Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 12

biệt, một số vấn đề nổi cộm, đặt ra cho các làng nghề thủ công ở Hà Nam đó là:

Thứ nhất: Vấn đề về

vốn và việc đầu tư

vốn tái sản xuất:

Vốn là

nguồn lực quan trọng đối với quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh của các làng nghề. Hiện nay, các cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Cần vốn đầu tư tái sản xuất và

mở rộng sản xuất trong khi khả năng tích luỹ vốn sản xuất thấp, nguồn

vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng chính thức là rất hạn chế đang trở thành trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế và cải thiện môi trường sản xuất trong các làng nghề. Do thiếu vốn, nhiều hộ sản xuất không có điều kiện đầu tư xây dựng nhà xưởng, chống nóng, chống ồn, chống bụi, hoặc mở rộng mặt bằng, đổi mới công nghệ, thiết bị và giảm thiểu tác hại với

môi trường, nhất là các hộ

dệt lụa sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

dụng nhiều thuốc nhuộm công

nghiệp… Trong các làng nghề

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 12

thủ công

ở Hà Nam, tình trạng công nghệ

chắp vá, thiếu đồng bộ, chủ yếu là lao động thủ công đang phổ biến nên năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Vì vậy, một đòi hỏi hiện nay

ở các cơ sở sản xuất làng nghề là cần có thêm vốn để

đầu tư

máy móc,

thiết bị và mở rộng sản xuất. Trên thực tế, có đến hơn 70% các cơ sản sản xuất kinh doanh trong làng nghề đang thực sự khó khăn về nguồn vốn.

Thứ hai, vấn đề công nghệ sản xuất: Các làng nghề ở Hà Nam đều

là làng nghề

thủ

công nên các phương pháp, quy trình, các công cụ và

phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm đều rất thô

sơ. Bên cạnh đó, một số

làng nghề

thủ

công truyền thống có những kỹ

năng, bí quyết riêng được bảo lưu trong các gia đình và được truyền từ đời này sang đời khác. Với những phương pháp và kỹ thuật sản xuất thủ công như trên không phù hợp với nền kinh tế thị trường, hạn chế hiệu quả lao

động và gây khó khăn cho việc mở rộng sản xuất. Mặt khác, hình thức kinh doanh trong các làng nghề chủ yếu vẫn là hộ gia đình mang tính tự phát, tự

túc, chưa có sự liên kết giữa các gia đình nên rất khó khăn trong việc áp

dụng những công nghệ mới. Vì vậy, việc đầu tư máy móc, thiết bị và khả

năng ứng dụng kỹ thuật có sự

khác nhau giữa các hộ

cùng sản xuất một

loại hình sản phẩm. Những cơ sở sản xuất lớn, có vốn ổn định, nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tốt có ý nghĩa quyết định việc áp dụng

công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất mang lại năng suất và chất

lượng sản phẩm cao hơn. Còn những hộ sản xuất nhỏ lẻ, ít có điều kiện đổi mới máy móc, công nghệ gây lãng phí tiêu hao nguồn nguyên vật liệu

và sức lao động. Một số

doanh nghiệp làng nghề

còn thiếu tư

vấn kiến

thức trong việc đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ nên hiệu quả đầu tư chưa cao. Chính điều này đã tạo ra sự phát triển không đồng đều giữa các

hộ sản xuất trong cùng một làng nghề. Bởi vậy, sản phẩm dù có nguồn

gốc cùng một làng nghề vẫn có giá thành chênh lệch đáng kể, đưa đến sự

cạnh tranh không cần thiết, doanh.

ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh

Thứ ba, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm: Mặc dù các sản phẩm

thủ công của Hà Nam khá phong phú và đa dạng, được nhiều người ưa

chuộng nhưng vì thị trường tiêu thụ của các làng nghề hầu hết mang tính

tự phát, nhỏ lẻ, thiếu chiến lược lâu dài nên còn bấp bênh và không ổn

định. Việc điều tra, xây dựng và phát triển thị trường là việc làm thường xuyên trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, ở Hà Nam công tác này chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều ngành nghề, làng nghề của Hà Nam còn thiếu thông

tin về

thị

trường. Họ

vừa sản xuất vừa tự

tìm kiếm thị

trường cho sản

phẩm hoặc phải tiêu thụ sản phẩm qua các công ty xuất nhập khẩu, do đó

lợi nhuận thực sự bị phân chia qua nhiều khâu trung gian nên phần lợi

nhuận của người trực tiếp sản xuất thường nhỏ bé. Người sản xuất đa

phần phải “lấy công làm lãi”. Mặt khác, với hình thức tiêu thụ sản phẩm này, nhiều làng nghề sẽ gặp rủi ro do biến động giá cả thị trường.

Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm các làng nghề ở Hà Nam vẫn thông qua các đầu mối thu mua tư nhân là chủ yếu. Các đầu mối tư nhân (hoặc doanh nghiệp tư nhân) đứng ra bao tiêu sản phẩm, đồng thời cung cấp vốn, kỹ thuật và nguyên liệu đã chi phối các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình về giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, trong khi việc thanh toán tiền lại chậm trễ, làm ảnh hưởng đến vốn sản xuất của chu kỳ tiếp theo.

Trong những năm gần đây, do suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó bộ phận bị tác động nặng nề nhất là các doanh nghiệp làng nghề. Một số mặt hàng thủ công của tỉnh không phải là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đã không tìm được thị trường tiêu thụ, sản phẩm ế thừa, sản xuất bị đình đốn điển hình nhất là các làng nghề thêu

ren, gốm. Ngay cả những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thị

trường toàn quốc như trống Đọi Tam thì đầu ra cho sản phẩm vẫn là một bài toán nan giải do thị trường trống có phần bão hoà.

Việc xây dựng thương hiệu cho các làng nghề chưa được quan tâm

đúng mức. Công tác thiết kế, đăng ký mẫu sản phẩm không được chú

trọng, dẫn đến các hộ dễ dàng sao chép mẫu mã của nhau nhưng không

đảm bảo chất lượng đã gây khó khăn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Các cơ quan chức năng đã có hỗ trợ nhất định cho các làng nghề thủ công trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ nhưng kết quả vẫn chưa như mong muốn.

Thứ tư, môi trường sản xuất và sinh hoạt trong các làng nghề ở tỉnh

Hà Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do các làng nghề ở Hà Nam

thường có quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt của

người dân nên ô nhiễm môi trường làng nghề thường phân tán trong

phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã), ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và các hoạt động kinh tế ­ xã hội khác của chính làng nghề đó.

Mặc dù vậy, nhiều nơi người dân vẫn chưa nhận thức được tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường làng nghề. Khi làm việc chưa trang bị các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang. Thậm chí, họ vẫn chưa ý thức được việc cần chung tay bảo vệ môi trường. Họ cho rằng việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường là trách nhiệm và là việc của các cấp chính quyền. Còn về phía các cơ quan chức năng, chưa có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề nào được đầy đủ, cụ thể hoá, rò ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, giữa chúng còn chồng chéo nhau. Đặc biệt, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề vẫn quan niệm lợi nhuận về kinh tế là chính, không quan

tâm đến bảo vệ

môi trường. Chính vì vậy, cần sự

quan tâm của chính

quyền các cấp và sự hỗ trợ của Trung ương là nhân tố then chốt để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề.

Thnăm, công tác đào to, nâng cao tay nghchưa đạt hiu quả do lao động trong các làng nghề ở nhiều độ tuổi khác nhau nên khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề; lực lượng lao động trẻ không thiết tha với các nghề truyền thống. Vì vậy, lao động trong các làng nghề có chuyên môn kỹ thuật và thợ giỏi chiếm một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là

lao động chưa qua đào tạo. Trình độ

học vấn, chuyên môn kỹ

thuật của

chủ

các cơ

sở sản xuất nhìn chung còn thấp. Điều này gây nên không ít

những khó khăn đối với các cơ sở sản xuất trong việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến cũng như việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Trong thời gian qua, Hiệp hội làng nghề Việt Nam có nhiều hoạt

động thiết thực trợ giúp các doanh nghiệp làng nghề. Tuy nhiên, các làng nghề vẫn mong chờ nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn về nguồn vốn, về phát triển vùng

nguyên liệu, hiện đại hoá công nghệ sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường, về xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu…

Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

Do tác động tiêu cực của nền kinh tế

thị

trường, đặc biệt là cuộc

khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu làm biến động về giá cả, lạm phát tăng cao, sức mua trong nước giảm, hàng xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, kéo theo những mặt hàng TTCN xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đều giảm nên cản trở sự phát triển sản xuất của làng nghề.

Hình thức sản xuất chủ yếu trong các làng nghề vẫn là quy mô hộ gia đình, phân tán, gây khó khăn cho công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; mẫu mã của sản phẩm đơn giản, một số sản phẩm chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng nên hạn chế sự phát triển.

Ngoài ra, sau khi tái lập tỉnh, điểm xuất phát của Hà Nam về kinh tế còn thấp, dân cư phân bố không đồng đều; các ngành nghề TTCN ít, kém phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn. Khi tiến hành xây dựng các cụm TTCN ­ làng nghề có nhiều vấn đề cấp bách đặt ra: vấn đề về tài chính, vấn đề giải phóng mặt bằng…

Nguyên nhân chủ quan

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành địa phương chưa chặt chẽ; công

tác lãnh đạo, chỉ

đạo phát triển làng nghề

chưa tập trung, thường xuyên.

Đặc biệt, trong quá trình lãnh đạo, chỉ

đạo, các cấp uỷ

đảng và chính

quyền của tỉnh chưa dồn sức cho nhiệm vụ trọng tâm, còn thiếu đồng bộ, nhất quán trong tổ chức thực hiện một số một số chủ trương; cơ chế chính sách thường ban hành chậm và chưa hấp dẫn.

Việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về phát triển làng nghề của một số ngành, địa phương còn chậm, chưa cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Một số cấp uỷ Đảng chậm đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý; việc kiểm tra, giám sát thực hiện nghị quyết chưa thường xuyên; cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ có nơi, có lúc chưa đảm bảo.

Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Tỷ lệ chủ hộ chưa được đào tạo kiến thức cần thiết trong quản lý, sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt do các

chủ

hộ chưa được trang bị

những kiến thức hiểu biết về luật, các chính

sách có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên gặp nhiều khó khăn trong công tác lãnh đạo và quản lý làng nghề. Tình trạng lợi

dụng kẽ hở của chính sách, pháp luật, làm sai trái nhằm thu lợi nhuận

không chính đáng vẫn xảy ra.

3.2. Bài học kinh nghiệm

Nhìn lại chặng đường 17 năm (1997 ­ 2014) khôi phục và phát triển làng nghề thủ công, từ thành công cũng như những hạn chế, Đảng bộ tỉnh Hà Nam rút ra những kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, thường xuyên quán triệt và nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển làng nghề, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ; lãnh đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.

Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam đạt được trong công tác khôi phục và phát triển làng nghề suốt 17 năm qua là kết quả đúc kết của nhiều yếu tố. Trước hết, do có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối đó là sự tổng thể các biện pháp tác động trực tiếp vào khu vực kinh tế nông thôn nhằm tạo ra sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn bền vững. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay suy vong của các làng nghề. Điều này được thể hiện rò nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề qua các thời kỳ khác nhau. Trước năm 1986, chúng ta chỉ tập chung phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế

tập thể, không chấp nhận kinh tế cá thể, tư nhân nên các làng nghề theo

nghĩa là là các đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành các Hợp tác xã TTCN hoặc tổ hợp tác, đội ngành nghề trong các Hợp tác xã nông nghiệp. Do trình độ quản lý của các HTX yếu kém đã kìm hãm sự phát triển của các làng nghề. Từ khi nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, các hộ gia đình được

công nhận là chủ thể kinh tế độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh,

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phép hoạt động chính thức thì các

làng nghề

có điều kiện thuận lợi để

phục hồi và phát triển. Những năm

gần đây, chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho các làng nghề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là các

mặt hàng thủ

công mỹ

nghệ. Tuy nhiên, mặt trái của cơ

chế

mở cửa là

hàng hoá nước ngoài tràn ngập ồ ạt vào thị trường trong nước, làm cho sản

phẩm của các làng nghề

khó có thể

cạnh tranh được. Có thể

nói, đường

lối, chủ

trương của Đảng, chính sách của Nhà nước có

ảnh hưởng trực

tiếp đến sự

phát triển của làng nghề, có thể

thúc đẩy hoặc kìm hãm sự

phát triển của làng nghề. Do đó, để khôi phục và phát triển làng nghề thủ

công trên địa bàn tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hà Nam luôn nhất quán khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.

Đường lối của Đảng là kim chỉ nam cho mọi hành động, là cơ sở pháp lý, là căn cứ khoa học để Đảng bộ tỉnh Hà Nam quán triệt, vận dụng và đề

ra chủ

trương khôi phục, phát triển làng nghề

thủ

công ở

địa phương.

Trong những năm qua, Đảng bộ

tỉnh luôn bám sát chủ

trương phát triển

ngành nghề nông thôn của Đảng, căn cứ vào điều kiện cụ thể địa phương, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đề ra các nghị quyết với những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển làng nghề sao cho phù hợp với từng giai đoạn lịch

sử; đưa ra hệ

thống các giải pháp cụ

thể, chính xác để

thực hiện thành

công các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền đã cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch phù hợp để phát triển các làng nghề thủ công, góp phần giải quyết việc làm cho hàng

nghìn người lao động, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, bảo tồn và

phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tăng tổng thu nhập kinh tế cho địa phương, từng bước đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển ngày càng nhanh và mạnh.

Kinh nghiệm lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề của tỉnh Hà Nam cho thấy cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, đánh giá khách quan những nhân tố thuận lợi, khó khăn tác động đến sự phát triển

làng nghề; từ

đó đề

ra chủ

trương đúng đắn là một trong những bài học

kinh nghiệm thành công mà Đảng bộ tỉnh Hà Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong những giai đoạn tiếp theo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022