đánh giáp lá cà, khiến chúng không thể nhận được sự hỗ trợ của phi pháo. Theo lời của phóng viên thời báo Nữu ước của Mỹ: “ở gần làng An Thái, tiểu đoàn lính Mỹ đã phải sống những giờ phút hãi hùng nhất trong đời họ…”[45; tr137]
Ngày 7 tháng 2 năm 1966 phán đoán chủ lực ta ở An Lão, địch mở cuộc hành quân mang tên “Cánh trắng I”. Chúng huy động 3 tiểu đoàn kỵ binh không vận, 1 tiểu đoàn dù quân đội Việt Nam cộng hòa, điều 5000 lính Mỹ đang càn quét ở Nam Quảng Ngãi vào tăng viện nhằm bao vây chặt An Lão. Tại thung lũng An Lão tham vọng tìm thấy và tiêu diệt chủ lực ta không thành, địch còn bị sa vào lưới chiến tranh du kích. Những bãi chông, mìn, cạm bẫy giăng dày đặc khắp núi, rừng, khe suối. Ngày đêm lính Mỹ sống trong nỗi sợ hãi. 1 trung đội lính biệt kích Mỹ bị du kích địa phương tiêu diệt gần hết. Máy bay lên thẳng Mỹ bị bắn tỉa rơi rụng đáng kể. Chỉ riêng ngày 11 tháng 2 du kích đã hạ 8 máy bay lên thẳng.
Ra khỏi An Lão, Mỹ phán đoán chủ lực của ta đang ở Hoài Ân, ngày 14 tháng 2 địch mở cuộc hành quân “Cánh trắng II”, hùng hục đổ quân vào Nhơn Tịnh, Xóm Đèo, Hội Văn, Kim Sơn, dốc Bà Bơi của nam Hoài Ân. Tại đây cuộc đối đầu giữa Trung đoàn 12, 2, bộ đội huyện Hoài Ân, du kích các xã của huyện Hoài Ân với quân Mỹ, quân lực Việt Nam cộng hòa diễn ra vô cùng ác liệt. Tính từ ngày 6 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3 năm 1966 các lực lượng vũ trang Hoài Ân đã tiêu diệt được 1.500 tên Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa, bắn cháy 16 máy bay lên thẳng, thu được một số phương tiện chiến tranh (5 đại liên, 44 trung liên, 6 cối cá nhân M79, 7 máy thông tin 15W).
Về phía ta, với mục tiêu giãn địch ra để tiêu diệt, ở Hoài Nhơn, sau khi chấn chỉnh lại đội hình, Trung đoàn 22 tiếp tục phối hợp với bộ đội huyện và du kích địa phương bẻ gãy cuộc hành quân của 2 Trung đoàn 41, 42 Việt Nam cộng hòa. Trận đánh tại Hy Văn (Hoài Châu) ta diệt 420 tên ngụy. Tiếp đó, trận đánh ở Tam Quan ta diệt 250 tên. Du kích các xã Hoài Hảo, Cự Lễ cũng ra sức tập kích tiêu diệt địch. 17 du kích xã Hoài Hảo tiêu diệt 30 tên Mỹ vào đêm 28 tháng 2. Ở Cự Lễ, đêm 5
tháng 2, 2 tổ du kích tập kích tiêu diệt 20 tên Mỹ. Trong khi quân dân Bình Định ở phía Bắc đang dốc sức cùng các đơn vị chủ lực của Sư đoàn 3 diệt Mỹ, thì ở mặt trận phía Nam và phía Tây tỉnh, bộ đội tỉnh, huyện, du kích địa phương cũng nỗ lực tổ chức chống quân đội Việt Nam cộng hòa, quân Nam Triều Tiên càn quét, đồng thời tích cực chủ động tấn công tiêu diệt địch không cho chúng tăng viện quân cho phía Bắc tỉnh. Tiêu biểu là hoạt động của du kích các xã dọc quốc lộ 1 từ Phù Cát đi Phù Mỹ đã liên tục nổi dậy phá đường, làm cho quốc lộ 1 bị đứt gãy nhiều đoạn. Du kích Vĩnh Thạnh chặn đánh lính Mỹ từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 3 năm 1966 đã tiêu diệt được 25 lính Mỹ, làm 105 tên khác bị thương. Du kích xã Bình An cùng hai đơn vị của Tiểu đoàn 52 giết và làm thương 530 tên lính Nam Triều Tiên vào ngày 26 tháng 3. Du kích và bộ đội địa phương các huyện phía Nam tỉnh như Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước chặn đánh hai trung đoàn quân Nam Triều Tiên diệt hơn 600 tên.
Các huyện phía Tây tỉnh, nhất là các huyện miền núi như Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh – nơi có vùng giải phóng rộng lớn, việc xây dựng các làng chiến đấu đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong góp phần chặn đánh thọc sâu của địch.
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng vũ trang và nhân dân Bình Định với các đơn vị chủ lực của Sư đoàn 3 đã làm nên nhiều chiến công vang dội bẻ gãy mũi phản công lớn nhất của Mỹ vào Bắc Bình Định. Sau 40 ngày đêm chiến đấu, hơn 8000 tên địch chiếm gần 1/2 số quân Mỹ huy động vào càn quét ở đây bị loại khỏi cuộc chiến, gần 300 máy bay lên thẳng chiếm khoảng 3/5 tổng số máy bay của Sư đoàn không vận số 1 Mỹ bị bắn cháy hoặc bắn hỏng. Riêng các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, du kích và nhân dân Bình Định đã diệt được 2.284 địch, trong đó có 485 tên Mỹ và 400 tên Nam Triều Tiên, bắn rơi 49 máy bay, thu 85 súng các loại. Sự thiệt hại nặng nề về người và phương tiện chiến tranh cũng như sự suy giảm đáng kể danh dự của Mỹ cũng không đổi được mục tiêu chúng đề ra trong mùa khô 1965 - 1966. Ngày 7 tháng 3 năm 1966 Oetmolen buộc phải ra lệnh
chấm dứt hướng phản công lớn nhất ở Bắc Bình Định. Kina – Sư trưởng sư đoàn không vận số 1 Mỹ bị cách chức.
Không thể tin quân, dân ở một nước nhỏ như Việt Nam có thể thắng được đội quân nhà nghề, giới quan chức Mỹ điên đảo dốc sức đẩy nhanh hơn nữa mục tiêu “tìm diệt”. Một lần nữa quân số và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ lại ùn ùn đổ vào miền Nam Việt Nam. Cuối năm 1966 có 389.000 lính Mỹ có mặt ở đây, số này tăng lên 542.588 vào cuối năm 1967. Quân số đông, binh khí mạnh, Mỹ ráo riết mở cuộc phản công mùa khô 1966 - 1967 nhằm vào hướng chính là Đông Nam Bộ.
Sau mùa khô 1965 - 1966, Bình Định tiếp tục trở thành địa bàn để Mỹ thí
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Lãnh Đạo, Chỉ Đạo, Tổ Chức Thực Hiện
- Phong Trào Chiến Tranh Du Kích Ở Bình Định
- Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 7
- Đảng Bộ Tỉnh Bình Định Tăng Cường Lãnh Đạo Phong Trào Chiến Tranh Du Kích Góp Phần Kết Thúc Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước (1969-1975)
- Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Lãnh Đạo Chỉ Đạo Phong Trào Chiến Tranh Du Kích (Từ Năm 1969 Đến Năm 1973)
- Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 11
Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.
điểm chiến lược hai gọng kìm “bình định” và “tìm diệt” ở khu V. Để trả thù những người đã hy sinh bản thân mình dũng cảm đứng lên đấu tranh vì quê hương, đất nước, Mỹ và bọn tay sai tiếp tục thi hành những chính sách cực kỳ tàn bạo ở đây. Chúng kết hợp đánh phá ác liệt về quân sự với sử dụng chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng, gián điệp, lùa xúc dân, dùng chất độc hóa học, máy móc triệt hạ làng mạc ruộng vườn, giết hại gia súc gia cầm dồn nhân dân Bình Định vào con đường cùng trong các ấp chiến lược. Ở nhiều làng mạc không còn một bóng người, trở thành những vùng đất trắng. Đặc biệt ở vùng giải phóng, vùng căn cứ của ta và vùng giáp ranh như Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tây Vĩnh Thạnh, Tây Phù Cát v.v, địch liên tục tổ chức càn quét, đánh phá. Chúng gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm máu ở nhiều huyện phía Nam tỉnh. Ở An Nhơn chúng sát hại 600 người dân vô tội, giết và làm thương 150 người ở Kim Tài (Gò Quánh). Hơn 100 đồng bào chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em ở Am Xác Luyến Nho Lâm (Phước Hưng, Tuy Phước), bị bọn lính Nam Triều Tiên lùa vào hầm rồi dùng súng và lựu đạn tàn sát, sau đó chúng dùng rơm rạ phủ lên xác người rưới xăng đốt. Hàng loạt vụ tàn sát man rợ khác liên tục diễn ra ở Bình An, Kiên Mỹ, Phú Lạc (Bình Khê).
Tuy nhiên, sự tàn bạo của kẻ thù không làm nhân dân Bình Định khuất phục.
Chúng càng tàn ác bao nhiêu thì tinh thần đấu tranh của các lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh càng mạnh mẽ, quyết liệt bấy nhiêu. Do đó, ở trong vòng vây của kẻ thù, nhưng nhân dân vẫn bí mật nuôi dấu cán bộ, bộ đội. Nhân dân tự động đào hầm hào cất dấu lương thực, súng đạn, thuốc men, bảo đảm cung cấp liên tục, dài ngày cho bộ đội chiến đấu. Ở Quy Thuận, nhân dân đặt thương binh vào trong chum rồi đổ khoai trùm lên trên khiêng qua trạm kiểm soát của địch đến nơi cứu chữa. Thương binh ở Tam Quan, Hoài Hảo, Hoài Châu (Hoài Nhơn) được nhân dân che chở, chuyển đến các trạm y tế an toàn.
Trên cơ sở thắng lợi trong đập tan cuộc phản kích mùa khô 1965 - 1966 của Mỹ, Quân khu ủy chủ trương mở chiến dịch Hè – Thu 1966 nhằm phá kế hoạch chuẩn bị mùa khô 1966 - 1967 của địch. Theo chủ trương này, các đơn vị của Sư đoàn 3 vẫn tiếp tục phối hợp với bộ đội tỉnh, huyện và du kích các huyện phía Bắc tỉnh Bình Định chủ động chống càn, tiêu diệt địch. Ở nhiều nơi, các đơn vị chủ lực sẽ đánh dọn đường, sau đó là lượt đánh của bộ đội tỉnh, huyện và du kích địa phương. Hoài Nhơn tiếp tục trở thành điểm nóng trong kế hoạch Hè – Thu. Tại đây, các đơn vị của Sư đoàn 3 phối hợp chặt chẽ với bộ đội và du kích địa phương làm nên những chiến thắng giòn giã ở Hoài Sơn, Tam Quan, Hoài Hảo diệt hàng trăm tên Mỹ. Ở các huyện phía Nam, Tiểu đoàn 50, 52 của tỉnh được sự hỗ trợ đắc lực của du kích địa phương cũng dốc sức chặn đánh các cuộc càn quét của địch, ngăn chặn không cho chúng tăng viện cho mặt trận phía Bắc tỉnh. Nhiều trận phục kích, pháo kích của ta diễn ra ở Phù Cát, Phù Mỹ giành thắng lợi lớn như trận pháo kích vào đồi Núi Một ta diệt gần 500 lính Mỹ, 70 xe quân sự và 60 trực thăng bị phá hủy. Trận tập kích ở thôn Vạn Định (Mỹ Lộc) diệt 300 tên của Việt Nam cộng hòa. Tiêu biểu nhất là trận đánh diễn ra ở thôn Thuận Hạnh (Bình Thuận, Bình Khê). Ở đây chỉ có Đại đội 2 của Tiểu đoàn 52 phối hợp với du kích và nhân dân địa phương dựa vào làng chiến đấu đã bẻ gãy nhiều hướng tấn công bao vây của 1500 lính Mỹ có trực thăng, hỏa lực yểm trợ. Sau nhiều giờ chiến đấu ác liệt quân
dân ở đây đã loại khỏi vòng chiến hơn 200 địch, bắn rơi 4 trực thăng buộc chúng phải lui quân vào ngày 22 tháng 8 năm 1966. Sau chiến thắng hợp đồng giữa bộ đội địa phương với dân quân du kích ở Thuận Hạnh, là chiến thắng vang dội ở Long Giang, Lộc Giang, Xuân Sơn trong Đông – Xuân 1966 – 1967. Ở Hoài Ân, bộ đội huyện và du kích các xã Ân Hảo, Ân Nghĩa v.v, tập kích địch ở Gò Loi, Vạn Trung, Vạn Tín, Bình Hòa, Nhơn Tịnh diệt hàng trăm địch. Riêng trận đánh ở Nhơn Tịnh ta loại khỏi vòng chiến 100 tên với 2 trực thăng.
Tháng 8 năm 1966 Bộ tư lệnh Quân khu ra chỉ thị phát động cuộc vận động: “luyện quân lập công quyết đánh quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong khi các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện ra sức luyện tập thì lúc này trên khắp các địa bàn tỉnh, du kích đóng vai trò chủ đạo trong đánh địch càn quét và đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Ở Tam Quan Nam, du kích dựa vào làng chiến đấu chặn đánh cuộc càn quét của hàng trăm giặc Mỹ, diệt được 9 tên, bắn rơi 1 trực thăng và làm thương 2 trực thăng khác vào ngày 8 tháng 12 năm 1966. Trong cùng ngày, 6 du kích ở Cửu Lợi (Hoài Nhơn) tập kích diệt 38 giặc Mỹ, làm thương 12 tên khác.
Tính đến cuối năm 1966, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và dân quân du kích Bình Định đã đánh 1500 trận, diệt được 21.789 địch, trong đó có 8.353 giặc Mỹ,
4.487 lính Nam Triều Tiên, bắt 170 tên, thu được 717 súng các loại, bắn rơi 197 máy bay, bắn cháy 169 xe quân sự, phá hàng chục tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh, giải phóng và giành quyền làm chủ cho 286.000 dân. Những kết quả này có sự đóng góp một phần rất lớn của lực lượng du kích địa phương. Theo số liệu thống kê, riêng năm 1966 du kích tỉnh Bình Định đã đánh 1.153 trận độc lập, giết được 4.314 giặc.
Bước sang năm 1967, phong trào chiến tranh du kích trên khắp các địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Mở đầu bằng chiến thắng vang đội của du kích xã Cát Hanh (Phù Cát) trong trận đánh độc lập chống càn của bọn lính Nam Triều Tiên vào ngày 17 tháng 1 năm 1967. Nổi bật là tấm gương chiến đấu hy sinh của em Lê Đức Cường 16 tuổi, một mình quần nhau với địch từ sáng đến chiều, chỉ bằng một khẩu
súng các bin em đã diệt được 13 tên Nam Triều Tiên, sau đó dùng lựu đạn quyết tử diệt thêm một số tên khác. Ở các huyện phía Bắc tỉnh, du kích phối hợp với bộ đội tỉnh, huyện và chủ lực liên tục giết giặc lập công. Từ ngày 9 đến ngày 17 tháng 2 năm 1967 Mỹ, tay sai mở cuộc hành quân “phong tỏa 3” vào khu vực từ Hoài Ân đến An Lão. Tại đây địch phải đương đầu với lực lượng vũ trang 3 thứ quân của ta,
1.000 địch bị loại khỏi vòng chiến, 75 trực thăng bị phá hủy. Các chiến sĩ của đội đặc công Đ10 tập kích giết chết 300 lính Mỹ ở Đệ Đức, đốt cháy 2 kho xăng, phá hủy 50 máy bay vào ngày 6 tháng 2 năm 1967. Tiếp đó vào sáng 1 tháng 1 tết âm lịch năm 1967, Đ10 phục kích diệt gọn 1 đại đội Mỹ, đánh thiệt hại nặng một đại đội khác, thu 75 súng các loại.
Ở Hoài Nhơn, các đội du kích ở Tam Quan, Hoài Châu liên tục nổi dậy giết giặc. Ngày 9 tháng 2 năm 1967, 9 du kích Tam Quan đánh phủ đầu loại khỏi vòng chiến 16 lính Mỹ và 2 trực thăng tại Chòm Rừng (Cửu Lợi). Một tuần sau, vào ngày 16 tháng 2, 4 đồng chí du kích ở Hoài Châu tập kích giết chết 35 lính Mỹ ở núi Vàng.
Ở Phù Mỹ, sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang 3 thứ quân ở đây đã diệt gần hết 1 tiểu đoàn Mỹ tại thôn Châu Trúc (Mỹ Đức) vào ngày 6 tháng 3 năm 1967. Vào tháng 4 năm 1967, Đại đội 19 công binh tỉnh dùng bom cải tiến diệt gọn ban chỉ huy tiểu đoàn Mỹ tại đồi Vạn Thứ (Mỹ Đức).
Ở Vân Canh, năm 1967 trong khi lực lượng vũ trang huyện 23 lần tổ chức chống càn thì riêng lực lượng du kích cũng đã tổ chức 19 trận đánh, có trận phối hợp giữa du kích và bộ đội huyện gài mìn diệt 74 tên địch.
Trên cơ sở những thắng lợi trong chiến dịch Đông – Xuân 1966 – 1967, Quân khu ủy chủ trương triển khai chiến dịch Hè – Thu 1967, thực hiện triệt để “ba bám” (cán bộ bám dân, dân bám đất, lực lượng vũ trang 3 thứ quân bám đánh địch) nhằm đánh vào mục tiêu của địch là tiêu diệt các lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích, đè bẹp phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang của ta.
Nổi bật trong chiến dịch Hè – Thu là hiệu quả diệt địch thu được từ hoạt động phối hợp đấu tranh giữa các đơn vị vũ trang của tỉnh với du kích, giữa bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong tháng 5 năm 1967 Đại đội đặc công Đ10 đột nhập vào đốt cháy hơn 10 triệu lít xăng tại kho xăng Quy Nhơn. Tiếp đó, Đại đội đặc công Đ40 tập kích vào khu hậu cần của Sư đoàn không vận số 1 Mỹ, Trung đoàn 40 Ngụy ở khu nhà thờ Dốc, giết toàn bộ ban chỉ huy Mỹ và 600 lính, phá hủy 21 trực thăng, 20 khẩu pháo, 4 nhà kho. Sang tháng 8, trên địa bàn Phù Mỹ, Phù Cát bộ đội địa phương phối hợp với dân quân du kích thường xuyên tổ chức tập kích, chặn đánh địch. Tiêu biểu là trận tập kích ở thôn 10 (Mỹ Thắng, Phù Mỹ) diệt 50 lính Mỹ; trận ở Cát Sơn (Phù Cát) diệt gần 200 tên Mỹ, riêng du kích bắn cháy 2 xe M113. Ở nhiều nơi, du kích mật giết được bọn đầu sỏ ở nông thôn.
Tiêu biểu nhất của phong trào du kích tỉnh năm 1967 phải kể đến phong trào đấu tranh của lực lượng du kích xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 năm 1967 tại An Thường .
An Thường là một thôn nhỏ thuộc vùng trung du, được bao bọc bởi đồi núi và sông suối. Phía đông thôn An Thường là nơi tranh chấp giữa ta và địch. Nơi đây được xem là vòng ngoài bảo vệ quận lỵ Hoài Ân. Địch đã sử dụng một đại đội lính bảo an chốt giữ đồi Chanh và đồi Dê trong khu vực này.
Hòng “tìm diệt” bộ đội chủ lực của ta, phá phong trào chiến tranh du kích địa phương, lấn chiếm vùng giải phóng tạo vành đai an toàn phía bắc quận lỵ Hoài Ân, ngày 12 tháng 9 địch huy động 1 tiểu đoàn lính Mỹ được không quân, pháo binh yểm trợ tiến hành càn quét An Thường.
Khi địch tấn công vào đây thì ở Ân Thạnh có lực lượng du kích xã gồm 25 đồng chí, ngoài ra mỗi thôn trong xã có một tiểu đội du kích cùng tham gia chiến đấu dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Giữ - xã đội trưởng.
Suốt ba ngày chiến đấu giằng co với địch, ta đã đẩy lùi hàng chục đợt tấn công vào làng An Thường của địch, diệt 39 lính Mỹ, làm 30 tên khác bị thương,
bắn rơi 1 trực thăng. Trong khi đó lực lượng du kích xã, thôn được sự hậu thuẫn của nhân dân vẫn bảo toàn được lực lượng.
Chiến thắng ở An Thường đã chứng tỏ, dù chúng ta có lực lượng ít, vũ khí thô sơ nhưng biết phát huy thế mạnh của làng chiến đấu, biết dựa vào nhân dân, với tinh thần chiến đấu dũng cảm hoàn toàn có thể đánh bại được giặc Mỹ, dù chúng có lực lượng đông có trang bị hiện đại.
Cùng với An Thường, phong trào đấu tranh của các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân cũng bắt đầu sôi động trở lại từ tháng 9 năm 1967. Đây là sự chuẩn bị cần thiết để bước vào cuộc tổng tấn công nổi dậy tết Mậu Thân 1968 theo chủ trương của Trung ương Đảng.
Trong cuộc tổng tấn công nổi dậy Xuân 1968, Bình Định nói chung, thị xã Quy Nhơn nói riêng được xác định là chiến trường trọng điểm của Khu V. Vì vậy, ở Bình Định công tác chuẩn bị cho chủ trương lớn này của Trung ương được gấp rút triển khai. Bộ chỉ huy mặt trận Bình Định được thành lập do đồng chí Nguyễn Chánh
– Phó Tư lệnh Quân khu 5 làm Tư lệnh, đồng chí Đoàn Khuê – Phó chính ủy Quân khu 5 làm Chính ủy. Ở các huyện phía Nam tỉnh, Khu ủy quyết định thành lập Mặt trận Quy Nhơn do đồng chí Nguyễn Văn Hữu – Thường vụ Khu ủy phụ trách, đồng chí Đặng Thành Chơn, Võ Văn Đồng, Trương Huấn, Võ Hải Ninh, Nguyễn Đình Trọng là phái viên Khu ủy. Đồng chí Nguyễn Xương – Tỉnh đội trưởng Bình Định là chỉ huy chính các lực lượng vũ trang tấn công vào thị xã Quy Nhơn.
Theo kế hoạch của Quân khu 5 thì du kích Bình Định có nhiệm vụ cắt giao thông địch trên đường số 1, hỗ trợ quần chúng nổi dậy đấu tranh chính trị giành chính quyền đồng thời hỗ trợ các lực lượng chủ lực, các lực lượng vũ trang của tỉnh, huyện trên địa bàn. Quân ủy khu 5 chủ trương phía cách mạng sẽ đánh vào 2 địa bàn chính ở Bình Định là thị xã Quy Nhơn và quận lỵ Phù Mỹ.
Ngày 30 tháng 1 năm 1968 lực lượng du kích, thanh niên thôn Hưng Thạnh (xã Phước Hậu, Tuy Phước) dùng thuyền đưa Tiểu đoàn 50 và Đại đội đặc công