Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 4

Lực lượng nữ công nhân viên chức phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng trong quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Năm 1954, nữ công nhân viên chức mới chiếm tỷ lệ 5%, năm 1975 đã chiếm tỷ lệ trên 43% tổng số công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng nắm giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân và trong sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế. Bộ phận nữ công nhân kỹ thuật và cán bộ khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng và chiếm tỷ lệ 33% so tổng số công nhân kỹ thuật và cán bộ khoa học kỹ thuật.

Bom đạn Mỹ tập trung đánh phá có tính chất huỷ diệt các khu trung tâm công nghiệp. Hàng chục vạn nữ công nhân viên chức đã nêu cao tinh thần tiền phong của giai cấp công nhân, kiên quyết gửi con đi sơ tán, anh dũng bám sát vị trí sản xuất và chiến đấu. Với ý thức đảm đang sản xuất, công tác thay thế anh em đi chiến đấu, chị em tham gia sôi nổi các phong trào thi đua “Giỏi một nghề, biết nhiều nghề”, “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, đoàn kết giúp đỡ nhau bảo đảm ngày công, giờ công, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong mọi tình huống. Bất chấp nắng mưa, bão lụt, bom đạn, vượt qua bao nhiêu khó khăn trong sản xuất, công tác, đời sống, nữ công nhân viên chức trong tất cả các ngành ra sức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, phát huy sáng kiến cải tiến lề lối làm việc, nâng cao năng suất lao động, chị em đã góp phần xứng đáng vào việc giữ vững và phát triển sản xuất công nghiệp trong thời chiến, bảo đảm lưu thông phân phối, mở rộng sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế phục vụ kịp thời cho chiến đấu và đời sống nhân dân.

Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phụ nữ chiếm 52% tổng số thợ thủ công chuyên nghiệp. Chị em tham gia trong nhiều ngành nghề, sản xuất hàng vạn mặt hàng, chiếm 1/3 sản lượng công nghiệp của miền Bắc. Từ người nội trợ hoặc lao động cá thể chuyển thành người lao động tập thể, chị em đã trưởng thành về nhiều mặt và đã góp nhiều thành tích đáng kể phục vụ cho chiến đấu, đời sống và xuất khẩu.

Ngoài khu vực Nhà nước và tập thể, các tầng lớp phụ nữ khác đều có sự đóng góp nhất định và tiến bộ rõ rệt. Phụ nữ công thương, nội trợ đã giúp đỡ nhau chấp hành chính sách của Nhà nước, hăng hái tham gia công tác xã hội.

Một số lớn đã tích cực học nghề chuyển sang lao động sản xuất.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã giải phóng phụ nữ khỏi địa vị phụ thuộc trong gia đình và ngoài xã hội, đưa phụ nữ trở thành lực lượng lao động sản xuất xã hội quan trọng làm chủ đất nước, tạo điều kiện cho chị em phát triển tài năng và trí tuệ, thực hiện nam, nữ bình đẳng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan Nhà nước, các ngành đã ban hành những luật pháp, chính sách, chế độ và tiến hành nhiều biện pháp tạo điều kiện nâng cao vai trò, địa vị của phụ nữ về mọi mặt, chăm lo quyền lợi, đời sống của phụ nữ và trẻ em.

Điều 24 của Hiến pháp nước VNDCCH (được Quốc hội thông qua năm 1959), ghi rõ: “Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền bình đẳn với nam giới về mọi mặt, sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, vườn trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”.

Những nguyên tắc trên đây đã được thực hiện trong thực tế. Đội ngũ cán bộ nữ quản lý ở các cấp, các ngành và đội ngũ nữ cán bộ khoa học kỹ thuật tăng nhanh là biểu hiện một bước tiến bộ mới cuả việc thực hiện quyền nam, nữ bình đẳng.

Trong Quốc hội khoá II (năm 1960), tỷ lệ phụ nữ là 11,6%, đến khoá IV (năm 1971) là 29,76%, khoá V (năm 1974) là 32,29%. Năm 1972, đã có trên 50 chị làm Phó chủ tịch và Uỷ viên Uỷ ban hành chính tỉnh, gần 3.500 chị làm Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện, xã, gần 2.000 chị làm Trưởng, Phó phòng ở các cơ quan trung ương (tăng 15 lần so với năm 1965), 130 chị làm Giám đốc, Phó giám đốc xí nghiệp, trên 1.200 chị làm cán bộ giảng dạy Đại học (tăng 15 lần so với năm 1961). Hiện nay có gần 10 vạn nữ cán bộ có trình độ Trung cấp và Đại học, so với 20 năm trước đây, đó là một bước nhảy vọt thực sự.

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội, Nghị quyết 31 về vấn đề lao động nữ và nhiều văn bản khác, quy định toàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

bộ vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ trong khu vực Nhà nước, tạo điều kiện cho chị em được nâng cao trình độ, được sử dụng hợp lý, được chăm lo chu đáo khi thai nghén, sinh đẻ, nuôi con nhỏ, ốm đau, hưu trí cho đến khi chết. Trong khu vực kinh tế tập thể, các hợp tác xã cũng giành một phần thích đáng trong quỹ công ích, quỹ xã hội để chăm lo đời sống nữ xã viên.

Công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em, sự nghiệp phúc lợi xã hội rất được chú ý. Xã nào cũng có nhà hộ sinh, kể cả miền núi. Việc hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh cho phụ nữ và khám chữa bệnh phụ khoa được tiến hành thường xuyên. Việc sinh đẻ có kế hoạch để bảo vệ sức khoẻ, tiến bộ và hạnh phúc cho bà mẹ, trẻ em đã thành nếp sống khoa học của đông đảo của phụ nữ ở thành thị cũng như nông thôn. Nhà trẻ, lớp mẫu giáo phát triển không ngừng, giúp cho các bà mẹ an tâm sản xuất, công tác. Đến năm 1975, nhà trẻ thu nhận trên 28% tổng số trẻ dưới 36 tháng tuổi, lớp mẫu giáo thu nhận 22% số cháu, các trường phổ thông phát triển rộng khắp, thu nhận hầu hết số thiếu niên trong độ tuổi.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 4

Đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội, đối với các cháu mồ côi vì tai nạn chiến tranh, gia đình khó khăn... ngoài chính sách trợ cấp của Nhà nước, chính sách ưu tiên của hợp tác xã, các đoàn thể đã vận động nhân dân thường xuyên giúp đỡ về vật chất, động viên về tinh thần.

Dựa vào Luật Hôn nhân và gia đình, các cơ quan Luật pháp đã kết hợp chặt chẽ với Hội và các đoàn thể khác để giáo dục nhân dân thực hiện và đấu tranh phê phán, xét xử những hành vi vi phạm Luật.

Ngoài những mặt công tác trên đây, do sự phát triển nhanh chóng của nền văn hoá, giáo dục, y tế xã hội chủ nghĩa, do những cuộc vận động nếp sống mới, vận động xây dựng gia đình được tiến hành rộng rãi, nên cuộc sống của phụ nữ đã được đổi mới. Những phong tục tập quán lạc hậu, tệ nạn mê tín dị đoan giảm nhiều so với trước. Nếp sống khoa học, vệ sinh, lành mạnh, tiến bộ đã trở thành phổ biến từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và kháng chiến đã rèn luyện nên lớp người phụ nữ mới. Đó là hàng triệu nữ công nhân viên chức, nữ xã viên hợp tác xã, nữ cán bộ khoa học

kỹ thuật một lòng vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, có trình độ văn hoá, kỹ thuật, có nghề nghiệp, sống tự cường, tự lập bằng sức lao động của mình, vừa làm tốt nghĩa vụ đối với xã hội, vừa xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con tốt. Chị em rất tự hào về vai trò bình đẳng của mình ngoài xã hội và trong gia đình, rất phấn khởi với niềm vui lao động sáng tạo, niềm vui được không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, được sống trong tình thương yêu của tập thể.

Trước thắng lợi vĩ đại của cách mạng, trước sự biến đổi to lớn trong cuộc đời bản thân và gia đình, phụ nữ miền Bắc thấm thía sâu sắc rằng sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và giai cấp. Đời đời ghi nhớ công ơn của Đảng và Bác Hồ vô vàn kính yêu, chị em quyết tâm đem hết sức mình để bảo vệ và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đã giải phóng và tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy mọi khả năng xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể tách rời sự giúp đỡ chí tình của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bè bạn khắp 5 châu. Để thắt chặt tình đoàn kết đấu tranh và tăng cường quan hệ hữu nghị với bạn, Hội đã mở rộng hoạt động quốc tế. Từ năm 1960 đến nay, Hội đã đón 102 đoàn vào và đưa 145 đoàn ra, và đã có quan hệ với 253 tổ chức phụ nữ và tổ chức hữu nghị ở 102 nước. Do thắng lợi của dân tộc ta, phong trào phụ nữ Việt Nam có vai trò, uy tín rất cao trong phong trào phụ nữ thế giới. Đại diện phụ nữ Việt Nam được cử làm Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế.

Trải qua 20 năm chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ, giáo dục, động viên chị em thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và đã thực sự đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng của phụ nữ, được chị em tin cậy, ủng hộ. Hội đã trở thành một tổ chức chính trị có uy tín sâu rộng trong quần chúng, làm chỗ dựa cho chính quyền, làm trợ thủ cho Đảng.

Sau khi nhân dân cả nước đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chấm dứt chiến tranh trực tiếp ở Việt Nam và ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam, miền Bắc đã có hoà bình và chuyển sang

giai đoạn cách mạng mới. Phụ nữ cùng toàn dân ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa về mọi mặt, ổn định đời sống, củng cố quốc phòng, chi viện cho miền Nam.

Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IV đã tổng kết phong trào phụ nữ trong những năm chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã vô cùng vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quý của Quốc hội và Chính phủ khen ngợi sự cống hiến to lớn của phụ nữ Việt Nam và thành tích của HLHPNVN.

Đại hội đã nhận định: trong điều kiện ở miền Bắc đã xác lập quan hệ sản xuất XHCN, nội dung của sự nghiệp giải phóng phụ nữ là: chống tình trạng nghèo nàn về kinh tế, chống những quan điểm lạc hậu về vấn đề phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ, phát động phong trào phụ nữ tham gia sản xuất và quản lý xã hội, giảm nhẹ lao động gia đình bằng công tác tổ chức đời sống một cách hợp lý. Thực hiện những vấn đề trên đây nhằm bảo đảm cho phụ nữ tham gia làm chủ tập thể một cách đầy đủ nhất trên cả ba phương diện: làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân mình, tiến tới hoàn toàn giải phóng phụ nữ. Những vấn đề trên đây chỉ có thể thực hiện trên cơ sở đẩy mạnh ba cuộc cách mạng (cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng tư tưởng văn hoá), đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Đại hội quyết định tiếp tục đẩy mạnh phong trào Ba đảm đang với nội dung mới thể hiện trong khẩu hiệu hành động: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà, phấn đấu thực hiện nam nữ bình đảng”.

Đại hội đã xác định chức năng, nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ:

- Hội là tổ chức quần chúng rộng rãi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng của phụ nữ, có chức năng đoàn kết, giáo dục, động viên, tổ chức toàn thể phụ nữ Việt Nam tích cực đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, đấu tranh cho sự

nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng.

- Hội có nhiệm vụ đoàn kết, giáo dục phụ nữ nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tích cực tham gia phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc, thực hiện ba cuộc cách mạng, đồng thời chăm lo quyền lợi phụ nữ về mọi mặt, hướng dẫn giúp đỡ phụ nữ tổ chức gia đình, nuôi dạy con tốt.

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ IV, trong 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế, các cấp Hội đã tiến hành những hoạt động sau đây:

Thông qua nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, nhiều hội nghị tiếp xúc từng đối tượng quần chúng và nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục khác, làm cho chị em nhận thức rõ thắng lợi, tự hào về sự đóng góp to lớn của phụ nữ vào thắng lợi chung, thấy rõ thuận lợi, khó khăn và yêu cầu của đất nước sau chiến tranh, giúp chị em nhận rõ trách nhiệm trước tình hình mới, động viên chị em chuyển ý chí quyết tâm trong chiến đấu thành tinh thần hăng say lao động sản xuất. Đồng thời, Hội đã tăng cường việc hướng dẫn vấn đề xây dựng gia đình, nuôi dạy con, công việc nội trợ, giáo dục nữ thanh niên về lý tưởng, tình yêu, nếp sống...

Đối với phụ nữ nông dân, trên cơ sở giáo dục chị em tham gia cuộc vận động tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, cải tiến quản lý nông nghiệp, Hội đã vận động chị em tích cực làm mọi việc như san lấp hố bom, chống hạn, chống úng, chống rét, cứu lúa, cứu mạ v.v... Đặc biệt từ 20/10/1974, Hội đã phát động phụ nữ thi đua tham gia đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tập trung vận động phụ nữ cấy đúng kỹ thuật, kịp thời vụ, hết diện tích, phát triển chăn nuôi gia đình, trồng rau xanh, tiết kiệm lương thực, thực phẩm.

Các cấp Hội cùng với Uỷ ban Nông nghiệp, Ty Trồng trọt và chăn nuôi mở hội nghị liên tịch phổ biến kế hoạch, chỉ tiêu và biện pháp lớn, tổ chức tập huấn cấy, vận động tương trợ giống, vốn, vận động phụ nữ làm nghĩa vụ bán lương thực, thực phẩm cho Nhà nước, đề nghị với HTX những biện pháp tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất tốt và bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, tổng kết khen

thưởng những chị em cấy giỏi, chăn nuôi giỏi. Cấp hội cùng Công đoàn ra Nghị quyết liên tịch về công tác vận động nữ công nhân viên chức và phối hợp với Công đoàn giáo dục, động viên chị em vượt mọi khó khăn, bảo đảm ngày công, giờ công có ích, bảo đảm quy trình, quy tắc kỹ thuật, hoàn thành kế hoạch Nhà nước. Chị em đã tích cực tham gia phong trào ký kết hợp đồng tập thể, quy ước trách nhiệm giữa cơ quan, xí nghiệp và công nhân viên chức trong việc phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước và chăm lo đời sống của công nhân viên chức. Cấp hội tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc với nữ cán bộ khoa học kỹ thuật các ngành để tìm hiểu nguyện vọng, đề xuất biện pháp giúp đỡ chị em giải quyết khó khăn và động viên chị em tham gia công tác nghiên cứu phục vụ cho phong trào phụ nữ.

Với những cố gắng trên đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã giáo dục, động viên phụ nữ góp phần vào việc hoàn thành cơ bản kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế của Nhà nước.

Trong những năm qua, các cấp Hội tiếp tục vận động phụ nữ, động viên chồng, con làm nghĩa vụ quân sự góp phần thực hiện vượt kế hoạch các đợt tuyển quân. Đặc biệt đợt tuyển quân cuối năm 1974 đầu năm 1975 số lượng huy động lớn nhất, thời gian gấp nhất nhưng đã hoàn thành xuất sắc.

Sau chiến tranh, công tác chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội đã trở thành một vấn đề rất lớn. Các cấp Hội đã mở Hội nghị chuyên đề bàn về vấn đề này để rút kinh nghiệm và bồi dưỡng chính sách cho cán bộ. Ngoài việc phát huy tác dụng của Hội Mẹ chiến sĩ và giáo dục hội viên phụ nữ thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội về mọi mặt, các cấp Hội đã cùng các ngành tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ cấp, phân phối lương thực, chăm sóc con liệt sĩ...

Trong công tác giải quyết hậu quả sau chiến tranh, các cấp Hội đã tham gia kiểm tra việc thực hiện chính sách cấp phát, vận động hội viên ủng hộ tiền của, san lấp hố bom, thu dọn, sửa sang nhà cửa giúp các gia đình bị thiệt hại trong chiến tranh, chóng ổn định đời sống.

Để phát huy vai trò phụ nữ trong việc xây dựng cuộc sống mới, con người

mới xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam đã coi việc vận động phụ nữ xây dựng gia đình, nuôi dạy con tốt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm lâu dài của Hội. Hội đã phối hợp với Bộ Văn hoá nghiên cứu đề ra chủ trương và tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá mới và hướng dẫn kế hoạch thực hiện. Gia đình văn hoá mới là những gia đình bình đẳng, dân chủ, thuận hoà, hạnh phúc, tiến bộ, vợ chồng, cha mẹ, con cái thương yêu, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau làm tốt mọi nghĩa vụ đối với xã hội. Năm 1975, ở những cơ sở chỉ đạo điểm của các tỉnh, thành, huyện, việc xây dựng gia đình văn hoá mới đã thực sự trở thành cuộc vận động của toàn dân do chính quyền chỉ đạo, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng. Tuy mới bước đầu, cuộc vận động đã có tác dụng thiết thực tăng cường đoàn kết gia đình, thôn xóm, đẩy mạnh việc giáo dục trẻ em và thực hiện nếp sống mới, góp phần đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất, giữ gìn trật tự trị an, tạo điều kiện tiến lên xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc.

Vấn đề hôn nhân gia đình, sau chiến tranh có những tình hình phức tạp. Hội đã phối hợp với các cơ quan luật pháp trong việc hoà giải, ngăn chặn những việc làm sai trái, tham gia xét xử những vụ vi phạm Luật, kiển tra, tổng kết việc thi hành Luật và nghiên cứu, đề xuất những vấn đề cần bổ sung, hướng dẫn.

Để tăng cường sự chỉ đạo của Hội phù hợp với nhiệm vụ mới, Hội đã mở Hội nghị chuyên đề về tổ chức và ra Nghị quyết về tổ chức bộ máy cấp tỉnh, thành, khu, huyện, chấn chỉnh lại các Ban chuyên môn. Việc chỉ đạo bước đầu được cải tiến, có kế hoạch, biện pháp đi sâu vào từng chuyên đề, chủ động kết hợp với các ngành, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, hướng dẫn việc làm cụ thể cho cơ sở.

Hội có nhiều chủ trương đúng đắn như giáo dục đạo đức người phụ nữ xã hội chủ nghĩa, chăm lo quyền lợi phụ nữ và trẻ em... nhưng việc nghiên cứu vận dụng làm rõ chức năng, phạm vi hoạt động của Hội trên từng chủ trương, từng mặt công tác chưa được rõ. Nhiều điểm hình tiên tiến xuất hiện ở khắp các địa phương và các ngành nhưng Trung ương và các cấp Hội thiếu tổng kết, phổ biến kinh nghiệm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023