nên lực lượng du kích của Bình Định cũng giảm sút theo. Theo Nghị quyết về du kích chiến tranh tháng 6 năm 1969, sau cuộc tổng tấn công nổi dậy tết Mậu Thân 1968 có 579 du kích bổ sung cho bộ đội tỉnh, huyện do đó lực lượng du kích giảm từ 6.650 đồng chí xuống còn 5.500 đồng chí. Đến thời điểm tháng 6 năm 1969 toàn tỉnh có 7.939 du kích các loại. Trong đó có 268 xã đội, 309 thôn đội, 1.433 du kích xã,
2.020 du kích thôn, 908 du kích mật, 3.001 du kích thiếu niên. Trong từng loại có 1.914 nữ, ngoài ra có 3.699 dân quân tự vệ, thành lập 46 tổ đặc công, 32 tổ công binh. Ở các huyện phía Nam du kích xã có giảm hơn trước, bên cạnh đó lực lượng du kích mật lại tăng lên.
Cũng theo Nghị quyết về du kích chiến tranh này, lực lượng du kích trên các địa bàn của tỉnh phân bố không đều. Ở phía Bắc tỉnh du kích tập trung đông hơn. Theo số liệu thống kê, Hoài Nhơn là huyện có lực lượng du kích đông đảo nhất toàn tỉnh với 1.192 du kích (xã Hoài Châu có tới 557 du kích). Tiếp đó là huyện Phù Mỹ có 1.446 du kích các loại (xã Mỹ Đức có 180 du kích). Tuy nhiên có huyện chỉ có 7 cán bộ xã đội, 7 du kích xã, 85 du kích mật.
Tại cuộc họp Tỉnh ủy tháng 5 năm 1969 Đảng bộ tỉnh đã thực sự kêu gọi cần phải tăng cường hơn nữa lực lượng du kích, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân phục vụ chiến tranh du kích.
Về nâng cao chất lượng cho đội ngũ du kích đã được Đảng bộ nhấn mạnh từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong giai đoạn hiện tại ngoài việc tiếp tục mở các lớp huấn luyện để nâng cao kỹ năng cho lực lượng du kích, tăng tỉ lệ đảng viên, đoàn viên cho du kích, Tỉnh ủy còn đề cập đến nhiệm vụ cần tăng cường chỉ đạo lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng đối với việc kiện toàn bộ máy du kích, đồng thời cần đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng cho du kích.
Công tác đảm bảo nguồn lực vật chất bao gồm cả lương thực, thực phẩm và vũ khí cho du kích cũng được Đảng bộ quan tâm. Đứng trước những khó khăn của việc vận chuyển lương thực, súng đạn, thuốc men, Đảng bộ chủ trương khai thác khả
năng hậu cần tại chỗ, tức là dựa vào dân. Đồng thời khuyến khích phát triển các loại vũ khí tự tạo trang bị cho du kích.
Bên cạnh việc tăng cường chất và lượng cho lực lượng dân quân du kích, các lực lượng bộ đội tập trung của tỉnh, huyện cũng được quan tâm phát triển. Theo Báo cáo quân sự năm 1968 của Tỉnh đội Bình Định, trước tết Mậu Thân năm 1968, lực lượng tập trung của tỉnh gồm 16 đơn vị với 1.284 người đến cuối tháng 11 năm 1968 tăng lên 1.774 người. Bộ đội địa phương huyện cũng tăng từ 865 người lên
1.186 người. Số quân này thường xuyên được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn. Cụ thể, có 14 lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ và chuyên môn, ngoài ra tỉnh đội còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cán bộ tác chiến. Tính trung bình năm 1968 các đơn vị tập trung của tỉnh học 2 tháng, bộ đội huyện học 1,5 tháng, các binh chủng chuyên môn học 40 ngày, còn các đơn vị trợ chiến đặc công, trinh sát, thông tin học nhiều hơn.
Qua các khóa huấn luyện bồi dưỡng đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ lực lượng vũ trang trong tỉnh nói chung, lực lượng dân quân du kích trong tỉnh nói riêng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 8
- Đảng Bộ Tỉnh Bình Định Tăng Cường Lãnh Đạo Phong Trào Chiến Tranh Du Kích Góp Phần Kết Thúc Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước (1969-1975)
- Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Lãnh Đạo Chỉ Đạo Phong Trào Chiến Tranh Du Kích (Từ Năm 1969 Đến Năm 1973)
- Lãnh Đạo Phong Trào Chiến Tranh Du Kích Góp Phần Kết Thúc Thắng Lợi Cuộc Kháng Chiến (1973-1975)
- Phong Trào Chiến Tranh Du Kích Ở Bình Định.
- Một Số Nhận Xét Và Kinh Nghiệm
Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.
Sang năm 1969, địch bắt đầu triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Chúng đẩy mạnh kế hoạch “bình định nông thôn”, triệt hạ cơ sở của phong trào chiến tranh du kích trong khi phía cách mạng chưa chuyển trọng tâm hoạt động về nông thôn, do đó lực lượng vũ trang ở Bình Định bị giảm sút nghiêm trọng. Kể cả
1.520 tân binh (533 tân binh miền Bắc) bổ sung cho bộ đội tỉnh huyện thì lực lượng tập trung của tỉnh cuối năm 1969 có 1.509 người, lực lượng huyện có 966 người, cán bộ huyện đội chỉ còn 33 đồng chí. Những chỉ tiêu về số lượng du kích mà Tỉnh ủy đặt ra trong năm 1969 đã không đạt được kết quả như mong đợi. Đến cuối năm 1969 ở Bình Định có 4.148 du kích, chiếm 2,6% so với dân số ở đồng bằng và chiếm 12,7% so với dân số miền núi. Với số lượng này, năm 1969 là năm Bình Định có số lượng du kích ít nhất trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mặc dù số
lượng giảm sút, song điểm nổi bật của lực lượng du kích ở Bình Định trong năm này là tỉ lệ du kích nữ, tỉ lệ đảng viên, đoàn viên trong du kích tăng hơn trước, chiếm tỉ lệ cao nhất tính từ năm 1965 đến năm 1975. Tỉ lệ du kích nữ đạt 30,7%, tỉ lệ đảng viên trong du kích đạt 13% và tỉ lệ đoàn viên trong du kích đạt 25,8%. Ở mỗi huyện đã tổ chức được các tổ đội chuyên môn như, tổ đặc công, tổ công binh, tổ bắn máy bay, tổ sản xuất vũ khí tự tạo.
Công tác huấn luyện du kích vẫn tiếp tục được quan tâm. Các lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ xã đội, huyện đội, lực lượng đặc công, du kích mật và tự vệ thường xuyên được tổ chức. Trang bị vũ khí cho du kích cũng được chú trọng hơn. Tính đến cuối năm 1969 du kích tỉnh được trang bị 1.550 súng các loại, trung bình 4 du kích có 1 súng. Ngoài súng, du kích còn được cấp một số loại chất nổ như lựu đạn, mìn, bộc phá v.v.
Thực hiện Nghị quyết tháng 5 năm 1969 của Tỉnh ủy về phát triển chất và lượng của du kích chiến tranh. Năm 1970 mặc dù phong trào cách mạng tỉnh gặp nhiều khó khăn do những thủ đoạn tàn bạo Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa thực hiện trong các kế hoạch “bình định nông thôn” song lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng. Cuối tháng 6 năm 1970, Thường vụ tỉnh ủy và ban chỉ huy tỉnh đội chủ trương bổ sung quân số theo nguyên tắc tăng cường huấn luyện cho bộ đội và du kích đủ sức phá bộ máy kẹp dân, tiêu diệt quân địa phương của địch. Thực hiện chủ trương này, các đơn vị tập trung của tỉnh được đẩy mạnh xây dựng. Bên cạnh đó, ở mỗi huyện cũng xây dựng từ 2 đến 3 đại đội có 1 trung đội trinh sát và 1 đại đội đặc công từ 12 đến 14 đồng chí, được huấn luyện và trang bị tốt, đủ sức tiêu diệt chốt điểm cỡ trung đội địch. [45; tr174] Tính đến cuối năm 1970 tổng quân số tập trung là 2.895 người, trong đó quân của các huyện có 724 người. Lực lượng du kích và tự vệ có 4.304 người, trong đó có 526 du kích là đảng viên chiếm 12%, 777 du kích là đoàn viên chiếm 17%, tỉ lệ du kích nữ đạt 18%, tỉ lệ du kích thiếu nhi đạt 9%. Trong du kích đã xây dựng được 17 đội, 11 tổ tinh nhuệ. Các tổ tinh nhuệ này
tập trung nhiều ở các huyện phía Bắc tỉnh như Hoài Nhơn, Phù Mỹ và Phù Cát.
Với những kết quả này của phong trào du kích chiến tranh là cơ sở để Hội nghị du kích chiến tranh tháng 11 năm 1970 đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của phong trào này trong thời gian tới.
Phát triển số lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu của công tác chuẩn bị chiến tranh du kích. Theo đó, thực hiện Nghị quyết Hội nghị tỉnh ủy và Nghị quyết Hội nghị du kích chiến tranh, trong 2 năm 1971, 1972 đội ngũ dân quân tự vệ tiếp tục tăng. Năm 1971 có 5.475 người, con số này tăng lên 5.996 người vào năm 1972.
Công tác chuẩn bị lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược luôn được xem trọng. Từ tháng 11 năm 1971 Thường vụ Tỉnh ủy và Bộ tư lệnh Sư đoàn 3 mở “chiến dịch gạo”. Để đảm bảo cho cuộc tấn công chiến lược năm 1972 diễn ra có nhiều thuận lợi. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch được gấp rút triển khai. Nhân dân đóng góp 31.000.000 đồng, thu mua được 7.500 tấn lương thực và 250 tấn muối, huy động được 600.000 ngày công phục vụ chiến trường. Đến giữa tháng 3 năm 1972 số gạo dự trữ ở phía Bắc tỉnh đảm bảo đủ cho Sư đoàn 3 và Tỉnh đội hoạt động đến tháng 6/1972. Vũ khí, đan dược dự trữ trong kho chiến dịch được 102 tấn v.v. Tỉnh ủy phát động quần chúng rào được 1,6 triệu mét rào làng chiến đấu, đào 2,1 triệu mét giao thông hào, 131.000 hầm trú ẩn, 735 hầm tránh phi pháo,
15.000 hầm bảo vệ gia súc, xây dựng 1.560 công sự và 2.300 ổ tác chiến.
Sự chuẩn bị công phu, toàn diện mọi mặt phục vụ chiến tranh là điều kiện cần thiết để Tỉnh ủy, Tỉnh đội Bình Định thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh nhằm giành dân phá kèm, đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ tại Bình Định.
Nếu ngay từ đầu cuộc chiến, chúng ta coi dân là gốc rễ của mọi vấn đề, việc giải phóng dân, đem lại lợi ích cho quần chúng nhân dân là mục tiêu, động lực cho nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Mỹ thì đối với Mỹ và tay sai, điểm mấu chốt
trong mọi chiến lược chiến tranh của chúng cũng là giành dân. Nhiều chương trình “bình định” với nhiều tên gọi khác nhau được chúng đưa ra thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh. Đến “Việt Nam hóa chiến tranh”, “bình định nông thôn” được Mỹ coi là chiếc “chìa khóa” mang tính quyết định đến sự thắng lợi của chiến lược này.
Ở Bình Định, Đảng bộ tỉnh cũng sớm xác định nhiệm vụ “diệt kẹp giành dân” là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Bình Định. Đây đồng thời cũng là nhiệm vụ cơ bản xuyên suốt của phong trào du kích chiến tranh trên địa bàn tỉnh từ năm 1969 đến năm 1973. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn, tùy điều kiện cụ thể mà Đảng bộ tỉnh, Tỉnh đội lãnh đạo phong trào du kích chiến tranh thực hiện những nhiệm vụ riêng nhằm hướng đến mục tiêu giành và giữ dân.
Trong năm 1969 (tính đến tháng 11 năm 1969) quân và dân Bình Định thực hiện 4 chiến dịch lớn của Quân khu 5, ngoài ra tỉnh còn mở 2 đợt hoạt động vào tháng 7 và tháng 10. Tổng số ngày nằm trong chiến dịch là 235 ngày. Trong 235 ngày khói lửa, các lực lượng vũ trang và bán vũ trang trong tỉnh đã đánh 1.672 trận (gồm 780 trận tập kích, 141 trận phục kích, 82 pháo kích, 64 phản phục kích, 264 đánh càn, 146 đánh mìn, 30 phóng bộc phá, 97 bắn tỉa, 11 đánh giao thông, 55 đánh cải trang, 12 bắn máy bay). Loại khỏi vòng chiến 21.735 địch. Riêng du kích đã tổ chức 871 trận đánh gồm: 366 trận tập kích, 59 trận phục kích, 1 pháo kích, 21 phản phục kích, 165 đánh càn, 116 đánh mìn và lựu đạn, 2 trận phóng bộc phá, 93 bắn bia, 40 cải trang, 8 bắn máy bay. Loại khỏi vòng chiến 5.496 địch. Thu 202 súng các loại với 24.500 viên đạn, 133 quả lựu đạn, 8 quả mìn, thiêu cháy 2 kho xăng với 6,1 triệu lít xăng, đánh cháy 100 xe quân sự, bắn rơi 39 máy bay. [120; tr10] Tiêu biểu nhất trong tiêu diệt địch trong năm 1969 là thành tích chiến đấu của các chiến sĩ đặc công tỉnh. Với một lực lượng không lớn, trong năm 1969 các binh chủng đặc công đã tổ chức được 365 trận đánh lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến 7.750 địch, thu 115 súng, phá hủy 92 kho thiêu cháy 110,2 triệu lít xăng với nhiều cơ sở
vật chất khác của địch. Làm hỏng 140 xe quân sự, 1 tàu thủy, đánh sập 2 cầu, 141 nhà, 12 nhà máy điện, 96 lô cốt, giải thoát 1 nhà lao ở Phù Cát với 20 người. Ngay những ngày đầu của chiến dịch Xuân, các chiến sĩ của đội đặc công đã tổ chức tấn công vào nhiều vị trí trong và xung quanh thị xã Quy Nhơn như, sân bay Quy Nhơn, khu I, khu kho Đèo Son, Miếu Lở, Phú Hòa v.v cùng đó là hàng loạt trận tập kích, phục kích của các Tiểu đoàn 50, 52 vào các địa bàn vùng ven trụ sở xã Phước Long, ga Diêu Trì (Tuy Phước), cầu Phụ Đạo (Nhơn Khánh) phá hủy nhiều cơ sở vật chất, tiêu diệt nhiều địch.
Tác chiến của du kích cũng đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững và phát triển thế tiến công chiến lược, nhất là trong các chiến dịch lớn. Ở nhiều nơi du kích đã phát huy được khả năng tác chiến của lực lượng hợp pháp nhất là du kích ở Phù Cát, An Nhơn và thị xã Quy Nhơn. Hầu hết các huyện du kích đều phối hợp với bộ đội tỉnh, huyện tấn công tiêu diệt địch đạt hiệu suất cao.
Ở Hoài Nhơn, du kích phối hợp với lực lượng vũ trang huyện đánh địch ở Bồng Sơn, Tam Quan, tập kích căn cứ Đệ Đức. Nổi bật là du kích xã Tam Quan Nam nhiều lần tổ chức tập kích diệt địch. Ví như ngày 20 tháng 3 năm 1969 du kích Tam Quan Nam tập kích diệt một trung đội cộng hòa ở Chòm Chùa (Cửu Lợi Đông). Tiếp đó ngày 14 tháng 6 du kích nơi đây tổ chức phục kích địch ở Chòm Cát (thôn Tăng Long). Ngày 22 tháng 7 phục kích diệt 1 đại đội địch. Cùng với du kích Tam Quan Nam, du kích các xã Hoài Thanh, Hoài Châu, Hoài Hảo v.v nhiều lần tổ chức đánh địch càn quét, diệt nhiều đoàn “bình định” của địch.
Du kích huyện Hoài Ân phối hợp với bộ đội huyện tổ chức đánh thọc sâu, diệt lực lượng địch kìm kẹp ở Gò Cấm, Thế Thạnh, Long Mỹ, Ân Thạnh, Thanh Tú.
Ở Phù Mỹ ngay từ chiến dịch Xuân, du kích đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội huyện nhiều lần tổ chức tấn công tiêu diệt địch. Tiêu biểu là cuộc tấn công ở ấp Trung Tường (Mỹ Chánh). Sang tháng 5, du kích ở hầu khắp các xã trên địa bàn huyện đều sôi nổi diệt địch. Điển hình là du kích xã Mỹ Hiệp phục kích tiêu diệt 1
toán ác ôn. Du kích xã Bình Thuận phục kích diệt 1 trung đội lính bảo an. Du kích Bình Quang, Mỹ Trinh, Mỹ Thắng liên tục nổi dậy đánh địch càn quét.
Du kích ở Phù Cát phối hợp với bộ đội huyện tổ chức tập kích, phục kích nhiều đợt diệt lính Nam Triều Tiên và bọn ác ôn. Ngày 15 tháng 4 du kích xã Cát Nhơn phục kích đoạn đường Đại Ân diệt được 9 lính Nam Triều Tiên. Tiếp đó, ngày 16 tháng 5 du kích cùng Đại đội 1 huyện Phù Cát tập kích diệt gọn 1 trung đội dân vệ ở thôn Thái Phú. Cùng với hoạt động quân sự, lực lượng du kích mật của huyện tiến hành diệt ác ôn, hỗ trợ quần chúng phá kèm. Tiêu biểu là du kích mật xã Cát Hanh cải trang vào khu dồn Hòa Hội diệt tên mật vụ Phạm Ngọc Quỳ, sau đó đột nhập vào hồ Núi Một diệt 2 lính Mỹ. Ngày 23 tháng 9, 2 nữ du kích mật là Định và Long đột nhập vào chợ Tân Dân dùng lựu đạn diệt 28 tên lính bảo an và bọn “bình định”.
Ở Tuy Phước, hoạt động của du kích sôi nổi trong cả năm 1969. Mở đầu là vào ngày 10 tháng 4 năm 1969, 7 du kích xã Phước Sơn tập kích đánh thiệt hại nặng 1 đoàn “bình định” diệt được 10 địch. Sau tuần tang Bác, du kích Tuy Phước tiếp tục trỗi dậy cùng bộ đội địa phương liên tục tấn công địch. Ngày 11 tháng 9 du kích tấn công vào khu nhân viên kỹ thuật Mỹ ở Ngọc Châu đánh sập 4 nhà, diệt nhiều lính Mỹ. Cùng ngày, du kích tấn công vào Long Vân (Phước Long) diệt bọn ác ôn ”bình định”. Sau đợt tập kích của du kích xã Phước Hậu cùng Tiểu đoàn 405 vào kho xăng Phú Hòa làm cháy hàng chục triệu lít xăng, sang tháng 10, du kích xã Phước Hậu phục kích trên đầm Thị Nại đánh chìm 5 bo bo tuần tiễu của địch. Đêm 4 tháng 11 tập kích vào Suối Tiên. Ngày 14 tháng 12 tập kích vào khu hậu cần của lính Nam Triều Tiên. Ngày 17 tháng 12 tấn công địch ở Phú Tài.
Tại các huyện đồng bằng du kích sôi nổi tổ chức diệt địch, phá kèm còn ở các huyện miền núi như An Lão, Vĩnh Thạnh du kích tích cực tổ chức chống càn, đánh biệt kích, bắn máy bay địch, xây dựng làng chiến đấu, bảo vệ vùng giải phóng.
Bên cạnh đấu tranh quân sự, các lực lượng vũ trang trong tỉnh cũng đạt
nhiều thành tích trong việc phát động quần chúng diệt kẹp giành dân. Năm 1969 ở nhiều nơi như Mỹ Hiệp, Cát Hanh, Nhơn Mỹ, Bình An, Ân Tín, Phước Hưng đã đưa dân trở về làng cũ. Nhiều xã thôn khác thuộc các huyện Phù Cát, Hoài Ân, Tuy Phước, An Nhơn, Bình Khê, Phù Mỹ đã đưa dân lên mức làm chủ và làm lỏng kẹp. Ta đã phá được dứt điểm 10 ấp chiến lược, làm hỏng 19 ấp khác trong tổng số 29 ấp địch xây dựng trong toàn tỉnh. 8 khu dồn dân cũng bị du kích và nhân dân phá sạch.
13.000 tên kìm kẹp đã bị diệt, tăng 60% số tên kìm kẹp bị diệt so với trước.
Phong trào đấu tranh chính trị được giữ vững và nâng cao hơn về mặt chất lượng, nhất là trong đấu tranh trực diện ở nông thôn và đồng bằng. Có 2.250 cuộc đấu tranh huy động 580.000 lượt người tham gia nhằm chống bình định cấp tốc, chống bầu cử hội đồng xã thôn, phá kìm kẹp, giành quyền làm chủ, đưa yêu sách đòi trở về làng cũ. Ở thành thị quần chúng tham gia treo cờ, rải truyền đơn. Nhân ngày lễ Phật đản gần 5 vạn quần chúng nội ngoại thành tổ chức đấu tranh chống Thiệu Kỳ dưới hình thức công khai hợp pháp buộc địch huy động hàng ngàn cảnh sát, lính cộng hòa và bọn lính Nam Triều Tiên đến trấn an. Hầu hết các cuộc đấu tranh đòi đắp đập sản xuất đều thu được thắng lợi. Thậm chí có nơi quần chúng đã bạo động đánh địch. Ví như nhân dân ở Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Thọ, Mỹ Đức, Bình Giang tay không dùng gậy guộc, cuốc xẻng chống xe tăng địch đi càn. Nhân dân Cát Hanh đuổi bọn Nam Triều Tiên tháo chạy.
Công tác binh địch vận tiếp tục phát triển, nhiều vụ binh biến nổ ra thắng lợi. Trong năm 1969 có 3.953 địch các loại đào rã ngũ (bao gồm cả lính Mỹ và lính đánh thuê). Rã ngũ tập thể 4 trung đội phòng vệ dân sự, 2 trung đội dân vệ, 3 trung đội thanh niên chiến đấu, 1 trung đội biệt kích, 2 đoàn bình định nông thôn. Ở Hoài Nhơn, Phù Mỹ nội ứng 6 lần diệt được 99 tên, làm thương 19 tên khác, tiêu hao nặng 1 đại đội cộng hòa, đánh cháy 2 kho thuốc bồi, phá hỏng 1 xe jeep, thu 27 súng.
Công tác xây dựng thôn xã chiến đấu vẫn tiếp tục được quan tâm. Năm 1969 dân quân du kích và tự vệ hỗ trợ nhân dân đào 1.857 hầm chông, 3.921 mang cung,