Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 2


* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC và thực tiễn phát triển LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử, như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự kết hợp hai phương pháp đó là chủ yếu. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sách, tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia… để hoàn thiện luận án.

6. Đóng góp mới của luận án

Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.

Đưa ra nhận xét và rút một số kinh nghiệm từ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.

7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn

Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo trong lãnh đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Cung cấp một số luận cứ khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo xây dựng LLHC đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn hiện nay.

Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội...

Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 2

8. Kết cấu của luận án

Luận án kết cấu gồm: phần mở đầu, phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 03 chương (08 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỀ TÀI

1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.1. Những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về công tác hậu cần

Về công tác hậu cần quân đội [97], tác giả Trần Đăng Ninh đã đề cập khá đầy đủ những vấn đề cơ bản về mặt lý luận hậu cần từ vì trí, vai trò, nội dung, nhiệm vụ đến những giải pháp nâng cao chất lượng CTHC quân đội. Công trình có giá trị lý luận to lớn đối với công tác giáo dục và xây dựng ngành HCQĐ, là cơ sơ để tác giả làm rõ tính tất yếu ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN.

Các công trình: Biên niên sự kiện lịch sử Hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam (1954-1975) [141], Lịch sử Công tác đảng, công tác chính trị ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (Biên niên sự kiện) tập 1 (1950 – 1975) [142], đã khái lược hệ thống sự kiện trong CTHC diễn ra theo trình tự thời gian từ năm 1950 đến năm 1975. Đây là cơ sở xuất phát để tác giả luận án tìm đến các tài liệu gốc phản ánh quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN.

Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (1954- 1975) [144], tập thể tác giả đã tái hiện toàn bộ các hoạt động của CTHC quân đội mà chủ yếu ở cấp chiến lược, diễn ra trong cuộc KCCM, CN. Kết quả các mặt hoạt động của CTHC trong cuộc KCCM, CN được dựng lại theo năm giai đoạn chiến lược của cuộc chiến tranh thành 05 chương [144, tr. 13 - 565]. Phần kết luận, các tác giả đã khái quát những ưu, khuyết điểm chính và nguyên nhân của CTHC trong cuộc KCCM, CN [144, tr. 566 - 579]. Công trình này đã đề cập chi tiết các sự kiện lịch sử của CTHC quân đội chủ yếu là hoạt động tổ chức bảo đảm hậu cần và kết quả của nó với các số liệu minh chứng cụ thể. Đây là nguồn tài liệu phong phú để tác giả tham khảo, kế thừa trong luận án.

Tổng kết hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) [147], là công trình tổng kết lịch sử CTHC trong cuộc KCCM, CN, chủ yếu trên lĩnh vực chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động của CTHC quân đội ở cấp chiến lược. Công trình gồm hai phần chính và phần phụ lục. Phần diễn


biến CTHC, tập thể tác giả đã trình bày theo năm giai đoạn chiến lược của chiến tranh thành 05 chương [147, tr. 11 - 490]; phần đánh giá kết quả và kinh nghiệm, tập thể tác giả đi từ khái quát vai trò, nhiệm vụ, các điều kiện chi phối CTHC đến trình bày kết quả đạt được, nguyên nhân và rút ra tám bài học kinh nghiệm của CTHC trong cuộc KCCM, CN [147, tr. 491 - 648]. Công trình này đã đề cập khách quan và toàn diện các hoạt động của CTHC trong cuộc KCCM, CN chủ yếu về mặt tổ chức thực hiện. Về hoạt động lãnh đạo của Đảng nói chung, ĐBQĐ nói riêng đối với CTHC và xây dựng LLHC công trình này chưa đề cập tới. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tác giả kế thừa một cách có hệ thống quá trình chỉ đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN.

Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam tập 2 (1955 – 1975) [12], là công trình lịch sử, tổng kết quá trình ĐBQĐ lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và lãnh đạo xây dựng ĐBQĐ vững mạnh về mọi mặt trong suốt cuộc KCCM, CN. Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, tập thể tác giả đã tái hiện khá đầy đủ và chính xác những sự kiện của ĐBQĐ diễn ra trong suốt 21 năm KCCM, CN của dân tộc Việt Nam. Diễn biến quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng Quân đội và xây dựng ĐBQĐ (1955 – 1975), được tập thể tác giả trình bày thành 05 chương (từ chương sáu đến chương mười) tương ứng với năm giai đoạn chiến lược của cuộc KCCM, CN [12, tr. 11 – 839]. Phần kết luận, tập thể tác giả đã khái quát những đặc điểm lớn chi phối hoạt động lãnh đạo của ĐBQĐ; những thành công chủ yếu trong lãnh đạo xây dựng Quân đội và xây dựng Đảng bộ của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN; đồng thời, làm rõ nguyên nhân của những thành công đó [12, tr. 840 – 870]. Công trình đã hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ đối với toàn quân và toàn Đảng bộ trong cuộc KCCM, CN. Đây là cơ sở lý luận trực tiếp để tác giả luận án làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.

Ngoài những công trình trên, còn một số công trình tổng kết CTHC trong cuộc KCCM, CN theo từng chuyên đề, từng giai đoạn lịch sử khác nhau như: Hậu cần trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975


[139], Tổng kết chuyên đề tổ chức hậu cần khu vực ở chiến trường Nam Bộ - cực Nam Trung Bộ (B2) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [3], Lịch sử Vận tải quân đội nhân dân Việt Nam [140], Công tác hậu cần trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (2.1965 – 1.1973) [146],… Các công trình này đã nêu bật được lịch sử xây dựng và trưởng thành cũng như kết quả to lớn của ngành HCQĐ phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và chiến thắng. Đồng thời, đều khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của CTHC quân đội trong cuộc KCCM, CN.

50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm và hướng phát triển [145] gồm bài đề dẫn và 46 bài tham luận tại Hội thảo khoa học “50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Kinh nghiệm và hướng phát triển” do TCHC tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm Ngày truyền thống ngành HCQĐ. Nội dung các bài tham luận khá phong phú, đa dạng, đã tập trung làm nổi bật: những vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về hậu cần; kết quả và kinh nghiệm qua 50 năm ngành HCQĐ xây dựng và hoạt động theo tư tưởng hậu cần của Người. đồng thời, đề xuất hướng vận dụng trong xây dựng và hoạt động của ngành HCQĐ trong giai đoạn cách mạng mới. Khi đề cập đến CTHC trong cuộc KCCM, CN các tác giả đều thống nhất một số nội dung cơ bản là:

Hậu cần là một mặt công tác quân sự của Đảng, yếu tố cấu thành sức mạnh chiến đấu của quân đội, của LLVT, quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến tranh [145, tr. 24].

Trong cuộc KCCM, CN mọi hoạt động và tổ chức của ngành HCQĐ đều thực hiện theo quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là quan điểm hậu cần nhân dân; quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường; quan điểm hết lòng phục vụ bộ đội [145, tr. 26].

Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, của Hồ Chí Minh về CTHC, tổ chức chỉ đạo và thực hiện bằng những giải pháp sáng tạo trong cuộc KCCM, CN ngành HCQĐ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm


mọi nhu cầu vật chất, kỹ thuật cho quân đội, cho LLVT xây dựng, trưởng thành và chiến đấu thắng lợi.

Hậu phương và công tác hậu cần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [6], tập thể tác giả trên cơ sơ nghiên cứu sâu sắc những vấn đề cơ bản về lý luận hậu cần, thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động của CTHC trong lịch sử dân tộc, trên thế giới và thực tiễn tình hình nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho quân đội hiện nay, từ đó đưa ra những vấn đề cơ bản nhất dưới góc độ lý luận chung về CTHC, hậu phương trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.

Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác hậu cần quân đội từ 1945 đến 1969 [126], bằng những luận cứ khoa học tác giả Đoàn Quyết Thắng khẳng định: quá trình cùng Trung ương Đảng và Chính Phủ lãnh đạo CTHC trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến to lớn đối với CTHC quân đội. Về mặt lý luận hậu cần, Hồ Chí Minh đã xác lập hệ thống quan điểm chỉ đạo bao gồm: quan điểm hậu cần nhân dân; quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường trong CTHC; quan điểm tận tâm, tận lực phục vụ bộ đội [126, tr. 38 – 60]. Về mặt thực tiễn, Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng chỉ đạo chặt chẽ mọi hoạt động CTHC quân đội, không ngừng chăm lo xây dựng ngành HCQĐ vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tác giả cũng đã khẳng định giá trị lịch sử, hiện thực những cống hiến của Người đối với CTHC quân đội cả về mặt lý luận và thực tiễn; đồng thời, chỉ ra phương hướng tiếp tục phát huy giá trị những cống hiến của Hồ Chí Minh trong xây dựng ngành HCQĐ hiện nay.

“Quán triệt những quan điểm của Đảng trong công tác hậu cần” [98], tập thể tác giả khẳng định: hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam là hậu cần của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Để bảo đảm cho CTHC đi đúng hướng và đạt chất lượng cao cần phải quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo đó là: quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng, quan điểm thực tiễn, quan điểm chiến tranh nhân dân và quan điểm cần, kiệm, dựa vào sức mình là chính [98, tr. 30 - 35]. Đồng thời,


bài báo cũng đề cập trên cơ sơ quán triệt các quan điểm trên cần phải xây dựng và giải quyết tốt các mối quan hệ trong CTHC mới bảo đảm cho ngành HCQĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

“Không ngừng nâng cao chất lượng công tác hậu cần” [129], tác giả Trần Thọ khẳng định: để góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh chiến đấu của các LLVT, đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng, phải không ngừng nâng cao chất lượng CTHC. Từ thực tiễn, kinh nghiệm và yêu cầu của CTHC, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp (nhóm bảo đảm cho thể lực của bộ đội và uy lực của vũ khí, trang bị kỹ thuật được phát huy cao nhất; nhóm thực hành bảo đảm với hiệu suất cao) để nâng cao chất lượng CTHC.

“Bài học thắng lợi của công tác hậu cần trong chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước” [127] Thượng tướng, Đinh Đức Thiện nguyên chủ nhiệm TCHC khẳng định: dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và CTHC quân đội đã không ngừng lớn mạnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo CTHC quân đội trong chiến tranh tác giả rút ra bốn kinh nghiệm lớn của CTHC trong chiến tranh [127, tr. 126 - 146].

Những bài viết trên đã đề cập một số quan điểm của Đảng về CTHC trong cuộc KCCM, CN tác giả có thể kế thừa để làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam” [128], tác giả Ngô Vi Thiện khẳng định: quan điểm Hồ Chí Minh về HCQĐ là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng quân sự của Người. Quan điểm đó gồm: vị trí, vai trò của CTHC; vấn đề xây dựng nguồn lực hậu cần; xây dựng ngành HCQĐ về mọi mặt… Tác giả cũng khẳng định các quan điểm hậu cần của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của ngành HCQĐ trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta, mà nó vẫn giữ nguyên giá trị trong xây dựng ngành HCQĐ hiện nay. Ngành HCQĐ phải tiếp tục vận dụng sáng tạo những quan điểm đó vào thực tiễn công tác để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.


Một số bài báo khác như: “Mấy suy nghĩ về công tác hậu cần theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển” [125], “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của hậu cần quân đội và nhiệm vụ của người làm công tác phục vụ” [68], ... cũng đều khẳng định những cống hiến và giá trị to lớn của quan điểm hậu cần quân sự Hồ Chí Minh trong lịch sử và hiện thực.

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng lực lượng hậu cần quân đội

Xây dựng LLHC là một nội dung quan trọng trong CTHC, vì thế các công trình nghiên cứu chung về CTHC đều đã đề cập đến nội dung này ở các cấp độ khác nhau, như:

50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm và hướng phát triển [145], khi đề xuất hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng ngành HCQĐ trong giai đoạn hiện nay tác giả các bài viết đều khẳng định phải ra sức xây dựng LLHC vững mạnh về mọi mặt làm nòng cốt, để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả CTHC.

Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác hậu cần quân đội từ 1945 đến 1969 [126], ở nội dung “Tiếp tục phát huy những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng ngành Hậu cần quân đội hiện nay” [126, tr. 149 - 174], tác giả khẳng định: trong giai đoạn hiện nay LLHC phải được xây dựng vững mạnh toàn diện, theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Phải xây dựng bộ máy hậu cần hoàn chỉnh từ trên xuống dưới; cải tiến, bổ sung trang bị kỹ thuật cho phù hợp với nhiệm vụ và ngày càng hiện đại; phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ kỹ thuật đủ số lượng, đồng bộ, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi, có sức khoẻ dồi dào; phải cải tiến lề lối làm việc cho khoa học, phù hợp với đòi hỏi của việc tổ chức bảo đảm ngày càng cao của CTHC.

Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (1954- 1975) [144], tập thể tác giả đã đánh giá kết quả xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN với những thành công chủ yếu là: đã xây dựng kiện toàn được bộ máy cơ quan chỉ huy, chỉ đạo hậu cần hoàn chỉnh, thống nhất trong toàn quân [144, tr.


514 - 515]; đã từng bước xây dựng củng cố được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần tương đối hoàn chỉnh, có cơ cấu tổ chức, lực lượng bảo đảm đồng bộ [144, tr. 515 - 517]; đã đạt kết quả tích cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên hậu cần [144, tr. 517 - 519]. Bên cạnh những thành công chủ yếu, tập thể tác giả cũng nêu một số hạn chế trong xây dựng LLHC [144, tr. 522 - 531]. Tập thể tác giả đã đưa ra bốn nguyên nhân dẫn tới thành công xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN. Trong đó, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam là nhân tố hàng đầu quết định thắng lợi của công tác xây dựng LLHC [144, tr. 524 - 525]. Từ thực tế trên tập thể tác giả kết luận “Cần ra sức xây dựng lực lượng hậu cần có tổ chức mạnh, có chất lượng cao, có hiệu suất bảo đảm lớn” [144, tr. 622] và rút kinh nghiệm xây dựng LLHC với các nội dung: xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần vững mạnh toàn diện; xây dựng, kiện toàn cơ quan chỉ huy, chỉ đạo hậu cần các cấp đi đôi với xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở, đơn vị hậu cần, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần ngày càng lớn mạnh [144, tr. 622].

Những công trình tổng kết CTHC trong cuộc KCCM, CN theo từng chuyên đề, từng giai đoạn lịch sử khác nhau cũng đã tổng kết xây dựng LLHC trên từng lĩnh vực, từng giai đoạn chiến tranh với những nhận định và hệ thống số liệu khách quan và phong phú .

Hậu phương và công tác hậu cần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [6] khi trình bày phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu xây dựng ngành HCQĐ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tập thể tác giả đã khẳng định: “Xây dựng lực lượng hậu cần là thiết thực nâng cao chất lượng công tác hậu cần góp phần xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” [6, tr. 136]. Đồng thời, đề xuất nội dung xây dựng LLHC trong giai đoạn hiện nay gồm: xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức HCQĐ; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, bổ sung, cải tiến, hiện đại hóa trang bị kỹ thuật hậu cần [6, tr. 142 - 165].

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí