Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 13

2. Động viên phụ nữ tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, trọng tâm là ba chương trình kinh tế lớn

3. Tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện những chính sách, chế độ và điều kiện lao động và sinh hoạt của phụ nữ, trẻ em

Đại hội kêu gọi chị em cả nước hãy quyết tâm vượt khó khăn, hết lòng hết sức phát huy mọi tiềm năng, chủ động sáng tạo trong sản xuất, công tác, phấn đấu trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ, cố gắng tổ chức gia đình nuôi dạy con cái, đồng thời tích cực đấu tranh góp phần đẩy lùi mọi hiện tượng tiêu cực, làm trong sạch tổ chức Đảng và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ 6 của Đảng, đưa đất nước tiến lên.

Các cấp Hội đại diện cho quyền bình đẳng, làm chủ tập thể của phụ nữ, hãy bám sát Nghị quyết của Đảng, nắm vững chức năng của Hội, cùng với chị em cán bộ nữ các ngành ra sức giáo dục động viên phụ nữ thực hiện nhiệm vụ chung và chăm lo cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Tất cả chúng ta đoàn kết một lòng quyết tâm đưa phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” tiến lên những bước mới, góp phần tích cực hoàn thành kế hoạch Nhà nước 1986 -1990, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, đem lại quyền lợi thiết thực cho phụ nữ trẻ em, cho mỗi gia đình.

Tiểu kết chương 3


Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đã rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ Hội các cấp và vấn đề giải phóng phụ nữ. Nhũng thành tựu mà phong trào phụ nữ đạt được gắn liền với vai trò tổ chức to lớn của Đảng.

Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, định hướng đi lên XHCN, Đảng luôn khẳng định vai trò quan trọng của chị em phụ nữ. Đảng đẫ đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức và chỉ dạo hoạt động của phong trào phụ nữ đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng. Đảng đặc biệt lưu ý thực trạng bất cập giữ khả năng, trình độ, năng lực của cán bộ nữ với nhiệm vụ được giao. Trình độ văn hóa, chuyên môn thấp, cách tổ chức, quản lý lãnh đạo trong những năm dài chiến tranh gây khong ít khó khăn cho quá trình lãnh đạo của công tác đào tạo cán bộ trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Vì vậy cần có một chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội dựa trên quy hoahcj tổng thể trong công tác xây dựng hệ thống tổ chức Hội nói chung với những yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực cụ thể.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và chỉ đạo đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng. Một trong những đóng góp lớn tạo nên thắng lợi hiện nay là sự lãnh đạo tổ chức của đội ngũ cán bộ Hội các cấp nói chung và Trung ương nói riêng. Sự phát triển tương đối đồng đều cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ Hội hiện nay và kết quả mà phong trào phụ nữ đạt được chính là sự phản ánh rõ nét sự quan tâm sâu sát của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế cần khắc phục như đã trình bày ở trên. Phát hy những mặt mạnh, khác phục những yếu kém đang là nhiệm vụ cấp bách của các cấp ủy đảng, cính quyền, đoàn thể trong cả nước góp phần thúc đẩy công tác chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động Hội hiệu quả đáp ứng yêu càu của công cuộc Đổi mới đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 13

Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thời kỳ 1976-1986 đã có bước trưởng thành cả về hệ thống tổ chức và các hoạt động đối nội, đối ngoại. Đội ngũ cán bộ Hội ngày càng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đất nước trong buổi đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội nghị phụ nữ hai miền tháng 6/1976 đã quyết định thống nhất tổ chức và chỉ đạo phong trào phụ nữ cả nước. Hội có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm hơn 9 triệu phụ nữ các tầng lớp, các lứa tuổi, các dân tộc, các tôn giáo. Cùng với các đoàn thể quần chúng khác, Hội đã tập hợp, giáo dục, động viên phụ nữ tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Năm 1985, được cổ vũ bằng nhiều sự kiện trọng đại; đồng thời là năm Đảng, Nhà nước ban hành những chỉ thị, nghị quyết quan trọng, nhất là Nghị quyết số 8 về chuyển hẳn cơ chế tập trung bao cấp sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Mười năm sau khi đất nước được giải phóng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có những thành tựu quan trọng. Riêng phong trào phụ nữ, nghị quyết 176A (24/12/1984) về việc "Phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" của Hội đồng Bộ trưởng rất phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, đáp ứng với yêu cầu phát triển của phong trào phụ nữ trong những năm đầu thực hiện đổi mới đất nước. Ban Chấp hành Trung ương sớm tổng kết phong trào và đề ra phương hướng hoạt động tích cực và sát hợp trong năm 1985. Tình hình trên đã tạo nên không khí phấn khởi, tin tưởng, động viên phụ nữ khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. "Năm 1985, công tác tổ chức Hội ở các cấp đã có một số chuyển biến, bộ máy các cấp Hội đã được kiện toàn một bước. Quy hoạch cán bộ các cấp tỉnh, huyện về cơ bản đã hoàn thành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện được rải đều ở các vùng miền và được nâng dần về số lượng và chất lượng".

Bên cạnh những ưu điểm, công tác tuyên truyền giáo dục chưa kịp thời nắm bắt tư tưởng quần chúng, nội dung giáo dục còn chung chung, chưa đi sâu vào đối tượng, hình thức sinh hoạt của tổ phụ nữ gò bó, nặng về phổ biến, vận động nên nhiều nơi hội viên chưa tha thiết với sinh hoạt.

Trong tình hình, cơ chế quản lý đang dổi mới, một số địa phương, ngành đã nghiên cứu đề ra những quy định, những chính sách cụ thể nhưng các cấp Hội chưa theo kịp, chưa có những biện pháp bám sát chủ trương chung để chuyển hướng công tác của Hội cho phù hợp, mới có điều kiện giải quyết những vấn đề của phụ nữ trong cơ chế quản lý mới.

Bộ máy tổ chức Hội các cấp, trước hết là Trung ương Hội còn quan liêu hành chính, kém hiệu lực trong chỉ đạo phong trào, chưa nắm chắc những diễn biến phức tạp trong tâm tư, tình cảm của phụ nữ trước sự biến động nhanh chóng của tình hình sản xuất, đời sống và chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch.

Trung ương Hội chỉ đạo một số việc không tập trung, dứt điểm, không tổng kết, rút kinh nghiệm.

Những khuyết điểm, sai lầm của Đảng trong chỉ đạo chiến lược kinh tế- xã hội, trong cơ chế quan liêu bao cấp, nhất là sai lầm về chính sách giá - lương

- tiền của Nhà nước đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm cho những có gắng của quần chúng trong đó có phụ nữ không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 5 đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội phụ nữ, nhưng ở một số địa phương các cấp ủy đảng thiếu quan tâm, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho các cấp Hội làm đúng chức năng..

Đại hội lần thứ V đã nhận ra được những hạn chế trong hoạt động của hội là trách nhiệm của Hội LHPNVN chưa chuyển kịp nội dung và hình thức hoạt động để phát huy được vai trò và chức năng của đoàn thể quần chúng trong giai đoạn mới, chưa "bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về chủ nghĩa xã hội của quần chúng".

Các cấp Hội chưa biết dựa vào Hiến pháp và các luật lệ, chủ trương, chính sách của Nhà nước để tuyên truyền, giải thích cho nữ cán bộ hiểu rõ và

phát huy vai trò của Hội trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Công tác kiểm tra việc thực hiện những luật pháp, chính sách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, trẻ em làm còn quá ít. Việc tổ chức chỉ đạo cuộc vận động "xây dựng gia đình văn hóa mới" thiếu kiên quyết, liên tục, cụ thể, chưa tranh thủ được sự hoạt động đồng bộ của các ngành nên kết quả còn hạn chế.

Cách làm việc của Hội còn bó hẹp trong hệ thống dọc, chưa có nhiều hình thức biện pháp phối hợp với các ngành, huy động lực lượng cán bộ nữ các ngành phục vụ cho phong trào phụ nữ. Hội chưa phối hợp chặt chẽ với công đoàn và Đoàn Thanh niên để phát huy một cách cụ thể vai trò nòng cốt của nữ công nhân viên chức và nữ thanh niên trong phong trào phụ nữ. Tổ chức cơ sở Hội nhiều nơi còn yếu, sinh hoạt rời rạc, thiếu nội dung thiết thực.

Tình hình trong nước và thế giới đặt ra những yêu cầu mới, yêu cầu phải đổi mới nội dung hoạt động cho các đoàn thể quần chúng và đặc biệt tình hình Hội LHPNVN trong giai đoạn 1976-1986 gặp nhiều lúng túng với mô hình quản lý hành chính quan liêu.

Với tinh thần "nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật" [51; 10], Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã phân tích một cách sâu sắc những nguyên nhân, thành tự, những khuyết điểm, sai lầm trong hoạt động của Đảng, Nhà nước từ đó đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đại hội nhấn mạnh đổi mới kinh tế là trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới về chính trị trong đó có vấn đề đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng. Sự sáng tạo trong công cuộc đổi mới của Đảng được bắt đầu từ Đại hội VI và tiếp tục bổ sung, phát triển qua các kỳ tiếp theo.

Thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và 10 năm đầu hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976-1986) đã chỉ ra rằng phụ nữ có khả năng và đóng góp rất lớn nếu được động viên, tổ chức và đặt đúng vào vị trí, phù hợp với điều kiện và năng lực của họ.

Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện hoá hiện nay, phụ nữ càng có vai trò quan trọng, Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục có những chủ trương, chính sách nhằm huy động sức mạnh của phụ nữ tạo điều kiện vươn lên ngang tầm nam giới trong trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong học tập và tiếp cận giáo dục; bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ nữ phù hợp với năng lực và sở trường của họ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong sử dụng nguồn nhân lực nữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1976), Báo cáo công tác vận động phụ nữ 1976, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1977), Báo cáo công tác vận động phụ nữ 1976, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội. .

3. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1978), Báo cáo công tác vận động phụ nữ 1978, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1979), Báo cáo công tác vận động phụ nữ 1979, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1980), Báo cáo công tác vận động phụ nữ 1980, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1981), Báo cáo công tác vận động phụ nữ 1981, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội.

7. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1982), Báo cáo công tác vận động phụ nữ 1982, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội.

8. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1983), Báo cáo công tác vận động phụ nữ 1983, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội.

9. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1986), Báo cáo công tác vận động phụ nữ 1986, Lưu trữ trung ương Hội, Hà Nội.

10. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1976), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1976, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội

11.Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1977), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1977, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội.

12. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1978), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1978, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội.

13. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1979), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1979, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội.

14. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1980), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1980, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội.

15. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1981), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1981, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội.

16. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1982), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1982, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội.

17. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1983), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1983, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội.

18. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1984), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1984, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội.

19. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1985), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1985, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội.

20. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1986), Dự thảo báo cáo Tổng kết hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ năm 1986, Lưu trữ Trung ương Hội, Hà Nội.

21. Ban tổ chức cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1986) Báo cáo về công tác cán bộ nữ, Lưu trữ Trung Ương Hội, Hà Nội.

22. Ban tổ chức cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1984) Báo cáo tình hình bộ máy, cán bộ các cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam , Lưu trữ Trung Ương Hội, Hà Nội.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí