Quá Trình Lãnh Đạo, Chỉ Đạo, Tổ Chức Thực Hiện

Trong lúc cuộc kháng chiến ở miền Nam giành được nhiều thắng lợi lớn thì cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng. Miền Bắc đã xác lập được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đang tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Diện mạo miền Bắc như được thay da đổi thịt. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt năm 1964 Hồ Chí Minh đánh giá: “miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, con người, xã hội đều đổi mới”.[96; tr666] Với những thành quả to lớn này, miền Bắc đảm đương ngày càng tốt hơn vai trò của hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

Về phía Mỹ, tay sai, sau thất bại liên tiếp ở chiến lược chiến tranh đơn phương và chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ - tên sen đầm quốc tế lúc bấy giờ choáng váng, bị động chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh mới – chiến lược chiến tranh cục bộ. Ồ ạt đưa quân đội Mỹ, quân đội các nước đồng minh của Mỹ vào chiến trường miền Nam Việt Nam. Đồng thời gia tăng một cách đột biến số lượng vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam. Đến tháng 7 năm 1965 số quân Mỹ và đồng minh đổ vào miền Nam đã lên tới 72.800 quân. Riêng ở Quân khu V, chúng đưa vào 12/16 tiểu đoàn chiếm 70% số quân Mỹ và đồng minh trong toàn miền Nam. [46; tr276]

Cùng với đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam ở một mức độ mới, có thể nói là cao nhất kể từ khi Mỹ nhảy vào miền Nam cho tới thời điểm này, thì đồng thời Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, và theo những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Mỹ thì ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ “là đòn bẩy làm cho chính quyền Sài Gòn ổn định, nâng cao tinh thần cho quân đội Việt Nam cộng hòa tiếp tục cuộc chiến tranh”.[55; tr14] Như vậy tiến hành chiến tranh cục bộ, Mỹ đã tăng thêm một cấp độ mới trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cấp độ chiến tranh càng cao thì tính khốc liệt càng

lớn. Việc Mỹ đưa quân đội Mỹ, quân đội các nước đồng minh vào miền Nam Việt Nam đã chứng tỏ rằng trên thực tế Mỹ đã quốc tế hóa cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Lúc này 20 triệu nhân dân ta ở miền Nam không những phải đương đầu trực tiếp với khoảng hơn 40 vạn quân viễn chinh Mỹ, 50 vạn quân lực của Việt Nam cộng hòa mà còn đương đầu với những đội quân thiện chiến từ nhiều nước khác như Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Tân Tây Lan, Australia…

Ngày 17 tháng 7 năm 1965 tổng thống Mỹ L. Giônxơn phê chuẩn kế hoạch tăng quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên 44 tiểu đoàn và kế hoạch “tìm và diệt” của tướng Oétmolen . Theo quan niệm của Oétmolen, ““tìm và diệt” là dùng bộ binh tiến công, phát hiện cộng sản, tìm cách đưa lực lượng Việt cộng và Bắc Việt ra giao chiến rồi tiêu diệt hoặc buộc địch phải đầu hàng. Trong quá trình này, quân Mỹ phải tìm cho được các căn cứ của Việt cộng, tiêu diệt nó cùng với những hầm cất giấu đồ tiếp tế, vũ khí. Do đó, hủy bỏ được những vùng đất thánh của Việt cộng”.[55; tr22] Kế hoạch của Oétmolen được bộ quốc phòng Mỹ đồng cảm và đánh giá cao. Họ cho rằng bản kế hoạch này được thực hiện sẽ “đưa cuộc chiến tranh đến tận xứ sở của địch, làm cho kẻ địch không thể tự do đi lại ở bất cứ nơi nào trên đất nước…giáng cho địch những đòn thật nặng nề”.[55;tr23]

Ngày 8 tháng 3 năm 1965 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ 2/3 (Tiểu đoàn 2 – Trung đoàn lính thủy đánh bộ số 3) đặt chân đến Đà Nẵng đã mở đầu cho thời kỳ Mỹ “vượt qua ngưỡng cửa bước vào cuộc chiến tranh trên đất liền ở châu Á”. Đến tháng 7 năm 1965 sau quyết định đưa 44 tiểu đoàn lính Mỹ vào miền Nam của tổng thống Giônxơn, quân đội Mỹ ồ ạt đổ vào nước ta.

Bình Định, một trong những tỉnh tiên phong đồng khởi tiêu diệt Mỹ - quân đội Việt Nam cộng hòa những năm 1959 – 1960. Đến giai đoạn 1961 – 1965 khi Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, tăng cường dồn dân lập ấp chiến lược và mở hàng loạt các cuộc càn quét để tìm diệt, quân dân Bình Định dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh một lần nữa anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu

bẻ gãy từng đòn tấn công của địch bảo vệ dân, bảo vệ cán bộ chiến sĩ. Đồng thời kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị từng bước phá vỡ hệ thống ấp chiến lược chúng lập nên ở đây.

Là một trong những tỉnh gây ra thiệt hại nặng nề nhất cho Mỹ, quân lực Việt Nam cộng hòa trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Khi chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, với kế hoạch “tìm diệt” tàn bạo, Mỹ quyết định đưa Bình Định vào trọng tâm của kế hoạch này. Ngay từ tháng 4 năm 1965, có 2000 lính Mỹ đổ bộ vào Quy Nhơn. Tháng 5 năm 1965 Lữ đoàn dù 173 – đơn vị cơ động chiến lược của quân đội Mỹ vào đóng tại Bồng Sơn (sau đó vào Biên Hòa). Tháng 9 năm 1965, Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 vào An Khê chiếm đóng dọc đường 19 xuống đến Quy Nhơn. Cuối tháng 7 năm 1965 Sư đoàn Mãnh Hổ của Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đến lập căn cứ ở Phước Thành (Tuy Phước), chúng rải quân dọc tuyến quốc lộ 1 từ trục đường 19 đến sông La Tinh ở Phù Cát, kết hợp với 2 tiểu đoàn của Sư đoàn Bạch Mã của Nam Triều Tiên từ Phú Yên ra nhằm khống chế các huyện phía Nam của Bình Định (từ huyện Phù Cát trở vào đến đèo Cù Mông).[46; tr277] Đến cuối năm 1965 tổng số quân Mỹ và đồng minh vào đóng tại Bình Định lên tới 25.000 quân. Lực lượng quân hùng hậu này nhanh chóng đóng ở những vị trí then chốt xung quanh thị xã Quy Nhơn như cụm núi xã Phước An, Phước Sơn, núi Xương Cá của Phước Thuận, tháp Bánh Ít .v.v. Quân đội Việt Nam cộng hòa hoạt động thường xuyên ở Bình Định từ 7 tiểu đoàn đến 13 tiểu đoàn chủ lực bao gồm 7 tiểu đoàn của Trung đoàn 40, 41 thuộc Sư đoàn 22; 6 tiểu đoàn dù và biệt động, lực lượng tổng dự bị. Ngoài ra còn 20 đại đội bảo an và biệt kích, hơn 100 trung đội dân vệ, thanh niên chiến đấu, thanh niên chống du kích. Lực lượng quân đội Việt Nam cộng hòa được chỉ định đóng ở các huyện phía Bắc của Bình Định.

Như vậy lực lượng địch được bố trí liên hoàn trên khắp các địa bàn từ Bắc vào Nam của tỉnh, trực tiếp uy hiếp các vùng giải phóng của ta ở đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Có thể nói, chưa bao giờ tính mạng và tài sản của nhân dân ta ở cả hai miền

Nam, Bắc bị đe dọa nghiêm trọng như vậy. Tình huống lúc này hết sức khẩn cấp. Trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân lúc này bắt đầu xuất hiện tư tưởng lừng khừng, do dự: làm thế nào để đánh Mỹ và thắng Mỹ, liệu chúng ta có đánh được Mỹ không. Trong bối cảnh đó Đảng ta nhanh chóng triệu tập Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 11 vào tháng 3 năm 1965. Trên cơ sở phân tích một cách kỹ lưỡng đặc điểm kẻ thù, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của địch, Đảng khẳng định, mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào mấy chục vạn quân nhưng chúng cũng buộc phải phân tán lực lượng trên khắp các chiến trường và ngày càng lâm vào thế bị động, càng sa lầy và thất bại, so sánh lực lượng trên chiến trường vẫn không thay đổi. Từ đó Đảng chủ trương: “tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị và binh vận” nhằm “kiềm chế và thắng địch trong chiến tranh đặc biệt ở mức cao nhất, đồng thời sẵn sàng và quyết thắng trong chiến tranh cục bộ…”. Đến Hội nghị trung ương 12 (12/1965), Ban chấp hành trung ương Đảng lại nhấn mạnh: “Tuy cuộc chiến tranh càng trở nên gay go, ác liệt nhưng nhân dân ta có cơ sở chắc chắn để giữ vững và giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại mọi âm mưu trước mắt và lâu dài của địch”.

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 5

Những chủ trương trên của Ban chấp hành trung ương Đảng là cơ sở cho các cấp ủy Đảng vạch ra đường lối đánh Mỹ phù hợp với tình hình cụ thể địa phương.

1.2.2. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Trực tiếp đương đầu với quân đội Mỹ và đồng minh, Khu ủy 5 và Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng Trung Trung Bộ mở cuộc vận động “Nhà nhà đón thư Đảng, bàn việc đánh Mỹ cứu nước cứu nhà”. Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 5 phát động phong trào thi đua “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Phong danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ” nhằm khuyến khích toàn dân thi đua diệt giặc . [11; tr120]

Trước không khí thi đua diệt Mỹ trong toàn Quân khu, Tỉnh ủy Bình Định liên tiếp triệu tập Hội nghị tỉnh ủy mở rộng (ngày 16 tháng 7 năm 1965) và họp ban cán sự mở rộng trong hai ngày 29 và 30 tháng 9 năm 1965. Hội nghị đánh giá kết

quả, phân tích chỉ ra hạn chế yếu kém của các mặt công tác trong tỉnh, nhận định âm mưu và hành động của địch từ đó đề ra nhiệm vụ cụ thể, chỉ ra cách thức thực hiện nhiệm vụ cho các vùng miền trong thời gian tới. Từ nhận định: Địch cố sức tập trung quân cơ động càn quét mạnh ở những vùng giải phóng, nhất là vùng xung quanh thị trấn, thị xã, đặc biệt xung quanh thị xã Quy Nhơn và vùng ven các trục giao thông chiến lược là đường số 1 và đường 19. Song song với việc tăng cường lực lượng lính Mỹ và đồng minh vào Bình Định, chúng cũng gia tăng một cách đột biến phương tiện chiến tranh hiện đại vào đây, như phi cơ, các loại thiết xa, xe lội nước, rải chất độc hóa học, thậm chí dùng cả bom hơi ngạt, vũ khí vi trùng... Mở rộng các sân bay, bến cảng, nhất là sân bay Gò Quánh (sân bay Phù Cát) và sân bay Quy Nhơn, hải cảng Quy Nhơn. Vùng ven biển địch đẩy mạnh phong tỏa, uy hiếp, dùng tàu thủy, hải thuyền càn quét. Tăng cường hoạt động gián điệp, do thám, biệt kích, tập kích, đưa người vào nội bộ của ta để phá từ bên trong. Lợi dụng các tôn giáo, đảng phái phản động để chống lại ta. Bắt lính tăng quân, uy hiếp nhân dân hòng đè bẹp ý chí đấu tranh của quần chúng...Hội nghị tỉnh ủy mở rộng (7/1965) chủ trương“ động viên toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân tập trung lực lượng tiêu diệt lớn sinh lực địch, giành toàn bộ nông thôn, tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa thành phố, khẩn trương tiến hành cách mạng ruộng đất, xây dựng hậu phương và lực lượng ta thật vững mạnh, nhanh làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, cùng miền Nam tiến lên giành một bước thắng lợi quyết định”,“ra sức tiến công địch bằng 3 mũi giáp công ở 3 vùng chiến lược, nhằm đập tan kế hoạch phản công của địch, kiên quyết giữ vững vùng giải phóng, động viên đến mức cao nhất nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến” [105; tr17, 18]

Tỉnh ủy cũng chỉ rõ, lực lượng vũ trang địa phương phải đánh cả quân Mỹ, ngụy và chư hầu. Phải phát huy mạnh mẽ phong trào thi đua “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, kiên quyết đấu tranh chính trị và binh vận với quân Mỹ và Nam Triều Tiên.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, một trong những công tác quan trọng phải làm là “đẩy mạnh phong trào nhân dân du kích chiến tranh thật rộng rãi, mạnh mẽ, đều khắp, liên tục…du kích thôn xã phải thực sự chiến đấu tiêu hao tiêu diệt địch, bảo vệ vùng giải phóng. Xây dựng tinh thần bám làng, bám công sự tác chiến chống càn trong mọi trường hợp. Trong thôn xã chiến đấu phải có hầm bí mật cho du kích…đối với vùng còn bị địch kìm kẹp đặc biệt là thị xã, thị trấn khẩn trương xây dựng du kích bí mật phục vụ cho khởi nghĩa thị xã thị trấn sau này….Ở đồng bằng cần xây dựng du kích đạt 5% số dân, trong đó nữ du kích đạt tỷ lệ từ 35 đến 50% tổng số du kích, miền núi đạt tỷ lệ 10% số dân”.[105; tr21, 22]

Từ cuối năm 1965 địch bắt đầu triển khai giai đoạn 2 của kế hoạch Oétmolen: mở các cuộc tiến công lớn nhằm tiêu diệt chủ lực của ta, phá chiến tranh du kích, giành quyền chủ động chiến lược và tiến hành “bình định”. Để thực hiện kế hoạch này, chúng tiến hành hai chiến lược tấn công vào mùa khô. Cuộc tấn công mùa khô 1 (cuối 1965 – 1966) và cuộc tấn công mùa khô 2 (1966 – 1967). Thực hiện kế hoạch mùa khô 1965 - 1966, Mỹ sử dụng 72 vạn quân, trong đó có 18 vạn quân Mỹ, gồm 14 sư đoàn, 9 lữ đoàn và trung đoàn bộ binh Mỹ, ngụy và các nước đồng minh Mỹ, hơn 1.000 khẩu đại bác, 1.342 xe tăng, xe bọc thép, 2.288 máy bay các loại, 541 ca nô, tàu chiến…[55; tr73] Với lực lượng hùng hậu, địch nhằm vào 5 hướng đánh, trong đó 3 hướng đánh vào các tỉnh Phú Yên, Bình Định và Quảng Ngãi của Liên khu 5. Đặc biệt chúng coi hướng đánh vào bắc Bình Định là hướng tấn công trọng điểm trong chiến lược mùa khô 1965 – 1966.

Trong khi Mỹ và đồng minh đang gấp rút thực hiện kế hoạch mùa khô 1965 - 1966, theo tinh thần nghị quyết số 268/NQ của Ban cán sự tỉnh (9/1965) chỉ rõ: đi đôi với lực lượng tập trung tỉnh, huyện phải “đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh cao nhất. Tích cực nống ra hoạt động phía trước. Phát triển đúng tỉ lệ, tăng thành phần nữ, đặc biệt chú ý xây dựng lực lượng tự vệ ở thị trấn, thị xã”.[102; tr5] Nghị quyết đồng thời đặt ra yêu cầu cần xây dựng lực lượng du kích ở một số địa

phương cụ thể như ở Tuy Phước, đông An Nhơn.

Những đợt tấn công mang tính hủy diệt của kẻ thù vào mảnh đất kiên cường Bình Định cuối cùng bị thất bại nặng nề. Kina, sư đoàn trưởng của Sư đoàn kỵ binh không vận đảm trách chỉ huy những cuộc hành quân này, mặc dù đã sử dụng mọi chiêu thức hủy diệt bằng cả những vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại nhất song chúng vẫn không thực hiện được mục tiêu “tìm diệt”. Tuy nhiên sau mùa khô 1965 - 1966, vùng giải phóng của chúng ta bị thu hẹp, địch đã mở rộng lấn chiếm một số nơi nhất là ba huyện phía nam Hoài Nhơn; xã Phước Lý, Phước Sơn, Phước Hiệp của huyện Tuy Phước; xã Bình Giang của huyện Bình Khê.v.v, vùng quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên đóng chốt lấn chiếm là một vùng đất trống không người, đại bộ phận quần chúng chạy vào các khu tập trung dân của địch.

Trước tình hình trên, từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 năm 1966 Hội nghị tỉnh ủy mở rộng được triệu tập. Sau khi nhận định tình hình của ta và địch, Hội nghị đề ra một số công tác cụ thể trong phá kẹp giành dân mở rộng vùng giải phóng; về hoạt động vũ trang và xây dựng thôn xã chiến đấu; tăng cường công tác lãnh đạo tư tưởng của Đảng. Trong hoạt động vũ trang và xây dựng thôn xã chiến đấu, đi đôi với nhấn mạnh vai trò nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, Hội nghị luôn quán triệt tinh thần cần phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng vũ trang này với lực lượng du kích, tự vệ: “lực lượng vũ trang tỉnh huyện và du kích phải tích cực tiêu diệt địch trong càn quét…đối với các thị trấn, quận lỵ và vùng địch kiểm soát cần đẩy mạnh hơn nữa tác chiến từ ngoài vào của các lực lượng (đặc công, bộ đội địa phương, du kích) bằng pháo kích, tập kích, phục kích, đồng thời nâng cao hoạt động vũ trang và vũ trang tuyên truyền diệt tề, trừ gian, phá hoại của du kích và tự vệ bí mật bên trong làm cho địch thường xuyên rối loạn, lúng túng và bị động hơn nữa”. [44; tr4] Đặc biệt trong bối cảnh địch ráo riết tìm cách phá hoại phong trào chiến tranh du kích, Đảng bộ tỉnh cũng ra nghị quyết khẳng định “ra sức kiện toàn du kích xã về mọi mặt, đồng thời phải đặc biệt chú ý xây

dựng tổ chức du kích thôn, xây dựng cho du kích thôn bám vào quần chúng đánh địch bằng lựu đạn, hầm chông, đạp lôi…xây dựng làng chiến đấu kiên cố vững chắc không cho địch vào địa hình làng thì tránh được sự tàn sát hàng loạt của bọn Nam Triều Tiên”.[44; tr5]

Sau khi Mỹ không thực hiện được tham vọng của mình trong mùa khô 1965 - 1966, cuối năm 1966 Mỹ chuyển sang thực hiện kế hoạch mùa khô 1966 - 1967, dự tính kéo dài từ tháng 10 năm 1966 đến tháng 6 năm 1967. [55; tr203] Với chiến lược này Mỹ hy vọng sẽ giành một thắng lợi lớn trên chiến trường tiến tới giành những thắng lợi quyết định. Nếu ở mùa khô 1965 – 1966 Mỹ mở 5 hướng tấn công nhằm mục tiêu “tìm diệt”, thì sang kế hoạch mùa khô 1966 – 1967 chúng không phân tán lực lượng ra đánh nhiều hướng mà tập trung đánh vào khu vực Đông Nam Bộ nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và một bộ phận chủ lực của ta đồng thời thiết lập vành đai an ninh quanh Sài Gòn. “Tìm diệt” và “bình định” được Mỹ, chính quyền Việt Nam cộng hòa và đồng minh triển khai thực hiện song song trong mùa khô 1966 – 1967.

Để thực hiện kế hoạch này, một lần nữa Mỹ tăng quân và phương tiện chiến tranh vào miền Nam. Cuối năm 1966 Mỹ đưa thêm Sư đoàn bộ binh số 4 và số 9 vào miền Nam nâng tổng số quân Mỹ có mặt ở miền Nam cho đến thời điểm này lên 389.000 quân. Cuối năm 1967 có tới 542.588 quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Tính cả lực lượng Mỹ ở Hạm đội 7, Thái Lan, Philippin, Guam tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam thì tổng số quân địch tham chiến lên tới 1.200.000 quân, trong đó quân Mỹ có 60 vạn. [55; tr204, 205] Phương tiện chiến tranh tăng 1,5 lần so với mùa khô 1965 - 1966, tính đến tháng 5 năm 1967 Mỹ đã huy động vào Việt Nam

4.300 chiếc máy bay, thậm chí sử dụng cả những máy bay hiện đại nhất lúc bấy giờ như B52; Có 2.500 xe tăng, xe thiết giáp, 2.540 khẩu pháo v.v.

Bình Định – trọng điểm tấn công của Mỹ trong mùa khô 1965 - 1966, tiếp tục là nơi Mỹ triển khai các cuộc càn quét nhằm thực hiện những mục tiêu của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023