trình hành động số 16CTr/TU Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X xác định: “Tăng cường kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Đảng, triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ Tỉnh, các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của cấp ủy địa phương” [114, tr. 11]. Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo công tác kiểm tra tập trung vào tăng cường kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức sinh hoạt và hoạt động của Đảng, củng cố đoàn kết nội bộ; kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm nhằm nâng cao sức chiến đấu của TCCSĐ và đảng viên. Kiểm tra việc thực hiện các kết luận kiểm tra, khắc phục hậu quả do sai phạm và sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm. Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả đơn thư tố cáo, khiếu nại và xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức và cá nhân có vi phạm; hạn chế đến mức thấp nhất đơn thư khiếu kiện vượt cấp, gửi nhiều nơi, nhiều lần.
Thực hiện Nghị
quyết số
14NQ/TW, ngày 30/7/2007, Hội nghị
lần
thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X Về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, ngày 15/8/2007 Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa ban hành Chương trình hành động số 36CTr/TU về Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, Về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Theo đó, đối với các cấp ủy cơ sở, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa xác định: Kiểm tra, giám sát thi hành Điều lệ Đảng, các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng; chế độ sinh hoạt Đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng ngân sách; quản lý và sử dụng đất đai; việc tiếp nhận, quản
lý, phân bổ
nguồn tiền
ủng hộ
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Công Tác Giáo Dục Chính Trị, Tư Tưởng Cho Cán Bộ, Đảng
- Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Đảng Viên Ở Xã, Phường, Thị Trấn
- Đổi Mới Phương Thức Lãnh Đạo Của Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Xã, Phường, Thị Trấn
- Những Yếu Tố Mới Tác Động Và Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hóa Về Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Xã, Phường, Thị Trấn
- Chỉ Đạo Công Tác Giáo Dục Chính Trị, Tư Tưởng Cho Cán Bộ, Đảng
Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.
thiên tai, người nghèo; công tác quân sự
quốc phòng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đối với UBKT Đảng ủy ở xã, phường, thị trấn phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kịp thời kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với TCCSĐ và đảng viên.
Để công tác kiểm tra, giám sát đi vào nền nếp, ngày 5/11/2007 Tỉnh ủy
Thanh Hóa ban hành Quy chế số
06QC/TU,
Về Quy chế
làm việc của
UBKT Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2005 2010. Theo đó, Quy chế xác định
nhiệm vụ của UBKT các cấp quyết định phương hướng, nhiệm vụ,
chương trình công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, hằng năm, 6 tháng. Trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng do Điều lệ Đảng quy định; các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quy chế làm việc và Hướng dẫn của UBKT Trung ương: “Kiểm tra đảng viên, kể
cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên,
tiêu chuẩn cấp
ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ
đảng viên” [157, tr.
379]. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, trong việc
chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, nghị
quyết, chỉ
thị
của
Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh
ủy; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ Đảng.
kiểm tra và thi hành kỷ
luật trong
Cụ thể
hóa Quy chế
số 06QC/TU, Tỉnh
ủy chỉ
đạo các cấp
ủy,
TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra,
giám sát. Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng trực tiếp, cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ, đảng viên do cấp mình quản lý, trước hết là cán bộ chủ chốt, đảng viên được giao quyền trực tiếp nắm giữ vị trí quan trọng trong HTCT; kiểm tra, giám sát cả nhận thức, năng lực cụ thể hóa, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật, về phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viêm. Kiểm tra dấu hiệu vi phạm về nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, quy chế làm việc; đoàn kết nội bộ và các dấu hiệu vi phạm khác, trước hết là trong các lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm như: Thực hiện dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, chương trình phát triển KT XH, tài chính, thực hiện chính sách xã hội góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
lực và hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát. Tỉnh
ủy Thanh Hóa chỉ
đạo
UBKT Đảng ủy ở xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp với tổ chức đảng và các lực lượng liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Tăng cường hướng dẫn của UBKT cấp trên đối với UBKT ở xã, phường, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ. Thông qua công tác kiểm tra, UBKT ở xã, phường, thị trấn chủ động giúp cấp ủy sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định
của TCCSĐ và kiến nghị
cơ quan nhà nước các cấp ban hành các cơ
chế,
chính sách, pháp luật làm cơ sở, chuẩn mực cho việc thực hiện và kết luận, xử lý trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh: Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy UBKT các cấp tương xứng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng, bảo đảm thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Tăng cường đội ngũ cán bộ kiểm tra ở xã, phường, thị trấn đủ số lượng, bảo đảm chất lượng; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kiểm tra trong giai đoạn cách mạng mới. Đổi mới, từng bước hiện đại hóa các thiết bị, cơ sở vật chất, tạo điều kiện để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tốt hơn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của UBKT cấp trên đối với UBKT ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bám sát nghị quyết, chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, cùng với việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, một số Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết, Chỉ thị, Đề án về công tác
kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng như: Huyện ủy Nông Cống ban hành Nghị quyết lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2005 2010; Huyện ủy Hà Trung xây dựng Đề án về công tác kiểm tra, giám sát; Huyện ủy Nga Sơn ban hành Quy định về công khai minh bạch thực hiện phòng, chống tham những, lãng phí. Căn cứ vào các nghị quyết, chỉ thị, đề án của
Huyện
ủy 100% các xã, phường, thị
trấn đã cụ
thể
hóa phù hợp với đặc
điểm, tình hình của địa phương.
Tiếp đó, ngày 06/6/2008 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Quyết định số 995QĐ/TU; Quyết định số 996QĐ/TU; Quyết định số 997QĐ/TU; Quyết định số 998QĐ/TU; Quyết định số 999QĐ/TU; Quyết định số 1000 QĐ/TU; Quyết định số 1001QĐ/TU; Quyết định số 1002QĐ/TU; Quyết định số 1003QĐ/TU Ban hành quy chế phối hợp giữa UBKT Tỉnh ủy với Đảng ủy Quân sự Tỉnh; Thanh tra Tỉnh; Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tỉnh; Đảng đoàn HĐND Tỉnh; Văn phòng Tỉnh ủy; Ban Cán sự Đảng UBND Tỉnh; Đảng ủy Công an Tỉnh; Ban Cán sự Toà án Tỉnh; Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Các quy chế phối hợp trên quy định về: Phạm vi phối hợp, nguyên tắc phối hợp; nội dung, trách nhiệm và phương pháp phối hợp quy định rõ trách nhiệm của các ngành trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.
Từ năm 2005 đến năm 2010, Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa chỉ
đạo các
cấp
ủy và TCCSĐ ở
xã, phường, thị
trấn kiểm tra “5.383 lượt tổ
chức
đảng và 20.202 lượt đảng viên” [129, tr. 2]. Cấp
ủy và TCCSĐ ở
xã,
phường, thị
trấn đã tiến hành giám sát 2.871 tổ
chức đảng [Phụ
lục 22].
Nội dung giám sát việc thực hiện nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, kết luận của cấp ủy cấp trên và cấp mình; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; việc thực hiện quy chế làm
việc của cấp ủy cấp mình… Kết quả giám sát phát hiện “22 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm; chuyển kiểm tra dấu hiệu vi phạm 12 tổ chức đảng”
[129, tr. 3]. Các cấp
ủy đã giám sát “5.940 cấp
ủy; 8.266 chi bộ ở
xã,
phường, thị trấn”. Nội dung giám sát tập trung việc chấp hành nguyên tắc
tập trung dân chủ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, kết luận của
cấp ủy cấp trên và cấp mình, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống; thực
hiện những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm. Qua giám sát phát hiện “576 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, chuyển kiểm tra dấu hiệu vi phạm 375 đảng viên” [129, tr. 3].
Trong những năm 2005 2010, TCCSĐ
ở xã, phường, thị
trấn vi
phạm bị
thi hành kỷ
luật là 38 TCCSĐ. “Cấp
ủy, tổ
chức đảng có thẩm
quyền đã thi hành kỷ luật 3.145 đảng viên; cấp ủy viên bị thi hành kỷ luật là 1.159 chiếm 36,8% so với tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật; bằng hình thức khiển trách 1.232; cảnh cáo 1.230; cách chức 234; khai trừ 499”
[129, tr. 9]. Việc thi hành kỷ
luật của cấp
ủy, TCCSĐ và UBKT
ở xã,
phường, thị trấn đối với tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm đúng phương
hướng, phương châm, nguyên tắc thủ tục, đã có tác dụng giáo dục, ngăn
ngừa vi phạm, giữ vững kỷ cương và tăng cường kỷ luật của Đảng. Tuy nhiên, vẫn còn một số TCCSĐ trong quá trình thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật chưa coi trọng công tác giáo dục, tư tưởng; chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục nguyên tắc theo quy định; kết luận nội dung vi phạm có trường hợp chưa sát dẫn đến đảng viên bị kỷ luật khiếu nại, tổ chức đảng cấp trên phải đứng ra giải quyết.
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về chủ động giải quyết đơn thư của công dân tố cáo cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng ở xã, phường, thị trấn. Trong những năm 2005 2010 tổng số đơn thư tố cáo tổ chức
đảng toàn Tỉnh là 24, UBKT ở xã, phường, thị trấn giải quyết 18 đơn thư.
Tổng số đơn thư tố cáo đảng viên toàn Tỉnh là 925; UBKT ở xã, phường, thị
trấn giải quyết 472 đơn thư. Đối tượng bị tố cáo 203 đảng ủy viên và 202 chi ủy viên. Giải quyết về khiếu nại về kỷ luật Đảng toàn Tỉnh là 112, trong đó Đảng ủy xã, phường, thị trấn là 8 [129, tr. 4 5]. Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT còn bộc lộ những yếu kém, khuyết điển như: Việc tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ, đảng viên, thực hiện chức năng cơ bản của Đảng có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng ở các chi bộ thôn, bản chưa chặt chẽ, một số
chi bộ
thôn, bản còn mang tính hình thức; một số
vụ xử
lý kỷ
luật chưa
nghiêm; một số nơi cấp ủy chưa thật sự quan tâm củng cố, kiện toàn UBKT. Đội ngũ cán bộ kiểm tra đã có nhiều tiến bộ, song trình độ, kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập.
2.2.5.2. Phát huy vai trò các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đảng
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI chủ trương: “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong giám sát và phản biện xã hội, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” [49, 156]. Những năm 2005 2010, MTQT và các tổ chức CT XH ở xã, phường,
thị trấn tiếp tục củng cố, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, có
nhiều đóng góp trong tuyên truyền, giáo dục vận động Nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chủ trương của các cấp ủy ở xã, phường, thị trấn; giám sát cán bộ, đảng viên, tổ chức tốt việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND cấp xã bầu ra. Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hằng năm được triển khai thường xuyên ở xã, phường, thị trấn từ năm 2006 cho đến năm 2010, thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan và đúng luật. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, các cấp ủy đảng ở xã, phường, thị trấn có thêm cơ sở xem xét, đánh giá đối với cán bộ chủ chốt cơ sở; cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm
đã phát huy được ưu điểm, khắc phục những hạn chế thiếu sót, nâng cao ý
thực trách nhiệm và tinh thần phục vụ Nhân dân; các trường hợp có số
phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% đã được cấp ủy xem xét, có trường hợp
cho thôi giữ chức vụ và chuyển công tác. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Tạo lập cơ chế, quy định, môi trường để Nhân dân giám sát, phản biện tổ chức đảng, chính quyền trong việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Ngày 05/6/2006 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Chỉ thị số 04 CT/TU Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ mới nhấn mạnh: “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác Đoàn và phong trào thanh
niên; quán triệt phương châm xây dựng tổ chức Đoàn và Hội Liên hiệp
Thanh niên vững mạnh là một nội dung và tiêu chuẩn xây dựng tổ chức
đảng vững mạnh” [157, tr. 306]. Thực hiện Chỉ thị số 04, các cấp ủy Đảng ở xã, phường, thị trấn quan tâm, chỉ đạo Đoàn Thanh niên cơ sở đã đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, chăm lo bồi dưỡng, phát triển đoàn viên và giáo
dục đoàn viên tích cực tham gia xây dựng cấp ủy, chi bộ. Sau khi có Nghị
quyết số 22NQ/TW, Đoàn Thanh niên tích cực bồi dưỡng, giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho TCCSĐ đưa vào bồi dưỡng phát triển đảng viên nhất là
phát triển đảng viên là những đoàn viên thanh niên công nhân, nông dân ở
thôn, bản thuộc các huyện vùng cao chưa có chi bộ, chưa có đảng viên, vùng đồng bào có đạo. Chất lượng đảng viên kết nạp mới từ tổ chức Đoàn Thanh niên giới thiệu được nâng lên, đảng viên trẻ, đảng viên nữ, đảng viên là người dân tộc thiểu số, người có đạo ngày càng tăng. Cùng với đó, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh đã coi trọng vận động hội viên thực
hiện Nghị quyết của các TCCSĐ đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình, làng văn hóa; Hội Cựu chiến binh đẩy mạnh giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức CT XH tham gia phản biện xã hội, phát huy dân chủ đóng góp ý kiến xây dựng TCCSĐ, xây dựng chi bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; qua đó, nhiều ý kiến đóng góp của Nhân dân đã giúp cấp ủy, chính quyền ban hành các chủ trương, chính sách kịp thời. Với phương châm “Gần dân, sát dân, nghe dân nói, làm cho dân tin”, MTTQ và các đoàn thể luôn bám cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân về những vấn đề mà người dân quan tâm để kịp thời phản ánh với cấp ủy, lãnh đạo giải quyết. Trong đó, công tác kiểm tra giám sát, phản biện xã hội được tăng cường thường xuyên, nhằm giúp cho cấp ủy lãnh đạo tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Kết luận Chương 2
Thanh Hóa là tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng. Từ khi thành lập, Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chăm lo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Bên cạnh đó, công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới.
Quan triệt chủ
trương của Đảng về
công tác xây dựng Đảng nói
chung, xây dựng TCCSĐ ở
xã, phường, thị
trấn nói riêng, Đảng bộ
tỉnh
Thanh Hóa đã vận dụng chủ trương của Đảng về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn vào điều kiện tự nhiên, KT XH và thực trạng xây dựng TCCSĐ của Tỉnh, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn.
Quá trình chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn bám sát thực tiễn, nhạy bén, sáng tạo chỉ đạo các cấp ủy, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn thực hiện