban Sử


Thi hành Nghị quyết 238 của Ban Bí thư TW Đảng, tháng 6 năm 1975 TW Hội LHPNVN thành lập Ban Sử do đồng chí Nguyễn Thị Thập phụ trách kết thúc hoạt động ngày 12/9/1985, tiến hành biên soạn hai tập "Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đến năm 1975". Ban kết thúc hoạt động ngày 12/9/1985.

* Các phòng, bộ phận được thành lập trong nhiệm kỳ


1. Phòng liên lạc nhà Xuất bản Phụ nữ thành lập ngày 18/5/1976 theo Nghị quyết số 31/NQ của Ban thường vụ TW Hội với nhiệm vụ thay mặt Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam liên hệ với cộng tác viên trong việc làm sách, in sách và quản lý tài sản của Nhà xuất bản Phụ nữ tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phòng liên lạc toà soạn Báo PNVN thành lập ngày 16/6/1976 theo Nghị quyết số 36/NQ Ban Thường vụ TW Hội với nhiệm vụ thay mặt toà soạn Báo PNVN liên hệ với các cộng tác viên trong việc đặt bài, in báo và quản lý tài sản của toà soạn Báo PNVN tại thành phố Hồ Chí Minh.

3. Văn phòng 2 tại thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Văn phòng TW Hội LHPNVN được thành lập ngày 15/10/1976 theo Quyết nghị số 11/QN của Ban Thường vụ TW Hội với nhiệm vụ phục vụ việc ăn, ở, hội họp và phương tiện đi lại cho cán bộ Hội đi công tác từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam.

4. Trạm Quản trị Hành chính (T60)


Ngày 5/7/1980 Ban Thường vụ TW Hội ra Quyết nghị số 86 QN/TV bỏ Văn phòng 2 của TW Hội tại thành phố Hồ Chí Minh, thành lập Trạm Quản trị Hành chính (T60) tại thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Văn phòng TW Hội, có chức năng đại diện cho Văn phòng TW Hội đáp ứng yêu cầu vật chất, phương tiện cần thiết cho hoạt động của lãnh đạo và cán bộ Hội đi công tác đến T60. Là cầu nối giữa các Ban của TW Hội với các tỉnh phía Nam và đại diện các Ban, Ngành, đoàn thể TW tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ cụ thể:


+ Tổng hợp tình hình hoạt động của các tỉnh, thành Hội phía Nam, thu thập khai thác, xử lý các nguồn thông tin có liên quan đến công tác Hội báo cáo về văn phòng TW Hội, đáp ứng yêu cầu thông tin hai chiều nhằm phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo của TW Hội đối với các tỉnh thành phía Nam.

+ Đại diện TW Hội LHPNVN dự các cuộc họp của các ban, ngành, đoàn thể tại các tỉnh phía Nam.

+ Giúp TW Hội triển khai các yêu cầu công tác đối với các tỉnh, thành Hội phía Nam. Theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu công tác của TW Hội, viết báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất.

+ Theo dõi phong trào thi đua khen thưởng chính xác, kịp thời phát hiện những điển hình cá nhân, tập thể và kinh nghiệm hay của phong trào báo cáo về TW Hội.

+ Quản lý điều hành công tác quản trị, hành chính, điều kiện vật chất, phương tiện phục vụ các hoạt động theo yêu cầu công tác, đảm bảo theo quy định của cơ quan. Tổ chức tốt điều kiện làm việc, chỗ ăn ở, đời sống cho cán bộ TW và địa phương khi đến công tác.

+ Thực hiện công tác thống kê, bảo quản, lưu trữ tài liệu; quản lý sử dụng tài chính, phương tiện, thiết bị làm việc theo qui định chung.

5. Phòng Vô tuyến truyền hình Phụ nữ:


Ngày 10/1/1977 Ban Thường vụ TW Hội ra Quyết nghị số 91-QN/TV thành lập Phòng Vô tuyến truyền hình Phụ nữ trực thuộc Ban Vô tuyến truyền hình TW, tổ phát thanh phụ nữ trực thuộc Đài phát thanh tiếng nới Việt Nam.

Phòng Vô tuyến truyền hình Phụ nữ có nhiệm vụ thực hiện trên màn ảnh các công

tác:


cái


+ Lao động sản xuất và tiết kiệm


+ Chiến đấu và phục vụ chiến đấu

+ Xây dựng người phụ nữ mới, giáo dục ý thức làm mẹ, trách nhiệm đối với con


6. Tổ phát thanh phụ nữ có nhiệm vụ:


+ Tuyên truyền giáo dục đường lối quan điểm của Đảng đối với sự nghiệp

giải phóng phụ nữ.


+ Tuyên truyền thành tích của phụ nữ đồng thời đấu tranh, phê phán tư tưởng tiêu cực trong quần chúng hội viên và cán bộ Hội.

+ Thực hiện chương trình phát thanh "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", có phẩm chất đạo đức XHCN, nâng cao trách nhiệm làm mẹ, giáo dục con cái.

7. Ban Công tác nữ nông dân

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí