Đảng Bộ Tổ Chức Phát Động Chiến Tranh Du Kích Đánh Bại Mọi Âm Mưu Thủ Đoạn Càn Quét, Khủng Bố, Bình Định Của Địch (2/1950 –1951)

động chiến đấu của dân quân du kích và nhân dân. Bộ đội chủ lực Liên khu và bộ đội địa phương tỉnh được bố trí trên trục đường giao quan trọng và những nơi xung yếu sẵn sàng nổ súng ngay khi có địch. Các cơ quan của Tỉnh ủy chuyển vào hoạt bí mật, cất giấu tài liệu, thu gọn cơ quan. Đồng thời Tỉnh ủy chỉ thị cho các Huyện ủy, các chi bộ lập bộ phận bí mật để có thể hoạt động hợp pháp khi địch đánh chiếm.

Sau hội nghị, cấp ủy Liên chi quân sự thuộc Tỉnh đội đã tổ chức ngay cuộc họp, kịp thời nêu ra những yêu cầu cấp thiết về định hướng lãnh đạo tư tưởng cho bộ đội; về chủ trương hoạt động quân sự; kế hoạch tác chiến khi tình hình huống xảy ra. Cấp ủy Liên chi Tỉnh đội chỉ đạo các chi bộ quân sự huyện đội dân quân đẩy mạnh công tác động viên tư tưởng bộ đội, dân quân du kích, phát huy tính tiên phong của từng đảng viên trong tình huống địch đánh đến địa phương và chủ động phối kết hợp thật tốt các lực lượng tiêu diệt sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng. Bên cạnh đó, cấp ủy Liên chi Tỉnh đội cũng chỉ ra những điểm yếu cần khắc phục ngay, đó là:

“ Tuy lực lượng vũ trang đang trên đà trưởng thành nhưng công tác huấn luyện còn nặng về hình thức quy mô theo phương thức chính quy. Nhiều nơi huấn luyện dân quân du kích đã tách rời phương châm du kích chiến và địa hình, địa vật thực tế của địa phương. Cũng vì vậy mà chiều hướng của bộ đội địa phương và dân quân du kích thích chiến đấu tập trung hơn là hoạt động phân tán, xây dựng cơ sở.

Công tác giáo dục chính trị với việc xây dựng lực lượng vũ trang, bán vũ trang cũng nặng tính chất thời bình, chưa chuẩn bị đầy đủ cho anh em có một tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao. Giáo dục quan hệ lực lượng vũ trang, bán vũ trang chưa được thấu đáo, nên có hiện tượng bộ đội địa phương coi thường dân quân du kích, ít chú ý dìu dắt giúp đỡ hoặc chiến đấu phối hợp.

Công tác tổ chức màng lưới giao thông quân báo nắm địch còn yếu, nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt đê tiêu diệt địch.

Trong lúc địch chuẩn bị tấn công Thái Bình, theo yêu cầu của trên, một số đơn vị của tỉnh đã được tôi luyện thử thách trong chiến đấu, lại bổ sung phần lớn cho chủ lực và tuyển du kích, dân quân địa phương lên thay; nên lực lượng vũ trang của tỉnh đến cuối năm 1949, khả năng kỹ- chiến thuật cũng như kinh nghiệm chiến đấu nói chung là yếu…”[ 9,tr.80].

Khắc phục những hạn chế trên, ngay trong tháng 1-1950, các cấp ủy đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và dân quân du kích tập trung cao độ vào công tác huấn luyện quân sự, giáo dục tư tưởng, sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù.

Tiểu kết chương 1

Thái Bình là nơi có địa hình bằng phẳng, bốn bề sông biển bao bọc. Trong tỉnh có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng, làng mạc tương đối tập trung, có nhiều lũy tre kiên cố.

Tuyệt đại đa số nhân dân Thái Bình đời sống gắn liền với đồng ruộng lại bị giai cấp thống trị áp bức nặng nề nên có tinh thần căm thù địch sâu sắc, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch hồ Chí Minh. Cơ sở Đảng ở Thái Bình đã có ngay từ năm 1930. Trải qua nhiều cuộc đấu tranh thử thách đã tôi luyện cho nhân dân Thái Bình có trình độ giác ngộ, có tinh thần anh dũng, chịu đựng gian khổ, chiến thắng quân địch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thái Bình là vựa lúa lớn của đồng bằng sông Hồng, dân số đông là kho người kho của, nên khi địch quay về đánh chiếm đồng bằng, Thái Bình đã trở thành vị trí quan trọng trong việc thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch. Đảng bộ tỉnh Thái Bình thực hiện chỉ thị của Trung ương đã sớm tổ chức phát động nhân dân trong tỉnh tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện.Thái Bình trở thành nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch, vừa là chiến trường đánh địch, vừa là nơi khai thác sức người, sức của phục vụ kháng chiến.

CHƯƠNG 2

Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 6

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH DU KÍCH TỪNG BƯỚC ĐÁNH BẠI MỌI ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CÀN QUÉT, KHỦNG BỐ, BÌNH ĐỊNH CỦA ĐỊCH, GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (2/1950 –7/1954)


2.1. Đảng bộ tổ chức phát động chiến tranh du kích đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn càn quét, khủng bố, bình định của địch (2/1950 –1951)

2.1.1 Đảng bộ tổ chức phát động cuộc chiến tranh du kích ngay sau khi Thực dân Pháp đánh chiếm Thái Bình (2/1950)

Là hậu phương của Liên khu Ba, Thái Bình có vị trí chiến lược quan trọng về các mặt: địa lý, quân sự, kinh tế và xã hội. Nằm trong khu tam giác Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định nên Thái Bình là một tỉnh trong chiến trường chính Bắc bộ. Đánh chiếm Thái Bình, thực dân Pháp nhằm mục đích: giành giật kho người, kho của với ta, củng cố sự an toàn phía sau của chúng, tạo thuận lợi trong đối phó với cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Thực hiện âm mưu này, ngày 16-10-1949 địch mở chiến dịch Antoracite (Ăng-tơ-ra-xít-tơ) đánh chiếm Phát Diệm và Nam Định. Ngày 22- 12-1949, chúng mở chiến dịch Diabolo (Đi-a-bô-lô) đánh chiếm những vùng tự do của hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Ngày 21-1-1950 sau khi đánh chiếm Hưng Yên, Hải Dương, kiểm soát dọc sông Luộc, địch chiếm hữu ngạn sông Hồng, từ Vũ Điện xuống Lý Nhân (Hà Nam) ép Thái Bình vào tình thế bị bao vây bốn mặt.

Trước tình hình trên, ngày 3-2-1950, Ban Thường vụ Liên khu ủy III ra chỉ thị “về việc phá tan âm mưu chiếm đóng đồng bằng của địch”. Chỉ thị nêu rõ: Sau khi củng cố chắc mặt trận Hải Dương, Hưng Yên, địch có thể đánh rộng sang Thái Bình và phía hữu ngạn sông Hồng nhằm càn quét, phá cơ sở của ta”. [60,tr 190].Liên khu ủy yêu cầu các địa phương phải “tổng

động viên nhân lực, vật lực, tài lực phụng sự tiền tuyến”, “chống tư tưởng lạc quan quá trớn và bi quan hoàng hốt”, “chuẩn bị kế hoạch tự động và tự túc mọi mặt khi đứt liên lạc”, “nắm chắc và phát triển du kích xã, chống càn quét, phát triển mạnh mẽ kháng chiến liên hoàn”, “gấp rút xây dựng thêm chủ lực”, “chống âm mưu giặc cướp phá…”[60,tr 190]. Tuy nhiên, việc chống âm mưu chiếm đóng đồng bằng của địch vẫn được coi là một nhiệm vụ nằm trong công tác chuẩn bị tổng phản công.

Để bảo vệ vùng tự do cuối cùng của khu Tả Ngạn, Liên khu ủy đã điều động Trung đoàn 64 sang Thái Bình “với nhiệm vụ chặn gãy từng mũi tấn công nhỏ của địch, chống càn quét, dìu dắt và phát triển lực lượng vũ trang địa phương”[60, tr.190]. Nhưng việc điều động này thực hiện chậm. Đến khi địch đánh Thái Bình thì lực lượng chủ lực chiến đấu trên địa bàn tỉnh chỉ có các Tiểu đoàn 505 và 124 của Trung đoàn 42 và bốn đại đội địa phương tỉnh mới được xây dựng, vũ khí thiếu thốn, địa lôi, mìn để lâu không dùng nên hỏng nhiều[60,tr 191].

Cuối tháng 12-1949, Tỉnh ủy Thái Bình họp mở rộng thảo luận và thông qua một số biện pháp nhằm chủ động đối phó khi địch tấn công. Hội nghị chủ trương lập ở miền Nam, Bắc đường 10 mỗi khu vức có một ban chỉ đạo kháng chiến để đề phòng đứt lien lạc khi chiến sự xảy ra; phối hợp lực lượng của Trung đoàn 42 và các đơn vị bộ đội địa phương dân quân du kích tỉnh, huyện, án ngữ các đường giao thông quan trọng, những nơi địch có thể đổ bộ, chặn đường k cho chúng tiến sâu vào nội địa. Các cơ quan tỉnh ủy phải chuyển hướng hoạt động bí mật; các huyện ủy, chi ủy lập bộ phận bí mật để ở lại hoạt động khi địch chiếm. Hội nghị cũng đã phê phán những biểu hiện tư tưởng chủ qua cho rằng “Thái Bình phi chiến địa”, mơ hồ trong đánh giá địch…

Việc chuẩn bị đối phó với địch được quán triệt tới các cấp, ngành, nhưng không khí “chuẩn bị tổng phản công” đang rất sôi nổi, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân còn lệch lạc. Nhiều ý kiến cho rằng “đã bốn năm

nay địch không dám đánh chiếm Thái Bình huống chi là nay, tương quan lực lượng của ta đang chuyển mạnh sang tổng phản công, địch đang dốc lực lượng để đối phó”[60, tr.191] Lúc này Thái Bình là hậu phương của Tả Ngạn. Các tỉnh đội, cơ quan Dân, Chính, Đảng của năm tỉnh đều tập trung tại đây, sinh hoạt rất nhộn nhịp càng làm cho nhân dân chủ quan. Việc chuẩn bị tác chiến ở một số nơi còn sơ sài, chủ quan, mất cảnh giác, một phần cũng do ta còn ấu trĩ (làm bè ngăn tàu địch trên sông Hồng, sông Luộc; “vót chông mà cắm đầy đồng, đề phòng quân Pháp tấn công, nhảy dù”). Liên khu ủy III nhận xét:

“Bệnh chủ quan cho là địch chưa đủ quân chiếm đóng đất Thái Bình đã dẫn tới việc chuẩn bị đề phòng thiếu sót nên đối phó bị động và vấp thêm nhiều khó khăn”

Ngày 8.2.1950 chỉ hai ngày sau khi đánh chiếm Vĩnh Bảo,Thực dân Pháp huy động trên 5000 quân tinh nhuệ hầu hết là lính Âu Phi thiện chiến do tên Đại tá Găng Đô trực tiếp chỉ huy, xuất phát từ Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, đã ồ ạt tấn công Thái Bình. Với sự hỗ trợ của 2 tàu chiến, 4 ca nô, 18 xe lội nước cùng với pháo binh và không quân, quân Pháp chia thành nhiều mũi nhanh chóng thọc sâu và chia cắt Thái Bình thành hai phần Nam- Bắc đường 10.

Từ Hữu Ngạn sông Hồng hơn 1000 tên địch do một thiếu tá chỉ huy vượt sông Hồng đổ bộ vào Tân Đệ, Mỹ lộc, Gia Lộc (Thư Trì). Từ đó địch chia làm ba mũi theo đường 10.220,223 đánh chiếm thị xã Thái Bình. Một toán quân của chúng tiếp tục vượt sông Trà Lý đánh chiếm nhà thờ Cát Đàm, ngã tư An Lễ.

Từ Hải Dương, Hưng Yên, địch theo ba đường tiến đánh Thái Bình. Mũi thứ nhất, khoảng 1.500 tên từ thị xã Hưng Yên vượt sông Luộc đánh vào Hưng Nhân, Duyên Hà nhằm chặn đường tiếp viện của ta từ Hữu Ngạn sang. Mũi thứ hai, khoảng 1.000 tên từ Hào Khê (Hải Dương) vượt sông Luộc sang bến Hiệp, theo đường 217, tiến đánh huyện lỵ Quỳnh Côi, rồi tiến ra đường

10 chiếm giữ ngã ba Đọ. Mũi thứ ba, với lực lượng hơn 1.000 tên, từ Ninh Giang vượt sông Luộc, tiến vào chiếm huyện lỵ Phụ Dực, sau đó tiến ra đường 10, phối hợp với một cánh quân từ Vĩnh Bảo (Kiến An) sang đánh chiếm cầu Nghìn. Từ đó, chúng theo đường 10 về hội quân ở ngã ba Đọ rồi đánh rộng ra các khu vực xung quanh. Các mũi tiến công của địch đều bị bộ đội các huyện và du kích các xã chặn đánh, gây cho chúng những tổn thất.

Ở phía biển và các cửa sông Hóa, sông Trà Lý, tàu chiến, ca nô địch tuần tiễu, bao vây uy hiếp lực lượng vũ trang ta.

Bằng nhiều mũi tấn công ồ ạt, chiều ngày 8-2-1950, quân Pháp đã chiếm được thị xã Thái Bình, đóng các vị trí then chốt trên đường 10 và các huyện miền bắc như Đọ (Đông Quan), Dục Linh (Phụ Dực), bến Hiệp (Quỳnh Côi), Hà Xá, Đoan Bản, Do Đạo (Hưng Nhân), Thượng Hộ (Thư Trì)…

Ngày 10-2-1950, địch từ thị xã Thái Bình đánh ra ngã tư An Lễ. Đại đội Trần Quốc Tuấn (bộ đội chủ lực tỉnh) phục kích tại cầu Sa Cát diệt hơn 30 tên. Khi tiến đến giữa quãng đường Trực Nội và Đống Năm, quân địch lại bị Tiểu đoàn 124 (thuộc trung đoàn 42) phục kích diệt hơn 20 tên. Mũi tấn công theo sông Trà Lý tới Đông Lan của địch cũng bị trúng mìn, 7 tên chết tại chỗ. Khi chúng xông vào xóm, chúng bị du kích ném lựu đạn diệt 5 tên.

Sau hai ngày địch tiến công, ngày 10-2-1950, Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình triệu tập hội nghị bất thường với Ban chỉ huy mặt trận 5, đại diện các ngành, các giới, các huyện để bàn biện pháp lãnh đạo nhân dân đánh giặc. Hội nghị nhận định địch đánh Thái Bình để mở rộng vùng chiếm đóng, vơ vét nhân lực, vật lực, phá cơ sở kháng chiến.

Về lực lượng chiến đấu, Hội nghị bàn việc chuẩn bị đón Trung đoàn 64 vào Thái Bình tác chiến. Trung đoàn 42 bố trí Tiểu đoàn 505 xuống miền nam Thái Bình; Tiểu đoàn 124 đóng ở miền bắc tỉnh, chủ động tổ chức các trận đánh các mũi tiến công của địch. Các đơn vị bộ đội huyện và du kích xã bám làng chiến đấu, phát triển lối đánh du kích, tiêu hao sinh lực của địch. Bốn đại

đội của tỉnh vừa đánh địch, vừa phát triển chiến tranh du kích ở địa phương, giứ vững liên lạc với Liên khu và Trung ương. Hội nghị chủ trương đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, tổ chức các đội vũ trang tuyên truyền sâu vào vùng công giáo để vận động gây cơ sở chính trị; tổ chức mạng lưới phòng gian, ngăn chặn các hoạt động của bọn phản động, phát triển công tác địch vận, đơn giản cơ quan, bổ sung người cho đơn vị chiến đấu, phân tán kho tàng, cất giấu của cải.

Hội nghị Tỉnh ủy bất thường (10-2-1950) có ý nghĩa quan trọng. Hội nghị không những đã đề ra phương châm chỉ đạo tác chiến mà còn đề ra những chủ trương hành động sát với tình hình thực tế. Lòng tin của Đảng, nhân dân và lực lượng vũ trang được củng cố, cơ sở được giữ vững, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương bước vào kháng chiến.

Để giảm bớt khó khăn cho Thái Bình, giữa tháng 2-1950, Mặt trận 5 cũng chỉ thị cho các tỉnh Tả Ngạn và các đơn vị bộ đội chủ lực Liên khu tổ chức hoạt động phối hợp với chiến trường Thái Bình.

Sau khi ổn định vị trí đứng chân, làm chủ các tuyến giao thông quan trọng, từ ngày 16-2-1950, địch tập trung lực lượng đánh chiếm các huyện phía bắc đường 10. Mặc dù trước lực lượng quân địch áp đảo, lại được pháo binh, máy bay yểm trợ, song dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quân và dân các huyện phía bắc đường 10 đã đánh 64 trận ở hầu hết các mũi tiến công của địch, trong đó 4 trận chống càn của quân dân Phú La, Hậu Trung, Nguyên Xá, Khánh Lai diễn ra rất quyết liệt.

Tại Phú La (Tiên Hưng) từ 7 giờ sáng đến 13 giờ chiều ngày 11-2- 1950, Đại đội Quang Trung phối hợp với trung đội bộ đội Quỳnh Côi cùng với du kích địa phương dựa vào làng chiến đấu chặn đánh quyết liệt nhiều đợt tấn công của một tiểu đoàn địch, diệt và làm bị thương hàng chục tên. Đến 14 giờ cùng ngày, máy bay địch tới ném bom, bắn phá gần 30 phút, ta rút lui để bảo toàn lực lượng.

Tại Hậu Trung ngày 14-2-1950, một trung đội bộ đội huyện cùng hai trung đội du kích xã, trang bị hầu hết là mìn, dao găm, lựu đạn, mã tấu đã kiên cường đánh trả cuộc tấn công bất ngờ của địch trong 6 giờ liền, tiêu diệt hơn chục tên. Mãi đến trưa địch mới vào được làng.

Tại Nguyên Xá ngày 17-2-1950, du kích làng đã sử dụng lựu đạn, mìn, đao, kiếm… chống lại cuộc tấn công của 400 tên địch có hỏa lực mạnh. Sau sáu lần tấn công, lần sau quyết liệt hơn lần trước, địch vẫn không vào được làng và phải rút lui, một số tên chết và bị thương.

Ở Khánh Lai (Tiên Hưng) ngày 18-2-1950, một bộ phận của Đại đội Đề Thám, Đại đội 24 (tiểu đoàn 505, Trung đoàn 42) cùng du kích địa phương bố trí lực lượng chống lại cuộc tấn công của trên 100 tên địch. Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt từ sáng đến trưa, quân địch phải bỏ dở cuộc càn quét, mang theo hơn chục tên chết và bị thương.

Do sự chống trả của quân và dân ta, mãi đến ngày 28-2-1950 địch mới cơ bản đánh chiếm xong các huyện miền bắc Thái Bình. Chúng chiếm được các đường giao thông quan trọng, đóng các vị trí then chốt ở thị xã, dọc đường 10, đường 39, đê sông Hồng, sông Luộc; vũ trang cho bọn phản động trong thiên chúa giáo, dựng đồn, lập tề chống lại kháng chiến.

Trong cuộc chiến đấu chống địch đánh chiếm, quân và dân các huyện phía bắc đường 10 đã kiên cường đánh trả địch. Tuy nhiên, ta không bẻ gẫy được các mũi tấn công của địch, nhiều nơi không giữ được làng. Những nơi địch đánh phá, cơ sở kháng chiến bị vỡ, cán bộ, đảng viên, du kích bị bật đất. Một số nơi, nhân dân sợ địch khủng bố, không dám cho bộ đội, du kích vào làng.

Sau 21 ngày tiến công đánh chiếm 4 huyện phía bắc tỉnh Thái Bình, địch thường xuyên duy trì một lực lượng gần 5.000 quân, lập thành một hệ thống gồm 39 đồn bốt ở các địa bàn trọng yếu như: thị xã, thị trấn, các huyện lỵ phía bắc tỉnh và trục đường giao thông. Tiếp đến ngày 29-2-1950, chúng lại điều thêm 2.000 quân từ Hải Dương, Hưng Yên sang nhằm mục đích tăng cường

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí