phong trào chiến tranh du kích của tỉnh, rút ra một số kinh nghiệm góp phần phục vụ một số nhiệm vụ quân sự tỉnh Bình Định hiện nay tôi quyết định chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Gần 40 năm kể từ khi nhân dân Bình Định hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một khoảng thời gian dài đủ để chúng ta có cái nhìn khái quát đa chiều về cuộc kháng chiến này. Đã có không ít công trình nghiên cứu về kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Bình Định của các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. Và do đó nhiều vấn đề xung quanh cuộc chiến đã được làm rõ. Tuy nhiên chủ đề chiến tranh du kích ở Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Điểm lại các công trình nghiên cứu về chủ đề này có thể chia thành hai nhóm như sau.
2.1. Các công trình nghiên cứu về đề tài chiến tranh, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước liên quan đến Bình Định và ở Bình Định.
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), các tập từ tập 1đến tập 9 do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nghiên cứu, biên soạn.
Khu 5- 30 năm chiến tranh giải phóng (tập 2, tập 3) do Bộ tư lệnh Quân khu 5 xuất bản năm 1989. Công trình nghiên cứu này trình bày quá trình hình thành, phát triển chiến tranh cách mạng của quân và dân Khu 5, trong đó có Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Khu 5 trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954
– 1975). Chuyên đề: Chống phá bình định giành dân và giữ dân trên địa bàn khu 5,do Trần Quý Cát chủ biên, xuất bản năm 1997. Đây là công trình nghiên cứu đề cập đến diễn biến quá trình chống phá bình định giành dân ở địa bàn khu 5, trong đó có Bình Định.
Công trình nghiên cứu Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 – 1975) của Viện Lịch sử Đảng xuất bản năm 1992, trình bày quá trình kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân dân các tỉnh Nam Trung Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và bảo vệ Tổ quốc do Hoàng Minh Thảo (chủ biên) là công trình này tập hợp những bài nghiên cứu về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, về nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, quan điểm quân sự của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 1
- Dân Cư, Truyền Thống Yêu Nước Và Cách Mạng.
- Quá Trình Lãnh Đạo Chỉ Đạo Phong Trào Chiến Tranh Du Kích Của Đảng Bộ Tỉnh (Từ Năm 1965 Đến Năm 1968)
- Quá Trình Lãnh Đạo, Chỉ Đạo, Tổ Chức Thực Hiện
Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.
Nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Bình Định còn có nhiều công trình được thực hiện bởi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Bình Định như:
Bình Định lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 -1975) do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh biên soạn, xuất bản năm 1992. Công trình này tập trung phản ánh phong trào cách mạng tỉnh Bình Định trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
Chiến tranh du kích trên chiến trường Bình Định (1945 – 1975) xuất bản năm 1991 là công trình mà Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định tập trung mô tả phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh từ năm 1945 đến năm 1975, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm từ phong trào chiến tranh này.
Trong công trình Những trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang Bình Định xuất bản năm 1994, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định tập trung mô tả một cách sinh động một số trận đánh tiêu biểu của các lực lượng vũ trang tỉnh đồng thời chỉ ra những đặc điểm nổi bật của các trận đánh đó.
Ngoài những công trình nghiên cứu về phong trào cách mạng Bình Định do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh biên soạn, còn một số công trình nghiên cứu về phong trào đấu tranh của nhân dân các huyện trên địa bàn tỉnh được thực hiện bởi Ban chỉ huy quân
sự ở các huyện. Ví như công trình Phù Cát lịch sử 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 – 1975, Truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân huyện Hoài Ân (1945 – 2005), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Phù Mỹ (1945 – 2005)…
2.2 Những công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ các cấp ở tỉnh Bình Định.
Loại công trình này gồm có:
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định (tập 1, tập 2, tập 3) do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định biên soạn và xuất bản năm 1992. Công trình này nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của Đảng bộ tỉnh Bình Định, quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo lực lượng vũ trang và nhân dân Bình Định kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.
Cùng với đó, hầu hết các huyện của tỉnh Bình Định đều có công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ huyện. Ví như, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Quy Nhơn có công trình Lịch sử Đảng bộ thành phố Quy Nhơn (1930 – 1975), Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tuy Phước nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ huyện Tuy Phước (1945 – 1975), Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vân Canh nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ huyện Vân Canh (1930 – 1975), Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Ân ra mắt công trình Lịch sử Đảng bộ huyện Hoài Ân (1930 – 1975), Ban chấp hành huyện An Nhơn biên soạn Lịch sử Đảng bộ huyện An Nhơn (1930 – 1975), Lịch sử Đảng Bộ Phù Cát (1930 – 1975) do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phù Cát biên soạn năm 1996; Lịch sử Đảng Bộ Tây Sơn (1930 – 1975) do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tây Sơn biên soạn năm 1999; Lịch sử Đảng Bộ Vĩnh Thạnh (1945 – 1975) do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh biên soạn năm 1998 v.v. Những công trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ của các huyện đều tập trung làm rõ quá trình ra đời, phát triển của Đảng bộ huyện, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong huyện qua các thời kỳ cách mạng.
Nhìn chung có khá nhiều công trình nghiên cứu công bố có đề cập ít nhiều đến phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với
phong trào này trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975. Những công trình nghiên cứu này chưa làm rõ:
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định đối với phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975.
- Những ưu điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Những hạn chế và một số kinh nghiệm rút ra từ lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 của Đảng bộ tỉnh Bình Định.
2.3 Những vấn đề luận văn tập trung nghiên cứu.
Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn đọng của các công trình đã công bố. Cụ thể là:
- Trình bày có hệ thống, toàn diện về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ đối với phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh trong những năm 1965-1975
- Làm sáng rõ quá trình hiện thực hóa chủ trương của Đảng về chiến tranh du kích của lực lượng vũ trang và nhân dân Bình Định trong những năm 1965-1975
- Phân tích đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình Đảng bộ Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích.
- Rút ra các kinh nghiệm.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Luận văn nhằm làm sáng tỏ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định đối với phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh từ năm 1965 đến năm 1975.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ chủ trương, đường lối, phương thức chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong phong trào chiến tranh du kích giai đoạn 1965 – 1975.
- Dựng lại phong trào chiến tranh du kích dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định.
- Rút ra một số nhận xét về mặt tích cực, hạn chế trong công tác lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1965-1975. Chỉ ra nguyên nhân của những tích cực và hạn chế đó.
- Nêu lên một số kinh nghiệm lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975, nhằm góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng phương án tác chiến, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh, huyện hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Bộ tỉnh Bình Định đối với phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975.
- Thời gian, không gian nghiên cứu của luận văn là địa bàn tỉnh Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 bao gồm 10 huyện là Hoài Nhơn, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, An Lão, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Vân Canh, Bình Khê (huyện Tây Sơn ngày nay) và thị xã Quy Nhơn (nay là thành phố Quy Nhơn).
- Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi có đề cập đến bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của đồng bào chiến sĩ ở miền Nam Việt Nam và khu 5, bối cảnh chung ở miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1975, chủ trương của Trung ương Đảng và Quân ủy khu 5 về chống Mỹ, cứu nước nhằm làm rõ hơn chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Định đối với phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh giai đoạn này.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:
Các tác phẩm của Mác – Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh viết về chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích.
Các Văn kiện Đảng về chống Mỹ cứu nước tập 1, tập 2, NXB chính trị quốc gia, H. 2011, 2012.
Các tư liệu gốc là các bản báo cáo, Nghị quyết của Tỉnh ủy Bình Định. Các báo cáo, Nghị quyết, tổng kết quân sự, tổng kết chiến tranh du kích của Tỉnh đội Bình Định từ năm 1965 đến năm 1975.
Công trình nghiên cứu lịch sử của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định, Ban chấp hành Đảng bộ của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Nhiều công trình nghiên cứu viết về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Các công trình nghiên cứu viết về mảnh đất, con người Bình Định.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn tôi sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, so sánh và một số phương pháp khác.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ quá trình lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975,
trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Trung ương Đảng, Khu ủy, Quân khu ủy 5.
- Đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế, đưa ra một số kinh nghiệm lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Góp phần làm sáng tỏ, đầy đủ hơn về lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn tỉnh Bình Định trong 10 năm cuối ( 1965-1975)
- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về lịch sử quân sự ở Bình Định thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Bình Định tăng cường lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 – 1975).
Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.
CHƯƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” (1965-1968)
1.1 Khái quát về tỉnh Bình Định
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Bình Định là tỉnh tương đối lớn, nằm ở khu vực Nam Trung Bộ. Với diện tích khoảng 6.025 km2 trải dài từ vĩ tuyến 130 03‟ đến 140 42‟ bắc (chiều dài 110 km), 108036‟ đến 109022‟ kinh đông (chiều ngang trung bình 55 km). Phía bắc giáp Quảng Ngãi được phân cách bởi đèo Bình Đê, phía Nam giáp Phú Yên được phân cách bởi đèo Cù Mông, phía Tây giáp Gia Lai qua đèo Mang Giang và phía Đông giáp biển Đông.
Theo sử cũ ghi lại, từ xa xưa Bình Định là vùng đất thuộc vương quốc Chăm Pa, cuối thế kỉ X đầu thế kỉ XI vua Chăm Pa quyết định dời đô từ Quảng Nam về đóng tại thành Đồ Bàn (thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay). Trong khoảng 5 thế kỉ, với vị thế là kinh đô của quốc gia Chăm Pa, những dấu ấn biểu trưng cho những giá trị văn hóa Chăm còn để lại khá nhiều ở Bình Định mà tiêu biểu là hệ thống thành quách, đền tháp, bia, tượng.v.v.
Năm 1471 đội quân chinh chiến của vua Lê Thánh Tông đánh bại vương quốc Vijaya xác lập ranh giới của quốc gia Đại Việt đến núi Thạch Bi (Phú Yên), từ đây Bình Định trở thành một vùng lãnh thổ của Đại Việt. Cũng từ đây, tên gọi và lãnh giới của vùng đất này nhiều lần biến thiên theo thời gian. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Bình Định được gọi là phủ Hoài Nhơn, gồm 3 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn (bao gồm địa phận huyện An Khê và huyện Chư Bang của tỉnh Gia Lai ngày nay) thuộc tỉnh Quảng Nam (tức đạo Thừa Tuyên lúc bấy giờ). Dưới thời cai trị của các chúa Nguyễn, tên gọi của tỉnh nhiều lần thay đổi. Vào năm 1602 phủ Hoài Nhơn đổi thành Quy Nhơn. Đến năm 1651 đổi thành Quy Ninh. Năm 1742 chúa Nguyễn Phúc Khoát lấy lại tên Quy Nhơn. Năm 1802, Nguyễn