Lợi nhuận.
Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như: lao động, nguồn vốn, tài sản…
Chỉ tiêu này được tính như sau:
LN = DT – CP
Trong đó:
LN : tổng lợi nhuận từ kinh doanh các chương trình du lịch trong kỳ. DT : tổng doanh thu
CP : tổng chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của các chương trình du lịch trong kỳ phân tích, chỉ tiêu này còn để so sánh giữa các kỳ.
Lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu và giảm chi phí.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty cổ phần du lịch VNTOUR - 2
- Khái Niệm Về Lữ Hành Và Kinh Doanh Lữ Hành
- Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Lữ Hành
- Sơ Lược Về Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Trong Thời Gian
- Thị Trường Khách Du Lịch Của Công Ty Giai Đoạn 2014-2015
- Trình Độ Học Vấn Của Nhân Viên Công Ty
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
TSLN dt = LN / DT
Trong đó:
TSLNdt : tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. DT : tổng doanh thu.
LN: tổng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này cho biết mức độ lợi nhuận trong một đơn vị doanh thu là bao nhiêu.
Tỷ lệ này càng lớn càng có hiệu quả.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chí phí:
TSLNcp = LN/CP
Trong đó:
TSLNcp : tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. LN: tổng lợi nhuận
CP: tổng chi phí.
Chỉ tiêu này cho biết mức độ lợi nhuận trong một đồng chi phí bỏ ra là bao nhiêu.
Tổng số lượt khách, tổng số ngày khách thực hiện.
* Tổng số lượt khách.
Chỉ tiêu này phản ánh số lượt khách tham gia vào các tour của công ty trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
n TSLK = Σ Qi
i = 1
Trong đó:
TSLK: tổng số lượt khách trong kỳ.
Qi: số lượng khách trong chương trình du lịch lần thứ i. n : số chương trình du lịch thực hiện.
* Tổng số ngày khách thực hiện.
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua số ngày khách. Chỉ tiêu này được tính như sau:
n
Trong đó:
TNK = Σ Qiti
i =1
TNK: tổng số ngày khách trong kỳ phân tích. ti : số ngày của chương trình du lịch thứ i
Qi: số khách tham gia chương trình du lịch thứ i.
Chỉ tiêu này rất quan trọng có thể dùng để tính cho từng loại chương trình du lịch, so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các chuyến du lịch, các thị trường khách, giữa doanh nghiệp và đối thủ…. Một chương trình du lịch có số lượng khách ít nhưng thời gian của chuyến đi dài thì làm cho số ngày khách tăng và ngược lại.
1.4.2 Hiệu quả kinh doanh lữ hành
1.4.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh lữ hành
Hiệu quả kinh doanh lữ hành thể hiện khả năng mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là đạt được doanh thu, lợi nhuận cao nhất với mức chi phí thấp. Trong đó bao gồm các yếu tố đầu vào là cơ sở vật
chất kỹ thuật, vốn sản xuất kinh doanh và lao động.
1.4.2.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành
Hiệu quả kinh doanh lữ hành là một công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép nhà quản trị phân tích tìm ra các yếu tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí .
Hiệu quả kinh doanh lữ hành đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích vị thế của công ty lữ hành so với các đối thủ cạnh tranh từ đó tìm ra được giải pháp kinh doanh phù hợp với nguồn lực, tiềm năng của công ty. Đồng thời sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
Nâng cao hiệu quả kinh tế doanh nghiệp lữ hành tiết kiệm được các chi phí từ đó làm giảm giá bán sản phẩm du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành là tiền đề góp phần tạo việc làm do quy mô sản xuất được mở rộng và thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong xã hội cùng phát triển như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, khách sạn…
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành sẽ tạo cho đội ngũ lao động được hưởng các chính sách đãi ngộ tốt cũng như được làm việc trong môi trường hiện đại từ đó nhân viên sẽ gắn bó với công ty hơn.
1.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành
* Các nhân tố khách quan:
- Môi trường tự nhiên: Tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Du khách ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp có nhu cầu về các địa phương có môi trường trong lành hơn như các cùng biển, nông thôn hay vùng núi để có thể thoát khỏi sự ồn ào của đô thị tìm thấy sự thư giãn, thoải mái trong những ngày nghỉ. Với nhu cầu hòa mình vào thiên nhiên như vậy thì một môi trường trong sạch nên thơ sẽ hấp dẫn du khách. Do đó những người làm du lịch cần phải nắm bắt được nhu cầu này của khách để từ đó có thể xây dựng nên các chương trình tham quan du lịch sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu của khách.
- Môi trường văn hóa: Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt. Một đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng sẽ là động lực mạnh mẽ để thu hút khách đến tham quan.
- Môi trường kinh tế: Kinh tế phát triển tạo môi trường thuận lợi cho việc cung ứng các nhu cầu của du lịch. Ngoài ra một đất nước có nền kinh tế phát triển, ổn định tất yếu sẽ có sự đâu tư lớn cho du lịch sẽ là cho các điểm du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn khách du lịch. Đây chính là một trong những yếu tố có tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp,
- Môi trường chính trị: Bất cứ sự xáo động nào về chính trị xã hội dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch. Do đó, một môi trường chính trị ổn định luôn là điều kiện tiền đề cho việc phát triển du lịch, đầu tư và phát triển các hoạt động khác.
- Khách hàng : Đối với doanh nghiệp lữ hành, khách hàng thực chất là thị trường. Thị trường của một doanh nghiệp lữ hành là tập hợp khách du lịch có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch, dịch vụ của công ty và có khả năng thánh toán. Kết quả kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào tình hình đón khách của công ty. Thị trường khách rộng, nhu cầu du lịch cao, quỹ thời gian rỗi nhiều, khả năng chi trả cao là những điều kiện tốt
cho công ty khai thác thị trường. Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của công ty lữ hành.
- Đối thủ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành du lịch cũng như các ngành dịch vụ khác là rất lớn, thể hiện ở sự cạnh tranh về giá, các chương trình quảng cáo, tiếp thị, và độ phong phú của chương trình…Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường khách cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các chính sách luật lệ và chủ trương của Nhà nước: chủ trương chính sách, luật pháp của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nói chung đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành thông qua các yếu tố như: thuế, tín dụng, thủ tục xuất nhập cảnh…
Với đặc trưng của ngành kinh doanh lữ hành, lượng khách du lịch quốc tế đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, kinh doanh lữ hành phụ thuộc rất nhiều vào chính sách mở cửa để đón nhận đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế. Đối với trong nước, chính sách khuyến khích tiêu dùng hơn là tích lũy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch .
- Tính thời vụ: Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lữ hành. Tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành được hình thành dưới tác động của nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, thời gian rảnh rỗi của du khách… Trong thời điểm ngoài mùa vụ du lịch thì lượng khách đi du lịch là rất ít, lao động dư thừa, các phương tiện vận chuyển chuyên phục vụ du lịch gần như không hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty.
- Sự phát triển của các ngành khác: Du lịch là ngành cần có sự hỗ trợ của các ngành khác như bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, hàng không, khách sạn, ngân hàng
…Sự phát triển của doanh nghiệp là không thể độc lập, nó thực sự có hiệu quả cao khi các ngành kinh tế lớn mạnh, đủ đáp ứng nhu cầu tổng hợp của xã hội.
* Các nhân tố chủ quan.
- Vốn kinh doanh: Để có thể tồn tại và phát triển không chỉ có các doanh nghiệp lữ hành mà các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khác nói chung đều cần có vốn. Nếu thiếu vốn thì hoạt động của doanh nghiệp hoặc đình chỉ hoặc kém hiệu quả. Vì vậy vốn
rất quan trọng, tuy nhiên kinh doanh đạt hiệu quả thì phải sử dụng đồng vốn thu được lợi nhuận cao nhất.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Trong du lịch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tuy không phức tạp như các ngành sản xuất khác song nó cần có sự đầu tư cơ bản. Mặc dù vậy cơ sở vật chất kỹ thuật cũng cần phải được đầu tư nâng cấp liên tục phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội và quan trọng hơn là phục vụ tốt
nhất cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chất lượng phục vụ: Chất lượng phục vụ trong doanh nghiệp lữ hành được quyết định bởi 3 yếu tố: nhân viên phục vụ, dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đây là nhân tố đảm bảo thành công cho các doanh nghiệp lữ hành trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Phục vụ khách hàng là quy định phức tạp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao về vật chất cũng như chất lượng dịch vụ. Nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ làm tăng chi phí kinh doanh song chất lượng phục vụ tốt sẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm hàng hóa được bán và tiêu thụ, có nghĩa là nó gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Các chính sách của doanh nghiệp: Tùy theo mục đích của công ty mà công ty đề ra những chiến lược kinh doanh khác nhau. Nếu để cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường thì công ty có thể hạ thấp giá bán, đưa ra các chương trình khuyến mại… để tạo ra sức cạnh tranh, điều này làm cho lợi nhuận tức thời của công ty giảm xuống nhưng có thể làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty về lâu dài là tăng lên.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào nói chung và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói riêng đều có mục đích trong quá trình kinh doanh, và suy cho cùng mục đích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành chính là lợi nhuận. Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành sẽ cho phép doanh nghiệp thiết lập được hệ thống sản phẩm lữ hành có chất lượng, phong phú và đa dạng. Từ đó giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường khách hàng vững chắc để từ đó tối đa hóa được lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, hệ thống sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý còn là phương tiện điều kiện doanh nghiệp phát triển bền vững và duy trì sự tồn tại lâu dài. Và do đó những vấn đề được nêu lên ở Chương 1 sẽ là cơ sở lý luận vững chắc cho đề tài. Dựa vào những lý luận này để thực hiện nghiên cứu thực trạng của chính công ty lữ hành VNTOUR được nêu lên trong Chương 2.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY DU LỊCH VNTOUR
2. 1. Giới thiệu công ty Cổ phần Du Lịch VNTOUR
Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VNTOUR Tên giao dịch viết tắt: VNTOUR CORP
Địa chỉ trụ sở chính: 156 Hoàng Văn Thụ, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (08) 3985 4911 – Hotline: 0914 50 86 50
Fax: (083) 99.77.554
Website: www.vntour.com.vn Email: info@vntour.com.vnMã số thuế: 0312646818
Vốn điều lệ: 4.000.000.000 đồng (bốn tỷ đồng)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Được thành lập từ ngày 12 tháng 2 năm 2014, công ty Cổ phần VNTOUR đặt văn phòng ở 244 Phạm Văn Đồng, P.1, Q. Gò Vấp, TP.HCM
Sau đó đăng ký thay đổi lần 2 vào ngày 02 tháng 12 năm 2015, Công ty Cổ phần VNTOUR chuyển sang cơ sở mới đặt văn phòng ở 136 Hoàng Văn Thụ , Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh và hoạt đông cho đến nay.
Chỉ mới hoạt động một thời gian, thế nhưng công ty đã đạt được những thành tích đáng kể và có được mối quan hệ kinh doanh dịch vụ và du lịch với một số đối tác trong và ngoài nước.
Với nhiều cách thức, công ty đã tuyển dụng những nhân viên có năng lực, chuyên môn cao từ nhiều nơi khác nhau. Song song với đó là việc củng cố đoàn kết, tạo động lực phấn đấu lành mạnh cho nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó công ty còn mở rộng hợp tác,