Những Nét Độc Đáo Và Bài Học Kinh Nghiệm

Chương 3

NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM


3.1. Nhận xét chung

3.1.1. Về những thành quả và nguyên nhân

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, cả nước đi lên CNXH, để đáp ứng tình hình, nhiệm vụ mới của cách mạng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tham mưu cùng các câp ủy Đảng sơ kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung Ương Đảng. Bên cạnh đó, ngoài việc kiện toàn bộ máy tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, tháng 6/1976, Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam đã thống nhất với Hội Liên hiệp Phụ nữ ở miền Bắc thành một tổ chức duy nhất và thống nhất: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Sự thống nhất về tổ chức này đã góp phần đưa hệ thống tổ chức Hội và phong trào của phụ nữ trong cả nước ngày một phát triển, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được phân công. Do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng thời kỳ này, Hội đã đưa vào cương vị lãnh đạo ở cơ sở một lớp cán bộ Hội có văn hóa, trưởng thành trong chiến đấu và sản xuất. Qua thử thách trong công tác, đại bộ phận đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phân công. Do thế mạnh của tuổi trẻ, được đào tạo, sức khỏe tốt, sự nhiệt tình hăng hái, lòng dũng cảm, các chị đã chứng tỏ đây là nguồn cán bộ kế cận, bổ sung cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp sau này. Ưu điểm rõ nhất của các chị em thời kỳ này: đã phát huy được bản chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: cần cù, chịu khó, trung hậu, đảm đang. Các chị có lòng nhiệt tình, hăng hái trong công tác, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật... Trong quản lý kinh tế, phần lớn số chị em chặt chẽ trong quản lý lao động và quản lý tài chính, đấu tranh chống tham ô, lãng phí, các hiện tượng chè chén, nhậu nhẹt rất ít khi diễn ra. Nhiều chị đã được giao về các cơ sở yếu kém, nội bộ mất đoàn kết... các chị đã không ngại khó khăn, mặc cảm... tìm mọi biện pháp để tập hợp cán bộ, lãnh đạo phong trào vươn lên thành đơn vị khá tốt. Thực tế hoạt động của Hội thời kỳ này đã chứng minh rằng: trong hoàn cảnh đất nước

còn gặp nhiều khó khăn sau ngày thống nhất nhưng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có thể phát động phong trào, bảo đảm được các nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Đặc biệt, do thiên chức của người phụ nữ, các chị còn có khả năng đảm bảo được đời sống cho nhân dân, chăm lo đến quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ lần thứ V về cải tiến phương thức tổ chức và hoạt động của Hội. Trung ương Hội tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác Hội. Các tỉnh, thành Hội đều kiện toàn và củng cố bộ máy các cấp, đồng thời sử dụng và quy hoạch cán bộ. Một số địa phương đi vào củng cố cơ sở ở các vùng công giáo, hải đảo, biên giới.

Những đóng góp từ nhiều mặt hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đưa uy tín của Hội ngày càng được khẳng định. Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền đã ghi nhận vai trò của Hội trong việc giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện nghĩa vụ công dân và chức năng người mẹ. Trải qua mỗi kỳ đại hội, chức năng của hội LHPNVN được hoàn thiện thêm một bước: rõ về nội dung, gọn về phạm vi đại diện, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ trong tình hình mới. Từ đó vị trí của Hội LHPNVN ngày càng được củng cố và khẳng định.

Hội LHPNVN cũng đã có nhiều thắng lợi trong việc quán triệt thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là những vấn đề có liên quan đến công tác Hội, cụ thể hóa bằng các phong trào thi đua, chương trình hành động, hướng dẫn các cấp hội thực hiện. Các chủ trương, chương trình, kế hoạch của Ban Chấp hành Trung ương Hội đề ra kịp thời, sát với tình hình, nhiệm vụ chính trị của Đảng. Hai phong trào đã được khẳng định là phù hợp, thiết thực, có sức thu hút, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng. Trung ương Hội đã bước đầu gắn hoạt động của Hội với các hoạt động kinh tế, mục tiêu kinh tế, gắn tuyên truyền, giáo dục vận động với chăm lo, bảo vệ quyền lợi đời sống phụ nữ, trẻ em. Các hình thức tập hợp quần chúng bước đầu được cải tiến. Hình thức sinh hoạt nghèo nàn, đơn điệu dần được thay thế bằng những hình thức sinh động hơn như

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

trao đổi, tọa đàm, hội thảo... trên cơ sở phân loại đối tượng, qua thực tế được khẳng định là một hướng đi đúng.

Hội đã từng bước quan tâm giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo phối kết hợp giữa chính quyền các cấp, ngành với tổ chức Hội, tạo điều kiện mở rộng, công khai, phát huy dân chủ trong quần chúng phụ nữ. Ngày càng nhiều chị em là cán bộ Hội trở thành cán bộ, ủy viên chấp hành các cấp, các ngành. Hoạt động của các cấp hội và phong trào phụ nữ từ năm 1981-1985 đã đạt được nhiều kết quả to lớn.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986 - 11

Nhân dịp tổng kết kế hoạch 5 năm (1981-1985), Nhà nước đã tặng 18 huân chương Lao động các loại cho phong trào phụ nữ 18 tỉnh, thành với hơn 20 đơn vị có đông phụ nữ tham gia, và 24 chị có thành tích đặc biệt xuất sắc đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, 68 chị được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Đảng và Nhà nước đã tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao nhất, cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hội.

Hội LHPNVN đạt được những thành tích to lớn trên là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau:

Với vai trò là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, Đảng dã có nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đáp ứng yếu cầu cấp bách của từng giai đoạn cách mạng mới.

Nhân tố quan trọng nữa, đó là sự nắm bắt nhanh nhạy, chủ động của Hội LHPNVN, quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.

3.1.2. Về những hạn chế và nguyên nhân

Trong 10 năm giữa hai nhiệm kỳ Đại hội Phụ nữ lần thư IV và lần thứ V, phong trào phụ nữ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn những mặt hạn chế. Công tác tuyên truyền giáo dục chưa kịp thời nắm bắt tư tưởng quần chúng, nội dung giáo dục còn chung chung, chưa đi sâu vào đối tượng, hình thức sinh hoạt của tổ phụ nữ gò bó, nặng về phổ biến, vận động đóng góp nên nhiều nơi hội viên chưa tha thiết với sinh hoạt tổ phụ nữ. Công tác tổ chức

Hội còn lúng túng trên nhiều mặt, bộ máy tỉnh, huyện tuy có kiện toàn nhưng chưa phải đã đồng bộ. Năng lực, trình độ cán bộ chưa đồng đều một số nơi hoạt động vẫn mang tính chất hành chính sự vụ, nặng về triệu tập cán bộ cơ sở hội họp, ít đi sâu, bám sát cơ sở, thiếu nghe ngóng và bàn bạc với cơ sở. Công tác xây dựng quy hoạch cán bộ Hội các cấp còn thiếu toàn diện. Chính sách, chế độ cho cán bộ theo quyết định số 18-TB/TW (10/2/1983) chưa được thực hiện triệt để, chưa xây dựng được những mô hình cơ sở thí điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo. Bộ máy tổ chức Hội các cấp trước hết là Trung ương Hội còn quan liêu, hành chính, kém hiệu lực trong chỉ đạo phong trào, chưa nắm chắc những diễn biến phức tạp trong tâm tư, tình cảm của phụ nữ trước sự biến động nhanh chóng của tình hình sản xuất, đời sống và chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Hệ thống tổ chức của Hội trong những năm qua còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, số lượng biên chế lớn trong khi khả năng hoàn thành nhiệm vụ không cao, trình độ đội ngũ cán bộ thấp, kinh phí hoạt động ít.

Đại hội V đã nhận ra được những hạn chế trong hoạt động của Hội là trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chưa chuyển kịp nội dung và phương thức hoạt động để phát huy được vai trò, chức năng của đoàn thể quần chúng trong giai đoạn mới, chưa bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về Chủ nghĩa xã hội của quần chúng".

Các cấp Hội chưa biết dựa vào Hiến pháp và các luật lệ, chủ trương, chính sách của Nhà nước để tuyên truyền, giải thích cho nữ cán bộ hiểu rõ và phát huy vai trò của Hội trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Công tác kiểm tra việc thực hiện những luật pháp, chính sách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, tre em còn quá ít. Việc tổ chức chỉ đạo cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới thiếu kiên quyết, liên tục, chưa tranh thủ được sự đồng bộ của các ngành, nên kết quả còn bị hạn chế.

Cách làm việc của Hội phần lớn còn bó hẹp trong hệ thống dọc của Hội, chưa có nhiều hình thức, biện pháp phối hợp với các ngành, huy động lực lượng cán bộ nữ các ngành phục vụ cho phong trào phụ nữ. Hội chưa phối hợp chặt

chẽ với Công đoàn và Đoàn Thanh niên để phát huy một cách cụ thể vai trò nòng cốt của nữ công nhân viên chức và nữ thanh niên trong phong trào phụ nữ. tổ chức Hội nhiều nơi còn yếu, sinh hoạt rời rạc, thiếu nội dung thiết thực.

3.2. Những nét độc đáo và bài học kinh nghiệm

3.2.1. Những nét độc đáo

Sự lãnh đạo của Đảng đối với HLHPNVN từ năm 1976-1986 được tiến hành song song, gắn liền với công tác lãnh đạo quần chúng nhân dân nói chung nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong hoàn cảnh lịch sử mới vô cùng đặc biệt:

Trong hoàn cảnh đất nước có thuận lợi cơ bản là kết thưc thắng lợi cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Năm 1976, Đảng ta tiến hành Đại hội Đảng lần thứ IV, là năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm (1976-1980), bắt đầu thời kỳ đi vào công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trên quy mô cả nước. Tổ chức phụ nữ hai miền tiến tới thống nhất trong sự chỉ đạo chung, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ thành một lực lượng lớn mạnh trong một tổ chức phụ nữ thống nhất. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước trưởng thành mới của phụ nữ Việt Nam, đưa sự nghiệp giải phóng phụ nữ tiến lên một bước mới. Chúng ta có nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn rất lớn. Ngoài những hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới, cùng một lúc chúng ta phải đương đầu với những sự kiện đột biến: địch họa, thiên tai liên tiếp. Sau khi thất bại ở chiến tranh biên giới Tây Nam, Trung Quốc không từ một hành động thù địch nào đối với Việt Nam. Chúng ngang nhiên tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược 6 tỉnh phía Bắc nước ta, đồng thời vu khống Việt Nam hòng cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chống chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc và thu được những thành tựu đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" đã góp phần cống hiến xứng đáng. Vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ, phụ nữ Việt Nam đã phát huy truyền thống "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" lập những thành tích to lớn trong lao động sản xuất, phục vụ chiến đấu và chiến đấu, tổ chức cuộc sống gia đình và xã hội, góp phần đào tạo thế hệ tương lai. Vai trò bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực được khẳng định rõ nét, sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã tiến thêm một bước mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào phụ nữ Việt Nam đã vượt qua những chặng đường đầy thử thách, đạp bằng mọi trở lực, tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới.

Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức quần chúng cách mạng của Đảng, vừa có tính chất Hội, vừa có tính chất mặt trận. Trong thời kỳ cách mạng mới, Hội dựa trên cơ sở đoàn kết chặt chẽ phụ nữ công nhân, nông dân, trí thức để mở rộng khối đoàn kết các tầng lớp phụ nữ; đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức Hội phụ nữ bè bạn quốc tế, yêu chuộng hòa bình, tạo thành khối đoàn kết trên mặt trận chung chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

- Quá trình chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với phong trào phụ nữ ngày càng sâu sát, có chương trình, có kế hoạch cụ thể.

Nét đặc sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng là quá trình xây dựng và phát triển HLHPNVN ngày càng lớn mạnh trong một tổ chức duy nhất và thống nhất trong cả nước.

- So với trước năm 1976, chú trọng vận động phụ nữ giai đoạn này không còn nặng về kêu gọi tinh thần yêu nước, đóng góp cho kháng chiến mà đi vào phát huy thế mạnh của phụ nữ Việt Nam trong công tác tổ chức cán bộ, công tác sản xuất xây dựng kinh tế mới, thu hút đông đảo sự tham gia của các tầng lớp phụ nữ. Đảng ta đã phát động nhiều phong trào thi đua để tổ chức, tập hợp phụ nữ như: "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Các phong trào mà

Đảng phát động trong thời kỳ này vừa đáp ứng yêu cầu mới của đất nước vừa phù hợp với đặc điểm, nguyện vọng của phụ nữ, đã động viên, phát huy mạnh mẽ mọi khả năng của các tầng lớp phụ nữ tham gia

So với giai đoạn trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ra được nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất sâu rộng, sôi nổi, liên tục

3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu

Từ thực tiễn công tác phụ vận của Đảng, từ những thành tựu và tồn tại như đã trình bày có thể nêu ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Đảng phải nhận thức sâu sắc phụ nữ là lực lượng đông đảo, chiếm quá nửa dân số nhân dân, là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của cách mạng trong kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa để sớm có quan điểm, chủ trương, biện pháp tích cực đối với công tác lãnh đạo phụ nữ. Muốn cho phong trào phụ nữ phát triển tốt thì việc quán triệt những chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về tổ chức và các hoạt động của Hội phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể các cấp. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, ở các tổ chức Hội từ Trung ương đến địa phương, nếu các cấp ủy Đảng quan tâm, nhận thức rõ vai trò, vị trí của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thì tổ chức Hội, phong trào phụ nữ ở đó phát triển tốt. Cùng với việc quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, vấn đề quan trọng hơn là phải thể chế hóa các chủ trương đó thành luật pháp, chính sách, các quyết định cụ thể của Nhà nước. Điều có ý nghĩa quyết định là phải vạch ra những biện pháp và quyết tâm thực hiện chủ trương chính sách ấy. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đường lối chủ trương có rồi, phải có biện pháp thực hiện cho tốt. Kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba phần, có như thế mới có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức của Nhà nước".

Đảng của giai cấp công nhân muốn lãnh đạo cách mạng thắng lợi, nhất định phải có đường lối vận động quần chúng phụ nữ tham gia; đồng thời phải có đường lối giải phóng phụ nữ đúng đắn. Cùng với quá trình dân chủ hóa trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, việc lựa chọn, đánh giá, đề bạt phụ nữ vào các vị

trí xã hội khác ngày càng có nề nếp, quy củ, thực hiện theo những quy trình công khai, đảm bảo tính khách quan, chân thực. Điều đó tạo điều kiện cho chị em phụ nữ được bình đẳng trước nam giới, tránh được những định kiến hẹp hòi. Đồng thời đó cũng là môi trường để chị em phấn đấu, vươn lên.

Muốn đưa kháng chiến, kiến quốc đi tới thắng lợi, Đảng phải dựa chắc vào nhân dân, nhất là phụ nữ để có thể xây dựng đất nước vững mạnh, huy động cao nhất sức người sức của. Cùng với quá trình dân chủ hóa trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào phụ nữ nói chung ở từng thời kỳ cách mạng cần có hình thức bước đi thích hợp từ tổ chức khác nhau đi đến thống nhất thành một tổ chức duy nhất.

Để làm cho công tác phụ nữ đạt kết quả cao nhất, Đảng cần ra sức động viên, cổ vũ phong trào phụ nữ, đồng thời có chủ trương đào tạo cán bộ, làm nòng cốt lâu dài về sau. Việc đề bạt, sử dụng cán bộ Hội phải trên cơ sở tiêu chuẩn, trong quy hoạch, đúng người, đúng việc. Trong công tác đào tạo cán bộ, cần tránh hai khuynh hướng: Một mặt, bố trí cán bộ Hội cho đủ theo tỷ lệ, cơ cấu, không căn cứ vào tiêu chuẩn tuyển chọn. Mặt khác là quá khắt khe, cầu toàn, hẹp hòi khi đánh giá, tuyển chọn mà không quan tâm đến tính đặc thù của phụ nữ.

Khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức đoàn thể, nhằm tạo điều kiện cho tổ chức hội phát triển là rất quan trọng, nhưng khâu quyết định vẫn là bản thân Hội. Việc chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ở nước ta hiện nay là phù hợp với quy luật vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới, nhưng hoàn toàn mới mẻ và gặp không ít khó khăn. Phần lớn các chị đã vượt qua được thử thách, hoàn thành được nhiệm vụ, nhưng một số vẫn mặc cảm tự ty, thiếu ý chí phấn đấu và chấp nhận những khó khăn đời thường cũng như hạn chế của năng lực bản thân. Tình trạng này thể hiện rõ trong sự hụt hẫng của công tác cán bộ nữ hiện nay. Số cán bộ lớn tuổi có thâm niên kinh nghiệm, nhưng đã già yếu, năng lực hạn chế, phong cách làm việc cũ kỹ, không đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong khi đó lớp trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong quản

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí