Dân Cư, Truyền Thống Yêu Nước Và Cách Mạng.

Ánh – ông vua Nguyễn đầu tiên đã đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định dinh. Năm 1806 đổi thành Bình Định trấn. Phủ Quy Nhơn được gọi từ thời vua Minh Mạng kể từ năm 1826. Năm 1832 với chính sách bãi bỏ cấp Bắc Thành, Gia Định Thành thành lập các tỉnh của Minh Mạng, tên gọi tỉnh Bình Định lần đầu tiên xuất hiện. Năm 1890, tỉnh Bình Định gộp với tỉnh Phú Yên thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. 8 năm sau, tức năm 1899 hai tỉnh này lại tách ra như cũ. Từ đây cho đến trước năm 1975, dưới thời thực dân phong kiến và Ngụy quyền Sài Gòn mặc dù tên gọi tỉnh Bình Định không thay đổi nhưng ranh giới tỉnh có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ, nhiều vùng lãnh thổ của Gia Lai, Kon Tum thuộc địa phận tỉnh Bình Định. [136; tr269]

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 10 năm 1975 Bình Định và Quảng Ngãi gộp lại với tên gọi tỉnh Nghĩa Bình. Đến cuối tháng 6 năm 1989 hai tỉnh này lại tách ra với tên gọi và ranh giới như cũ.

Hiện nay tỉnh Bình Định bao gồm 10 huyện: Hoài Nhơn, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, An Lão, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Vân Canh, Tuy Phước, Tây Sơn và 01 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Quy Nhơn. Trong 10 huyện này có 3 huyện miền núi không giáp biển là An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh. Còn lại các huyện khác đều được phân bố trên khu vực với ba dạng thức địa hình chính là đồng bằng ven biển, trung du và đồi núi.

Nhìn một cách tổng quan thì Bình Định cũng giống như nhiều tỉnh miền Trung khác, đó là nơi có kiểu bố trí địa hình phức tạp, cao dần từ đông sang tây với nhiều đồi núi, sông ngòi, xen kẽ có những đồng bằng nhỏ hẹp, đầm phá ven biển. Đây là dạng thức địa hình lý tưởng cho việc tiến hành các chiến thuật chiến tranh du kích.

Đồi núi chiếm hai phần ba diện tích của tỉnh được phân bố rải rác ở tất cả các huyện và ngay cả trong nội thành thành phố Quy Nhơn. Các núi ở đây có độ cao trung bình từ 700m đến 1000m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1000m, đỉnh cao nhất

1.202m ở xã An Toàn (huyện An Lão) [136; tr12]. Toàn bộ mặt phía Bắc, phía Tây và phía Nam tỉnh được ôm trọn bởi dãy núi Trường Sơn với những cánh rừng bạt ngàn. Diện tích rừng của Bình Định khoảng 208.065 ha chủ yếu là rừng kín, mang đặc trưng của kiểu rừng thứ sinh, thường có 3 đến 4 tầng rõ rệt với nhiều loài thực vật. Địa thế rừng hiểm trở nối liền với rừng núi của Gia Lai ở phía Tây, Ba Tơ (Quảng Ngãi) ở phía Bắc và Phú Yên ở phía Nam, hình thành vùng căn cứ địa kháng chiến liên hoàn giữa các tỉnh, là chỗ đứng chân của nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Cả dải dài phía đông tỉnh Bình Định giáp biển. Nếu không tính các đường bờ của các hải đảo, bán đảo thì Bình Định có

khoảng 134 km bờ biển. Khu vực bờ biển thềm lục địa tỉnh có diện tích khoảng 36.000km2 lớn gấp 6 lần diện tích tự nhiên của tỉnh. [136; tr101] Ngăn cách giữa vùng núi và biển là khu vực đồng bằng nhỏ hẹp. Hầu hết các cánh đồng nơi đây đều bị cắt xẻ mạnh bởi đồi núi và sông suối.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều sông suối với hướng chảy chính là hướng tây – đông. Có một số con sông lớn như: sông Hà Thanh, sông Kôn, sông Lại Giang, sông La Tinh, còn lại hầu hết các sông đều nhỏ, lòng sông nhiều đoạn gấp khúc bị cát bồi nên thường cạn vào mùa khô, mùa lũ nước chảy xiết. Mật độ sông suối dày dẫn đến mật độ cầu đường ở Bình Định cũng dày đặc, trung bình 0,2 đến 0,4 km đường có một chiếc cầu. Trên địa bàn tỉnh có 204 cầu cống lớn nhỏ. [46; tr21] Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch cơ động trong thời chiến.

Về khí hậu: Bình Định thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mưa nhiều nhất trong khoảng 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12. Thời tiết ở đây khá ổn định, ít chịu ảnh hưởng của giông bão. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 270C.

Bình Định có hệ thống đường giao thông khá phong phú, bao gồm giao thông đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không. Hệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

thống đường bộ được xây dựng rộng khắp, dày đặc trên địa bàn tỉnh. Trong đó có một số tuyến đường quan trọng, như tuyến đường quốc lộ 1A chạy dọc theo chiều dài tỉnh, tuyến đường quốc lộ 19 chạy từ cảng biển Quy Nhơn nối liền với tỉnh Gia Lai sang Hạ Lào và đông bắc Campuchia. Hai tuyến đường này Mỹ Ngụy thường xuyên hoạt động mạnh mẽ trong suốt thời kỳ chúng đánh chiếm ở miền Nam. Đường số 3 đi từ Lại Khánh (Hoài Nhơn) đến Kim Sơn (Hoài Ân). Đường số 5 từ Bồng Sơn đi An Lão. Đường số 6 từ Diêu Trì qua Vân Canh đi Phú Yên v.v.[46; tr21] Đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh có chiều dài 135,8 km. Ngoài ra còn hai nhánh đường sắt: từ Quy Nhơn đi Diêu Trì (10,2 km), từ ga Quy Nhơn đi cảng Quy Nhơn (3,2 km). [128; tr30] Hàng loạt cửa biển có giá trị giao thông ở Bình Định được biết đến như cửa Tam Quan, cửa An Dũ, cửa Hà Ra, cửa Đề Gi, cửa Quy Nhơn. Trong đó cửa biển Quy Nhơn là lớn nhất có giá trị cao về giao thông và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Những tàu nhỏ có thể đến cập bến, hàng hóa nhập cảng bốc lên xe hơi hoặc tàu hỏa để tiếp tế trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Phú Yên, Quảng Ngãi, Kon Tum, Pleicu, Phú Bổn. Theo tài liệu của ngụy quyền Sài Gòn nhận định: “hải cảng Quy Nhơn rất có tương lai nếu để kiến thiết cho các tàu lớn có thể cập bến được thì hải cảng này sẽ đứng vào bậc nhất Trung Phần”. [128; tr30] Giao thông đường không cũng sớm được chú trọng xây dựng và vận hành ở đây. Tỉnh có hai sân bay lớn là sân bay Gò Quánh ở Phù Cát và sân bay Quy Nhơn. Ngoài ra còn một số sân bay dã chiến ở các huyện do Mỹ Ngụy xây dựng nhằm phục vụ cho kế hoạch đè bẹp phong trào đấu tranh của quần chúng, ứng phó nhanh chóng với các chiến lược quân sự của ta.

Được thiên nhiên ưu đãi, nguồn lợi thủy sản biển ở Bình Định khá nhiều và phong phú về chủng loại. Khu vực ven biển hình thành nhiều đầm phá: đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại,v.v. Các đầm ngăn cách với biển bởi các dãy núi thấp hoặc các dải cát. Đây là nơi ngư dân nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, nước lợ. Bên cạnh nguồn lợi từ khai thác thủy hải sản, trong những năm

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 3

gần đây tỉnh Bình Định còn chú trọng phát triển ngành du lịch biển với nhiều dạng thức du lịch đa dạng, đặc biệt là dự án Quy Nhơn vinper trên bán đảo Phương Mai.

Bình Định cũng được biết đến là tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp ở khu vực miền Trung Tây Nguyên. Mặc dù diện tích đồng bằng ở đây không lớn nhưng trên toàn tỉnh đã hình thành một hệ thống các đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng nhỏ hẹp được phân bố trên lưu vực các con sông, ven biển. Với chất đất pha cát, ít màu mỡ, không thực sự thích hợp cho trồng lúa nước song với sự nỗ lực của người dân, một số cánh đồng trồng lúa lớn đã được hình thành như: cánh đồng Phù Mỹ, An Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước, Tây Sơn,v.v, góp phần cung cấp nguồn lương thực trực tiếp cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. Ngoài trồng lúa, trong nông nghiệp ở đây còn phát triển một số cây thực phẩm ngắn ngày như đỗ, lạc, ngô, khoai, sắn, rau.v.v, một số cây gia vị như ớt, tỏi, kiệu, nhiều nơi còn trồng mía xen với diện tích trồng các cây công nghiệp lâu năm. Toàn tỉnh có 322.621 ha diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm: chè, cà phê, điều, tiêu, dừa, ca cao, quế, cao su,v.v, phân bố ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân và Hoài Nhơn. Ngoài ra còn một diện tích đáng kể cây ăn quả: xoài, chuối, dứa, cam, quýt, bưởi,v.v.

Tóm lại: với vị trí chiến lược quan trọng cùng cấu tạo địa hình phức tạp, Bình Định là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho chiến tranh du kích phát triển.

1.1.2. Dân cư, truyền thống yêu nước và cách mạng.

Bình Định là tỉnh sớm quy tụ người dân từ nhiều địa phương khác nhau đến sinh sống. Những cư dân đầu tiên trên mảnh đất này là người Chăm. Sau đó cùng với quá trình “Nam tiến” của quốc gia Đại Việt, người Kinh bắt đầu di cư vào đây lập nên những làng xóm mới. Quá trình di cư của người Việt vào Bình Định được đẩy mạnh từ thế kỉ XVI, XVII, kéo dài cả thời cận đại, hiện đại. Trong những đợt “Nam tiến” của người Việt thì ồ ạt nhất là sau mỗi lần chúa Nguyễn ở Đàng Trong đánh thắng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Bởi vì sau mỗi lần đánh thắng chúa Trịnh, chúa Nguyễn lại tiến hành bắt tù binh và dân thường, số này được đưa vào khai phá

những vùng đất mới ở Đàng Trong trong đó có Bình Định. Với chính sách chiêu hiền đãi sĩ, khoan thư sức dân của các chúa Nguyễn, Bình Định đã thu hút được người dân từ nhiều địa phương khác ở miền Bắc, nhất là nhân dân vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh đến khai hoang lập nghiệp. Sau khoảng gần một thế kỷ, ở vào thời chúa Nguyễn Phúc Tần, Quy Nhơn đã là một vùng dân cư đông đúc với những xóm làng trù phú. Hiện nay Bình Định là mảnh đất quần cư của nhiều tộc người sinh sống, như người Kinh, người Chăm, người Ba Na, người Hrê, người Hoa. Trong đó người Kinh chiếm đại đa số, chiếm khoảng 98% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ

yếu ở vùng đồng bằng, ven biển. Người Bana sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão nơi thích hợp cho làm nghề nương rẫy. Người Chăm cư trú ở vùng đồi núi thấp Vân Canh – nơi thuận lợi cho phát triển nông nghiệp dùng cày. Người Hrê cư trú ở những vùng núi thấp, trên lưu vực các sông suối của An Lão. Người Hoa cư trú ở nơi có điều kiện giao thông phát triển, dân cư đông đúc. [136; tr213]

Những cư dân ở đây theo nhiều tôn giáo khác nhau. Khoảng 70% đồng bào theo đạo Phật, 8% theo đạo Thiên chúa giáo, 1% theo đạo Cao Đài và đạo Tin Lành. Hầu hết các gia đình đều lấy việc thờ cúng tổ tiên làm trọng. [128; tr13] Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh bắt thủy hải sản.

Nhìn chung đại đa số người dân Bình Định đều có nguồn gốc từ những thế hệ đi mở cõi, do đó họ sớm mang trong mình một ý chí kiên cường, không ngại khó, không ngại khổ. Người Bình Định thật thà, chất phát, đôn hậu, cần cù trong lao động, trọng nhân nghĩa khí tiết. Đặc biệt nơi đây sớm có truyền thống thượng võ. Trong ca dao Bình Định có câu:

“Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định cầm roi đi quyền” “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái”…

Chính tinh thần thượng võ đã tôi luyện nên những đức tính quý báu riêng của

người Bình Định, đồng thời rèn luyện người Bình Định có một sức mạnh dẻo

dai, tinh thần quật khởi để đứng lên chống lại ách áp bức của các thế lực cường quyền, chống lại các thế lực ngoại xâm góp phần bảo vệ quê hương đất nước.

Sự vùng dậy của người dân Bình Định chống cường quyền thực sự nổi lên mạnh mẽ từ thế kỉ XVIII. Cuối thế kỉ XVII, bộ máy chính quyền Đàng Trong rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Tệ nạn mua quan bán tước, hách dịch, cưỡng ép nhân dân xảy ra khắp nơi. Như một quy luật lịch sử “có áp bức có đấu tranh”, phong trào đấu tranh của nông dân liên tiếp nổ ra từ Bắc chí Nam làm nên “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”. Ở Bình Định đêm trước của phong trào Tây Sơn có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Năm 1695 một thương nhân ở Quy Nhơn là Quảng Phú liên kết với thương nhân ở phủ Quảng Ngãi là Linh Vương mua sắm binh thuyền, vũ khí khởi nghĩa. Tiếp đó năm 1769 cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Lía nổ ra ở thôn Phú Lạc. Những cuộc khởi nghĩa này nổ ra nhỏ lẻ nên nhanh chóng bị đàn áp thất bại. Năm 1771, ba anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa.

Ba anh em Tây Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân khá giả ở vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Vào cuối thế kỉ XVIII, bất bình trước các thế lực cường quyền ở Đàng Trong cưỡng bức nhân dân, anh em Tây Sơn đứng lên hô hào nhân dân phất cờ khởi nghĩa. Năm 1773 nghĩa quân chiếm được phủ thành Quy Nhơn. Năm 1774 phong trào Tây Sơn đánh chiếm ra tới Quảng Nam. Năm 1775 Nguyễn Nhạc giảng hòa với Hoàng Ngũ Phúc. Mặt Bắc tạm yên, quân Tây Sơn có điều kiện đẩy mạnh tiêu diệt tập đoàn chúa Nguyễn ở mặt Nam. Cũng từ đây nghĩa quân Tây Sơn liên tiếp giành được những thắng lợi mang tính quyết định: năm 1775 nghĩa quân làm chủ toàn tỉnh Phú Yên. Năm 1777 cơ đồ của chúa Nguyễn về cơ bản bị đánh sập. Năm 1785 Nguyễn Huệ chỉ huy quân đánh tan âm mưu xâm lược của 5 vạn quân Xiêm, dẹp yên bờ cõi phía nam Đại Việt. Đến đây phần đất Đàng Trong từ đèo Hải Vân đến Hà Tiên thuộc quyền kiểm soát của đội quân Tây Sơn. Thừa thắng ở mặt trận phía Nam,

năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ tấn công ra Bắc tiêu diệt quân Trịnh, xóa bỏ ranh giới Đàng Trong – Đàng Ngoài tồn tại suốt hơn 2 thế kỉ trên đất nước ta. Tiếp đó vào năm 1789 quân Tây Sơn tiêu diệt 29 vạn quân Thanh, thống nhất giang sơn về một mối dưới sự trị vì của anh em Tây Sơn.

Tiếng vang của phong trào Tây Sơn và tên tuổi của anh em Tây Sơn được ghi vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, thể hiện niềm tự hào, khát vọng và ý chí quật cường của nhân dân Bình Định.

Phát huy truyền thống đấu tranh của ông cha, đến thời cận, hiện đại, trước âm mưu, hành động xâm lược và bành trướng của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, một lần nữa các thế hệ nhân dân Bình Định lại kiên cường đứng lên.

Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Năm 1884 phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn kí điều ước Patơnôt, dâng nước ta cho thực dân Pháp. Năm 1885, tại Tân Sở (Quảng Trị), vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu giúp vua cứu nước. Từ giữa tháng 8 năm 1885, hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi quần chúng nổi dậy ở các huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn.v.v, sau đó phong trào Cần Vương ở đây còn đẩy mạnh phối hợp với nhân dân ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Đầu 1887, thực dân Pháp và bọn phản động triều Huế phải huy động một lực lượng lớn (khoảng 7000 quân) để đàn áp. Nhiều thủ lĩnh Cần Vương ở Bình Định bị bắt và bị giết, như Mai Xuân Thưởng, Phạm Toản…song phong trào Cần Vương ở Bình Định vẫn phát triển mạnh mẽ. Một số thủ lĩnh như Nguyễn Đa, Tăng Bạt Hổ, Trần Cao Vân chạy đến các tỉnh khác tiếp tục xây dựng lực lượng đánh Pháp. [9; tr22, 23]

Bước sang những năm 20 của thế kỉ XX, hòa chung với bầu không khí của luồng tư tưởng mới – luồng tư tưởng cách mạng vô sản, ngay từ năm 1926 ở Bình Định đã có một bộ phận thanh niên hướng về Maxcơva. Tháng 2 năm 1928 Kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội Nam kỳ phái đồng chí Phan Trọng Quảng đến Cửu Lợi (Tam Quan nam, Hoài Nhơn) để giúp địa phương lập tổ chức Việt Nam

thanh niên cách mạng đồng chí hội. Từ chi hội thanh niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên được thành lập ở Cửu Lợi vào tháng 2 năm 1928 (thành lập tại nhà đồng chí Tôn Chất, thôn Cửu Lợi. Lúc đầu hội có 3 đồng chí là Nguyễn Trân, Tôn Chất và Huỳnh Triếp), cơ sở của hội Thanh niên nhanh chóng lan ra nhiều vùng trong toàn tỉnh. Khoảng giữa năm 1928 đồng chí Nguyễn Trân lập chi hội Thanh niên ở An Đỗ (Hoài Sơn) và Tài Lương (Hoài Thanh). Sau đó hàng loạt vùng xây dựng được hội Thanh niên như Hy Văn, Tường Sơn, Chương Hòa, Châu Đê, Huân Công, Dĩnh Thạnh, An Thái, Đại Hóa, Cự Tài, Cự Lễ, Hội Phú, Tấn Thạnh, Thạnh Xuân, Trung Lương,v.v. Cũng trong thời gian này, chi hội Thanh niên Hoài Nhơn đã bắt liên lạc được với Kỳ hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội Trung Kỳ và Tỉnh bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội Quảng Ngãi.[9; tr32,33]

Sự thành lập nhanh chóng các tổ chức Thanh niên ở Bình Định từ năm 1928 là một trong những điều kiện cơ bản để đưa phong trào đấu tranh ở tỉnh đi theo con đường cách mạng vô sản, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập các cơ sở Đảng ở tỉnh Bình Định.

Tháng 2 năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Đầu tháng 3 năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình Định – chi bộ cộng sản tại nhà máy đèn Quy Nhơn được thành lập gồm 5 đồng chí do đồng chí Lê Xuân Trữ làm bí thư.[9; tr41] Tháng 8 năm 1930 chi bộ cộng sản Cửu Lợi được thành lập do đồng chí Nguyễn Trân làm bí thư. Tiếp đó là sự ra đời của hàng loạt các chi bộ Đảng ở các thôn của huyện Hoài Nhơn rồi Đảng bộ huyện Hoài Nhơn cũng trên cơ sở đó được thành lập. Cuối năm 1936 chi bộ Hồng Lĩnh được ra đời. Các Đảng bộ trên địa bàn tỉnh được thành lập đã nhanh chóng bắt liên lạc với nhau và bắt liên lạc với Đảng bộ các tỉnh bạn. Năm 1937, Tỉnh ủy lâm thời được thành lập. Đến tháng 7 năm 1945 để chuẩn bị tốt hơn cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, xứ ủy Trung Kỳ cử đồng chí Nguyễn Chí Thanh đến Bình Định chỉ đạo thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Bình Định trên cơ sở Tỉnh ủy lâm thời cũ.

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí