Đổi Mới Phương Thức Lãnh Đạo Của Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Xã, Phường, Thị Trấn


phường, thị trấn tham mưu Đảng ủy theo dõi việc thực hiện các quy trình quy định về công tác phát triển đảng viên gắn với công tác kiểm tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, trung thực, khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém trong công tác tạo nguồn, giáo dục và kết nạp đảng viên nhằm từng bước nâng cao chất lượng đảng viên.

Để tăng cường công tác kết nạp đảng viên, nhất là ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa có Hướng dẫn số 01­ HD/TU, ngày 26/3/2003, Hướng dn mt số đim cthvkết np đảng viên đối vi người dân tc thiu sthuc các thôn, bn chưa có đảng viên và chi bsinh hot ghép nhằm cụ thể hóa tiêu chuẩn kết nạp đảng viên đối

với người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, xa. Cùng với đó, ngày

31/3/2010 Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Đề án Phát trin đảng viên và chi bộ đảng thôn, bn vùng sâu, vùng xa tnay đến hết năm 2013. Đề án xác định mục tiêu đến năm 2013 hầu hết các thôn, bản đều có đảng viên. Trên

cơ sở

Đề án, ngày 20/4/2010 Ban Thường vụ Tỉnh

ủy Thanh Hóa ra Kết

luận số 50­KL/TU nhấn mạnh: “Từ nay đến năm 2013, phấn đấu cơ bản xóa các bản trắng đảng viên, các chi bộ ghép” [33, tr. 1]. Theo đó, thành lập chi bộ ở các thôn, bản trắng đảng viên trên cơ sở đưa đảng viên đang công tác và sinh hoạt ở các đồn biên phòng, chi bộ cơ quan xã, trường học, lực lượng khuyến nông viên về thành lập chi bộ thôn, bản trắng đảng viên và chi bộ ghép. Các chi bộ mới thành lập thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ chi bộ thôn, bản; trọng tâm là công tác phát triển đảng viên. Thực hiện

chủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

trương trên của Ban Thường vụ Tỉnh

ủy Thanh Hóa, Kết luận số 50

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 10

cũng chỉ rõ: “Đối với những đảng viên tăng cường về bản, ngoài chế độ,

chính sách hiện hưởng, có thêm khoản phụ cấp tối thiểu bằng 50% lương cơ bản” [33, tr. 1]. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa giao UBND Tỉnh chỉ đạo các ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện.


Trong những năm 2005 ­ 2010, công tác phát triển đảng viên đã được các cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn đã kết nạp được 633 đảng viên ở những thôn, bản chưa có đảng viên và chi bộ ghép [126, tr. 5]; cơ cấu, chất

lượng đảng viên mới kết nạp có chuyển biến tốt hơn. Nữ chiếm tỷ lệ

46,87%; dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 19,63%; tôn giáo chiếm tỷ lệ 0,7%;

đoàn viên thanh niên chiếm tỷ

lệ 77,08%; công nhân chiếm tỷ

lệ 5, 27%;

nông dân chiếm tỷ

lệ 15,70% [Ph

lc 21]. Bên cạnh kết quả

đạt được,

công tác phát triển đảng viên ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn, số lượng đảng viên mới được kết nạp có xu hướng giảm xuống do lực lượng thanh niên nông thôn hiện nay chủ yếu đi làm ăn xa không có điều kiện theo dõi kết nạp; số thanh niên có mặt ở địa phương thì nhiều trường hợp chưa đạt chuẩn về văn hoá hoặc sinh con thứ 3 nên không đủ điều kiện kết nạp. Việc phát triển đảng viên ở thôn, bản chưa có đảng viên và chi bộ ghép còn chậm.

2.2.4. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn

Đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ ở

xã, phường, thị

trấn

được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong những nội dung rất

quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở xã, phường, thị trấn, góp phần xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa X của Đảng Vtiếp tc đổi mi phương thc lãnh đạo ca Đảng đối vi hot động ca hthng chính trị. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các cấp ủy trong toàn Đảng bộ, nhất là các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn đổi mới phương thức hoạt động.

Chỉ đạo đổi mới quy trình ra Nghị quyết ở xã, phường, thị trấn: Tiếp


tục thực hiện Quyết định số 961­QĐ/TU ngày 10/5/2004 của Ban Thường

vụ Tỉnh

ủy khóa XV về Quy trình ra Ngh

quyết và tổ

chức triển khai

thc hin Nghquyết. Quy trình ra Nghị quyết của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn được xác định: Khi ra Nghị quyết phải xác định rõ những căn cứ ra Nghị quyết và chủ đề Nghị quyết; ra Nghị quyết phải căn cứ vào chương trình toàn khóa ở các cấp; chương trình công tác năm; kế hoạch triển khai chỉ thị, nghị quyết các cấp; tình hình thực tiễn của Đảng bộ. Chủ đề của Nghị quyết phải được xác định rõ ràng, tính khái quát cao, là định hướng để xác

định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với tình hình

thực tiễn, có khả năng thực hiện. Chủ đề một nghị quyết của cấp ủy ở

xã, phường, thị trấn được thực hiện ngay trong việc xác định tiêu đề [157,

tr. 174]. Kế

hoạch số

318­KH/TU ngày 26/11/2009 của Tỉnh

ủy Thanh

Hóa Về sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 10­CT/TW tiếp tục nhấn mạnh:

“Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức ra nghị quyết” [157, tr. 349]. Thực

hiện chỉ

đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ

Tỉnh

ủy, các TCCSĐ ở

xã,

phường, thị trấn được Ban Tổ chức các huyện ủy, thị ủy, thành ủy tổ chức

quán triệt, tập huấn cho các bí thư, cấp

ủy, các TCCSĐ ở

xã, phường, thị

trấn. Qua đó, đã tạo được sự chuyển biến tích cực đổi mới quy trình xây dựng và cách thức ra nghị quyết của các TCCSĐ; đã nâng cao được chất lượng xây dựng và thực hiện chương trình hành động, các kết luận mang tính chất nghị quyết; đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc sơ kết, tổng kết thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, tự phê bình và phê bình gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Chỉ đạo đổi mới nội dung và quy trình sinh hoạt: Tổ chức cơ sở đảng


được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa thiết thực để cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Theo đó, nghị quyết số 01­NQ/TU, ngày 26/12/2005 của Ban

Chấp hành Đảng bộ

tỉnh Thanh Hóa Về

phương hướng, nhiệm vụ

năm

2006 xác định: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, chấn chỉnh kỷ cương, hội nghị, thông tin, báo cáo trong hệ thống tổ chức Đảng” [157, tr. 217 ­ 218]. Theo đó, trong những năm 2005 ­ 2010, nội dung sinh hoạt chi

bộ càng được các cấp

ủy, chi bộ

quan tâm đổi mới theo hướng cụ

thể,

thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra ở địa phương. Cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn

mà trực tiếp là đồng chí Bí thư

đã bám sát nội dung Hướng dẫn số

05­

HD/BTCTW của Ban Tổ

chức Trung

ương tổ

chức thực hiện việc sinh

hoạt chi bộ định kỳ, đều đặn, thiết thực, đúng quy trình, phù hợp với việc

thực hiện nhiệm vụ

chính

trị của địa phương, đảm bảo tính lãnh đạo,

tính giáo dục và tính chiến đấu trong Đảng.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, trước mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ, các đồng chí

Bí thư

đều chuẩn bị

những định hướng chính về

nội dung sinh hoạt, xác

định nội dung trọng tâm của kỳ họp, sau đó tổ chức họp chi ủy thống nhất nội dung; phân công các chi ủy viên chuẩn bị các phần việc cụ thể, định thời gian, địa điểm, xác định hình thức sinh hoạt phù hợp và thông báo cho đảng viên trước khi tiến hành sinh hoạt chi bộ. Trước khi bước vào nội dung chính, các chi bộ đều được nghe bí thư chi bộ (hoặc đồng chí được cấp ủy phân công) thông tin nhanh về tình hình thời sự trong nước và quốc tế; phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước, của cấp ủy cấp trên; thông tin được lựa chọn ngắn

gọn, thiết thực và chủ

yếu quan tâm đến các thông tin có tác động,

ảnh


hưởng tới tình hình phát triển KT ­ XH, văn hoá, an ninh, quốc phòng của địa phương. Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khoảng 2 ­ 3 tháng một lần, Ban Thường vụ Huyện ủy cử cán bộ trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, các đồng chí huyện ủy viên được phân công phụ trách cơ sở đến từng chi bộ để phổ biến.

Do có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung và thông báo trước cho đảng viên nên trong sinh hoạt việc thảo luận ở các chi bộ tập trung, đảng viên trong chi bộ đồng tình với sự chuẩn bị của chi ủy. Các đồng chí bí thư chi bộ đã gợi mở và định hướng được nội dung trọng tâm để đảng viên nắm vững, do đó các ý kiến thảo luận ngày càng có chất lượng, thể hiện không khí dân chủ, thẳng thắn, phát huy được trí tuệ tập thể để làm sáng tỏ vấn đề. Xu hướng tham gia trong sinh hoạt đã có nhiều ý kiến, đa dạng, phong

phú hơn. Một số

vấn đề

trọng tâm, bức xúc và những vấn đề

liên quan

thiết thực đến đời sống của Nhân dân đã được nhiều chi bộ thảo luận kỹ, sôi nổi, kể cả những ý kiến trái ngược nhằm tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Sau khi thảo luận, bàn bạc dân chủ, tổ chức biểu quyết các vấn đề đã được thống nhất đưa vào nghị quyết chi bộ (chủ yếu dưới hình thức kết luận ghi vào biên bản) để đảng viên thực hiện. Chi bộ phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp với khả năng cho từng cấp ủy viên và đảng viên để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ mà chi bộ đề ra và quy định thời gian

hoàn thành. Ngoài nội dung sinh hoạt định kỳ

hằng tháng, một số

chi bộ

(thôn, bản) còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề như: Đổi điền dồn thửa, phát triển kinh tế trang trại, làm đường giao thông nông thôn, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng làng văn hóa, chương trình nước sạch nông thôn...

Chỉ

đạo đổi mới phương pháp làm việc của cấp

y: Chương trình

hành động số 07­Ctr/TU, ngày 28/02/2006 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về Thc


hin Nghquyết Đại hi Đảng bln thXVI vcông tác xây dng Đảng, MTTQ và các đoàn thể đã xác định: “Hoạt động của cấp ủy phải bám sát chương trình công tác toàn khoá, chương trình công tác hàng năm, hàng

tháng” [112, tr. 6]. Theo đó, kết quả thực hiện các nội dung theo chương

trình công tác và sự

phân công của cấp

ủy phải được coi là một trong

những nội dung quan trọng để thực hiện việc kiểm điểm của cấp ủy và

các đồng chí cấp ủy viên. Cấp ủy ở xã, phường, thị trấn phải bám sát vào Quy chế làm việc đã được ban hành. Cùng với đó Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo trong quá trình thực hiện xét thấy có những bất hợp lý, không phù hợp với tình hình thực tế thì tiến hành bổ sung, sửa đổi, thực hiện nguyên tắc

tập trung dân chủ, phát huy vai trò lãnh đạo của

tập thể

và xác định rõ

trách nhiệm cá nhân phụ trách; đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng,

phát huy vai trò chủ động trong quản lý, điều hành của chính quyền và

các cơ quan tham mưu, đồng thời tôn trọng và phát huy vai trò của MTTQ

và các đoàn thể. Trong những năm 2005 ­ 2010, các cấp

ủy Đảng ở

xã,

phường, thị

trấn “đã có sự

đổi mới trong chỉ

đạo, triển khai thực hiện

nghị quyết của cấp trên theo hướng giảm bớt việc ra nghị quyết, chỉ thị một cách hình thức, chung chung, thay bằng xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện một cách sáng tạo, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương” [50, tr. 25 ­ 26]. Cùng với đó, Chương trình hành động số 07­CTr/TU nhấn mạnh đối với mỗi cấp ủy viên: “Đổi mới phong cách và lề lối làm việc theo quy chế, chương trình,

kế hoạch” [112, tr. 6]. Cấp

ủy ở xã, phường, thị

trấn phải tăng cường

công tác kiểm tra các đồng chí cấp ủy viên cùng cấp thực hiện phân công chỉ đạo vòng 2 và việc thực hiện kế hoạch, chương trình đi công tác.

Chỉ đạo đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ đối với HTCT ở

xã, phường, thtrn: Ngày 20/9/2006 Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chương


trình hành động số 16­CTr/TU về Thc hin Nghquyết Đại hi Đảng toàn quc ln thX khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với chính quyền bằng một hệ thống các quy chế, quy định” [114, tr. 12]. Theo đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy ở xã,

phường, thị trấn được xây dựng trên tinh thần: Đảng lãnh đạo bằng chủ

trương, nghị quyết và các nguyên tắc giải quyết các vấn đề lớn; đồng thời phát huy vai trò chủ động của HĐND và UBND, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền trong phạm vi được phân cấp. Tập trung lãnh đạo xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, trong đó cấp ủy thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời tôn trọng và phát huy vai trò trách nhiệm của các cơ quan và người đứng đầu.

Đổi mới phương thức lãnh đạo để

MTTQ và các đoàn thể

hoạt

động đúng định hướng chính trị của cấp ủy; đồng thời phát huy vai trò tự chủ, sáng tạo của MTTQ và các đoàn thể trong tổ chức và hoạt động

của mình. Phát huy vai trò giám sát của HĐND. Nâng cao trách nhiệm

của các địa phương, trong việc chuẩn bị

các chương trình, đề

án và

thẩm định trình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ thảo luận,

quyết định. Cải tiến, nâng cao chất lượng tổ

chức các hội nghị

theo

hướng chỉ tổ chức các hội nghị với các nội dung thực sự thiết thực; đại biểu mời dự hội nghị phải dự họp đầy đủ, đúng thành phần và thời gian quy định.

Từ sự

chỉ

đạo của Đảng bộ

Tỉnh, phương thức lãnh đạo của

TCCSĐ xã, phường, thị trấn trên các địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm 2005 ­ 2010 có nhiều chuyển biến. Các cấp ủy đảng từ Tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm đến việc củng cố, xây dựng các loại hình TCCSĐ ngày

càng vững mạnh. Nội dung, phương thức hoạt động của các cấp ủy, tổ

chức đảng ở cơ sở tiếp tục được đổi mới. Trước hết, là đổi mới phong


cách, lề

lối làm việc của các cấp

ủy đảng theo hướng ngày càng khoa

học, sâu sát cơ sở, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ngay trong công tác đảng từ cơ sở. Quy chế làm việc của cấp ủy cơ sở cũng như các quy

chế

phối hợp giữa cấp

ủy đảng với HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn

thể CT ­ XH ở cơ sở thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể Nhân dân, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ, giảm bớt tình trạng chồng chéo, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu của TCCSĐ. Một số đơn vị làm tốt như Đảng bộ phường Ngọc Trạo, Đảng bộ thị trấn Quán Lào, Đảng bộ xã Trung Lý... Bên cạnh kết quả đạt được, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo; trách nhiệm của người đứng đầu chưa được phát huy cao trong chỉ đạo thực tiễn ở địa phương.

2.2.5. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, phát huy vai trò các tổ chức chính trị ­ xã hội tham gia xây dựng Đảng

2.2.5.1. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng

Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ, đoàn kết thống nhất, đảm bảo dân chủ giữ vững kỷ cương và tăng cường kỷ luật của Đảng; đẩy lùi, ngăn chặn suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đưa hoạt động công tác

kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ hiệu quả.

luật Đảng đi vào chiều sâu, thiết thực,

Sau Đại hội lần thứ X của Đảng, cấp ủy Đảng các cấp đã bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy và quy chế làm việc của UBKT cấp mình, trong đó bổ sung nhiệm vụ kiểm tra của cấp ủy và tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng khóa X. Ngày 20/9/2006 Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chương

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022